Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Phụ Lục 2: Tiểu Truyện Ngài Thật Hiền (1685- 1734)

07 Tháng Tám 201100:00(Xem: 11943)
4. Phụ Lục 2: Tiểu Truyện Ngài Thật Hiền (1685- 1734)

KHUYÊN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM VĂN
Đại Sư Thật Hiền soạn
Việt dịch: Thích Trí Quang

PHỤ LỤC 2: TIỂU TRUYỆN NGÀI THẬT HIỀN (1685- 1734)

Đại sư húy Thật Hiền, tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, con nhà họ Thời, đất Thường Thục. Vốn dòng Nho giáo. Sinh ra (1685) là đã không ăn mặn, tóc chởm là có chí xuất trần. Cha mất sớm. Mẹ là Trương Thị, biết Đại sưtúc căn nên cho làm con Phật. Lên 7, lạy Ngài Dung Tuyển ở Am Thanh Lương làm Bổn sư. Thông minh dị thường, Kinh điển qua mắt là nhớ kỹ. Năm 15 tuổi thế phát, thông suốt cả sách vở thế gian, lại hay thơ và giỏi cách viết. Tiền bối có nhiều người kết giao làm bạn, nhưng không khoảnh khắc nào Đại sư không nhớ sinh tửđại sự. Tính chí hiếu. Mẹ mất, quỳ trước Phật tụng Kinh báo ân đến 7 thất. Hằng năm gặp ngày Vu lan lại thiết cúng.

Một hôm đến Chùa Phổ Nhân, thấy một vị Tăng ngã xuống đất, Đại sư thấm thía cái lẽ vô thường nên càng tinh tiến. Năm 24, thọ cụ túc giới tại Chiêu Khánh, nghiêm tập Giới luật, không rời y bát, ngày ăn một bữa, thường không ngủ nghỉ.

Năm Canh Dần (1710) y chỉ Cừ Thành Pháp sư nghe giảng Pháp Hoa, yết kiến Thiệu Đàm Pháp sư học tập Duy Thức, Lăng Nghiêm, Chỉ Quán. Nghiên cứu ngày đêm, chưa hết 3 Hạ mà tôn chỉ của Quán và Thừa, học thuyết về Tánh và Tướng thông suốt tất cả. Thiệu Đàm Pháp sư liền thọ ký làm thế hệ thứ bốn của Ngài Linh Phong thuộc Thiên Thai chính tôn.

Năm Giáp Ngọ (1714) yết kiến Linh Thứu Hòa thượng tại Sùng Phước, tham Thiền với công án “ai niệm Phật.” Tham cứu nghiêm mật, đến nỗi tháng tư năm ấy đã hoảng nhiên đốn ngộ “ta tỉnh mộng rồi.”

Từ đó ứng cơ vô ngại, biện tài vô cùng. Linh Thứu Hòa thượng muốn phú y bát cho, Đại sư từ mà đi, cấm túc ở Chùa Chân Tịch, ngày đọc Tam Tạng Kinh điển, đêm niệm danh hiệu Di Đà. Ba năm hết kỳ hạn, chúng trong Chùa thỉnh giảng Pháp Hoa, Đại sư giảng như sông tuôn suối trào.

Đầu xuân năm Mậu Tuất (1718) Đại sư ở Chùa Long Hưng thuộc Hàng châu, Thiệu Đàm Pháp sư bảo giảng Kinh, Luật thay cho mình và ca tụng hết sức.

Mùa xuân năm Kỷ Hợi (1719) đến Tứ Minh, núi A Dục, chiêm bái Xá Lợi, trước sau đốt năm ngón tay cúng dường Phật. Mỗi năm đến ngày Phật Niết bàn, Đại sư giảng hai Kinh Di GiáoDi Đà, khai thị cái nghĩa tâm này là Phật. Mười năm như vậy, pháp hóa khắp cả mọi nơi. Đại sư lại nhận lời thỉnh mời của các Thiền tịch Vĩnh Phước, Phổ Khánh và Hải Vân. Đến đâu thì sinh hoạt ở đó mới, qui cũ ở đó nghiêm.

Nhưng không bao lâu, Đại sư lại thoái ẩn ở Chùa Tiên Lâm thuộc Hàng Châu, không ra khỏi cửa, nỗ lực tu tập Tịnh độ. Mùa Đông năm Kỷ Dậu (1729) Tăng đồ tín đồ Hàng Châu thỉnh Ngài chủ trì Chùa Phạn Thiên, núi Phụng Sơn. Đại sư liền tuyệt hết mọi việc, chỉ nêu Tịnh độ, hạn định trường kỳ, nghiêm lập qui ước, suốt ngày đêm dục nhau nỗ lực, nên ai cũng cho Đại sư là Ngài Vĩnh Minh tái sinh.

Trước sau Đại sư làm chủ các Chùa hơn mười năm, đệ tử đếm vài trăm. Ai học thi văn thì Đại sư thống trách, “mạng người chỉ trong hơi thở ra vào, đâu có rảnh mà học tập văn tự thế gian; sơ sẩy một chút là đã qua kiếp khác, muốn được giải thoátvô cùng khó khăn.”

Năm Quí Sửu (1733) ngày Phật thành đạo Đại sư bảo đệ tử, 14 tháng 4 sang năm ta đi luôn rồi đó. Từ đó Đại sư đóng cửa niệm Phật, tự hạn mười vạn tiếng trong mỗi ngày đêm.

Qua năm Giáp Dần (1734) mồng hai tháng tư, Đại sư mở cửa, ngày 12 bảo đại chúng: 10 ngày trước đây ta thấy Tây phương Tam Thánh, nay lại thấy nữa thì ta sẽ sinh Tịnh độ. Rồi dặn dò công việc tự viện, từ biệt và khuyến khích mọi người, và bảo: ngày mười bốn tôi nhất định vãng sanh, vậy các người tập hợp niệm Phật giúp tôi. Ngày 13 bỏ ăn uống, khép mắt ngôi yên. Canh năm tắm rửa, thay đồ, quay mặt về hướng Tây mà ngồi. Giờ Tỵ mọi người vân tập, gạt lệ, lạy mà thưa, xin Đại sư ở lại hóa độ cho người. Đại sư lại mở mắt, bảo ta đi là trở lại liền; sanh tử là việc lớn, ai nấy hãy tự tịnh tâmniệm Phật. Nói rồi, chấp tay niệm danh hiệu của Phật mà tịch. Giây lát, chỉ lỗ mũi hơi xóp, còn nhan sắc tươi mãi, khi liệm cũng không biến. Linh cốt của Đại sư ban đầu để ở Tháp xây phía Tây đồi Phất thủy của sông Cầm Xuyên, Càn Long thứ 7 (1742) rằm tháng hai, ngày Phật Niết bàn, lại dời về Tháp mới, xây ở phía hữu Chùa A Dục. Tháp cũ thì tàng y bát của Đại sư.

Đại sư sinh ngày 8 tháng 8 năm Khang Hy 24 (1685), 49 tuổi, trong đó có 25 tuổi hạ.

Tác phẩm gồm có:

- Tịnh độ thi 108 bài,

- Chú Tây phương phát nguyện văn,

- Tục vãng sinh truyện,

- Đông hải ngược giải,

- Xá Lợi sám và Niết bàn sám, tất cả đều lưu hành nhân gian.

Đồng học là Luật nhiên, thuật vào ngày trùng dương năm Ất Sửu (1745)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26658)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20020)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18206)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32884)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18804)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31682)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32597)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20164)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26368)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20349)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23808)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23935)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15135)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15041)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant