Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

13. Brockwood Park, 30 tháng tám 1977

09 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 4933)
13. Brockwood Park, 30 tháng tám 1977

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ CÔ ĐỘC
[ON LOVE AND LONELINESS]
Lời dịch: Ông Không 2009

Brockwood Park, 30 tháng tám 1977

Krishnamurti: Với tất cả những trải nghiệm của bạn, với tất cả hiểu biết của bạn, với tất cả nền văn minh bạn có được đằng sau bạn mà bạn là kết quả, tai sao không có từ bi trong sống hàng ngày của bạn? Muốn tìm ra tại sao bạn không có nó, tại sao nó không hiện diện trong tâm hồn và cái trí và tầm nhìn của con người, bạn cũng phải đặt ra câu hỏi: Bạn có thương yêu người nào không?

Người hỏi: Thưa ông, tôi thắc mắc không hiểu tình yêu là gì.

Krishnamurti: Làm ơn, thưa bạn, Tôi đang hỏi bạn bằng sự kính trọng nhất liệu bạn có thương yêu bất kỳ người nào hay không? Bạn có lẽ thương yêu con chó của bạn, nhưng con chó là nô lệ của bạn. Ngoại trừ thú vật, những cao ốc, những quyển sách, thi ca, và tình yêu đất đai, bạn có thương yêu người nào không? Tình yêu có nghĩa không đòi hỏi đáp lại bất kỳ thứ gì, không đòi hỏi bất kỳ thứ gì từ người bạn thương yêu, không lệ thuộc vào người đó. Bởi vì nếu bạn lệ thuộc, vậy thì sợ hãi ghen tuông, lo âu, căm hận, giận dữ, bắt đầu. Nếu bạn quyến luyến người nào đó, nó là tình yêu hay sao? Hãy tìm ra! Và nếu tất cả điều đó không là tình yêu – tôi chỉ đang hỏi, tôi không nói đúng hay sai – vậy thì làm thế nào bạn có thể có từ bi? Chúng ta đang đòi hỏi cái gì đó còn nhiều hơn tình yêu khi thậm chí chúng ta không có tình yêu bình thường cho một người khác.

Người hỏi: Làm thế nào ông tìm được tình yêu đó?

Krishnamurti: Tôi không muốn tìm được tình yêu đó. Mọi việc tôi muốn làm là xóa sạch những điều không là tình yêu, được tự do khỏi ghen tuông, quyến luyến.

MW: Điều đó có nghĩa chúng ta không nên có phân chia.

Krishnamurti: Thưa bạn, đó chỉ là lý thuyết. Hãy tìm ra liệu bạn có thương yêu người nào đó. Làm thế nào bạn có thể thương yêu khi bạn quan tâm về chính bạn, những vấn đề của bạn, những tham vọng của bạn, ham muốn thành công của bạn, ham muốn thật nhiều của bạn, ưu tiên bạn là người thứ nhất và những người khác là vai phụ. Hay những người khác là người thứ nhất và bạn là vai phụ, đó cùng là một sự việc. Chúng ta đã đưa ra quá nhiều câu hỏi. Chúng ta có thể cùng nhau hòa chung và tìm hiểu liệu tôi có thể được tự do khỏi quyến luyến, hiểu rõ thậm chí bằng từ ngữ rằng tình yêu không thể hiện diện nơi nào có ghen tuông hay quyến luyến? Tôi sẽ có một đối thoại với chính tôi, được chứ, và bạn lắng nghe?

Bằng cách lắng nghe điều này tôi nhận ra rằng tôi không thương yêu. Đó là một sự kiện. Tôi sẽ không tự dối gạt mình. Tôi sẽ không giả vờ với người vợ của tôi rằng tôi thương yêu cô ấy – hay với một phụ nữ, một cô gái hay một cậu con trai. Bây giờ, trước hết, tôi không biết tình yêu là gì. Nhưng tôi có biết rằng tôi ghen tuông. Tôi có biết rằng tôi quyến luyến ghê gớm với người nào đó, và rằng trong quyến luyến đó có sợ hãi, có ghen tuông, có lo âu, có một ý thức của lệ thuộc. Tôi không thích lệ thuộc, nhưng tôi lệ thuộc bởi vì tôi bị cô độc và tôi bị xô đẩy loanh quanh bởi xã hội, trong văn phòng, trong nhà máy, rồi tôi về nhà và tôi muốn cảm thấy thanh thản, thân mật, để tẩu thoát khỏi chính mình. Thế là tôi bị lệ thuộc, bị quyến luyến vào người đó. Lúc này tôi đang tự hỏi mình làm thế nào tôi có thể được tự do khỏi quyến luyến này, mà không cần biết tình yêu là gì. Tôi sẽ không giả vờ tôi có tình yêu Thượng đế, tình yêu Jesus, tình yêu Krishna; tôi quẳng mọi vô lý đó đi. Làm thế nào tôi có thể được tự do khỏi sự quyến luyến này? Tôi đang dùng vấn đề này như một ví dụ.

Tôi sẽ không chạy trốn nó. Được chứ? Tôi không biết bằng cách nào nó sẽ kết thúc với người vợ của tôi; khi tôi thực sự tách rời cô ấy, sự liên hệ với cô ấy của tôi có lẽ thay đổi. Cô ấy có lẽ quyến luyến tôi và tôi có lẽ không quyến luyến cô ấy hay bất kỳ người phụ nữ nào khác. Bạn hiểu rõ chứ? Không phải rằng tôi muốn tách rời cô ấy và chạy đến một người phụ nữ khác; việc đó quả là xuẩn ngốc. Vậy là tôi sẽ làm gì đây? Tôi sẽ không chạy trốn kết cục của được tự do hoàn toàn khỏi mọi quyến luyến. Tôi sẽ tìm hiểu. Tôi không biết tình yêu là gì, nhưng tôi thấy rất rõ ràng, dứt khoát, không mọi ngờ vực, sự quyến luyến với một người nào đó có nghĩa sợ hãi, lo âu, ghen tuông, chiếm hữu, và vân vân. Vì vậy tôi tự hỏi mình làm thế nào tôi có thể được tự do khỏi quyến luyến? Không một phương pháp. Tôi muốn tự do khỏi nó, nhưng tôi thực sự không biết làm thế nào. Tôi đang có một đối thoại với chính tôi.

Vì vậy tôi bắt đầu tìm hiểu. Rồi thì tôi bị trói buộc trong một hệ thống. Tôi bị trói buộc vào một đạo sư nào đó mà nói, “Ta sẽ giúp ngươi không bị quyến luyến; hãy làm việc này và việc này”. Tôi muốn được tự do khỏi quyến luyến, và tôi chấp nhận điều gì cái người ngô nghê đó nói bởi vì tôi thấy sự quan trọng của được tự do, và người ấy hứa hẹn với tôi rằng nếu tôi làm việc này tôi sẽ nhận được một phần thưởng. Vì vậy tôi muốn được tự do với mục đích nhận một phần thưởng. Bạn hiểu rõ chứ? Tôi đang tìm kiếm một phần thưởng. Vậy là tôi thấy tôi quá ngu ngốc: tôi muốn được tự do và tôi lại quyến luyến một phần thưởng.

Tôi đại diện phần còn lại của nhân loại – và tôi thực sự có ý như thế – vì vậy nếu tôi đang tự có một đối thoại với mình, tôi đang rơi lệ. Nó là một đam mê cho tôi.

Tôi không muốn bị quyến luyến, và tuy nhiên tôi lại thấy mình đang bị quyến luyến với một ý tưởng. Đó là, tôi phải được tự do, và quyển sách hay ý tưởng của người nào đó nói, “Hãy làm việc này rồi bạn sẽ nhận được nó”. Thế là phần thưởng trở thành quyến luyến của tôi. Sau đó tôi nói, “Hãy quan sát việc gì tôi đã làm. Hãy cẩn thận. Đừng bị mắc kẹt trong cái bẫy đó. Dù nó là một người phụ nữ hay một ý tưởng, nó vẫn còn là quyến luyến”. Tôi đã học được rằng trao đổi nó cho một cái gì đó vẫn còn là quyến luyến. Vậy là bây giờ tôi rất cảnh giác. Tiếp theo tôi nói với mình, “Liệu có một phương pháp, hay tôi phải làm gì, để được tự do khỏi quyến luyến? Động cơ của tôi là gì? Tại sao tôi muốn được tự do khỏi quyến luyến? Bởi vì nó gây đau khổ? Bởi vì tôi muốn đạt được một trạng thái không còn quyến luyến, không còn sợ hãi, và vân vân? Làm ơn hãy theo sát tôi bởi vì tôi đang đại diện bạn. Động cơ của tôi trong muốn được tự do là gì? Bỗng nhiên tôi nhận ra một động cơ tạo ra một phương hướng, và phương hướng đó sẽ sai khiến sự tự do của tôi. Tại sao tôi phải có một động cơ? Động cơ là gì? Một động cơ là một chuyển động, một hy vọng để đạt được cái gì đó. Vì vậy động cơ là quyến luyến của tôi. Động cơ đã trở thành quyến luyến của tôi, không những người phụ nữ, ý tưởng của một mục tiêu, mà còn cả động cơ của tôi; tôi phải có nó. Vì vậy tôi luôn luôn đang vận hành trong lãnh vực của quyến luyến. Tôi quyến luyến người phụ nữ, tương lai, và động cơ. Vì vậy tôi nói, “Ồ, Thượng đế của tôi ơi, đó là một việc cực kỳ phức tạp. Tôi đã không nhận ra rằng được tự do khỏi quyến luyến hàm ý tất cả điều này”. 

Bây giờ tôi thấy điều này rõ ràng như tôi thấy một cái bản đồ: những ngôi làng, những con đường phụ, những con đường chính. Sau đó tôi nói với chính mình, “Liệu tôi có thể được tự do khỏi động cơ của tôi mà tôi bị quyến luyến, được tự do khỏi người phụ nữ mà tôi bị quyến luyến nhiều, và cũng được tự do khỏi phần thưởng mà tôi nghĩ tôi sẽ nhận được khi tôi được tự do khỏi quyến luyến? Tại sao tôi quyến luyến tất cả điều này? Có phải vì tôi bị thiếu thốn trong tôi? Có phải vì tôi rất, rất cô độc và tôi muốn tẩu thoát khỏi ý thức lạ lùng của cô độc đó và thế là bấu víu cái gì đó – một người đàn ông, một người phụ nữ, một ý tưởng, một động cơ? Có phải vì tôi bị cô độc và tôi đang tẩu thoát khỏi cảm giác cô độc lạ lùng đó qua sự quyến luyến đến một người khác?

Thế là tôi không quan tâm sự quyến luyến nữa. Tôi quan tâm hiểu rõ tại sao tôi bị cô độc, mà làm tôi bị quyến luyến. Tôi bị cô độc, và trạng thái cô độc đó đã thúc đẩy tôi tẩu thoát qua quyến luyến cái gì đó hay người nào đó. Chừng nào tôi còn bị cô độc, toàn sự kiện xảy ra là như vậy.Vì vậy tôi phải tìm hiểu tại sao tôi bị cô độc. Bị cô độc có nghĩa gì? Nó xảy ra như thế nào? Cô độc thuộc bản năng, bẩm sinh, di truyền, hay do bởi hoạt động hàng ngày của tôi đang tạo ra điều này.

Tôi tìm hiểu bởi vì tôi không chấp nhận điều gì cả. Tôi không chấp nhận nó là bản năng và nói rằng tôi không thể ngăn chặn được nó. Tôi không chấp nhận nó là di truyềnvì vậy tôi không đáng bị chê trách. Vì tôi không chấp nhận bất kỳ những điều này, tôi hỏi, “Tại sao lại có trạng thái cô độc này?” Tôi nghi vấn nó và ở lại cùng nghi vấn đó, không cố gắng tìm ra một đáp án. Tôi đã tự hỏi mình gốc rễ của cô độc này là gì; và tôi đang nhìn ngắm, tôi không đang cố gắng tìm ra một đáp án thuộc trí năng; tôi không đang cố gắng khuyên răn trạng thái cô độc rằng nó nên làm gì, hay nó là gì. Tôi đang nhìn ngắm nó để nó bộc lộ cho tôi.

Có một nhìn ngắm cho trạng thái cô độc tự bộc lộ chính nó. Nó sẽ không tự bộc lộ chính nó nếu tôi chạy trốn, nếu tôi bị kinh hãi, nếu tôi kháng cự nó. Thế là tôi nhìn ngắm nó. Tôi nhìn ngắm nó đến độ không tư tuởng nào can thiệp, bởi vì điều này còn quan trọng nhiều hơn cho phép tư tưởng lẻn vào. Toàn năng lượng của tôi được dành cho sự quan sát trạng thái cô độc đó; vì vậy tư tưởng không lẻn vào được. Cái trí đang bị thách thức và nó phải trả lời. Khi bạn bị thách thức, nó là một khủng hoảng. Trong một khủng hoảng bạn có tất cả năng lượng, và năng lượng đó vẫn còn nếu nó không bị can thiệp. Đây là một thách thức mà phải được trả lời.

Người hỏi: Làm thế nào chúng ta giữ chặt năng lượng đó? Làm thế nào chúng ta có thể làm cái gì đó về năng lượng này?

Krishnamurti: Nó đã đến. Bạn đã mất toàn sự việc.

Hãy nhìn, tôi đã khởi sự có một đối thoại với chính tôi. Tôi đã hỏi, “Cái sự việc lạ lùng được gọi là tình yêu này là gì?” Mọi người nói về nó, viết về nó; có những bài thơ lãng mạn, những hình ảnh và mọi chuyện của nó, tình dục và tất cả hỗn loạn của nó. Và tôi hỏi liệu tôi có cái sự việc được gọi là tình yêu này, liệu có một sự việc như tình yêu. Tôi thấy rằng tình yêu không hiện diện khi có ghen tuông, căm hận, sợ hãi. Thế là tôi không quan tâm đến tình yêu nữa; tôi quan tâm đến “cái gì là”, đó là, sợ hãi, quyến luyến của tôi, và tại sao tôi bị quyến luyến. Tôi nói có lẽ một trong những lý do, không phải toàn lý do, là rằng tôi bị cô độc, bị cô lập hoàn toàn. Tôi càng già nua bao nhiêu, tôi càng bị cô lập nhiều thêm bấy nhiêu. Thế là tôi quan sát nó. Nó là một thách thức phải tìm ra, và bởi vì nó là một thách thức nên tất cả năng lượng đều ở đó để đáp lại. Điều đó đơn giản, phải không? Khi có chết trong gia đình, nó là một thách thức. Nếu có thảm kịch nào đó, một tai nạn, nó là một thách thức và bạn có năng lượng để gặp gỡ nó. Bạn không nói, “Bạn có năng lượng này ở đâu?” Khi ngôi nhà của bạn đang cháy, bạn có năng lượng để di chuyển. Bạn có năng lượng lạ thường. Bạn không ngồi ngả người và nói, “Ồ, tôi phải kiếm năng lượng này”, rồi sau đó chờ đợi. Vậy thì toàn ngôi nhà sẽ bị cháy.

Vì vậynăng lượng lạ thường để đáp lại nghi vấn tại sao có trạng thái cô độc này. Tôi đã khước từ những ý tưởng, những giả thuyết, hay những lý thuyết của di truyền hoặc bản năng. Mọi điều đó chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi. Nó là “cái gì là”. Vì vậy tại sao tôi bị cô độc – không phải tôi – tại sao có trạng thái cô độc này mà mỗi con người, nếu anh ấy có lưu tâm, trải qua, một cách hời hợt hay sâu thẳm nhất? Tại sao cô độc này hiện diện? Cái trí làm điều gì đó để mang nó ra phải không? Bạn hiểu rõ chứ? Vì đã khước từ những lý thuyết, những bản năng, di truyền, tôi đang hỏi liệu cái trí tạo ra cô độc này phải không?

Cái trí đang làm điều này phải không? Cô độc có nghĩa sự tách rời hoàn toàn. Cái trí, bộ não, đang làm điều này phải không? Cái trí là thành phần chuyển động của tư tưởng. Tư tưởng đang làm điều này phải không? Tư tưởng trong sống hàng ngày đang tạo ra, đang gây ra ý thức của cô độc này phải không? Tôi đang tự cô lập chính mình bởi vì tôi muốn trở thành quan trọng hơn trong văn phòng, trở thành người giám đốc – hay giám mục, hay giáo hoàng? Luôn luôn nó đang vận hành tự cô lập chính nó. Bạn đang quan sát điều này phải không?

Người hỏi: Tôi nghĩ nó đang tự cô lập chính nó liên quan đến nó đầy ắp đến chừng nào.

Krishnamurti: Vâng.

Người hỏi: Như một phản ứng.

Krishnamurti: Vâng, điều đó đúng, thưa bạn, điều đó đúng. Tôi muốn tìm hiểu điều này. Tôi thấy rằng tư tưởng, cái trí, luôn luôn đang vận hành để làm cho nó cao cấp hơn, quan trọng hơn, đang tự làm việc hướng đến sự cô lập này.

Vậy thì vấn đề là: Tại sao tư tưởng làm điều này? Chính là bản chất của tư tưởng để làm việc cho chính nó phải không? Chính là bản chất của tư tưởng để tạo ra cô lập này phải không? Xã hội tạo ra cô lập này phải không? Giáo dục tạo ra cô lập này phải không? Giáo dục có tạo ra cô lập này; nó chuẩn bị chúng ta cho một nghề nghiệp đặc biệt nào đó. Tôi đã phát giác rằng tư tưởng là sự phản ứng của quá khứ như hiểu biết, trải nghiệm, và ký ức, vì vậy tôi biết rằng tư tưởng bị giới hạn, tư tưởng bị trói buộc trong thời gian. Thế là tư tưởng đang làm việc này. Trong chính bản chất của nó, nó phải làm việc này hay sao?

Người hỏi: Cái gì thực sự ở bên trong luôn luôn đang bị che giấu, và vì vậy tư tưởng phải là dối gạt, phải dẫn đến sự cô lập, bởi vì không ai biết được điều gì người khác đang cảm thấy do tất cả sự giả vờ.

Krishnamrti: Thưa bạn, chúng ta đã vượt qua vấn đề đó rồi. Chúng ta đang đến vấn đề khi chúng ta không đang giả vờ.

Trong đối thoại chúng ta đã nói rằng chúng ta không biết tình yêu là gì. Tôi biết khi chúng ta sử dụng từ ngữ tình yêu đó có một giả vờ nào đó, một đạo đức giả nào đó, khoác vào một loại mặt nạ nào đó. Chúng ta đã vượt qua tất cả vấn đề đó rồi. Lúc này chúng ta đã đến vấn đề của hỏi tại sao tư tưởng, là một mảnh, tạo ra sự cô lập này – nếu đúng là nó. Tôi đã tìm được đúng là nó đã tạo ra trong đối thoại với tôi của tôi bởi vì tôi đã thấy rằng tư tưởng bị giới hạn, tư tưởng bị trói buộc vào thời gian, bất kỳ điều gì nó làm phải bị giới hạn, và trong giới hạn đó nó đã tìm được sự an toàn. Nó đã tìm được sự an toàn khi nói, “Tôi có một nghề nghiệp đặc biệt trong cuộc sống”. Nó đã tìm được sự an toàn khi nói, “Tôi là một giáo sư và vì vậy tôi an toàn ghê lắm”. Và bạn bị trói buộc ở đó trong suốt cuộc đời còn lại của bạn. Trong đó có sự an toàn thuộc tâm lý vô cùng cũng như sự an toàn thực tế.

Vì vậy tư tưởng đang làm điều này. Sau đó vấn đề là: Liệu tư tưởngnhận ra rằng nó bị giới hạn, và thế là bất kỳ điều gì nó làm đều bị giới hạnvì vậy phân chia, và vì vậy cô lập? Bất kỳ điều gì nó làm sẽ bị giới hạn phải không? Đây là một mấu chốt rất quan trọng: Liệu tư tưởng có thể nhận ra những giới hạn riêng của nó, hay tư tưởng nói với chính nó, “Tôi bị giới hạn”? Bạn hiểu rõ sự khác biệt? Tư tưởng là cái tôi, tôi nói rằng tư tưởng bị giới hạn, hay tư tưởng tự nó nhận ra rằng nó bị giới hạn? Hai câu nói hoàn toàn khác biệt. Một câu là một áp đặt, và vì vậy xung đột; trái lại khi tư tưởng tự nó nói, “Tôi bị giới hạn”, nó sẽ không chuyển động khỏi sự giới hạn đó. Hiểu rõ điều này rất quan trọng bởi vì nó là bản thể cốt lõi của sự việc. Chúng ta đang áp đặt vào tư tưởng điều gì nó nên làm. Tư tưởng đã tạo ra cái “tôi”, và cái “tôi” đã tự tách rời nó khỏi tư tưởng và nói nó sẽ chỉ bảo tư tưởng nên làm gì. Nhưng nếu tư tưởng tự nhận ra rằng nó bị giới hạn, vậy thì không có kháng cự, không có xung đột, nó nói, “Tôi là điều đó. Tôi thông qua”.

Trong đối thoại với chính tôi của tôi, tôi đang hỏi liệu tư tưởng tự nhận ra điều này, hay tôi đang bảo tư tưởng rằng nó bị giới hạn. Nếu tôi đang bảo tư tưởng rằng nó bị giới hạn, vậy thì tôi trở thành tách rời khỏi những giới hạn; thế là có xung đột, mà là bạo lực, mà là không tình yêu. Vì vậy tư tưởng tự nhận ra rằng nó bị giới hạn? Tôi phải tìm ra. Tôi đang bị thách thức. Lúc này tôi có năng lượng bởi vì tôi bị thách thức.

Nói một cách khác. Ý thứcnhận ra nội dung của nó? Ý thứcnhận ra nội dung của nó là chính nó? Tôi đã nghe một người khác nói, “Ý thức là nội dung của nó, nội dung của nó tạo thành ý thức”, và thế là tôi nói, “Vâng nó là như vậy”; hay ý thứcý thức của tôi, ý thức này – nhận ra nội dung của nó và vì vậy chính nội dung của nó là tổng thể của ý thức của tôi? Bạn thấy sự khác biệt trong hai cái này? Một bị áp đặt bởi cái tôi, cái “tôi” bị tạo ra bởi tư tưởng, và nếu cái “tôi” áp đặt điều gì đó vào tư tưởng, vậy thìxung đột. Nó giống như một chính phủ độc tài đang tự áp đặt chính nó – nhưng tôi đã tạo ra chính phủ này.

Chúng ta đang hỏi liệu tư tưởng đã nhận ra sự nhỏ nhoi riêng của nó, sự tầm thường riêng của nó, những giới hạn riêng của nó? Hay nó đang giả vờ là cái gì đó lạ thường, cao quý, thiêng liêng? Điều đó vô lý, bởi vì tư tưởng là ký ức, trải nghiệm. Trong độc thoại của tôi phải có sự rõ ràng về mấu chốt này: không có ảnh hưởng bên ngoài nào đang áp đặt vào tư tưởng để cho nó bị giới hạn. Bởi vì không có sự áp đặt, không có xung đột, vậy là nó nhận ra nó bị giới hạn. Nó thấy rằng bất kỳ điều gì nó làm, ngay cả sự tôn thờ Thượng đế của nó, đều bị giới hạn, nhỏ nhen, tầm thường – dù nó đã tạo ra những thánh đường nguy nga khắp Châu âu.

Trong độc thoại của tôi, đã có sự khám phá rằng trạng thái cô độc được tạo ra bởi tư tưởng. Và lúc này tư tưởng đã tự nhận ra rằng nó bị giới hạn và nó không thể giải quyết vấn đề của cô độc. Bởi vì nó không thể giải quyết vấn đề của cô độc, cô độctồn tại hay không? Tư tưởng đã tạo ra ý thức của cô độc này. Tư tưởng nhận ra rằng nó bị giới hạn, và rằng bởi vì nó bị giới hạn, bị phân chia, bị tách rời, nó đã tạo ra trạng thái trống rỗng, trạng thái cô độc này. Vậy là khi nó nhận ra điều này, trạng thái cô độc không còn.

Vậy là có sự tự do khỏi quyến luyến. Tôi đã không làm gì cả, nhưng nhìn ngắm quyến luyến và điều gì được bao hàm trong quyến luyếntham lam, sợ hãi, cô độc – và bằng cách theo sát nó, nhìn ngắm nó, quan sát nó – không phân tích nó, tra xét nó, nhưng chỉ nhìn ngắm, nhìn ngắm, nhìn ngắm – có một khám phá rằng tư tưởng đã làm tất cả việc này. Tư tưởng, bởi vì nó bị tách rời, đã tạo ra quyến luyến này. Khi nó nhận ra điều này, sự quyến luyến kết thúc. Không có nỗ lực nào được tạo ra, bởi vì khoảnh khắc có nỗ lựcquay trở lại.

Chúng ta đã nói rằng nếu có tình yêu, không có quyến luyến, và nếu có quyến luyến, không có tình yêu. Vậy là đã có sự xóa sạch nhân tố chính qua sự phủ nhận cái gì không là. Bạn biết nó có nghĩa gì trong sống hàng ngày của bạn: không hồi tưởng bất kỳ thứ gì mà người vợ của tôi, người bạn gái của tôi, hay người hàng xóm của tôi đã kể cho tôi; không hồi tưởng bất kỳ tổn thương nào; không quyến luyến hình ảnh của cô ấy. Tôi quyến luyến hình ảnhtư tưởng đã tạo ra về cô ấy – rằng cô ấy đã gây tổn thương tôi, cô ấy đã dọa nạt tôi, cô ấy đã cho tôi sự thỏa mãn dục tình, mười sự việc khác nhau; tất cả là chuyển động của tư tưởng mà đã tạo ra hình ảnh, và chính là hình ảnh mà tôi quyến luyến. Thế là quyến luyến đã biến mất.

Có những nhân tố khác: sợ hãi, vui thú, thanh thản trong người đó, hay trong ý tưởng đó. Bây giờ, tôi phải trải qua tất cả những việc này từng bước một, cái này kế tiếp cái kia, hay tất cả chúng đều biến mất? Tôi phải tìm hiểu sự sợ hãi và sự ham muốn thanh thản như tôi đã tìm hiểu quyến luyến? Tôi phải quan sát tại sao tôi tìm kiếm sự thanh thản? Có phải vì rằng tôi bị thiếu thốn đến độ tôi cần sự thanh thản, đến độ tôi cần một cái ghế êm ả, một người phụ nữ hay người đàn ông an ủi, hay một ý tưởng ru ngủ. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều cần có một ý tưởng gây an toàn, thanh thản mà không bao giờ có thể bị lay động. Tôi quyến luyến nó nhiều lắm, và nếu bất kỳ ai nói nó là vô ích, tôi bị tức giận, tôi bị ganh ghét. Tôi bị bực bội bởi vì anh ấy đang lay động ngôi nhà của tôi. Tôi thấy rằng tôi không cần trải qua sự tìm hiểu tất cả những nhân tố khác nhau đó. Nếu tôi thoáng thấy nó, tôi đã nắm chặt nó.

Vậy là qua phủ nhận cái gì không phải tình yêu, cái còn lại hiện diện. Tôi không cần hỏi tình yêu là gì. Tôi không phải săn đuổi nó. Nếu tôi săn đuổi nó, nó không là tình yêu, nó là một phần thưởng. Trong tìm hiểu của tôi, chầm chậm, kỹ càng, không biến dạng, không ảo tưởng, tôi đã phủ nhận mọi thứ mà tình yêu không là, và cái còn lại hiện diện.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17104)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38666)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21926)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 22007)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69813)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6882)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38742)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 44016)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44100)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42919)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44429)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23081)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39213)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21736)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42400)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35612)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46517)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30151)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30822)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26195)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20359)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25573)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18490)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17122)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40767)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21719)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25922)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41432)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24907)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23784)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15061)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19973)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37831)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19090)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17693)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23534)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36323)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40370)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19504)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21707)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46176)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35945)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28630)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28885)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32188)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26292)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33420)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24078)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24822)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54527)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant