Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 12: Ngày 10 tháng 10 năm 1971

10 Tháng Tám 201100:00(Xem: 5788)
Chương 12: Ngày 10 tháng 10 năm 1971

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

Phần 1 – Chương 12

 NÓI CHUYỆN TẠI BROCKWOOD PARK SCHOOL

 Ngày 10 tháng 10 năm 1971

 

N

gười hỏi: Liệu tôi luôn luôn tự cho mình là trung tâm, thưa ông? Nó là một nghi vấn mà tôi thấy quá khó khăn để trả lời cho chính mình.

 

Krishnamurti: Chúng ta đây nè, trong một vùng quê đẹp đẽ, đang sống trong một cộng đồng nhỏ nơi sự liên hệ quan trọng ghê lắm. Liệu chúng ta có thể sống ở đây cùng chất lượng của cái trí và cảm thấy đó mà không hoàn toàn tự cho mình là trung tâm? Vậy thì, khi chúng ta rời nơi này – bởi vì chúng ta phải – có lẽ chúng ta có thể sống trong thế giới tại một mức độ khác hẳn, cùng một cảm thấythương yêu khác hẳn và cùng một hành động khác hẳn. Và muốn sống như thế, không chỉ thỉnh thoảng, nhưng cùng một ý thức sâu thẳm hơn của ý nghĩa và xứng đáng và một cảm thấy của thiêng liêng. Tôi nghĩ người ta phải được tự do khỏi sợ hãi, hay hiểu rõ sợ hãi là gì. Hầu hết chúng ta đều sợ hãi cái gì đó, đúng chứ? Bạn biết bạn sợ hãi cái gì?

 

Người hỏi: Không phải tại lúc này.

 

Krishnamurti: Đồng ý, bởi vì bạn đang ngồi an toàn ở đây. Nhưng thông thường người ta sợ hãi cái gì? Bạn biết bạn sợ hãi cái gì?

 

Người hỏi: Cái không biết được.

 

Krishnamurti: Cái không biết được? Bạn có ý gì qua từ ngữ cái không biết được? Ngày mai? Chuyện gì sẽ xảy ra cho bạn, thế giới sẽ là gì khi bạn lớn lên và bạn phải đối mặt tất cả nhiễu loạn và sự khó khăn và sự vô lý của nó? Đó là điều gì bạn sợ hãi, đúng chứ?

 

Người hỏi: Ồ, đó là điều gì tôi có ý qua từ ngữ cái không biết được.

 

Krishnamurti: Và làm thế nào bạn sẽ được tự do khỏi sợ hãi đó để cho bạn có thể đối diện nó mà không tối tăm, mà không rút lui, mà không một phản ứng loạn thần kinh đến điều gì thế giới là. Làm thế nào bạn sẽ gặp gỡ điều đó? Nếu bạn sợ hãi nó bạn không thể gặp gỡ nó, đúng chứ? Hãy bàn luận nó cùng tôi! Nếu bạn có bất kỳ loại niềm tin về vấn đề bạn nên cư xử như thế nào trong thế giới, mà quá hỗn loạn, mà người ta sợ hãi, nếu bạn có sẵn một khuôn mẫu của cách cư xử của bạn liên quan đến những vấn đề của thế giới, liệu ý tuởng đó, liệu kết luận đó sẽ không khiến cho nó càng khó khăn hơn nhiều, hay sao?

 Sophia, Laurence – bạn biết bạn sợ hãi cái gì? Bạn sợ hãi cha mẹ của bạn? – bạn sợ hãi không giống những người khác? – có mái tóc dài, hút thuốc, uống rượu, vui chơi? Bạn sợ hãi về hơi hơi kỳ cục, lập dị, khác biệt? Bạn sợ hãi bị cô đơn, đứng một mình? Bạn sợ hãi người khác có lẽ nói gì? Không tạo được một cuộc sống hạnh phúc trong ý nghĩa của có tiền bạc, tài sản, nhà cửa, người chồng hay người vợ và tất cả điều đó – đó là điều gì bạn sợ hãi? Tôi cảm thấy nếu tôi không hút thuốc nó sẽ lạ lùng lắm đối với xã hội và tôi không thể phù hợp trong nó; vì vậy tôi phải ép buộc tôi hút thuốc và làm những sự việc họ làm; tôi hơi sợ hãi rằng tôi không tuân phục. Đó là điều gì bạn sợ hãi: không tuân phục, không bắt chước, không phù hợp vào khuôn mẫu, cứng ngắc? Vì vậy, bạn sợ hãi cái gì? Và suốt sống, liệu bạn sẽ mang theo bất kỳ loại sợ hãi nào cùng bạn?

 Bạn biết sợ hãi gây tác động ra sao? Nó khiến cho bạn hung hăng, bạo lực. Hoặc, bạn rút lui và trở thành hơi loạn thần kinh, kỳ cục, lập dị; bạn sống trong một tối tăm riêng của bạn, kháng cự bất kỳ loại liên hệ với bất kỳ người nào, dựng lên một bức tường quanh chính bạn, cùng sợ hãi âm ỉ này luôn luôn đang tiếp diễn. Vì vậy, nếu bạn không giải quyết những sợ hãi này ngay lúc này, khi bạn còn trẻ tuổi, trong sáng, có nhiều sinh lựcnăng lượng, về sau bạn sẽ không thể, nó sẽ trở nên khó khăn gấp bội.

 Vì vậy, chúng ta không nên suy nghĩ những sợ hãi của chúng ta là gì, và thấy liệu chúng ta có thể xóa sạch chúng ngay lúc này, trong khi chúng ta còn được bảo vệ, trong khi chúng ta còn ở đây, nơi chúng ta cảm thấy ở nhà, luôn luôn gặp gỡ lẫn nhau, hay sao? Liệu chúng ta sẽ thâm nhập vấn đề này?

 

Người hỏi: Vâng.

 

Krishnamurti: Làm thế nào bạn thâm nhập vấn đề của sợ hãi này? Ví dụ, bạn sợ hãi về cái không biết được, cái không biết được là ngày mai, phải đối diện thế giới quá hỗn loạn, điên khùng, thô tục và bạo lực. Vì không thể gặp gỡ nó, bạn sợ hãi tương lai. Làm thế nào bạn biết tương lai sẽ là gì? Và tại sao bạn sợ hãi nó?

 

Người hỏi: Liệu chúng ta không đang chiếu rọi một hình ảnh của chính chúng ta vào tương lai, hay sao? Và sau đó chúng ta sợ hãi vì không thể sống theo hình ảnh đó.

 

Krishnamurti: Bạn có một hình ảnh của chính bạn và nếu bạn không sống theo hình ảnh đó, bạn bị sợ hãi. Đó là một trong những sợ hãi, đúng chứ? Lúc nãy bạn ấy vừa nói rằng bạn ấy sợ hãi cái không biết được – cái không biết được là ngày mai, thế giới, vị trí của bạn ấy trong thế giới, điều gì sẽ xảy ra cho bạn ấy trong tương lai, liệu bạn ấy trở thành một người kinh doanh hay một người làm vườn. Làm thế nào bạn sẽ gặp gỡ điều đó? Làm thế nào bạn hiểu rõ sợ hãi về cái không biết được? Bởi vì nếu bạn đang sợ hãi ngay lúc này, khi bạn lớn lên nó sẽ trở nên tồi tệ hơn và tồi tệ hơn, đúng chứ?

 Tại sao bạn suy nghĩ về tương lai? Tại sao bạn quan sát tương lai dựa vào cái gì bạn là lúc này? Bạn còn trẻ, mười lăm, mười bảy, dù bất kỳ tuổi tác nào, và làm thế nào bạn biết điều gì bạn sẽ là trong hai mươi năm tới? Liệu có một sợ hãi bởi vì bạn có một hình ảnh về chính bạn hay về thế giới trong hai mươi năm tới?

 

Người hỏi: Chúng tôi đã bị quy định để có một hình ảnh như thế.

 

Krishnamurti: Ai quy định bạn? Xã hội, văn hóa?

 

Người hỏi: Toàn môi trường sống.

 

Krishnamurti: Lúc này, tại sao bạn tuân phục nó?

 

Người hỏi: Lại do bởi sợ hãi.

 

Krishnamurti: Điều đó có nghĩa gì? Hãy thâm nhập nó. Bạn cảm thấy bạn phải tuân phục và bạn không muốn tuân phục. Bạn nói, ‘Tôi không muốn tuân phục’, và tuy nhiên bạn đang tuân phục. Bạn có hình ảnh về chính bạn, mà đã được tạo ra bởi văn hóa mà trong đó bạn sống, và bạn nói, ‘Hình ảnh đó phải tuân phục vào khuôn mẫu.’ Nhưng nó có lẽ không tuân phục và bạn sợ hãi. Liệu đó là nó? Tại sao bạn có một hình ảnh về chính bạn hay về thế giới? Thế giới đầy tàn nhẫn, dữ tợn, khắc nghiệt, bạo lực, đầy ganh đuahận thù. Đó là một sự kiện, đúng chứ? Tại sao bạn có một hình ảnh về nó? Tại sao bạn không nói, ‘Đó là một sự kiện’? Mặt trời đang chiếu sáng: đó là một sự kiện. Hay nó là một ngày đầy mây: đó là một sự kiện. Bạn không đấu tranh với sự kiện. Đó là cái gì nó là. Bạn muốn phù hợp vào cái đó? Bạn muốn chấp nhận thế giới như nó là? Bạn chấp nhận nó và tham gia vào nó và trở nên giống như thế, bạn muốn là như thế?

 

Người hỏi:  Ồ, người ta không.

 

Krishnamurti: Trước hết hãy thấy, chỉ nhìn ngắm. Thế giới giống như thế, đúng chứ? Thế giới đã tạo ra văn hóa mà trong đó bạn được sinh ra. Thế giới đó đã quy định bạn và tình trạng bị quy định nói: bạn phải tuân phục, dù nó là một nền quá khứ thuộc Cộng sản, Thiên chúa giáo hay Ấn giáo. Và lúc này bạn ở đây đang được giáo dục, không chỉ bằng những quyển sách nhưng cũng còn sâu thẳm hơn để hiểu rõ về chính bạn. Vì vậy bạn phải hỏi chính bạn, liệu bạn muốn phù hợp vào tất cả điều đó? Liệu bạn muốn tuân phục vào cái khuôn mẫu mà văn hóa đã quy định bạn, bạn muốn phù hợp vào cái đó?

 

Người hỏi: Chắc chắn không.

 

Krishnamurti: Đừng nói, ‘Chắc chắn không.’

 

Người hỏi: Tôi nghĩ hầu hết mọi người đều tuân phục.

 

Krishnamurti: Bạn – đừng quan tâm đến những người khác.

 

Người hỏi: Chúng tôi không.

 

Krishnamurti: Đừng nói, ‘Hầu hết con người đều tuân phục; thậm chí họ còn không suy nghĩ về nó. Họ chỉ chạy theo những người khác. Ở đây, chúng ta đang suy nghĩ về nó, chúng ta đang quan sát nó, chúng ta đang tìm hiểu nó. Bạn biết nó có nghĩa gì khi không tuân phục vào cái gì đó? Nó có nghĩa chống lại toàn cấu trúc của xã hội. Thuộc luân lý, trong kinh doanh, trong tôn giáo bạn đang chống lại toàn văn hóa; mà có nghĩa bạn phải đứng một mình. Bạn có lẽ chết đói, bạn có lẽ không tiền bạc, bạn có lẽ không có việc làm – bạn phải đứng một mình. Liệu bạn có thể? Bạn sẽ thực hiện? Bạn không biết, đúng chứ? – bạn có lẽ hay có lẽ không thực hiện.

 Đó là một trong những sợ hãi của chúng ta, đúng chứ? Một trong những sợ hãi lớn lao trong sống của chúng ta là về sự tuân phục. Nếu bạn tuân phục, vậy thì bạn trở nên giống như phần còn lại – và điều đó dễ dàng hơn nhiều. Nhưng nếu bạn không tuân phục, vậy thì toàn thế giới chống lại bạn. Và điều này rất nghiêm trọng, nếu bạn không có thông minh đó để chống lại thế giới; thế là bạn sẽ bị hủy diệt. Nếu bạn có sợ hãi bạn không thể có thông minh đó. Hoặc bạn sẽ có thể lập gia đình và người vợ của bạn muốn tuân phục và bạn lại không. Thế là bạn bị kẹt cứng. Bạn có con cái trước khi bạn biết bạn ở đâu và việc đó còn tồi tệ hơn nhiều – bởi vì lúc đó bạn phải kiếm tiền để nuôi nấng con cái.

 

Người hỏi: Lúc đó ông quay lại.

 

Krishnamurti: Lúc đó bạn bị mắc kẹt trong cái bẫy. Vậy là, từ lúc này trở đi bạn phải nhìn toàn vấn đề, hiểu rõ nó, thâm nhập nó. Đừng chỉ nói, ‘Tôi sợ hãi.’ Bạn thấy văn hóa mà trong đó chúng ta được sinh ra khiến chúng ta phải tuân phục, đúng chứ? Nó khiến cho bạn tuân phục và nó khiến cho bạn ganh tị khi không giống như người nào đó.

 Vì vậy sự tuân phục và sự so sánh khiến cho bạn sợ hãi – bạn theo kịp chứ? Ở nhà, trong trường học, trong trường cao đẳng, và khi bạn ra ngoài vào thế giới, sống được đặt nền tảng trên nó. Vì vậy nếu bạn sợ hãi, bạn bị trói buộc mãi mãi. Nhưng bạn có thể nói, ‘Tôi sẽ không sợ hãi, chúng ta hãy thâm nhập nó, chúng ta hãy tìm ra làm thế nào để sống trong thế giới mà đòi hỏi sự chấp nhận, sự tuân phục và sự so sánh.’ Làm thế nào bạn có thể sống trong thế giới này mà không sợ hãi, không tuân phục, không luôn luôn đang so sánh chính bạn với người nào đó? Vậy thì, nếu bạn biết làm thế nào để sống theo cách đó, bạn sẽ không bao giờ bị sợ hãi. Bạn hiểu rõ chứ?

 Hãy bắt đầu ở đây, đừng chờ đợi thời gian khi bạn sẽ năm mươi tuổi. Bắt đầu từ đây, ngay lúc này, khi bạn còn rất trẻ, tìm ra làm thế nào để sống một sống thông minh thực sự mà không bắt chước, không tuân phục và không so sánh, mà là không sợ hãi. Những tế bào não của bạn, trong khi bạn còn trẻ chúng năng động nhiều hơn, linh hoạt nhiều hơn, hiếu kỳ nhiều hơn. Sau đó, khi bạn lớn tuổi hơn, bạn sẽ bị quy định, bạn sẽ có một gia đình, một ngôi nhà: ‘Tôi không thể suy nghĩ bất kỳ điều gì khác ngoại trừ việc kinh doanh, nguy hiểm lắm khi phải suy nghĩ khác hơn.’ Lúc này, làm thế nào bạn sẽ sống một sống mà trong đó bạn không so sánh và không tuân phục, bởi vì bạn không còn sợ hãi. Mà có nghĩa gì? Sợ hãi được sinh ra, được nuôi dưỡng, khi bạn có một hình ảnh về chính bạn; và bạn có hình ảnh đó để tuân phục. Bạn, hình ảnh đó, muốn được tuân phục. Lúc này, chúng ta phải tìm hiểu rất kỹ càng sự tuân phục là gì. Bạn có ý gì qua từ ngữ tuân phục? Bạn có mái tóc dài; bạn đang để nó bởi vì những cậu trai và cô gái khác và những người lớn tuổi có mái tóc dài? Tất cả những ca sĩ nhạc trẻ đều có mái tóc dài – bạn đã thấy những khuôn mặt của họ? Bạn muốn giống như thế? Có mái tóc dài thả lỏa xỏa – mà bạn có – liệu bạn suy nghĩ về sự tuân phục đó? Liệu bạn đang làm nó bởi vì những người khác đang làm nó?

 

Người hỏi: Nếu ông có mái tóc ngắn ông cũng bị tuân phục.

 

Krishnamurti: Bạn đang bị tuân phục hay sao? Bạn có mái tóc dài; bạn đang bị tuân phục, đang mang đôi giày sandal bởi vì những người khác đang mang nó? – đang đi bộ ở Piccadilly hay Fifth Avenue với bàn chân trần. Bạn cũng đi bộ loanh quanh bằng bàn chân đất?

 

Người hỏi: Thường thường tôi nghĩ nó là tình trang bị quy định mà trong đó ông đang sống.

 

Krishnamurti: Mà có nghĩa: bạn đang phản ứng chống lại mái tóc ngắn? Tôi sẽ bảo cho bạn biết tại sao tôi có mái tóc ngắn. Tôi đã để tóc dài đến tận eo của tôi, dài hơn bất kỳ người nào trong các bạn ở đây. Và khi lần đầu tiên tôi đến nước Anh và đi học, họ thường nói, ‘Cắt tóc ngắn đi!’ Các bạn hãy suy nghĩ kỹ càng để tìm ra tại sao bạn để tóc dài. Bạn đang làm nó bởi vì những người khác đang làm nó, hay bạn thích nó?

 

Người hỏi: Tôi thích nó.

 

Krishnamurti: Điều đó có nghĩa gì? Bạn sẽ để nó bởi vì bạn sẽ tiết kiệm được tiền đến tiệm hớt tóc (Tiếng cười.) Bạn phải giữ nó sạch sẽ, được chải đàng hoàng, nếu không nó trông xấu xí? Bạn làm nó bởi vì bạn thích nó? Đó là một lý đo đúng, đúng chứ? Điều đó có nghĩa bạn không đang tuân phục, bởi vì ngày mai thời trang sẽ là tóc ngắn – lúc đó liệu tất cả các bạn sẽ để tóc ngắn? Vì vậy bạn đang làm nó bởi vì bạn muốn làm nó, không liên quan đến việc gì những người khác làm?

 

Người hỏi: Nó cũng giống hệt với quần áo?

 

Krishnamurti: Bạn khoác vào những bộ quần áo lạ lùng này bởi vì những người khác mặc chúng?

 

Người hỏi: Trong chừng mực nào đó, mọi cậu trai đều quan tâm đến hình dáng của bạn ấy.

 

Krishnamurti: Đúng. Bạn nghĩ việc này tạo ra một hình dáng tốt, nó trông đẹp khi bạn mặc những bộ quần áo cẩu thả?

 

Người hỏi: Ông có lẽ cảm thấy điều đó cho chính ông.

 

Krishnamurti: Bạn làm nó bởi vì bạn thích nó, hay bởi vì bạn muốn tuân phục?

Người hỏi: Không nhất thiết vì ông muốn tuân phục.

 

Krishnamurti: Hãy tìm ra! Đừng nói, ‘Không nhất thiết.’

 

Người hỏi: Tôi nghĩ tất cả chỉ là một vấn đề của ưa thích và không ưa thích.

 

Krishnamurti: Tôi đang hỏi. Những ca sĩ nhạc trẻ mặc những cái quần dài màu tía và những chiếc áo sơ-mi màu vàng – bạn đã thấy việc đó. Họ nói, ‘Tôi thích những bộ quần áo này, họ tâng bốc tôi’ – đó là lý do tại sao bạn đang làm nó? Vì vậy mái tóc, quần áo, cách bạn suy nghĩ, cách bạn cảm thấy – liệu có phải bởi vì những người khác đang cảm thấy theo cách đó. Những người khác là những người Pháp, những người Đức, những người Do thái, những người Ấn giáo, những người Phật giáo, những người Thiên chúa giáo – và bạn trở thành người này hay người kia bởi vì đó là cách dễ dàng nhất. Đó là lý do tại sao bạn tuân phục? Hay bạn nói, ‘Không, tất cả việc đó đều sai lầm, tôi sẽ không thích việc đó.’

 Vì vậy, trước hết phải tìm ra tại sao bạn để tóc dài và mặc quần áo như thế này, dù bạn là người Mỹ, người Pháp hay người Đức, để cho bạn bắt đầu vận dụng cái trí riêng của bạn. Bạn thấy đó, trong khi bạn còn trẻ, nếu bạn không cách mạng – tôi không có ý ném bom mà không là cách mạng gì cả – nếu bạn không đang tìm hiểu, đang thâm nhập, đang nghi ngờ, đang quan sát về chính bạn, tìm ra bạn suy nghĩ điều gì, tìm hiểu toàn lãnh vực về chính bạn, sau đó nó sẽ khó khăn nhiều lắm.

 

Người hỏi: Tôi nghĩ mấu chốt chính trong tất cả điều này là sự sợ hãi. Ví dụ, tôi có mái tóc dài; nếu tôi cắt ngắn mái tóc của tôi bởi vì tôi biết rằng mọi thứ sẽ trở nên ổn thỏa và sẽ không có vấn đề gì cả. Tôi cảm thấy tôi làm hầu hết mọi thứ vì sự an toàn, vì sự thanh thản.

 

Krishnamurti: Tôi hiểu. Vì vậy, bạn sợ hãi – tại sao?

 

Người hỏi: Sợ hãi rằng tôi không phù hợp vào cái khuôn mẫu đang tồn tại.

 

Krishnamurti: Vậy thì, bạn sẽ làm gì? Sống cùng sợ hãi đó? Tại sao bạn phải phù hợp vào khuôn mẫu?

 

Người hỏi: Nếu ông muốn ở lại đây, nó tốt hơn để làm như thế.

 

Krishnamurti: Bạn đang nói, nếu bạn muốn sinh tồn, bạn phải phù hợp vào khuôn mẫu. Và bạn muốn sống theo cách đó – đánh nhau, cãi cọ, căm ghét, ganh tị, đấu tranh, những chiến tranh?

 

Người hỏi: Không.

 

Krishnamurti: Ngày hôm trước chúng ta đã nói, thật ra được giáo dục không có nghĩa tuân phục, không có nghĩa bắt chước, không có nghĩa phải làm việc gì hàng triệu người và hàng triệu người đang làm. Nếu bạn cảm thấy thích làm việc đó, hãy làm nó. Nhưng hãy nhận biết việc gì bạn đang làm – những cãi cọ, hận thù, chống đối, sự phân chia giữa những con người nơi thực sự không có sự liên hệ gì cả, những chiến tranh – nếu bạn thực sự thích sống theo cách đó. Vậy thì bạn sẽ mời mọc tất cả những hỗn loạn quanh bạn, bạn là bộ phận của cái đó, vậy thì không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu bạn nói, ‘Tôi không muốn sống theo cách đó’, vậy thì bạn phải tìm ra làm thế nào để sống khác hẳn. Và điều đó đòi hỏi sự thông minh. Tuân phục không đòi hỏi sự thông minh, nó đòi hỏi sự ranh mãnh.

 Thế giới là như thế này và bạn ở đây để được giáo dục trong mọi khía cạnh của sống, cả bên ngoài lẫn bên trong. Mà có nghĩa: phía bên trong đừng sợ hãi. Không có những sợ hãi có nghĩa bạn phải tìm ra làm thế nào sống mà không có sợ hãi, vì vậy bạn phải tìm hiểu sự sợ hãi là gì. Vì tìm hiểu sự sợ hãi là gì, cái trí của bạn trở nên thông minh; sau đó thông minh đó sẽ chỉ cho bạn làm thế nào sống trong thế giới này một cách thông minh.

 Sợ hãi là một trong những vấn đề to tát nhất trong thế giới, có thể vấn đề to tát nhất. Vì vậy bạn phải đối diện cái sự kiện này, bạn phải hoàn toàn hiểu rõ nó và thoát khỏi nó.

 Bạn đã nói, ‘Tôi sợ hãi về cái không biết được, ngày mai, tương lai’. Tại sao bạn cứ nghĩ về ngày mai? Nó là một dấu hiệu lành mạnh? Bạn còn trẻ tuổi, chứa đầy vẻ đẹp lạ thường của vùng quê này, tò mò về chim chóc, về sự sống – tại sao bạn quan tâm về ngày mai? Bởi vì người mẹ của bạn, người cha của bạn, những người hàng xóm đều đang hỏi việc gì sẽ xảy ra cho bạn vào ngày mai? Họ là những con người bị sợ hãi – tại sao bạn rơi vào cái bẫy của họ? Thế giới đang trở nên mỗi lúc một dư thừa dân số – bạn biết điều đó có nghĩa gì? Ở Ấn độ, tôi tin rằng, hai mươi hay ba mươi triệu em bé được sinh ra mỗi năm. Và ở Trung quốc còn nhiều hơn thế nữa. Thế giới đang mỗi lúc một đầy nghẹt người, và tất cả họ đều muốn có việc làm, tất cả họ đều muốn nhà cửa, con cái, vị trí, quyền hành, tiền bạc. Bạn càng quan sát nó bạn càng bị sợ hãi và bạn hỏi, ‘Việc gì sẽ xảy ra cho tôi?’ Làm thế nào lúc này bạn biết việc gì bạn sẽ làm hay bạn như thế nào trong hai mươi năm nữa? Bạn thấy bạn sẽ làm gì? Trong khi bạn còn trẻ, sống, tận hưởng, đừng nghĩ về tương lai. Nếu bạn sống ngay lúc này mà không có sợ hãi, vậy thì khi bạn lớn lên bạn sẽ giống hệt như vậy, bạn sẽ sống – không đặt thành vấn đề bạn làm gì, dù bạn là một người làm vườn, một người nấu ăn, bất kỳ làm việc gì, nó sẽ là một công việc hạnh phúc cho bạn. Nhưng nếu bạn nói, ‘Thượng đế của tôi ơi, làm thế nào tôi sẽ phù hợp vào thế giới này, làm thế nào tôi sẽ xoay xở khi tôi ba mươi tuổi’, vậy thì bạn đang tự hủy diệt chính bạn.

 Bạn thấy, trong chừng mực nào đó mỗi thế hệ đều tuân phục vào thế hệ quá khứ, vì vậy không có thế hệ nào đã từng là một thế hệ mới mẻ. Điều gì chúng ta đang cố gắng làm ở đây là sáng tạo một thế hệ mới mẻ. Có lẽ chừng bốn mươi người – từng đó cũng quá đủ rồi – mà sẽ không sợ hãi, mà sẽ không tuân phục, mà sẽ có thông minh để tìm ra việc gì họ phải làm khi họ lớn lên; thông minh này sẽ bảo cho bạn biết việc gì phải làm. Nhưng nếu bạn sợ hãi, từ lúc này trở đi bạn sẽ bị trói buộc. Bạn sợ hãi đứng một mình? Bạn biết tôi có ý gì qua điều đó? Bạn biết chứ, Rachael? Bạn sợ hãi sống một mình? – không phải trong bóng tối. Một mìnhnghĩa không người đồng hành, không phụ thuộc vào con người, vào sự nịnh nọt của họ, vào sự khuyến khích của họ, vào câu nói của họ, ‘Bạn tuyệt vời.’ Liệu bạn có phụ thuộc vào bất kỳ ai? Chắc chắn chúng ta phụ thuộc vào người đưa sữa, vào thức ăn, vào người nấu nướng nó – chúng ta phụ thuộc trong cách đó. Nhưng thuộc cảm xúc chúng taphụ thuộc vào bất kỳ người nào? Hãy tìm ra. Hãy quan sát nó. Tình yêu đòi hỏi sự phụ thuộc? ‘Tôi thương yêu bạn’ – liệu nó có nghĩa tôi phụ thuộc vào bạn? Hay bạn phụ thuộc vào tôi thuộc tình cảm? Tôi có lẽ kiếm được tiền bạc, đó là một loại phụ thuộc khác. Nhưng thuộc tâm lý, phía bên trong, trong những cảm thấy của chúng ta, khi chúng ta nói, ‘Tôi thương yêu’, điều đó có nghĩa tôi phụ thuộc vào bạn, rằng nếu không có bạn tôi sẽ bị lạc lõng? Liệu tình yêu là ưa thích và không ưa thích? Đó là một hình thức của phụ thuộc – bạn hiểu rõ điều đó chứ? Liệu bạn thấy sự khác biệt giữa ưa thích và tình yêu, giữa tình yêu và vui thú? Ưa thích là một hình thức của vui thú, đúng chứ?

 

Người hỏi: Nếu tôi nói, ‘Tôi thích ông’, nó có nghĩa tôi chọn lựa, nhưng nếu tôi không chọn lựa vậy thì việc đó đúng.

 

Krishnamurti: Hãy theo dõi! Tôi đang nói: thuộc tâm lý liệu bạn phụ thuộc vào bất kỳ người nào? Nếu bạn có, trong đó có sợ hãi, đúng chứ? Bởi vì nếu bất kỳ điều gì xảy ra cho bạn tôi đều bị sợ hãi. Tôi ghen tuông nếu bạn nhìn một người nào khác. Mà có nghĩa tôi chiếm hữu bạn – đúng chứ? Tôi phụ thuộc vào bạn, vì vậy tôi phải chắc chắn rằng tôi sở hữu bạn trong mọi cách, nếu không tôi bị lạc lõng. Vì vậy tôi sợ hãi, vì vậy tôi trở nên mỗi lúc một phụ thuộc và mỗi lúc một ghen tuông thêm. Vì vậy, liệu bạn phụ thuộc vào bất kỳ người nào? Và tất cả sự phụ thuộc này thông thường được gọi là tình yêu, đúng chứ?

 

Người hỏi: Sự phụ thuộc là một sợ hãi của không là gì cả.

 

Krishnamurti: Hãy tìm ra, đừng đồng ý, hãy tìm ra liệu bạn có phụ thuộc. Và vì vậy hãy tìm ra tại sao bạn phụ thuộc và thấy điều gì là những hàm ý của sự phụ thuộc đó – sợ hãi, cô độc, không thanh thản? Nếu bạn không phụ thuộc vào con người vậy thì bạn không sợ hãi, đúng chứ? Vậy thì bạn không sợ đứng một mình. Bạn đang một mình không phải vì sợ hãi; khoảnh khắc bạn một mình bạn chân thật nhiều hơn, an toàn nhiều hơn, không người nào có thể làm hư hỏng bạn, không có vấn đề của bị tổn thương. Vì vậy hãy tìm ra liệu bạn phụ thuộc vào con người. Và không chỉ vào con người, nhưng còn cả vào nhậu nhẹt, thuốc men, huyên thuyên, nói chuyện không ngớt về những việc tầm phào.

 

Người hỏi: Chúng taphụ thuộc vào cha mẹ chúng ta, đúng chứ?

 

Krishnamurti: Chúng ta phụ thuộc vào cha mẹ bởi vì họ đã mang chúng ta vào thế giới, họ cảm thấytrách nhiệmchúng ta phụ thuộc vào họ bởi vì họ cho chúng ta tiền bạc để được giáo dục. Đó là một loại khác của sự phụ thuộc.

Người hỏi: Đó là một phụ thuộc cần thiết.

 

Krishnamurti: Nó là cần thiết. Tôi phụ thuộc vào người đưa thư. Khi tôi lên xe lửa tôi phụ thuộc vào người lái xe lửa.

 

Người hỏi: Liệu người ta phụ thuộc nếu người ta suy nghĩ liên tục về một sự vật hay một con người?

 

Krishnamurti: Vâng, chắc chắn.

 

Người hỏi: Dường như đối với tôi một trong những sự việc chính là rằng xã hội phụ thuộc vào nghệ thuật của nó, mà trở thành bộ phận của bất kỳ hình thức nào của sự tự diễn tả và nghệ thuật trở thành việc không thể nào tránh khỏi.

 

Krishnamurti: ‘Tự-diễn tả’ – điều đó có nghĩa gì? Tôi phải tự diễn tả về chính tôi’, ‘Tôi phải là chính tôi.’ Hãy quan sátcẩn thận – ‘Tôi’ phải tự diễn tả về chính tôi. ‘Tôi’ phải là chính tôi. ‘Tôi’ phải tìm ra sự nhận dạng của tôi về chính tôi. Bạn biết tất cả những cụm từ đó. Lúc này, điều đó có nghĩa gì: ‘Tôi phải là chính tôi’? Liệu ‘tôi’ là sự sợ hãi, ‘tôi’ là sự ganh tị, ‘tôi’ mà nói, ‘Tôi sợ hãi tương lai, việc gì sẽ xảy ra cho tôi?’ Cái ‘tôi’ mà nói, ‘Nó là ngôi nhà của tôi, quyển sách của tôi, đây là người chồng của tôi, người bạn trai của tôi?’ Đó là cái ‘tôi’, đúng chứ? Và cái ‘tôi’ đó nói, ‘Tôi phải tự diễn tả về chính tôi’ – nghe có vẻ ngớ ngẩn làm sao! Không à?

 

Người hỏi: Sự diễn tả không là sáng tạo hay sao?

Krishnamurti: Hãy tìm ra. Sự diễn tả là sáng tạo? Vẽ một bức tranh, sáng tác một bài thơ, chế ra một cái lọ – đó là sáng tạo? Tôi không đang nói nó phải hay nó không phải.

 

Người hỏi: Nó có mang vào hiện hữu cái gì đó mà không ở đó trước kia.

 

Krishnamurti: Tạo ra cái gì đó mà không ở đó trước kia là sáng tạo, đó là thế hay sao?

 

Người hỏi: Đó không là điều gì ông có ý.

 

Krishnamurti: Tôi không biết. Người ta nói sự diễn tả là sự sáng tạo. Hãy theo điều này từng bước một – tự-diễn tả là sáng tạo. Cái tôi: cái tôi đó là gì?

 

Người hỏi: Loại sáng tạo đó bị giới hạn.

 

Krishnamurti: Hãy quan sát những từ ngữ đó, ‘Tôi tự diễn tả về chính tôi và và vì vậy tôi có tánh sáng tạo.’ Nó có nghĩa gì?

 

Người hỏi: Nó có lẽ là một loại của điều trị chữa bệnh, có thể làm được điều đó.

 

Krishnamurti: Bạn đang nói, bằng cách tự diễn tả về chính bạn bạn sẽ trở nên lành mạnh, bạn sẽ trở nên thông thái? Hãy lắng nghe: ‘Tự-diễn tả là sáng tạo.’ Hãy suy nghĩ về điều đó.

 

Người hỏi: Tôi nghĩ nó chỉ là đang tự đồng hóa chính người ta.

 

Krishnamuti: Chỉ quan sát. Cái ‘Tôi’ là gì. Hãy thâm nhập nó, đừng chấp nhận những thuật ngữ này: ‘Tôi đang tự diễn tả về chính tôi.’ Nó có nghĩa gì? Ai là cái ‘Tôi’? Mái tóc dài của tôi, mái tóc ngắn của tôi, sự tức giận của tôi, sự ghen tuông của tôi, những kỷ niệm của tôi, những vui thú của tôi, không ưa thích của tôi, tình dục của tôi, sự tận hưởng nhỏ nhoi của tôi – đó là cái ‘Tôi’? Nó là cái ‘Tôi’, đúng chứ? mà muốn tự diễn tả về chính nó – mà là sự tức giận của tôi, sự ganh tị của tôi, điều này và điều kia của tôi, bất kỳ nó là cái gì. Liệu đó là sáng tạo? Vì vậy, sáng tạo là gì? Đây là một nghi vấn vô hạn. Con người sáng tạo, hay cái trí sáng tạo, có khi nào suy nghĩ về sự diễn tả?

 

Người hỏi: Không.

 

Krishnamurti: Hãy chờ đó. Điều này hơi khó khăn một chút. Đừng nói vâng hay không. Bất kỳ người nào mà nói, ‘Tôi đang tự diễn tả về chính tôi’ nên bị quẳng vào sọt rác!

 

Người hỏi: Diễn tả cái gì đó không có nghĩa sáng tạo…

 

Krishnamurti: Vì vậy, sáng tạo có nghĩa gì? Tôi hiện diện và tự diễn tả về chính mình – đó là sáng tạo? Hay sáng tạo khi ‘cái tôi’ không hiện diện? Khi ‘cái tôi’ nói, ‘Tôi phải tự diễn tả về chính tôi bằng cách đá người nào đó’, ‘cái tôi’ đang tự diễn tả về chính nó là bạo lực. Vì vậy trạng thái của sáng tạo là sự vắng mặt của ‘cái tôi’? Khi không có ‘cái tôi’, liệu bạn biết rằng bạn sáng tạo? Đó là tất cả. Bạn hiểu rõ chứ? Khi bạn đang làm việc gì đó cùng một động cơ đằng sau nó – được ưa thích, được nổi tiếng, có nhiều tiền bạc hơn – đó không là đang làm việc gì đó mà bạn thực sự ưa thích. Một nhạc sĩ mà nói, ‘Tôi ưa thích âm nhạc’, nhưng đang quan sát có bao nhiêu người có địa vị trong số khán giả, bao nhiêu tiền bạc anh ấy sẽ kiếm được, anh ấy không sáng tạo, anh ấy không là một nhạc sĩ; anh ấy sử dụng âm nhạc với mục đích để nổi tiếng, để có tiền bạc. Vì vậy không thể có sáng tạo nếu có một động cơ đằng sau nó. Hãy tự thấy điều này cho chính bạn.

 Vì vậy, khi bạn sử dụng những từ ngữ này, ‘Tôi phải tự diễn tả về chính tôi’, ‘Tôi phải sáng tạo’, ‘Tôi phải nhận dạng chính tôi’, nó không có ý nghĩa. Khi bạn thực sự thấy điều này, sống theo cách đó, hiểu rõ nó, cái trí của bạn được tự do khỏi ‘cái tôi’ rồi.

 

Người hỏi: Liệu có giá trị khi tạo ra những sự vật của vẻ đẹp?

 

Krishnamurti: Giá trị cho ai?

 

Người hỏi: Cho chính ông.

 

Krishnamurti: Bạn có ý gì, ‘chính ông’? Bạn có nhớ, ngày hôm trước chúng ta đã nói về vẻ đẹp? Hãy nhìn ngắm cái cây đó và cái bóng và ánh sáng mặt trời: đó là vẻ đẹp. Làm thế nào bạn biết cái gì là đẹp đẽ? Bởi vì người nào đó nói cho bạn? Một họa sĩ nổi tiếng đã vẽ một bức tranh, hay một thi sĩ vĩ đại đã viết về ánh sáng đó và cái cây và những đám mây và những cái bóng và sự chuyển động của những chiếc lá. Và bạn nói, ‘Anh ấy là một người vĩ đại, tôi thích điều đó, nó là vẻ đẹp.’ Liệu vẻ đẹp là cái gì đó mà đến với bạn qua một người khác? Vẻ đẹp là cái gì đó mà bạn đã được giải thích? Vậy thì, ý thức của vẻ đẹp là gì? Không phải vẻ đẹp là gì, nhưng ý thức của vẻ đẹp? Liệu vẻ đẹp này ở trong những cao ốc, trong cái cây, trong khuôn mặt của một người, trong âm nhạc, trong một bài thơ, trong những sự việc phía bên ngoài? Hay những sự việc bạn thấy trở nên mãnh liệt nhiều hơn bởi vì bạn có ý thức này, ý thức của vẻ đẹp này? Bạn hiểu rõ điều gì tôi có ý? – bởi vì bạn có cảm thấy của vẻ đẹp. Vì vậy khi bạn thấy cái gì đó lạ thường giống như thế, bạn thỏa mãn trong nó bởi vì trong chính bạn bạn có ý thức này. Lúc này, làm thế nào bạn đến được cái này, hay tình cờ có được ý thức này? Làm thế nào bạn nắm bắt nó? Liệu bạn có thể nắm bắt nó bằng cách rèn luyện, qua một hình ảnh, qua bất kỳ lượng sách báo nào bạn đọc, học hành, thâu lượm những bức tranh và có một ngôi nhà dễ thương? Làm thế nào điều này xảy ra?

 Bạn nhớ điều gì chúng ta đã nói ngày hôm trước? Nó xảy ra khi phần thân thể bạn rất nhạy cảm, đang nhìn ngắm – nhạy cảm, không chỉ nhạy cảm về chính bạn nhưng còn nhạy cảm đến những người khác, đến mọi thứ – nhạy cảm đến bạn ăn bao nhiêu, cách bạn ngồi như thế nào, cách bạn nói chuyện ra sao, cách bạn bước đi. Tôi sẽ dẫn giải đến cái gì đó rất thực tế. Tôi đã thấy nhiều bạn đang ăn uống: bạn chạm cái gì đó, liếm ngón tay của bạn và quay lại bạn nhặt cái gì đó lên – bạn nghĩ rằng đó là nhạy cảm?

 

Người hỏi: Lúc đó nó ở trên cái đĩa riêng của ông mà.

 

Krishnamurti: Tôi không có ý đó. Bạn có thể làm bất kỳ việc gì bạn thích trên cái đĩa riêng của bạn. Nhưng bạn liếm ngón tay của bạn và bạn nhặt lên một mẩu bánh mì.

 

Người hỏi: Nó không vệ sinh.

 

Krishnamurti: Tôi không muốn liếm nước bọt của bạn! Tôi đã thấy mọi người làm nó. Trước hết nó không hợp vệ sinh. Tôi sờ vào miệng của tôi và sau đó nhặt lên một mẩu bánh mì hay cái gì khác – bạn theo kịp chứ? Tôi đã làm bẩn nó.

 Bạn không nhận biết được việc gì bạn đang làm, bạn làm nó một cách tự động. Vì vậy, làm việc gì đó một cách tự động không phải là nhạy cảm – đó là tất cả. Vì vậy, khi bạn nhận biết được nó, được những hàm ý, bạn sẽ không làm nó. Khi bạn ngồi xuống ăn uống, một số các bạn không nhai thức ăn của bạn gì cả. Bạn chỉ nuốt nó, và thức ăn có nghĩa là phải được nhai. Khi bạn nhận biết được mọi thứ, bạn trở nên nhạy cảmnhạy cảm là có một ý thức của vẻ đẹp, có một nhận biết của vẻ đẹp. Và nếu khôngý thức của vẻ đẹp bên trong, bạn có lẽ làm những sự việc tuyệt vời nhất, nhưng nó sẽ không chứa đựng ngọn lửa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10183)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11233)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13571)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13712)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22180)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21840)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27352)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17766)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11722)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12316)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25237)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23261)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28561)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22756)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25671)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22273)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13982)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13421)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22444)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26337)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18453)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18949)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34481)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27348)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28376)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21358)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14879)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19191)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10613)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18558)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15658)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13174)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13415)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14016)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11785)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11624)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11336)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11882)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19935)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12388)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13936)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13268)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31936)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13426)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12747)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13322)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11878)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21845)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11085)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12890)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant