Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

24-Năng lượng của sự sống

28 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8709)
24-Năng lượng của sự sống

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Things by Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 24
Năng lượng của sự sống

 Một trong những vấn đề khó khăn nhất của chúng ta là điều gì chúng ta gọi là kỷ luật, và nó thực sự rất phức tạp. Bạn thấy không, xã hội cảm thấy rằng nó phải kiểm soát và khép vào kỷ luật người công dân, định hình cái trí của anh ấy theo những khuôn mẫu tôn giáo, xã hội, luân lý, kinh tế nào đó.

Bây giờ, kỷ luật có cần thiết hay không? Làm ơn hãy lắng nghe cẩn thận, đừng lập tức nói rằng “có” hay “không.” Hầu hết chúng ta đều cảm thấy, đặc biệt khi chúng ta còn nhỏ, rằng không nên có kỷ luật, rằng chúng ta nên được phép làm bất kỳ điều gì chúng ta thích, và chúng ta nghĩ rằng đó là tự do. Nhưng chỉ nói rằng chúng ta nên hay không nên có kỷ luật, rằng chúng ta nên được tự dovân vân, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu cả nếu không hiểu rõ toàn vấn đề của kỷ luật.

Một vận động viên say mê đang luôn luôn kỷ luật chính anh ấy, phải không? Niềm hân hoan của anh ấy trong việc chơi những trò chơi và chính yêu cầu duy trì sự khỏe mạnh khiến cho anh ấy đi ngủ sớm, ngăn cản anh ấy hút thuốc lá, ăn thức ăn thích hợptuân theo những luật lệ để giữ gìn sức khỏe tốt. Kỷ luật của anh ấy không phải là một áp đặt hay xung đột, nhưng là một kết quả tự nhiên của niềm đam mê thể thao.

Và, kỷ luật làm gia tăng hay giảm đi năng lượng của con người? Con người khắp thế giới, trong mọi tôn giáo, trong mọi trường phái triết lý, áp đặt kỷ luật vào cái trí, mà ngụ ý kiểm soát, kháng cự, điều chỉnh, đè nén, và tất cả việc này có cần thiết hay không? Nếu kỷ luật tạo ra một nguồn năng lượng lớn cho con người, vậy thì nó xứng đáng, vậy thì nó có ý nghĩa; nhưng nếu nó chỉ đè nén năng lượng của con người, nó rất nguy hại, hủy diệt. Tất cả chúng ta đều có năng lượng và câu hỏi là liệu rằng cái năng lượng có được qua kỷ luật có thể làm tăng sinh lực, phong phú và thừa thãi, hay liệu rằng kỷ luật lại hủy họai bất kỳ năng lượng nào chúng ta có. Tôi nghĩ đây là vấn đề chủ yếu.

 Nhiều người không có nhiều năng lượng, và một chút năng lượng nào đó mà họ có chẳng mấy chốc bị bóp nghẹt và bị hủy hoại bởi những kiểm soát, những đe dọa và những cấm đoán của xã hội đặc biệt của họ với cái tạm gọi là giáo dục của nó; vì vậy họ trở thành những công dân chỉ biết bắt chước và không còn sinh khí của xã hội đó. Và kỷ luật có đưa thêm năng lượng được gia tăng vào cá thể yếu đuối để anh ấy bắt đầu làm việc cùng nó hay không? Nó có làm cho cuộc sống anh ấy phong phú và đầy sinh lực hay không?

Khi bạn còn rất nhỏ, như hiện nay , bạn có đầy năng lượng, phải không? Bạn đang chơi đùa, xô đẩy nơi này hay nơi kia, nói chuyện; bạn không thể ngồi yên lặng, bạn đầy sức sống. Vậy thì chuyện gì xảy ra? Khi bạn lớn lên những giáo viên của bạn bắt đầu giảm bớt năng lượng đó bằng cách định hình nó, hướng nó vào những khuôn mẫu khác nhau; và cuối cùng khi bạn trở thành một người đàn ông hay phụ nữ một chút năng lượng còn lại của bạn chẳng mấy chốc bị bóp chết bởi xã hội, mà nói rằng bạn phải là những công dân phù hợp, bạn phải cư xử theo một cách nào đó. Qua cái tạm gọi là giáo dụccưỡng bách của xã hội, năng lượng thừa thãi bạn có khi còn trẻ này đang dần dần bị cạn kiệt.

Bây giờ, liệu năng lượng bạn có vào lúc này có thể được tăng thêm sinh lực qua kỷ luật hay không? Nếu bạn chỉ có một chút ít năng lượng, liệu kỷ luật có thể gia tăng nó được hay không? Nếu nó có thể làm được, vậy thì kỷ luật có ý nghĩa; nhưng nếu kỷ luật thực sự gây cạn kiệt năng lượng của con người, vậy thì rõ ràng kỷ luật phải bị gạt đi.

Năng lượng mà tất cả chúng ta đều có này là gì? Năng lượng này là suy nghĩ, cảm thấy; nó là thích thú, nhiệt thành, tham lam, đam mê, dục vọng, tham vọng, hận thù. Vẽ những bức tranh, sáng chế những chiếc máy, xây dựng những cây cầu, làm những con đường, cày xới những cánh đồng, chơi những trò chơi, viết những bài thơ, ca hát, nhảy múa, đi đến đền chùa, thờ phụng – đây là tất cả những biểu hiện của năng lượng; và năng lượng cũng tạo ra ảo tưởng, ranh mãnh, đau khổ. Những chất lượng hủy diệt nhất và nhỏ nhiệm nhất đều là những biểu hiện ngang bằng của năng lượng con người. Nhưng, bạn thấy không, qui trình kiểm soát hay khép vào kỷ luật năng lượng này, buông thả nó trong một phương hướng và kềm hãm nó trong một phương hướng khác, chỉ trở thành một tiện lợi của xã hội; cái trí được định hình theo khuôn mẫu của một nền văn hóa đặc biệt, và vì vậy năng lượng của nó dần dần cạn kiệt.

Vì vậy, vấn đề của chúng ta là, liệu năng lượng này, mà trong một mức độ này hay mức độ kia tất cả chúng ta đều sở hữu, có thể được gia tăng, có thể được cho sinh lực thêm nữa – và nếu như vậy, để làm cái gì? Năng lượng này dùng cho việc gì? Có phải mục đích của năng lượng là tạo ra chiến tranh hay không? Nó có là sáng chế ra những máy bay phản lực và vô số những máy móc khác, theo sau một vị đạo sư nào đó, đậu những kỳ thi, có con cái, lo âu vô tận về những vấn đề này và vấn đề kia? Hay năng lượng có thể được sử dụng trong một phương cách khác để cho tất cả những hoạt động của chúng ta đều có ý nghĩa liên quan đến một cái gì đó mà vượt khỏi tất cả những hoạt động? Chắc chắn, nếu cái trí con người, mà có khả năng của năng lượng kinh ngạc như thế, nếu không đang tìm kiếm sự thật hay Chúa, mỗi biểu hiện của năng lượng này trở thành một phương tiện của hủy diệt và đau khổ. Muốn tìm kiếm sự thật đòi hỏi phải có năng lượng vô biên; và, nếu con người không đang làm việc đó, anh ấy làm hao phí năng lượng của mình trong những phương cách để tạo ra sự ranh mãnh, và vì vậy xã hội phải kiểm soát anh ấy. Bây giờ, liệu có thể giải phóng toàn bộ năng lượng rồi dùng nó trong công việc tìm kiếm Chúa hay sự thật và, trong khi tiến hành khám phá cái gì là sự thật, là một công dân mà hiểu rõ những vấn đề căn bản của cuộc sống và là con ngườixã hội không thể hủy hoại được hay không? Bạn có đang theo dõi việc này không, hay nó hơi quá phức tạp?

Bạn thấy không, con ngườinăng lượng, và nếu con người không tìm kiếm sự thật, năng lượng này trở thành hủy hoại; vì vậy xã hội kiểm soát và định hình cá thể, mà bóp nghẹt năng lượng này. Đó là điều gì đã xảy ra cho đa số những người trưởng thành khắp thế giới. Và có lẽ bạn đã thấy một sự kiện rất đơn giảnlý thú khác nữa: rằng khoảnh khắc bạn thực sự muốn làm một điều gì đó, bạn có năng lượng để làm nó. Điều gì xảy ra khi bạn ham mê chơi một trò chơi? Tức khắc bạn có năng lượng, phải vậy không? Và chính năng lượng đó trở thành phương tiện kiểm soát chính nó, vì vậy bạn không cần sự kỷ luật bên ngoài. Trong việc tìm kiếm sự thật, năng lượng tạo ra kỷ luật riêng của nó. Con người đang tìm kiếm sự thật cùng lúc trở thành loại công dân đúng đắn, mà không lệ thuộc vào bất kỳ khuôn mẫu của xã hội hay chính phủ đặc biệt nào.

Vì vậy những em học sinh cũng như những người giáo viên phải làm việc cùng nhau và mang lại sự giải phóng năng lượng vô biên này để tìm ra sự thật, Chúa hay chân lý. Trong chính sự tìm kiếm sự thật của bạn sẽ có kỷ luật và lúc đó bạn sẽ là con người thực sự, một cá thể tổng thể, chứ không là một người Ấn độ giáo hay một người Parsi bị giới hạn bởi xã hộivăn hóa đặc biệt của anh ấy. Nếu, thay vì giảm đi năng lượng của anh ấy như nó đang làm bây giờ, trường học có thể giúp đỡ em học sinh đánh thức năng lượng của em để dùng nó trong công việc theo đuổi sự thật, vậy thì bạn sẽ thấy rằng kỷ luật có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn.

Tại sao trong ngôi nhà, trong phòng học và trong ký túc xá bạn luôn luôn đang được chỉ bảo rằng bạn phải làm cái gì và không được làm cái gì? Chắc chắn, chính bởi vì cha mẹ và giáo viên của bạn, giống như phần còn lại của xã hội, đã không nhận thức rằng con người tồn tại chỉ cho một mục đích duy nhất, là tìm ra sự thật hay Chúa. Nếu thậm chí một nhóm nhỏ những người giáo dục muốn hiểu rõ và trao toàn chú ý của họ vào sự tìm kiếm đó, họ sẽ tạo ra một loại giáo dục mới và một xã hội hoàn toàn khác hẳn.

Bộ bạn không thấy hầu hết những người quanh chúng ta, kể cả cha mẹ và những giáo viên của bạn có ít ỏi năng lượng làm sao? Họ đang từ từ chết dần đi, ngay cả khi thân thể họ chưa già nua. Tại sao vậy? Bởi vì họ đã chấp nhận gục ngã buông trôi trong sự qui phục xã hội. Bạn thấy không, nếu không hiểu rõ mục đích căn bản của nó là được tự do khỏi một sự việc lạ thường gọi là cái trí, với khả năng của nó là tạo ra những tàu ngầm nguyên tử và những máy bay phản lực, là có thể viết ra những bài thơ và những vần văn hay kinh ngạc, là có thể làm cho thế giới đẹp đẽcùng lúc hủy diệt thế giớinếu không hiểu rõ mục đíchtìm ra sự thật hay Chúa, năng lượng này trở thành hủy diệt; và rồi thì xã hội nói rằng, “Chúng ta phải định hình và kiểm soát năng lượng cá thể.”

Vì vậy, dường như đối với tôi chức năng của giáo dục là tạo ra sự giải phóng năng lượng trong công việc theo đuổi tốt lành, sự thật, hay là Chúa, mà đáp lại làm cho cá thể trở thành một con người thực sự và vì vậy là loại công dân đúng đắn. Nhưng chỉ thuần túy kỷ luật, nếu không hiểu rõ trọn vẹn tất cả việc này, đều không có ý nghĩa gì cả, nó là sự hủy diệt nhất. Nếu mỗi người trong các bạn không được giáo dục, để khi bạn rời trường học và đi vào thế giới, có được sinh lực tràn đầy và thông minh, đầy năng lượng thừa thãi để tìm ra sự thật là gì, bạn sẽ chỉ bị nuốt chững bởi xã hội; bạn sẽ bị vây bủa, bị hủy diệt, cực kỳ bất hạnh trong suốt phần còn lại của đời bạn. Như một con sông tạo ra hai bờ mà giam giữ nó, vì vậy năng lượng dùng tìm kiếm sự thật tạo ra kỷ luật riêng của nó mà không có bất kỳ hình thái áp đặt nào; và như con sông tìm ra biển cả, năng lượng đó tìm ra tự do riêng của nó.

Người hỏi: Tại sao người Anh lại đến cai trị người Ấn độ?

Krishnamurti: Bạn thấy đó, những người có nhiều năng lượng hơn, nhiều sinh lực hơn, nhiều khả năng hơn, nhiều tinh thần hơn, mang lại hoặc đau khổ hoặc hạnh phúc cho những người láng giềng ít năng lượng hơn của họ. Vào một thời điểm văn minh Ấn độ bùng nổ khắp Châu á; những con người của nó đầy khao khát sáng tạo, và họ mang tôn giáo đến Trung quốc, Nhật bản, Miến điện. Những quốc gia khác theo đuổi thương mại, mà có lẽ cũng cần thiết và có những đau khổ riêng của nó – nhưng đó là cái cách của cuộc sống. Điều lạ lùng của cuộc sống là những người đang tìm kiếm sự thật hay Chúa còn bùng nổ hơn nhiều, họ giải phóng cái năng lượng lạ thường, không chỉ trong chính họ nhưng còn trong những người khác, và chính họ là những người cách mạng thực sự, không phải những người cộng sản, những người xã hội hay những người chỉ có đổi mới. Những người chinh phục và những người cai trị đến và đi, nhưng vấn đề của con người thì lúc nào cũng giống nhau. Tất cả chúng ta đều muốn thống trị, qui phục hay chống đối; nhưng con người đang tìm kiếm sự thật được tự do khỏi tất cả những xã hội và tất cả những nền văn hoá.

Người hỏi: Thậm chí trong khi thiền định người ta dường như không thể trực nhận được điều gì là sự thật; vậy ông làm ơn chỉ bảo cho chúng tôi biết sự thật là gì?

Krishnamurti: Trong chốc lát chúng ta hãy rời bỏ câu hỏi sự thật là gì và đầu tiên hãy suy nghĩ thiền định là gì. Đối với tôi, thiền định là một điều gì đó hoàn toàn khác hẳn điều gì những quyển sách và những vị đạo sư của bạn đã dạy dỗ. Thiền định là sự tiến hành hiểu rõ cái trí riêng của bạn. Nếu bạn không hiểu rõ sự suy nghĩ riêng của bạn, mà là hiểu rõ về chính mình, bất kỳ điều gì bạn suy nghĩ chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Nếu không có cái nền tảng của hiểu rõ về chính mình, suy nghĩ dẫn đến sự ranh mãnh. Mỗi tư tưởng có một ý nghĩa; và nếu cái trí có thể thấy cái ý nghĩa đó, không chỉ một hay hai tư tưởng, nhưng của mỗi tư tưởng khi nó phát sinh vậy thì chỉ có tập trung vào một ý tưởng, một hình ảnh hay một tập hợp của những từ ngữ đặc biệt – mà thông thường được gọi là thiền định – là một hình thức tự thôi miên.

Vì vậy, dù bạn đang ngồi yên lặng, đang nói chuyện, hay đang chơi đùa, liệu bạn có ý thức được ý nghĩa của mỗi tư tưởng, của mỗi phản ứng mà bạn tình cờ có hay không? Hãy thử nó đi và bạn sẽ thấy khó khăn làm sao khi ý thức được mỗi chuyển động tư tưởng riêng của bạn, bởi vì những tư tưởng tiếp nối nhau thật mau lẹ cái này tiếp theo cái khác. Nhưng nếu bạn muốn tìm hiểu mỗi tư tưởng, nếu bạn thực sự muốn thấy nội dung của nó, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng những tư tưởng của bạn chậm chậm lại và bạn có thể nhìn ngắm chúng. Sự chậm chậm của suy nghĩ này và sự tìm hiểu của mỗi tư tưởng là sự tiến hành của thiền định; và nếu bạn đi vào nó bạn sẽ phát giác rằng, bằng cách ý thức được mỗi tư tưởng, cái trí của bạn – mà lúc này là một kho lưu trữ rộng lớn của những tư tưởng luôn luôn khuấy động và đang xô đẩy nhau – trở thành rất yên lặng, hoàn toàn tĩnh. Vậy thì không có thôi thúc, không có cưỡng bách, không có sợ hãi trong bất kỳ hình thái nào; và, trong tĩnh lặng này, cái là sự thật hiện hữu. Không có “bạn” trải nghiệm sự thật, nhưng cái trí đang tĩnh lặng, sự thật tự nhiên hiện hữu. Khoảnh khắc có “bạn” có người trải nghiệm, và người trải nghiệm chỉ là kết quả của tư tưởng, anh ấy không còn cơ sở nếu khôngsuy nghĩ.

Người hỏi: Nếu chúng tôi phạm một lỗi lầm và một người nào đó vạch ra cho chúng tôi, tại sao chúng tôi lại phạm cùng lỗi lầm đó?

Krishnamurti: Bạn nghĩ sao đây? Tại sao bạn hái những bông hoa, hay bẻ cành cây, hay phá hủy đồ đạc, hay ném giấy bừa bãi, mặc dù tôi chắc chắn rằng bạn đã được bảo hàng tá lần rằng bạn không nên làm nó? Hãy lắng nghe cẩn thận và bạn sẽ hiểu ra. Khi bạn làm những sự việc như thế đó bạn đang ở trong trạng thái không suy nghĩ, phải vậy không? Bạn đang không tỉnh thức, bạn đang không suy nghĩ, cái trí của bạn mê muội, vì thế bạn làm những sự việc rõ ràng là xuẩn ngốc. Chừng nào bạn còn không tỉnh thức trọn vẹn, không hoàn toàn ở đó, thật là không tốt lành khi chỉ nói rằng bạn không được làm những sự việc nào đó. Nhưng, nếu người giáo dục có thể giúp bạn suy nghĩ thận trọng, chú ý sâu sắc, nhìn ngắm đầy thích thú cây cối, chim chóc, con sông, sự phong phú lạ thường của quả đất, vậy thì một lời nhắc nhở sẽ quá đủ, bởi vì lúc đó bạn sẽ nhạy cảm, đang sống cùng mọi thứ quanh bạn và trong bạn.

Bất hạnh thay, nhạy cảm của bạn bị hủy diệt bởi vì, từ lúc bạn được sinh ra đến khi bạn chết, bạn sẽ luôn luôn được bảo nên làm việc này và không nên làm việc kia. Cha mẹ, giáo viên, xã hội, tôn giáo, vị giáo sĩ, và cũng vậy những tham vọng riêng của bạn, những tham lam riêng của bạn và những ganh tị – tất cả đều nói ‘làm” và “không làm.” Muốn được tự do khỏi tất cả những cái làm và không làm này và tuy nhiên lại có tánh nhạy cảm để cho bạn ý tứ, tử tế và cùng lúc lại không gây tổn hại cho người khác, không ném giấy lung tung hay tránh qua một hòn đá trên đường mà không nhặt nó vất đi – điều này đòi hỏi sự suy nghĩ lớn lao. Và chắc chắn như vậy, mục đích của giáo dục không phải chỉ cho bạn vài tước hiệu trước cái tên của bạn, nhưng còn đánh thức trong bạn tinh thần suy nghĩ này để cho bạn nhạy cảm, tỉnh táo, ý tứ, ân cần, tử tế.

Người hỏi: Cuộc sống là gì, và làm thế nào chúng ta có thể được hạnh phúc?

Krishnamurti: Một câu hỏi rất hay từ một cậu bé. Cuộc sống là gì? Nếu bạn hỏi người kinh doanh, anh ấy sẽ bảo cho bạn cuộc sống là vấn đề bán được nhiều hàng hoá, kiếm ra tiền, bởi vì đó là cuộc sống của anh ấy từ sáng đến tối. Con người đầy tham vọng sẽ bảo với bạn cuộc sống là một tranh đấu để đạt được, để thành tựu. Và con người đã đạt được vị trí và quyền hành, mà đứng đầu một tổ chức hay một quốc gia, cuộc sống là đầy hoạt động trong tạo tác riêng của anh ấy. Và đối với người lao động, đặc biệt trong quốc gia này, cuộc sống là làm việc liên tục mà không có một ngày nghỉ ngơi; nó là bẩn thỉu, đau khổ, không đủ lương thực.

Bây giờ, liệu con người có thể được hạnh phúc qua tất cả sự tầm thường này, sự tranh đấu này, sự đói khátđau khổ này hay không? Rõ ràng là không. Vậy thì anh ấy làm gì đây? Anh ấy không nghi vấn, anh ấy không hỏi cuộc sống là gì, nhưng lại triết lý về hạnh phúc. Anh ấy nói về tình huynh đệ trong khi lại bóc lột những người khác. Anh ấy sáng chế ra cái tôi to hơn, cái linh hồn siêu hạng, một cái gì đó mà cuối cùng sẽ làm cho anh ấy hạnh phúc mãi mãi. Nhưng hạnh phúc không hiện hữu khi bạn tìm kiếm nó; tự do là một phó sản, nó hiện hữu khi có tốt lành, khi có tình yêu, khi không còn tham vọng, khi cái trí đang lặng lẽ tìm ra cái gì là sự thật.

Người hỏi: Tại sao chúng ta lại đấu tranh lẫn nhau?

Krishnamurti: Tôi nghĩ người lớn cũng hỏi câu này, phải vậy không? Tại sao chúng ta đấu tranh? Người Mỹ chống lại người Nga, người Trung quốc phản kháng phương Tây. Tại sao? Chúng ta nói về hoà bình nhưng chuẩn bị cho chiến tranh. Tại sao vậy? Bởi vì tôi nghĩ rằng đa số con người thích ganh đua, đấu tranh, đó là sự thật dễ hiểu, nếu không chúng ta sẽ chấm dứt việc đó. Trong việc đấu tranh có một ý thức cao độ của đang sống, điều đó cũng là một sự thật. Chúng ta nghĩ rằng đấu tranh trong mọi hình thứccần thiết để khẳng định chúng ta đang sống; nhưng, bạn thấy không, cái loại đang sống đó rất hủy diệt. Có một đang sống mà không có đấu tranh. Nó giống như bông huệ tây, giống như bông hoa lớn lên; nó không đấu tranh, nó là. Đang là của bất kỳ cái gì là sự tốt lành của nó. Nhưng chúng ta không được giáo dục cho tất cả việc đó. Chúng ta được giáo dục để ganh đua, để đấu tranh, để thành một người lính, những luật sư, những cảnh sát, những giáo sư, những hiệu trưởng, những thương gia, tất cả đều muốn leo lên đến đỉnh. Chúng ta tất cả đều muốn thành công. Có nhiều người giả vờ khiêm tốn bên ngoài nhưng chỉ có những người hạnh phúc mới thực sự khiêm tốn bên trong, và chính họ là những người không đấu tranh.

Người hỏi: Tại sao cái trí lại cư xử không đúng đắn với những người khác và cũng cư xử không đúng đắn với chính nó?

Krishnamurti: Chúng ta có ý gì qua từ ngữ cư xử không đúng đắn? Một cái trí tham vọng, tham lam, ganh tị, một cái trí chất đầy những niềm tintruyền thống, một cái trí hung bạo, bóc lột con người – một cái trí như thế trong hành động của nó hiển nhiên mang lại sự tổn thương và tạo ra một xã hội đầy xung đột. Chừng nào cái trí còn không hiểu rõ về chính nó, hành động của nó hướng về hủy hoại; chừng nào cái trí còn không hiểu rõ về chính nó, nó chỉ nuôi dưỡng hận thù. Đó là lý do tại sao rất cần thiết cho bạn nên tỉnh táo hiểu rõ về chính bạn và không học hỏi nơi những quyển sách. Không quyển sách nào có thể dạy bạn hiểu rõ về chính bạn. Một quyển sách chỉ có thể mang lại cho bạn thông tin về phương pháp hiểu rõ, nhưng nó không là hiểu rõ về chính bạn trong hành động. Khi cái trí thấy chính nó trong cái gương của liên hệ, từ trực nhận đó có hiểu rõ về chính nó, và nếu khônghiểu rõ, chúng ta không thể nào giải quyết được tình trạng hỗn độn này, sự đau khổ khủng khiếp này mà chúng ta đã tạo ra trong thế giới.

Người hỏi: Cái trí tìm kiếm sự thành công có khác biệt với cái trí tìm kiếm sự thật hay không?

Krishnamurti: Nó cũng là cái trí, dù nó đang tìm kiếm sự thành công hay sự thật; nhưng, chừng nào cái trí còn đang tìm kiếm sự thành công, nó không thể tìm ra cái gì là sự thật. Hiểu rõ sự thật là thấy rõ sự thật trong cái giả dối, và thấy cái gì là sự thật như là sự thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14875)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17805)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18219)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 14998)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13193)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21168)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32593)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15322)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12350)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12836)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27535)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12138)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34968)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17752)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11828)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12651)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14571)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32475)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19462)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12972)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14087)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14272)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15318)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14145)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14136)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11959)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53183)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11666)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13927)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13822)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20696)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14313)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13435)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13619)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34179)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16211)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14073)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14204)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13567)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15922)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13517)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22981)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27748)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13908)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 24978)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13954)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31336)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13867)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15563)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14980)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant