Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

17. Phụ Trương - Sống Tức Là Tương Quan

28 Tháng Tám 201100:00(Xem: 7158)
17. Phụ Trương - Sống Tức Là Tương Quan

Diệu Nga
DỐC MƠ ĐỒI MỘNG
 Tu Viện Trúc Lâm Canada Xuất Bản PL. 2547 DL. 2003

Sống Tức Là Tương Quan

Tuổi trẻ thường hay chịu ảnh hưởng của bạn bè. Hồi còn nhỏ, tôi rất phục cách sống và lối xử sự của một người bạn thân ở trung học. Chị không làm mích lòng ai, cũng không gây gỗ với ai bao giờ. Chị thường nói với tôi: “Bạn bè, hễ hợp với mình thì mình chơi thân, không hợp thì xã giao bề ngoài, còn đối với người mình ghét thì coi như họ không có mặt trên thế gian này, như vậy khỏi bận tâm”. Tôi áp dụng phương thức đó một thời gian khá lâu nhưng về sau này, khi tuổi đời tăng trưởng và tầm suy nghĩ có chiều sâu hơn, tôi thấy trong phương cách đó có điều gì không ổn. Đối với những người mình ghét, dù mình coi họ như “không” đi nữa thì cũng vẫn phải bận tâm vì họ như thường, chứ nào được an tâm.

Sống là tương quan với tha nhân hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp. Không thể nào có một thái độ dửng dưng, biệt lập. Tôi ghét ông A nào đó thì hình ảnh của ông A đã gây tác động trong tâm tôi rồi, đó cũng là một hình thức tương quan. Hoặc có khi nào bạn lang thang một mình giữa phố xá đông người, tấp nập xe cộ lại qua mà thấy lòng trống vắng, cô đơn? Những khi ấy bạn có thật sự cách biệt với những người không quen biết đang hấp tấp ngược xuôi trên đường phố chăng? 

Xin thưa: không! Bởi vì nếu bạn giữ đúng luật lưu thông, luật đi đường dành cho người đi bộ thì chính bạn đang là giọt nước đang cùng dòng nước chảy xiết một chiều. Trái lại, nếu bạn phạm luật giao thông, gây tai nạn, bạn tạo ra biết bao trở ngại cho những người đang di chuyển chung quanh bạn, đó là sự tương quan rất rõ ràng. Dù có tác động thuận hay nghịch, hoặc dù không thấy có tác động xảy ra đi chăng nữa, thì lúc nào sống cũng có nghĩa là tương quan. Hôm nay tôi muốn cùng quý đạo hữu chia xẻ ý nghĩa của tương quan trong khía cạnh thực tế nhất hầu rút ra một bài học thực tiễn về đời sống để thấy đạo và đời vốn chỉ là một thôi.

Lý tương quan trong đạo Phật, nếu nói đủ, phải là: luật tương quan – tương duyên – tương sinh của vạn hữu. Trên thế gian này, không có cái gì có thể sống riêng rẽ biệt lập mà không dính dáng, liên hệ tới vật khác. Chẳng những sự sự vật vật có liên hệ với nhau một cách mật thiết (tương quan) lại còn phải nương vào nhau để phát sinh (tương sinh) và nương vào nhau để tồn tại (tương duyên). Cái này có là nhờ cái kia, cái kia có là nhờ cái nọ. Sự vật liên hệ với nhau trùng trùng như lưới võng, đan kết chằng chịt với nhau khắn khít đến nỗi nếu chỉ bứt đi một mắt lưới thôi thì cả cái lưới đều rách rời ra cả. Vì vậy nên kinh Hoa Nghiêm nói rằng: “Một là tất cả, tất cả là một” nhằm hiển minh lý “Trùng trùng duyên khởi” hay “Vô tận duyên khởi”.

Đem lý duyên khởi này xét nghiệm trong đời sống của con người, chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ giữa mình và người rất sâu xa mật thiết và bất cứ điều gì mình gây ra cho người khác đều trở lại tác động vào chính bản thân như tiếng la hét của mình trong hang núi sẽ trở thành tiếng vang dội ngược lại tai mình; như trái banh ném vào tường cũng sẽ dội ngược lại chỗ người vừa ném nó.
Tương tợ như thế, trong gia đình nếu bậc làm cha mẹ biết thương yêu, lo lắng, dạy dỗ cho con cái nên người, thì sự thành công, thành nhân của con cái chẳng những là phần thưởng tinh thần vô cùng quý báu khiến cho mẹ cha được nở mặt nở mày mà các con còn biết hiếu đạo, biết phụng dưỡng mẹ cha. Trái lại nếu cha mẹtrách nhiệm, thờ ơ trong việc giáo dục thì con cái sẽ hoang đàng, bạc bẽo với mẹ cha của chúng. Những gia đình có con nuôi, con ghẻ (cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha) hay con riêng, nếu đứa trẻ không được thương yêu và đối xử bình đẳng với anh chị em của chúng thì không khí trong gia đình sẽ kém vui vì những chuyện xích mích bất hòa. Cho dù đứa trẻ tánh tình hiền lành, không có phản ứng mạnh mẽ gì khi bị ức hiếp nhưng thái độ câm nín chịu đựng lặng lẽ của nó cũng là áng mây mờ che phủ hạnh phúc trong gia đình và làm mọi người cảm thấy buồn bã đến khó chịu.

Thậm chí đến những con vật chúng ta nuôi trong nhà như chó, mèo v.v… nếu chúng ta không thương yêu chăm sóc lại còn đánh đập bạc đãi thì hình vóc tiều tụy và dáng vẻ thiểu não của chúng cũng tạo ra sự ảm đạm trong nhà.

Bên cạnh gia đình là môi trường bằng hữu. Bạn bè thì có kẻ ghét người thương. Đối với người mình mến thích thì dĩ nhiên không có vấn đề đặt ra vì mình sẵn sàng chìu bạn dù phải chịu thua thiệt chút đỉnh. Nhưng đối với kẻ mình không ưa mà cứ phải đối diện hoài (oán tắng hội khổ!) thì quả nhiên mình khó có thể cư xử đẹp với họ. Nhưng thử hỏi, nếu mình chơi xấu với họ thì hậu quả sẽ ra sao? Để trả lời câu hỏi này, tôi xin kể một câu chuyện cổ tích Tây Phương. “Ngày xưa có một anh tiều phu kia lang thang trong rừng để đốn củi. Trong lúc mệt mỏi, chàng ta nằm ngả lưng bên bờ suối. Đang lúc mơ màng nửa thức nửa ngủ bỗng một bà tiên hiện ra. Bà thấy cảnh cùng khổ của anh nên động lòng từ, ban cho anh một điều ước với điều kiện là nếu anh ước gì thì người cừu địch của anh sẻ được gấp đôi cái mà anh có. Điều kiện kỳ lạ này làm anh suy nghĩ, đắn đo. Nếu anh ước giàu có thì tên thợ săn mà anh ghét cay ghét đáng ở cạnh nhà sẽ giàu có gấp đôi; nếu anh ước vợ đẹp thì bà vợ xấu xí hiện nay của hắn sẽ hóa ra xinh đẹp gấp đôi người đẹp của anh; nếu anh ước danh vọng địa vị thì đương nhiên hắn cũng hơn anh và dẫu anh ước tài năng tuyệt xảo đi nữa, thì hắn cũng sẽ giỏi hơn anh… chỉ mới nghĩ thế thôi mà anh đã thấy ức lòng. Thế rồi, trong tâm trạng căm tức đó, anh ước được chột một mắt với hy vọng rằng kẻ thù sẽ đui cả đôi mắt. Buổi chiều, anh lững thững trở về với con mắt chột. Anh cố tình đi ngang qua nhà tên thợ săn để xem hắn có bị mù không? Nhưng hỡi ôi! Đôi mắt hắn vẫn bình thường. Hắn đang giỡn với con chó săn của hắn ở trước sân nhà. Bây giờ anh vừa ngậm ngùi vừa xấu hổác tâm của mình”.
Tục ngữ Việt Nam cũng có câu: “Ngậm máu phun người, dơ miệng mình”. Khi ta muốn làm điều không phải với ai, thì chính mình bị thiệt hại trước rồi. Vì sao? Vì ác tâm là con rắn độc, nó nằm ngay trong tâm thức của mình làm cho mình phải khổ sở vì lòng sân hận, oán thù và giết hại những chủng tử thiện vốn sẵn có. Nó xúi giục mình làm những việc bất thiện, gieo nghiệp nhân xấu để tự mình phải gánh chịu quả báo tai hại về sau. Cho nên, hại người tức là tự hại mình. Tốt hơn hết là đừng làm những gì mà ta không thích người khác làm cho mình.

Xét rộng hơn, trong môi trường xã hội, sự tương quan giữa mình và người cũng rất dễ thấy, trong sở làm, nếu bạn ghét ông chủ của bạn và sau lưng ông, bạn làm việc tắc trách, tìm cách phá hại ông thì kết quả là sớm muộn gì họ cũng khám phá ra và bạn sẽ bị đuổi việc, có khi còn bị truy tố ra tòa. Hoặc là, nếu sự việc êm thắm hơn, sự phá hoại của bạn không bị phát giác nhưng đã làm ông chủ bị thua lỗ, ông phải đóng cửa xí nghiệp và bạn cũng lâm vào cảnh thất nghiệp thôi. Chủ nhân có vai tròquyền hạn của chủ nhân, nhân viên có bổn phận và quyền lợi của nhân viên. Nếu hai bên biết hợp tác nhau trên tinh thần tương thân tương trợ thì mọi việc sẽ tốt đẹp vô cùng. Kinh nghiệm này, người xưa cũng đã phải trải qua nên đã dạy rằng: “Ăn cây nào, rào cây ấy” là vì vậy.
Những lúc đến siêu thị để mua thức ăn, có bao giờ bạn quan sát cách lựa hàng của người đi mua không? Người đi mua, ai cũng muốn chọn những trái cây, rau cải thật tươi ngon, không bị bầm dập hư hại; nhưng tiếc thay, có một số người đã xốc xáo tìm lựa một cách rất “phũ phàng” đối với rau cải, trái cây là những thứ lẽ ra mình phải rất nhẹ nhàng, tưng tiu khi cầm đến. Họ làm hư hại như vậy chính là tự họ đã nâng cao giá hàng lên mà họ không hay vì chủ tiệm buôn nào cũng phải tính “tỉ lệ hư hao” của từng loại hàng để định giá bán. Mặt hàng nào bị hư hại nhiều thì giá bán phải cao hơn để tránh sự lỗ lã.

Sống trong xã hội, nếu mỗi người chỉ nghĩ đến chính mình mà dửng dưng với kẻ chung quanh thì thái độ ích kỷ dửng dưng ấy sẽ gây tác hại cho mình không ít.
Người hàng xóm mà ta không có cảm tình vừa bị trộm. Tên trộm ấy, trong đêm qua, vô tình ta đã nhìn thấy nhưng ta cũng phớt lờ đi cho bõ ghét thay vì ta điện thoại cho cảnh sát hay. Kết quả là vài tuần sau, ta cũng bị trộm trong lúc ngủ say. Vì sao? Vì tên trộm thấy khu vực này làm ăn quá dễ dàng, lối xóm láng giềng không có tinh thần đoàn kết, tương thân.

Ở đâu không có sự mở rộng tương quan, ở đó có bế tắc vì tương quan là mạch điện của đời sống, của tình thương. Tương quan luôn luôn có hai chiều, trong đó chủ thể và đối tượng thể hiệnBất Nhị một cách rõ ràng. Bồ tát (chủ thể) là bậc hữu tình giác ngộ, phát khởi tâm Đại Bi, lăn lội vào chốn trần gian đầy khổ lụy để cứu giúp và hóa độ chúng sanh (đối tượng). Chúng sanh nhận chịu sự giúp đỡ, cứu độ nhưng đồng thời chúng sanh lại là ân nhân (đối tượng trở thành chủ thể), là ruộng phước giúp đỡ Bồ Tát (chủ thể trở thành đối tượng) có môi trường thích hợp để hoàn thành Bồ Tát đạo. Bởi vì nếu khôngchúng sanh mê muội đang lặn ngụp trong bể khổ trầm luân thì Bồ Tát không thể thực hiện lòng từ bi. Nhờ thực hiện lòng từ bi, tìm phương giúp người mà tâm từ ngày càng mở rộng. Phương Tiện Trí ngày càng nảy nở khiến cho Phước Trí tròn đầy, trở thành bậc Lưỡng Túc Tôn.

Giúp người tức là giúp mình. Thấy rõ điều đó, hành giả phá được hàng rào ngăn cách giữa mình và người. Phá vỡ sự cách biệt giữa mình và người thì tâm hồn trở nên rộng rãi biết bao và đời sống vui vẻ biết bao vì bây giờ không còn có ai đáng để dành cho “tình cảm đặc biệt” nên không gieo trồng tham ái, si mê; không có ai để oán ghét nên lòng thảnh thơi không cừu hận.

Tương quan là một định luật của đời sống, xã hội cũng như những định luật khoa học thiên nhiên. Nếu hiểu rõdiệu dụng được cái định luật này, chúng ta sẽ tạo ra muôn vàn lợi ích, còn như đi ngược lại với định luật, chúng ta chẳng những tự chuốc lấy khổ đau mà còn tác hại đến bao nhiêu người khác. Diệu dụng lý tương quan ở mức độ cao tức là thể hiện tinh thần bình đẳng và lòng thương yêu. Không còn có thái độ chấp ngã để tự thấy mình đáng quý, đáng trọng hơn hết; “cái tôi” bây giờ đã được hòa dung với tất cả chúng sanh nên Bồ Tát mới “bịnh vì chúng sanh bịnh” và dám xả thân cứu khổ muôn loài chỉ vì một lý do đơn giản: “thương người như thể thương thân”. Vì thương người như thể thương thân nên cứu độ mà không thấy có chúng sanh mình đang độ, làm trăm công ngàn việc mà không thấy mình có làm; không có người thi ân cũng không có kẻ thọ ân. Hành động cứu giúp của Bồ Tát tự nhiên như mặt trời thường chiếu sáng, như hoa nở điểm tô cho đời, như gió mát trăng thanh. Dù người đón nhận hay hững hờ, bản tính và hành động của Bồ Tát vẫn là như vậy.

Chỉ khi nào sống với tinh thần tương quan rộng rãi và sâu sắc như thế, chúng ta mới thực hiện được tam tự qui y:
- Tự qui y Phật vì đã trở về với tự tánh Giác Ngộ, không còn mê chấp, vô minh.
- Tự qui y Pháp vì đã thấu rõ chân lý vi diệu của pháp giới trùng trùng duyên khởi, trong đó mình và người vốn không hai, không khác.
- Tự qui y Tăng vì đã hòa hợp được với tất cả chúng sanh nên tất cả đều trở thành vô ngại.
Khi ấy thì tuy sống trong cảnh đời đầy phiền não mà tâm đã được giải thoát. Bước đi trong cõi Ta Bà uế trược mà như dạo chốn vườn hoa, thấy đất đai bằng phẳng không có núi cao chắn chở, không có hầm hố ngăn ngại. Với phong cách thong dong tự tại và đầy an lạc như thế, hành giả trở thành một đóa hoa vô ưu thơm ngát hương vị giải thoát đem đến cho người muôn vàn lợi ích an vui.
Như thế, khi thấu rõ chân lý của vũ trụ nhân sinhthể hiện chân lý ấy vào cuộc sống tức là đem đạo vào đời, biến cõi trần ai đầy khổ lụy này thành xứ sở An Lạc

Đạo không phải là cái gì huyền bí xa vời tách rời khỏi cuộc sống. Đạo phát xuất từ cuộc đời. Ngày xưa, sau 49 ngày thiền định dưới cội Bồ Đề, đức Phật tỏ ngộ chân lý chứ không phải ngài phát minh ra chân lý. Chân lý vốn tự nó là như vậy, xưa nay vẫn thế, không phải do ai bày vẽ hay sắp đặt ra nó. Những gì đức Phật thuyết giảng trong hơn 49 năm hoằng pháp độ sanh, có lúc cao có lúc thấp, khi thuyết hữu vi, khi nói vô vi, khi giảng về nhân quả, rồi khổ, không, vô thường, vô ngã, lúc thuyết Tứ Đế, nhân duyên, khi lập hội Bát Nhã, hội Hoa Nghiêm v.v… nhưng tất cả những điều ngài nói đều phát xuất từ một nguồn gốc duy nhấtNhư Thị (nói thật, đúng y như thật). Cũng vì lẽ đó mà ngài đã bảo rằng: “Trong bốn mươi chín năm thuyết pháp, ta chưa từng động đôi môi”. Những điều ngài nói ra nào có chi mới lạ, nào phải là triết thuyết của riêng ngài. Nó có đấy từ bao giờ, từ vô thủy đến vô chung cho nên nói mà như không nói vì “đạo khả đạo phi thường đạo” (đạo mà có thể nói ra thì không phải là đạo vậy).

Đạo ở nơi thân tâm, ở trong đời sống, ở khắp cả các pháp nhưng tiếc thay chúng ta cứ mãi hiệp trần bội giác (chạy theo trần cảnh, quên điều giác ngộ) nên sự suy nghĩ và hành động thường sái quấy đến nỗi phải lưu lạc trôi nổi mãi trong biển sinh tử luân hồi. Bởi thế cho nên nhân loại rất cần những bậc người giác ngộ có lòng Đại Bi làm bậc đạo sư dẫn dắt cho người biết đường đi nẻo về nơi trụ xứ Thường An Lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10190)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11247)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13585)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13731)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22200)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21859)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27371)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17772)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11733)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12326)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25246)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23270)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28570)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22760)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25691)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22288)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13987)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13430)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22464)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26366)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18467)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18960)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34502)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27372)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28407)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21368)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14887)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19196)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10615)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18566)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15660)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13176)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13418)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14021)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11787)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11628)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11336)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11887)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19940)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12391)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13939)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13270)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31956)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13432)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12749)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13327)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11891)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21857)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11089)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12898)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant