Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 8

10 Tháng Tám 201100:00(Xem: 5634)
Chương 8

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

PHẦN II

NÓI CHUYỆN CÙNG PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

Chương 8

Thiền định không bao giờ là sự kiểm soát của thân thể. Không có sự phân chia thực sự giữa cơ quan thân thể và cái trí. Bộ não, hệ thần kinh và cái vật mà chúng ta gọi là cái trí, tất cả là một, không thể phân chia. Chính là hành động tự nhiên của thiền định mà tạo ra sự chuyển động hòa hợp của tổng thể. Phân chia thân thể khỏi cái trí và kiểm soát thân thể bằng những quyết định thuộc trí năng là tạo ra sự mâu thuẫn, từ đó nảy sinh vô số những hình thức khác nhau của đấu tranh, xung đột, và kháng cự.

 Mọi quyết định để kiểm soát chỉ nuôi dưỡng kháng cự, thậm chí sự khẳng định để nhận biết. Thiền địnhhiểu rõ về sự phân chia bị tạo ra bởi sự quyết định. Tự do không là hành động của quyết định nhưng hành động của nhận biết. Đang thấy là đang làm. Nó không là một khẳng định để thấy và sau đó hành động. Rốt cuộc, ý muốn là sự ham muốn cùng tất cả những mâu thuẫn của nó. Khi một ham muốn đảm đương uy quyền trên một ham muốn khác, ham muốn đó trở thành ý muốn. Trong điều này chắc chắn có sự phân chia. Và thiền địnhhiểu rõ về ham muốn, không phải khuất phục một ham muốn bởi một ham muốn khác. Ham muốn là chuyển động của cảm giác, mà trở thành vui thú và sợ hãi. Điều này được duy trì bởi sự ngừng lại liên tục của sự suy nghĩ trên một suy nghĩ này hay một suy nghĩ kia. Thật ra, thiền định là làm trống không cái trí. Thế là, chỉ có đang vận hành của thân thể; chỉ có hoạt động của các cơ quan và không còn gì khác; thế là, sự suy nghĩ vận hành mà không có sự đồng hóa như cái tôi và cái-không tôi. Sự suy nghĩ là máy móc, giống như các cơ quan thân thể. Điều gì tạo ra xung đột là qua sự đồng hóa chính nó cùng một trong những bộ phận này mà trở thành cái tôi, cái ngã, và những phân chia khác nhau trong cái tôi đó. Không có sự cần thiết cho cái tôi tại bất kỳ thời điểm nào. Không có thứ gì khác ngoại trừ thân thể, và sự tự do của cái trí có thể xảy ra chỉ khi nào sự suy nghĩ không đang nuôi dưỡng cái tôi. Không có cái tôi cần phải hiểu rõ nhưng chỉ có sự suy nghĩ mà sáng chế cái tôi. Khi chỉ có cơ quan thân thể mà không có cái tôi, sự nhận biết, cả bằng mắt lẫn không bằng mắt, không bao giờ có thể bị biến dạng. Chỉ có đang thấy ‘cái gì là’ và chính sự nhận biết đó vượt khỏi cái gì là. Trống không của cái trí không là một hoạt động của sự suy nghĩ hay một qui trình thuộc trí năng. Đang thấy liên tục cái gì là mà không có bất kỳ loại biến dạng nào, tự nhiên làm trống không cái trí khỏi tất cả suy nghĩtuy nhiên chính cái trí đó có thể sử dụng sự suy nghĩ khi cần thiết. Sự suy nghĩ là máy móc và thiền định không là máy móc.

 Còn rất sớm và trong ánh sáng buổi sáng, hai con cú mèo đang đậu trong cây me. Chúng là những con chim nhỏ và dường như luôn luôn đi cặp đôi. Chúng đã kêu gào suốt đêm, lúc có lúc không, và một con đến đậu trên cái bệ cửa sổ và gọi con còn lại bằng âm thanh chan chát. Hai con đang đậu trên cành cây có cái lỗ làm nhà của chúng trong cây me đó. Thường xuyên chúng ở đó trong buổi sáng trước khi chúng lẩn trốn khỏi ban ngày, ngồi bất độngủ rũ ở đó. Chốc lát sau, một con sẽ nhẹ nhàng rút lui và biến mất vào cái lỗ và con còn lại sẽ theo sau, nhưng chúng không gây ồn ào. Chúng chỉ nói chuyện và nhặng xị vào ban đêm. Cây me không chỉ là nơi nghỉ ngơi cho những con cú nhưng còn cho nhiều con vẹt. Nó là một cái cây thật to trong ngôi vườn nhìn ra con sông. Đã có những con chim kền kền, những con quạ và những con chim bắt ruồi màu vàng xanh. Những con chim bắt ruồi thường đến bệ cửa sổ trên hàng hiên, nhưng bạn phải ngồi rất yên lặng và thậm chí không chuyển động đôi mắt của bạn. Chúng có đường bay uốn lượn lạ lùng và chúng tự chăm sóc, không giống những con quạ hay quấy nhiễu những con chim ưng. Buổi sáng đó cũng có những con khỉ. Chúng đã ở đó xa xa nhưng lúc này tất cả chúng đều tiến đến gần ngôi nhà hơn. Chúng còn ở lại vài ngày và sau đó bỏ đi, có một con chim đực cô đơn xuất hiện mỗi buổi sáng trên chỗ cao nhất của những cây me. Nó sẽ trèo lên cái cành cao nhất và ngồi ở đó nhìn xuống con sông, nơi những người dân làng đi qua và gia súc đang ăn cỏ. Khi mặt trời ấm áp hơn, nó sẽ từ từ leo xuống và biến mất, và sáng hôm sau nó lại ngồi ở đó khi mặt trời lên khỏi những cái cây, tạo thành con đường bằng vàng trên con sông. Suốt hai tuần lễ nó ngồi ở đó, cô đơn, cách biệt, nhìn ngắm. Nó không có bạn đồng hành và vào một buổi sáng nó biến mất.

 Những em học sinh đã quay lại. Một trong những cậu trai hỏi, ‘Người ta không phải vâng lời cha mẹ, hay sao? Xét cho cùng, họ đã nuôi nấng tôi, họ đang giáo dục tôi. Nếu không có tiền bạc tôi không thể đến được ngôi trường này, vì vậy họ có trách nhiệm đối với tôi và tôi có trách nhiệm đối với họ. Do bởi cảm giác của trách nhiệm này khiến cho tôi cảm thấy tôi phải vâng lời họ. Rốt cuộc, họ có lẽ biết nhiều hơn tôi về điều gì tốt đẹp cho tôi. Họ muốn tôi trở thành một kỹ sư.’ Bạn muốn là một kỹ sư? Hay bạn chỉ đang học ngành kỹ sư bởi vì cha mẹ bạn muốn như thế?

 ‘Tôi không biết tôi muốn làm gì. Hầu hết chúng tôi trong phòng này đều không biết chúng tôi muốn làm gì. Chúng tôi có học bổng của chính phủ. Chúng tôi có thể học bất kỳ môn học nào chúng tôi thích nhưng cha mẹ chúng tôixã hội nói rằng ngành kỹ sư là một nghề nghiệp tốt. Họ cần những kỹ sư. Nhưng khi ông hỏi chúng tôi muốn làm gì, chúng tôi không chắc chắn lắm và điều này gây hoang mang và bối rối.’

 Bạn đã nói rằng cha mẹ của bạn có trách nhiệm đối với bạn và bạn phải vâng lời họ. Bạn biết việc gì đang xảy ra ở phương Tây nơi không còn uy quyền của cha mẹ nữa. Ở đó những người trẻ không còn muốn có bất kỳ uy quyền nào, mặc dù họ có loại đặc biệt riêng của họ. Liệu sự trách nhiệm cần đến uy quyền, vâng lời, chấp nhận những mong ước của cha mẹ hay những đòi hỏi của xã hội? Trách nhiệm không có nghĩa rằng có khả năng để cư xử hợp lý, hay sao? Cha mẹ của bạn nghĩ rằng bạn không có khả năng về điều này và thế là họ cảm thấytrách nhiệm phải dạy bảo cách cư xử của bạn, bạn làm gì, bạn học hành ra sao và bạn có lẽ trở thành loại người nào. Ý tưởng của cách cư xử theo luân lý của họ được đặt nền tảng trên tình trạng bị quy định của họ, trên giáo dục của họ, trên những niềm tin, những sợ hãi, những vui thú của họ. Thế hệ quá khứ đã dựng lên một cấu trúc xã hội và họ muốn bạn tuân phục vào cấu trúc đó. Họ nghĩ nó là luân lý và họ cảm thấy họ biết nhiều hơn bạn. Và luân phiên, nếu bạn tuân phục, bạn sẽ đòi hỏi rằng con cái của bạn cũng tuân phục. Thế là dần dần, uy quyền của sự tuân phục trở thành sự hoàn hảo của luân lý. Đó là điều gì bạn đang hỏi khi bạn thắc mắc liệu bạn nên vâng lời cha mẹ hay không?

 Bạn thấy sự vâng lời này có nghĩa gì? Khi bạn còn rất nhỏ, bạn nghe lời điều gì cha mẹ dạy bảo bạn. Sự lặp lại liên tục của nghe lời điều gì họ dạy bảo của bạn hình thành hành động của vâng lời. Thế là, vâng lời trở thành máy móc. Giống như một người lính nghe một mệnh lệnh lặp đi lặp lại và tuân phục, trở thành phụ thuộc. Và đó là cách sống của hầu hết chúng ta. Đó là tuyên truyền, cả tôn giáo lẫn thế gian. Vì vậy bạn thấy, một thói quen đã được hình thành từ thời niên thiếu để nghe lời điều gì cha mẹ đã dạy bảo bạn, để nghe lời điều gì bạn đã đọc. Vì vậy nghe trở thành phương tiện của vâng lời. Và lúc này, bạn bị đối diện vấn đề của liệu bạn nên vâng lời hay không nên vâng lời: vâng lời điều gì những người khác đã nói hay vâng lời những thôi thúc riêng của bạn. Bạn muốn nghe điều gì những ham muốn của bạn nói, và chính nghe đó khiến cho bạn vâng lời những ham muốn của bạn. Từ điều này nảy sinh sự đối nghịch và sự kháng cự. Vì vậy, khi bạn hỏi liệu bạn nên vâng lời cha mẹ của bạn có một sợ hãi rằng nếu bạn không vâng lời, bạn có lẽ sai lầm và họ có lẽ không cho bạn tiền bạc để được giáo dục. Trong vâng lời luôn luôn có sợ hãi, và sợ hãi làm tối tăm cái trí.

 Vì vậy thay vì đặt ra câu hỏi đó, liệu bạn có thể nói chuyện với cha mẹ bạn một cách hợp lý và cũng phải tìm ra nghe có nghĩa gì. Liệu bạn có thể nghe mà không có bất kỳ sợ hãi nào về điều gì họ nói? Và liệu bạn cũng có thể lắng nghe những ham muốn và những thôi thúc riêng của bạn mà không có sợ hãi của làm sai trái? Nếu bạn có thể yên lặng lắng nghe mà không sợ hãi, bạn sẽ tìm ra cho chính bạn liệu bạn nên vâng lời, không chỉ cha mẹ bạn, nhưng còn cả mọi hình thức của uy quyền. Bạn thấy, chúng ta đã được giáo dục trong một cách vô lý nhất. Chúng ta đã không bao giờ được giải thích về hành động của học hành. Nhiều thông tin được đổ vào những cái đầu của chúng tachúng ta phát triển một mảnh rất nhỏ của bộ não mà sẽ giúp đỡ chúng ta kiếm sống. Phần còn lại của bộ não bị bỏ quên. Nó giống như cày cấy một góc trong một cánh đồng rộng lớn và phần còn lại của cánh đồng vẫn còn đầy cỏ dại, bụi nhỏ và gai góc.

 Vì vậy lúc này, bạn đang lắng nghe hay đang nghe điều gì chúng ta đang nói như thế nào? Liệu đang nghe này sẽ khiến cho bạn vâng lời hay nó sẽ khiến cho bạn thông minh, nhận biết không chỉ một góc nhỏ xíu nhưng còn cả toàn cánh đồng mênh mông? Những giáo viên của bạn cũng như cha mẹ của bạn đều không quan tâm đến cánh đồng mênh mông cùng tất cả nội dung của nó. Nhưng họ, mãnh liệt và dốt nát, lại quan tâm đến cái góc nhỏ xíu. Cái góc nhỏ xíu dường như trao tặng sự an toàn và đó là sự quan tâm của họ. Bạn có lẽ phản kháng chống lại nó – và con người đang làm điều này – nhưng lại nữa những người đang phản kháng chỉ quan tâm đến cái mảnh đất của họ trong cái góc nhỏ xíu đó. Và thế là nó tiếp tục. Vì vậy liệu bạn có thể nghe mà không có sự vâng lời, mà không có sự tuân theo? Nếu bạn có thể, sẽ có nhạy cảm và sự quan tâm đến toàn cánh đồng và sự quan tâm này sáng tạo thông minh. Chính thông minh này sẽ hành động thay vì thói quen máy móc của sự vâng lời.

 ‘Ồ,’ một em gái nói, ‘nhưng cha mẹ chúng tôi thương yêu chúng tôi. Họ không muốn bất kỳ tổn hại nào cho chúng tôi. Chính là từ tình yêu mà họ muốn chúng tôi vâng lời, dạy bảo cho chúng tôi điều gì chúng tôi phải học hành, định hình những sống của chúng tôi ra sao.’

 Mỗi phụ huynh đều nói rằng anh ấy thương yêu con cái của anh ấy. Chỉ những người bất bình thường mới thù ghét con cái của họ hay đứa trẻ bất bình thường mới thực sự thù ghét cha mẹ của em. Mỗi phụ huynh khắp thế giới đều nói anh ấy thương yêu con cái anh ấy, nhưng thật vậy sao? Thương yêu hàm ý chăm sóc, quan tâm nhiều không chỉ khi chúng còn trẻ, nhưng còn thấy rằng chúng có được loại giáo dục đúng đắn nào đó, chúng không bị giết chết trong những chiến tranh, và đảm bảo một thay đổi trong toàn cấu trúc xã hội cùng luân lý vô lý của nó. Nếu phụ huynh có tình yêu cho con cái của họ, họ sẽ thấy rằng chúng không nên tuân phục; họ sẽ thấy rằng chúng nên học hành thay vì bắt chước. Nếu họ thực sự thương yêu chúng, họ sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng để cho bạn có thể sống thông minh, hạnh phúcan toàn. Không chỉ bạn trong căn phòng này nhưng tất cả mọi người khắp thế giới. Tình yêu không cần đến sự tuân phục. Tình yêu trao tặng sự tự do. Không phải việc gì bạn muốn làm mà thông thường rất nông cạn, nhỏ nhen và bần tiện, nhưng hiểu rõ, lắng nghe một cách tự do, lắng nghe mà không có thuốc độc của sự tuân phục. Nếu cha mẹ thương yêu con cái, bạn nghĩ sẽ có chiến tranh? Từ niên thiếu bạn đã được dạy bảo không ưa thích người hàng xóm của bạn, giảng giải cho bạn sự khác biệt với một người khác. Bạn được nuôi dưỡng trong thành kiến để cho khi bạn lớn lên bạn trở nên bạo lực, hung hăng, tự cho mình là trung tâm, và toàn cái vòng tròn được lặp đi lặp lại. Vì vậy, học hành nghe có nghĩa gì; học hành lắng nghe một cách tự dokhông chấp nhận hay phủ nhận, không tuân phục hay kháng cự. Vậy thì bạn sẽ biết phải làm gì. Vậy thì bạn sẽ tìm ra tốt lành là gì và nó nở hoa như thế nào. Và nó sẽ không bao giờ nở hoa trong bất kỳ ngõ ngách nào: nó nở hoa chỉ trong cánh đồng rộng lớn của sự sống, trong hành động của tổng thể cánh đồng.

 

_____________________________________________

Trích dẫn từ phần 2

NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH

TRÍCH DẪN TỪ PHẦN II

‘K

hông phải rằng phải có một kết thúc cho sự tìm kiếm, nhưng trái lại sự khởi đầu của học hành. Học hành còn quan trọng hơn tìm ra.’

 ‘Chừng nào giáo dục còn quan tâm chỉ với văn hóa của phía bên ngoài…chuyển động phía bên trong cùng chiều sâu vô hạn của nó chắc chắc sẽ dành cho một ít người và trong đó có đau khổ vô cùng. Đau khổ không thể được giải quyết, không thể được hiểu rõ khi bạn đang vận hành cùng năng lượng lạ thường trên những giả tạo. Nếu bạn không giải quyết được điều này cùng sự hiểu rõ về chính mình bạn sẽ có phản kháng này tiếp nối phản kháng khác, những đổi mới mà cần đổi mới thêm nữa, và sự thù hận vô tận của con người chống lại con người sẽ tiếp tục.’

 Mấu chốt của nghi vấnsự giáo dục, nó là sự hiểu rõ tổng thể của con người và không phải một nhấn mạnh vào một mảnh thuộc sống của anh ấy…Tất cả những người hăng hái tìm kiếm sự thay đổi phía bên ngoài luôn luôn gạt đi những mấu chốt cơ bản hơn.’

 

_____________________________________

Ông Không đọc, ghi âm: tháng 9 năm 2010
Ông Q bắt đầu nghe, đánh vi tính: 30 tháng 10 năm 2010
Ông Q đánh máy xong: 10 tháng 4 năm 2011
Ông Không sửa xong: 15:00 ngày 5 tháng 6 năm 2011


Đã dịch:
1 – Sổ tay của Krishnamurti
Krishnamurti’s Notebook
2 – Ghi chép của Krishnamurti
Krishnamurti’s Journal
3 – Krishnamurti độc thoại
 Krishnamurti to Himself
4 – Ngẫm nghĩ cùng Krishnamurti
Daily Meditation with Krishnamurti
5 – Thiền định 1969
 Meditation 1969
6 – Thư gửi trường học
 Letters to Schools
7 – Nói chuyện cuối cùng 1985 tại Saanen
 Last Talks at Saanen 1985
8 – Nghĩ về những việc này
 Think on these things
9 – Tương lai là ngay lúc này
The Future is now
10 – Bàn về Thượng đế
 On God
11– Bàn về liên hệ
 On Relationship
12 – Bàn về giáo dục
 On Education
13 – Bàn về sống và chết
 On living and dying
14 – Bàn về tình yêu và sự cô độc [2-2009] 
 On Love and Loneliness
15 – Sự thức dậy của thông minh Tập I/II [2009 ]
 The Awakening of Intelligence
16 – Bàn về xung đột [4-2009]
 On Conflict
17 – Bàn về sợ hãi
 On Fear
18 – Vượt khỏi bạo lực [6-2009]
 Beyond Violence
19 – Bàn về học hànhhiểu biết [8-2009]
 On Learning and Knowledge
20 – Sự thức dậy của thông minh Tập II/II [12-2009 ]
 The Awakening of Intelligence
21 – Nghi vấn không đáp án [2009]
 The Impossible Question
22 – Tự do đầu tiên và cuối cùng [4-2010]
 The First and Last Freedom
23 – Bàn về cách kiếm sống đúng đắn [5-2010]
 On Right Livelihood
24– Bàn về thiên nhiên và môi trường [5-2010]
 On Nature and The Environment
25– Tương lai của nhân loại [5-2010]
 The Future of Humanity 
26– Đoạn kết của thời gian
 The Ending of Time [5-2010]
27– Sống chết của Krishnamurti – 2009
 The Life and Death of Krishnamurti 
 A Biography by Mary Lutyens [Đã dịch xong]
28–Trách nhiệm với xã hội [6-2010]
 Social Responsibility
29– Cá thểxã hội [7-2010]
 Individual & society
30– Cái gương của sự liên hệ [11-2010]
 The Mirror of Relationship
31­– Bàn về cái trí và suy nghĩ [8-2010]
 On mind & thought
32– Tại sao bạn được giáo dục? [2-2011]
 Why are you being educated?
33– Bàn về Sự thật [3-2011]
 On Truth
34– Tiểu sử của Krishnamurti – Tập I/II [5-2011]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
35– Tiểu sử của Krishnamurti – Tập II/II [6-2011]
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
36- Truyền thốngCách mạng [7-2011]
Tradition & Revolution
37-Khởi đầu của học hành[8-2011]
 Beginnings of Learning
________________________
Đón đọc:
-Cuộc đời trước mặt [9-2011]
 Life Ahead
-Gặp gỡ cuộc sống [10-2011]
Meeting Life
-Giới hạn của suy nghĩ [12-2011]
 The Limits of Thought
 -Fire in The Mind
 -The Kitchen Chronicles
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28199)
Phương Trời Cao Rộng - Truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995
(Xem: 6694)
Tiếng nói của những người con Phật có tấm lòng từ bi và trí tuệ đi vào đời...
(Xem: 8792)
Báo Chánh Pháp - bộ mới Số 43, tháng 06 năm 2015
(Xem: 9322)
Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
(Xem: 15391)
Nguời quân tử ra làm quan đi vào con đường hành chính, không những ngồi ung dung nơi miếu đường nói truyện văn nhã, để lấy tiếng là người có đức vọng...
(Xem: 8259)
Báo Chánh Pháp Số 41 Tháng 4/2015
(Xem: 8687)
Tuyển tập những bài viết về mùa Xuân trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015...
(Xem: 16738)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(Xem: 26988)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế...
(Xem: 18688)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 15661)
Là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người.
(Xem: 22546)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 19485)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18364)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16214)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 25653)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 12892)
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt.
(Xem: 37868)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 20098)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 10721)
Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành.
(Xem: 10043)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền nãotâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận.
(Xem: 10563)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10397)
Cuốn sách này được viết ở Thái Lan, nơi tôi đã sống trong một vài năm. Khi tôi gặp người Thái, tôi đã rất ấn tượng trước sự rộng lượng của họ.
(Xem: 11047)
Sách này không ngại phổ biến cho nhiều người cùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bước vào cửa ngõ Chánh pháp...
(Xem: 15244)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 10849)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana...
(Xem: 19703)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11713)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 10787)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm.
(Xem: 11252)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay.
(Xem: 10112)
Đức Phật hướng dẫn cần chuyển hóa tâm thức làm cho nỗi đau, phiền não, nghiệp chướng không còn sức sống, lúc đó chúng ta mới đạt được hạnh phúc thật sự.
(Xem: 10572)
Đại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Đạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp,"
(Xem: 11559)
Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào.
(Xem: 10896)
Chủ yếu Đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ...
(Xem: 11410)
Lăng Già ngời bóng nguyệt, Hoàng Anh đề trác tuyệt, Dị thục thức đã thuần, Ca bài ca bất diệt.
(Xem: 12166)
Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bảnthanh tịnh...
(Xem: 11070)
Tiếng đại hồng chung ngân vang như xé tan bầu không khí đang trầm lắng. Đó là báo hiệu cho mọi người chuẩn bị hành lễ của thời khóa Tịnh độ tối...
(Xem: 13024)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 17786)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15248)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 15723)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 11006)
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh...
(Xem: 12118)
Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một hệ thống thiền tập rất căn bản của đạo Bụt, là một nghệ thuật vun trồngđiều phục thân tâm tuyệt vời.
(Xem: 11050)
Hồn Bướm Mơ Tiên là tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo rất sâu sắc dưới cái nhìn của tác giả.
(Xem: 21858)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 12098)
Giai Nhân Và Hòa Thượng gồm có 10 truyện ngắn Do Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputtra Xuất bản năm 2006... HT Thích Như Điển
(Xem: 9183)
Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 1 đến 11 tháng 7 năm 2014...
(Xem: 20185)
Quyển sách nầy nhằm giải đáp một phần nào những thắc mắc trên qua kinh nghiệm bản thân của người viết... HT Thích Như Điển
(Xem: 17263)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10105)
Tôi chia sẻ các phương pháp điều trị ung thư không phải để khoe khoang kiến thức về bệnh tật, y khoa và thiền học... Chân Pháp Đăng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant