Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

20. Bombay, 23 tháng giêng 1983

11 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 6190)
20. Bombay, 23 tháng giêng 1983

KRISHNAMURTI
BÀN VỀ XUNG ĐỘT [ON CONFLICT]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009

Bombay, 23 tháng giêng 1983

Chủ nghĩa bộ lạc được tôn vinh này mà được gọi là chủ nghĩa quốc gia đã tạo ra quá nhiều chiến tranh; và nơi nào có phân chia, không chỉ phân chia trong sự liên hệ giữa người đàn ông và người phụ nữ, nhưng còn cả những phân chia chủng tộc, tôn giáo, và ngôn ngữ, phải có xung đột. Chúng ta đã tìm hiểu câu hỏi: tại sao sự xung đột liên tục này tồn tại? Điều gì là gốc rễ của nó, nguyên nhân của tất cả sự hỗn loạn này, hầu như vô-trật tự, những chính phủ tồi tệ, những nhóm khác nhau đang trang bị vũ khí, mỗi quốc gia đang chuẩn bị cho chiến tranh, đang suy nghĩ một tôn giáo này cao quý hơn những tôn giáo khác? Chúng ta thấy sự phân chia này khắp thế giới, và theo lịch sử nó đã tồn tại được nhiều thế kỷ. Điều gì là nguyên nhân? Ai chịu trách nhiệm về nó? Chúng ta đã nói chính bởi tư tưởng đã phân chia con người chống lại con ngườitư tưởng, mà cũng đã tạo ra thi ca, hội họa, kiến trúc lạ thường, và toàn thế giới của công nghệ, y khoa, giải phẫu, truyền thông, máy vi tính, người máy, và vân vân. Tư tưởng đã mang lại sức khỏe tốt, y khoa hiện đại, vô vàn hình thức cho sự tiện nghi của con người.

 Nhưng tư tưởng cũng đã tạo ra sự phân chia rộng lớn này giữa con ngườicon người, và vì vậy chúng ta hỏi: đâu là nguyên nhân của tất cả điều này? Chúng ta đã nói nơi nào có một nguyên nhân, có một kết thúc cho nó; khi bạn có một căn bệnh nào đó, nguyên nhân có thể được tìm ra và căn bệnh được chữa trị. Nơi nào có một nguyên nhân, có một kết thúc cho nó. Chắc chắn đó là một sự thật. Và nếu tư tưởng đã tạo ra sự rối loạn này, sự bất ổn này, hiểm họa liên tục của chiến tranh này, nếu tư tưởng chịu trách nhiệm cho điều đó, vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu tư tưởng không được sử dụng trong cách này?

Chúng ta cũng nói rằng đây không là một giảng thuyết. Chúng ta đang cùng nhau tìm hiểu, suy xét cẩn thận để tìm ra tại sao con ngườidĩ nhiên có bao hàm phụ nữliên tục gây ra xung đột khắp thế giới không chỉ cho chính họ mà còn ở bên ngoài – trong xã hội, trong tôn giáo, trong kinh tế. Nếu tư tưởng chịu trách nhiệm, mà điều đó quá rõ ràng, cho sự hỗn loạn, sự phân chia, tất cả đau khổ của những con người, nếu người ta nhận ra điều đó như một sự kiện, không phải như một lý thuyết hay phát biểu thuộc triết lý, nhưng nếu người ta nhận ra sự kiện thực sự rằng dù tư tưởngthông thái, khôn ngoan, lanh lợi bao nhiêu, nó phải chịu trách nhiệm, vậy thì con người sẽ làm gì?

Chúng ta cũng đã nói rằng tư tưởng tạo ra những nhà thờ, những đền chùa, những thánh đường nguy nga, và mọi thứ được chứa đựng trong đó là sự sáng chế của tư tưởng. Tư tưởng đã tạo ra Thượng đế. Bởi vì tư tưởng phát hiện sự bất ổn, mất an toàn, xung đột trong thế giới này, tư tưởng tìm kiếm, sáng chế một thực thể, một nguồn gốc, một lý tưởng mà cho sự an toàn, an ủi, nhưng an toànan ủi đó là sự sáng chế riêng của nó. Tôi nghĩ điều đó quá rõ ràng, nếu bạn quan sát suy nghĩ riêng của bạn, rằng tư tưởng, dù tinh tế hay ngu dốt, ranh mãnh, xảo quyệt, đã tạo ra sự phân chiaxung đột này. Vậy thì chúng ta có thể hỏi, tại sao xung đột này lại tồn tại? Tại sao từ thời thượng cổ đến nay chúng ta đã sống cùng xung đột này giữa tốt lànhxấu xa, “cái gì là” và “cái gì nên là”, cái thực tế và cái lý tưởng?

Chúng ta hãy tìm hiểu không chỉ tại sao có xung đột mà còn cả tại sao có sự phân chia như tốt lànhxấu xa, như quỉ dữ và điều được gọi là đẹp đẽ, thánh thiện. Làm ơn chúng ta đang cùng nhau suy nghĩ, không đang đồng ý, không đang chấp nhận, nhưng đang quan sát tình trạng của thế giới, xã hội trong đó bạn sống, những chính phủ, tình hình kinh tế riêng của bạn, và vô số những đạo sư, khi bạn đã quan sát tất cả điều này một cách khách quan, hợp lý, thông minh, tại sao con người sống trong xung đột? Xung đột là gì? Nếu tôi được phép nhắc nhở bạn – tôi sẽ lặp lại liên tụcchúng ta đang có một nói chuyện cùng nhau. Bạn và người nói đang có một bàn luận, không chỉ đang lắng nghe những ý tưởng, những khái niệm, hay những từ ngữ nào đó, nhưng bạn đang chia sẻ. Bạn có thể chia sẻ, tham gia, nếu bạn thực sự quan tâm.

Nếu chúng ta chỉ đối đãi điều gì đang được trình bày như một chuỗi của những ý tưởng, những kết luận, những phỏng đoán, vậy thì nói chuyện của chúng ta chấm dứt; không có sự hiệp thông giữa bạn và người nói. Nhưng có hiệp thông nếu bạn quan tâm, nhận thức rõ ràng tất cả những sự việc đang xảy ra trong thế giới – sự chuyên chế, sự tìm kiếm quyền lực, chấp nhận quyền lực, sống cùng quyền lực. Tất cả quyền lực đều tội lỗi, xấu xa, dù là quyền lực của người chồng trên người vợ hay người vợ trên người chồng, hay quyền lực của những chính phủ khắp thế giới. Nơi nào có quyền lực, nó mang theo cùng tất cả những sự việc xấu xa.

 Vậy là chúng ta đang hỏi tại sao con người sống trong xung đột. Không những giữa hai con người, người đàn ông và người phụ nữ, mà còn cả một cộng đồng chống lại một cộng đồng, một nhóm chống lại một nhóm khác. Bản chất của xung đột là gì? Chúng ta đang nói về những sự việc rất nghiêm túc, không phải triết lý, nhưng đang tìm hiểu sống mà chúng ta trải qua ngày sang ngày, năm sang năm đến khi chúng ta chết. Tại sao những con người sống cùng xung đột. Một số người trong các bạn có lẽ đã trông thấy những hang động đó ở miền nam nước Pháp từ cách đây hai mươi lăm năm, ba mươi ngàn năm; có một hình ảnh của một con người đang chống lại tội lỗi trong hình dạng của một con bò mộng. Trong hàng ngàn năm chúng ta đã sống cùng xung đột. Tham thiền trở thành một xung đột. Mọi thứ chúng ta làm hay không làm đã trở thành một xung đột.

 Xung đột hiện diện nơi nào có so sánh phải không? So sánh có nghĩa đo lường; người ta so sánh chính mình với một người khác mà sáng láng, thông minh, một người có vị trí, quyền hành và vân vân. Nơi nào có so sánh, phải có sợ hãi, phải có xung đột. Vì vậy liệu người ta có thể sống không có so sánh? Chúng ta nghĩ qua so sánh mình với người nào đó chúng ta đang tiến bộ. Bạn muốn giống như vị đạo sư của bạn hay giỏi hơn vị đạo sư của bạn, vượt qua ông ấy. Bạn muốn đạt được sự khai sáng, địa vị xã hội; bạn muốn có nhiều người theo sau; bạn muốn được kính trọng. Nơi nào có một trở thành thuộc tâm lý, phải có xung đột. Chúng ta đang cùng nhau suy nghĩ về điều này chứ? Liệu có thể sống một cuộc sống, một cuộc sống hiện đại, mà không có bất kỳ so sánhvì vậy không có bất kỳ xung đột. Chúng ta đang tìm hiểu sự trở thành thuộc tâm lý. Một đứa trẻ trở thành một thanh niên, sau đó lớn lên thành một người trưởng thành. Muốn học một ngoại ngữ, chúng ta cần thời gian; muốn có được bất kỳ kỹ năng nào, chúng ta cần thời gian. Và chúng ta đang hỏi: sự trở thành thuộc tâm lý là một trong những lý do của xung đột? Tôi muốn “cái gì là” được thay đổi thành “cái gì nên là”. Tôi không tốt lành, nhưng tôi sẽ tốt lành. Tôi tham lam, ganh tị, nhưng có lẽ ngày nào đó tôi sẽ được tự do khỏi tất cả điều đó.

 Ham muốn để trở thành, mà là đo lường, so sánh, đó là một trong những nguyên nhân của xung đột? Có một lý do khác? Có sự phân hai? Đây không là triết lý. Chúng ta đang suy xét điều gì đó để hiểu rõ bản chất của xung đột và tự tìm ra cho chính chúng ta liệu có thể được tự do hoàn toàn khỏi xung đột. Xung đột vắt kiệt bộ não, làm cái trí cũ kỹ. Một con người sống không xung đột là một con người lạ thường. Năng lượng vô hạn đang bị lãng phí trong xung đột. Vậy là rất quan trọng, nếu người ta được phép vạch rõ, rất cần thiết, phải hiểu rõ xung đột. Lúc này chúng ta đã thấy rằng sự đo lường, sự so sánh, tạo ra xung đột.

Cũng vậy, chúng ta đã nói rằng có sự phân hai. Vài triết gia của bạn đã thừa nhận điều đó và đã nói rằng đây là một trong những lý do của xung đột. Có sự phân hai – đêm và ngày, sáng và tối, cao và lùn, rực rỡtối tăm, mặt trời mọc và mặt trời lặn. Thuộc vật lý có sự phân hai. Bạn là một người phụ nữ, và anh ấy là một người đàn ông. Làm ơn đừng chấp nhận điều gì người nói trình bày, hãy suy nghĩ cùng ông ta, bởi vì nhờ vậy chúng ta có thể cùng nhau đồng-hợp tác. Điều đó có nghĩa bạn phải gạt đi những quan điểm, những kết luận, và những trải nghiệm của bạn, bởi vì nếu bạn bám vào chúng và một người khác cũng bám vào những điều của anh ấy, vậy thì không có đồng-hợp tác, không có cùng nhau suy nghĩ. Có sự phân chia, có sự xung đột. Vì vậy tôi nài nỉ bạn, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ, bởi vì điều này rất nghiêm túc. Liệu có sự phân hai thuộc tâm lý? Hay chỉ có “cái gì là”? Tôi là bạo lực. Đó là trạng thái duy nhất – bạo lực – không phải không-bạo lực. Không-bạo lực chỉ là một ý tưởng; nó không là một sự kiện. Vì vậy nơi nào có bạo lực và không-bạo lực, phải có xung đột. Trong quốc gia này các bạn đã nói liên tục về không-bạo lực, nhưng có thể các bạn cũng là những con người đầy bạo lực. Vậy là sự kiện và không-sự kiện: sự kiện là những con người khắp thế giới đều bạo lực.. Đó là một sự kiện. Bạo lực có nghĩa không chỉ bạo lực thân thể mà còn cả bắt chước, tuân phục, vâng lời, chấp nhận.

 Sự kiện là “cái gì là”; không-sự kiện không phải. Nhưng nếu bạn bị quy định vào không-sự kiện, đó là, trong khi bạo lực, bạn theo đuổi không-bạo lực, bạn chuyển động khỏi sự kiện, và thế là bạn phải có xung đột. Bởi vì trong khi tôi đang tìm kiếm không-bạo lực, tôi đang là bạo lực, tôi đang gieo những hạt giống của bạo lực. Chỉ có một sự kiện, đó là tôi là bạo lực. Vậy là trong sự hiểu rõ bản chất và cấu trúc của bạo lực có lẽ có sự kết thúc của bạo lực.

 Vậy là chỉ có sự kiện, không cái đối nghịch. Điều này rất rõ ràng – rằng lý tưởng, nguyên tắc đạo đức, mà chúng ta gọi là những điều cao quý, tất cả đều là ảo tưởng. Điều gì là sự kiện là rằng chúng ta là bạo lực, đê tiện, thoái hóa, rối loạn, và vân vân. Đó là những sự kiện, và chúng ta phải giải quyết những sự kiện. Những sự kiện, nếu bạn đối diện chúng, không tạo ra những vấn đề; đó là nó là như vậy. Vậy là tôi phát giác rằng tôi là bạo lực, và tôi không có sự đối nghịch với nó; tôi phủ nhận hoàn toàn sự đối nghịch vì hiểu rõ nó là vô lý.Tôi chỉ có sự kiện này. Tôi quan sát sự kiện như thế nào? Động cơ của tôi trong quan sát nó là gì? Phương hướng mà tôi muốn sự kiện chuyển động trong đó là gì? Tôi phải ý thức được bản chất và cấu trúc của sự kiện, tỉnh thức được nó mà không chọn lựa. Bạn đang làm điều này khi chúng ta đang nói chuyện chứ? Hay bạn chỉ đang vui vẻ lắng nghe nhiều từ ngữ và đang chọn lựa đó đây vài điều mà dường như thuận tiệnphù hợp và không đang lắng nghe trọn vẹn sự tìm hiểu riêng của bạn?

Người ta giải quyết sự kiện như thế nào? Tôi quan sát sự kiện tôi là bạo lực như thế nào? Bạo lực đó phơi bày khi tôi tức giận, ghen tuông, khi tôi cố gắng so sánh mình với một người khác. Nếu tôi đang làm tất cả điều đó, vậy thì không thể đối diện sự kiện. Một cái trí tốt lành đối diện sự kiện. Nếu bạn đang kinh doanh, bạn đối diện những sự kiệngiải quyết chúng; bạn không giả vờ rằng bạn sẽ kiếm được cái gì đó bằng cách chuyển động khỏi chúng. Như thế bạn không là người kinh doanh giỏi. Nhưng ở đây chúng ta rất vô tích sự, chúng ta không thay đổi, bởi vì chúng ta không giải quyết những sự kiện. Thuộc tâm lý, bên trong, chúng ta lẩn tránh chúng. Chúng ta tẩu thoát khỏi chúng, hay, khi chúng ta có phát hiện chúng, chúng ta đè nén chúng. Vậy là không có sự giải quyết bất kỳ vấn đề nào của chúng.

Từ đó chúng ta có thể chuyển đến điều gì khác nữa, mà rất quan trọng. Một cái trí tốt lành là gì? Bạn có khi nào đã hỏi điều đó? Một cái trí là tốt lành khi nó nhét đầy hiểu biết? Và hiểu biết là gì? Tất cả chúng ta đều rất tự hào khi có hiểu biết, hiểu biết học đường, qua trải nghiệm, những biến cố, những tình cờ. Hiểu biết là ký ức được tích lũy, trải nghiệm được tích lũy, và trải nghiệm không bao giờ có thể được trọn vẹn. Vì vậy một cái trí tốt lành được nhét đầy hiểu biết? Một cái trí tốt lành là một cái trí tổng thể, toàn diện? Hay một cái trí tốt lành là một cái trí truyền thống, quốc gia, hẹp hòi, cục bộ? Chắc chắn, đó không là một cái trí tốt lành. Một cái trí tốt lành là một cái trí tự do. Nó không là một cái trí hiện đại. Một cái trí tốt lành không thuộc về một thời kỳ, không liên quan đến môi trường sống. Nó có thể giao du với môi trường sống, giao du với thời gian. Nhưng trong chính nó nó hoàn toàn tự do. Và một cái trí như thế không có sợ hãi. Người nói đang trình bày điều này bởi vì những cái trí của chúng ta đã rất được giáo dục, rất được rèn luyện đến nỗi chúng ta không còn gì là khởi nguồn. Không có chiều sâu; hiểu biết luôn luôn hời hợt.

 Chúng ta quan tâm đến sự hiểu rõ con người, cái trí, hành động, cách cư xử, những phản ứng của anh ấy, mà bị giới hạn bởi vì những giác quan của anh ấy bị giới hạn. Muốn hiểu rõ chiều sâu, bản chất của xung đột và liệu có thể được tự do hoàn toàn khỏi nó, người ta phải có một cái trí tốt lành, không chỉ là một tích lũy của những từ ngữ. Điều này không có nghĩa một cái trí lanh lợi, một cái trí mánh khóe, mà hầu hết chúng ta đều có. Chúng ta có những cái trí rất mánh khóe nhưng không có những cái trí tốt lành. Chúng ta rất xảo quyệt, khôn lanh, lừa dối, gian manh, nhưng đó không là những phẩm chất của một cái trí tốt lành. Vậy là liệu chúng ta, đang sống trong thế giới hiện đại này, có thể có một cái trí tốt lành, với tất cả những hoạt động, những áp lực, những ảnh hưởng, và báo chí và sự lặp lại liên tục – những cái trí của chúng ta đang bị lập trình giống như một cái máy vi tính – nếu bạn đã bị lập trình như một người Ấn độ giáo trong ba ngàn năm vừa qua, bạn sống lặp lại. Sự lặp lại như thế không là sự biểu hiện của một cái trí tốt lành – mà mãnh liệt, lành mạnh, năng động, dứt khoát, đầy sự tỉnh táo đam mê. Một cái trí như thế là cần thiết. Chỉ đến lúc đó mới có thể tạo ra một cách mạng tâm lý và vậy là một xã hội mới mẻ, một văn hóa mới mẻ.

Nghệ thuật của lắng nghe là lắng nghe, thấy sự thật, và hành động. Với chúng ta, chúng ta thấy cái gì đó, chúng ta hiểu rõ nó theo lý lẽ, lý luận, nhưng chúng ta không hành động. Có một khoảng ngừng giữa nhận biết và hành động. Giữa nhận biết và hành động nhiều biến cố khác xảy ra; vì vậy bạn sẽ không bao giờ hành động. Nếu bạn thấy bạo lực trong chính bạn như một sự kiện và không cố gắng để trở thành không-bạo lực, mà là không-sự kiện, bạn sẽ thấy bản chất, sự phức tạp của không-bạo lực; và bạn có thể thấy nó nếu bạn lắng nghe bạo lực riêng của bạn, nó sẽ phơi bày bản chất của nó. Bạn có thể tự biết nó. Khi bạn trực nhận bạo lực của bạn và hành động, vậy thì bạo lực hoàn toàn kết thúc. Trái lại nhận biết với một khoảng ngừng trước hành động là xung đột.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14305)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14565)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11842)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14362)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13275)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14644)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12647)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25252)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27888)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26365)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17233)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16526)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15918)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22142)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17133)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24910)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21970)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19069)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16173)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21725)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16785)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14668)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16706)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25027)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18779)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21199)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14779)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14376)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16617)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18012)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12927)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14947)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12712)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13889)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14605)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28034)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27199)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14348)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20967)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24185)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28688)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14736)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13292)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16458)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27245)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12020)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16078)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21498)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12378)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant