Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Thảo Am

28 Tháng Tám 201100:00(Xem: 6200)
3. Thảo Am

TÂM HƯƠNG TẢI ĐẠO
Tuyển tập truyện ngắn thắp lên tinh thần Đạo Giác Ngộ giữa chốn vô minh
Gió Đông xuất bản 2002
Linh Linh Ngọc

THẢO AM

Vừa từ ngoài đại lộ rẽ vào đường nhỏ, cảnh vật đã hoàn toàn đổi khác. Đang là những cao ốc, công viên, hàng quán sầm uất, bỗng chỉ còn những ngôi nhà cũ, thấp, với hàng rào gỗ có vườn rau, chuồng ngựa ...Con đường nhỏ chỉ có hai lối, một đi lên và một đi xuống. Michael vừa lái chậm, vừa nhìn lại mảnh giấy chỉ dẫn. Cứ theo đường mòn này, giữ bên phải, qua một cầu gỗ bắc ngang giòng suối cạn sẽ tới ngã ba, nơi có tường đá thấp. Ở đó, trên một cành cây sao, có bảng chỉ dẫn vào Deer Park với mũi tên rẽ trái.

Michael mỉm cười sảng khoái. Vậy là ông đã tới điểm hẹn rất sớm, như ý muốn. Ông sẽ thu được vào ống kính cảnh núi rừng hùng vĩ, tĩnh lặng của bình minh vừa rạng trước khi bạn ông và những người Việt-Nam hành hương lên chùa vào ngày đầu năm của họ. Bạn ông cho biết, người Việt Nam thường đi chùa rất đông vào những ngày đầu năm mới, trước là lễ Phật, sau là cầu xin những sự an lành cho gia đình, cho nhân loại

Vừa rẽ trái ở ngã ba hướng vào Deer Park, cảnh vật lại thu nhỏ hơn, một bên là vách đá hùng vĩ, một bên là rừng cây nhìn xuống sườn núi thăm thẳm. Michael xuống xe, lấy máy hình ra thu vài góc cạnh của vách đá chênh vênh, lấp lánh ánh mặt trời vừa nhô trên đỉnh núi sương mù. Đi thêm một đoạn, con đường mở rộng hơn với khu rừng sồi gìa cỗi, thân sần sùi, tàn và lá rậm rạp, đan vào nhau, che khuất những áng mây lửng lơ trên bầu trời bao la sương sớm. Lại xuống xe, và ống kính đưa lên. Rừng đẹp qúa, mênh mông, xanh mướt. Núi đẹp qúa, ngạo nghễ vươn lên đùa ánh mặt trời. Những tảng đá lớn, thiên nhiên sắp đặt tự bao giờ, chồng lên nhau thành bao nhiêu hang động rải rác khắp những con đường dốc, khắp những khu rừng sồi, rừng tùng, rừng bách ... Cảnh đẹp thiên nhiên lôi cuốn ống kính, như sức hút của nam châm. Và Michael cứ thế, say sưa bấm máy. Ông đang leo dốc, đi sâu vào núi đá.
Ông đã bỏ xa chiếc xe đậu ở rừng sồi.

Sương, như tấm màn thủy tinh trong suốt, phủ nhẹ lên từng chồi cây, từng lá cỏ, tuy mơ hồ mà ta vẫn cảm thấy được bởi làn hơi mát tinh khôi tỏa khắp núi đồi.

Những khối đá lớn, tảng thì bằng phẳng, nằm một mình, an nhiên tự tại, tảng thì dựa vào nhau trong thế nương tựa. Rải rác khắp nơi, không đâu đá núi thiên nhiên không tạo thành những hình ảnh mang đầy nghĩa nhân sinh. Có phải thật thế, hay lòng ông đang hòa cùng sự mầu nhiệm của Đạo Phật mà ông đã được biết đến ít nhiều, qua người bạn gái Việt-Nam?.

Ống kính trên tay Michael di động chậm chậm qua từng vách đá, từng dốc mòn hoang vu dẫn lên đỉnh núi.

-Tuyệt vời !.

Michael thốt kêu lên.

Giữa rừng gìa, trên phiến đá bằng phẳng, một ni-sư đang tĩnh lặng, tọa thiền. Ni-sư nhắm mắt, hai tay chắp thành búp sen trước ngực, hai chân xếp bằng, sống lưng thật thẳng. Những tia nắng đầu tiên của ngày, xuyên qua cành lá, lung linh trên vạt áo nâu, óng ả như những giải bạc. Không một tiếng chim hót, không một tiếng lá rơi, không một tiếng gió thoảng ... Hình như cả không gian, cả vạn vật đang cùng với ni- sư nhập làm một.

Hết sức nhẹ nhàng, hết sức cẩn trọng, Michael ngồi xuống sau lùm cây rậm, mắt không rời cái hình ảnh tuyệt vờimột đời ôm máy đi khắp đó đây, ông chưa từng thâu vào ống kính được. Đúng thế, máy chỉ thâu được cảnh, làm sao thâu được linh hồn của cảnh. Giây phút này, cái linh hồn của cảnh mà Michael cảm thấy được, đang khiến ông rúng động toàn thân. Ông chưa thấy ai ngồi thiền đẹp như thế, an nhiên như thế, tĩnh lặng như thế. Phải từ TÂM trong suốt lưu ly mới thể hiện được THÂN thanh tịnh nhường này...

Bỗng, bức tranh tĩnh mạc bị giao động. Có tiếng lá khô xào xạc như bước chân nào đang tới. Michael chưa kịp có phản ứng gì thì từ bìa rừng, một mãnh hổ xuất hiện. Nó đang đi tới hướng ni-sư ngồi thiền. Michael dợm đứng lên, nhưng ni-sư chợt nói nhỏ:

-Đừng động !.

Ni-sư đã mở mắt, nhưng vẫn còn ngồi yên trong thế tọa thiền. Mãnh hổ vẫn đi về hướng ni-sư. Khoảng cách ngắn dần, ngắn dần...

Michael lại dợm đứng lên, dù chưa biết sẽ phải làm gì. Và ni-sư lại nói nhỏ, nhưng cương quyết:

-Đừng !.

Hai mươi thước ... Mười lăm mươi thước ... Ni-sư vẫn ngồi yên.

Mười thước ...

Nếu mãnh hổ chồm lên ?! ...

Toàn thân Michael tê cứng như đá, hai con ngươi mở căng, bất động.

Mãnh hổ bỗng đi chậm lại. Trong đầu Michael chỉ còn lùng bùng ý nghĩ, sao hôm nay không mang theo khẩu súng nhỏ, như vẫn mang theo những lần đi chụp hình ở những nơi hoang dã ?

Nhưng kìa, sao mãnh hổ dừng lại ?. Bây giờ, nó đang đứng đối diện với ni-sư.

Chỉ một cái nhẩy phóng, chồm lên thôi !.

Nhưng nó vẫn đứng, bốn mắt nhìn nhau. Hai con mắt thú hoang ngây ngô nhìn vào đôi mắt thanh thản, dịu dàng của người tu hành. Có lẽ trong đời, nó chưa gặp người nào khi thấy nó mà không, hoặc săn đuổi, hoặc chạy trốn. Nó dừng lại để lượng định tình hình chăng ?. Và nó thấy gì ?. Nó thấy người đối diện vẫn an nhiên tự tại. Người đối diện không săn đuổi nó, cũng không chạy trốn. Ánh mắt người đối diện nhìn nó không chút oán thù, không chút khinh khi và không cả chút nào sợ sệt. Người không hại nó, nó chẳng hại người. Đất trời mênh mông, núi rừng trùng điệp, cây trái bạt ngàn, can chi phải hệ lụy nhau !.

Phút giây thầm lặng dài tựa thiên thu...

Mãnh hổ nhúc nhích hai chân trước, rồi nhúc nhích hai chân sau. Hai con mắt nó lại nhìn thẳng vào đôi mắt người tu hành. Giây phút đó, hình như đôi mắt ni-sư mỉm cười với nó. Nó thong thả quay lưng. Rồi rất chậm, rất chậm, nó đi trở lại bìa rừng. Thoáng chốc, mãnh hổ đã biến mất sau vách núi.

Michael đứng phắt dậy, lao về phía ni-sư. Ông gào lên:

-Trời ơi ! Thật là kinh khủng ! Thật là kinh khủng ! Bà đang nhắm mắt ngồi thiền, bà nhìn thấy tôi hồi nào mà ra lệnh <Đừng động, đừng tới>?. Bà không cho tôi tới, bà cũng không chạy, thế bà ngồi chờ chết à ? Hay là bà không thấy con mãnh hổ ? Không phải, Bà đã thấy tôi thì phải thấy mãnh hổ chứ !. Bà có biết nó đã đứng gần bà tới cỡ nào không ? Trời ơi, sao bà lại mỉm cười như không có chuyện gì xẩy ra cả vậy ?. À, chắc bà không biết tiếng Anh, bà không hiểu tôi đang nói gì. Rắc rối qúa ! Tiếng Việt thì tôi lại chỉ biết có dăm câu: Chào bà, chào ông, chào anh, chào chị.

-Thí chủ biết thế là tốt qúa rồi. Với người Việt-Nam thì chỉ cần một câu chào cũng có thể trở thành tri-kỷ.

-Trời ơi, bà biết nói tiếng Anh và lại còn nói hay qúa nữa !.

-Cám ơn thí chủ.

Ni-sư vừa nói, vừa đi chậm về phía một cây đại thụ gần đó. Michael hấp tấp:

-Thưa bà ... Thưa bà ...

Ni-sư dừng lại trước một cái am nhỏ, mái và vách đều kết bằng cỏ tranh. Michael lại buột miệng kêu lên:

-Trời, bà sống trong cái am cỏ đơn sơ lạnh lẽo này ư ?

Ni-sư mỉm cười:

-Thưa không, tôi dựng am này để ngồi thiền những khi trời mưa hay nhiều gío. Còn buổi sáng đẹp như sáng nay thì tôi tọa thiền trên phiến đá, như thí chủ đã thấy đó.

Michael mở lớn mắt, há hốc miệng mà nhìn ni-sư. Rõ ràng là cái cảnh suýt bị mãnh hổ tấn công sáng nay chẳng ảnh hưởng gì tới ni-sư. Con mãnh hổ tiến đến gần bà cũng như con chim, con sóc mà thôi. Tại sao thế ? Tại sao bà có thể vượt qua cái cảm giác sợ hãi của bất cứ một con người bình thường nào ?. Hay bà không phải là người mà là Phật ?

Người bạn gái Việt-Nam đã đôi lần kể chuyện về khả năng huyền nhiệm của Đức Phật Thích Ca. Chẳng hạn như khi Ngài đang giảng Kinh Pháp Hoa trên đỉnh núi Linh-Thứu thì Bảo Tháp của Phật Đa Bảo hiện ra trên không trung. Tất cả tăng chúng đều ước ao được chiêm ngưỡng Phật thân của Phật Đa Bảo đang ngồi trong tháp. Muốn mở cửa tháp, phải có sự chứng kiến tất cả hóa thân của vị Phật đang thuyết pháp nên hôm đó Đức Phật Thích Ca đã dùng thần lực vô lượng vô biên mà gọi vô số vô lượng hóa thân của Ngài đang giảng pháp khắp tam thiên đại thiên thế giới về hội tụ.

Người bạn gái kể bằng cả sự thành kính, nên tuy không tin mà Michael cũng chẳng dám phản đối. Ông chỉ nghe, rồi phát biểu bằng những câu lưng chừng “Thế à, hay qúa nhỉ”.

Bây giờ đây, chính ông vừa chứng kiến một sự thật khó tin, một sức mạnh tinh thần vô biên, tiềm ẩn trong một hình hài mong manh nhỏ bé. Ông bỗng hoang mang và lòng lại dấy lên ý nghĩ, bà là người hay Phật ?.

-Thí chủ có lên viếng chùa thì xin mời.

Michael giật mình, như vừa choàng cơn mộng ảo. Ông hấp tấp trả lời, như sợ ni-sư sẽ biến mất:
-Vâng ...Vâng ... Tôi muốn lên thăm chùa. Tôi cũng muốn ... Thưa ni-sư, tôi cũng muốn được thưa chuyện với ni-sư ít phút. Tôi muốn ... được ni-sư cho nghe đôi chút về Đạo Phật.

-Qúy hóa qúa. Sáng nay còn sớm, tôi cũng được thong thả. Mời thí chủ theo tôi lên Thiền-đường lễ Phật rồi xuống phòng đọc sách, tôi sẽ pha sẵn trà và hân hạnh hầu chuyện thí chủ.

Trà được rót ra tách sứ, thơm ngát hương sen.

Nâng tách trà lên, Michael cảm thấy lòng rung động, bồi hồi khôn tả. Ông không thể ngờ rằng, mới đây thôi, ông vừa trải qua những giây phút cực kỳ kinh động ngoài rừng, tưởng như không tránh nổi cảnh thịt nát xương tan, mà phút này ông lại đang ngồi bình yên trong căn phòng đầy kinh sách Phật với tách trà bốc khói ngạt ngào. 

-Thí chủ mới lên chùa lần đầu ?

-Vâng, thưa ni-sư. Tôi tên là Michael, Michael Chandler. Tôi là nhiếp ảnh gia của tạp chí National Geographic. Tôi được một người bạn Việt-Nam cho biết trên này mới có ngôi chùa đẹp lắm nên tôi lên thăm, hy vọng sẽ giới thiệu chùa trong tạp chí số tới, qua những tấm hình độc đáo. Nhưng sáng nay ...

-Thí chủ vẫn còn bị xúc độngcảnh tượng sáng nay ?

-Vâng, thưa ni-sư, tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ quên được cảnh tượng sáng nay. Tôi cũng sẽ không bao giờ còn chụp được một tấm ảnh nào xứng đáng nữa, bởi vì hình ảnh toàn bích nhất mà suốt thời gian phục vụ nghệ thuật mới nhìn thấy, thì tôi lại không chụp được. Đó là hình ảnh ni-sư ngồi thiền trên tảng đá, giữa rừng, trong bình minh vừa rạng. Thật ra, mạn phép ni-sư, tôi đã chụp, nhưng chỉ là chụp được cảnh mà thôi. Còn linh hồn và không khí tỏa ra từ sự thanh khiết và tĩnh lặng của ni- sư mới là tuyệt tác, thì tôi không đủ khả năng thâu vào.

Ni-sư khoan thai nâng tách trà lên. Tay phải cầm quai tách, lòng tay trái mở ra đỡ nhẹ đáy tách. Rất từ tốn, ni-sư nhấp một ngụm trà rồi nhẹ nhàng đặt tách xuống. Hai tay chắp vào nhau, ni-sư nói:

-Hân hạnh được thí chủ đến thăm chùa. National Geographic là một tạp chí nổi tiếng lâu năm. Mỗi tấm hình trong đó là một nghệ thuật, mỗi bài viết trong đó là một tác phẩm. Trước đây tôi đã từng được xem qua. Sáng nay, trong khi tọa thiền, tuy nhắm mắt nhưng nghe tiếng bấm máy, tôi biết là có người đang chụp hình. Tiếng mãnh hổ dẫm trên lá khô, tôi cũng biết, nên khi thí chủ định có hành động, tôi phải lên tiếng ngăn, bởi thí chủ đứng lên lúc đó thì sẽ rất nguy hiểm.

-Còn ni-sư ? Ni-sư ngồi yên đó chịu trận thì có nguy hiểm không ?

-Cũng có thể nguy hiểm.

Michael không thể không hỏi cái câu hỏi đang đầy ứ trong lòng:

-Ni-sư không sợ ư ?

Ni-sư điềm đạm:

-Thưa không.

-Sao lại không, thưa ni-sư ? Sao lại có thể không sợ hãi khi nhìn thấy nguy hiểm trước mắt, nhất là sự nguy hiểm này chỉ trong tích tắc sẽ cực kỳ đau đớn, cực kỳ thê thảm ?

Ni-sư mỉm cười:

-Thí chủ lên đây uống trà vì nôn nóng muốn biết sao sáng nay tôi không sợ hãi, chứ chưa hẳn là muốn nghe Đạo pháp, có phải không ?. Thắng được sự sợ hãi cũng do từ hiểu Đạo pháp mà ra. Đạo pháp, không thể chỉ một buổi trà đàm ngắn ngủi là có thể thấu hiểu hết được. Nhưng tạ lòng thí chủ, tôi sẽ trình bầy đơn giản đôi chút, trong đề tài này. 

Ni-sư rót thêm trà cho khách và cho mình rồi chậm rãi nói:

-Tại sao chúng sinh sợ hãi ? Bởi chúng sinh sợ mất. Chúng sinh sợ mất những gì ? Chúng sinh sợ mất nhiều thứ lắm. Sợ mất tiền của, mất tình nghĩa, mất danh vọng, mất sức khỏe, mất mạng sống ...v...v...Nhưng trước khi con người hiện hữu thì tiền của, tình nghĩa, danh vọng, mạng sống đó ở đâu ? 
Từ đâu đến ? Nó không có và chẳng từ đâu đến. Ngay cả thân mạng ta, trước khi hiện hữu thì ta là gì ? từ đâu ? Ta chẳng là gì và chẳng từ đâu. Chỉ bởi do nhiều duyên hợp, ta đã hiện hữu. Như chiếc lá ngoài khung cửa kia, thí chủ thấy không ? Chiếc lá đó là gì, từ đâu, trước khi cái hạt mầm được gieo xuống đất, đâm chồi, nẩy lộc thành cây, rồi cây trổ lá ?. Cái hạt mầm gieo xuống đất đó cũng còn phải tùy thuộc vào nắng, vào gío, vào mưa mới có thể phát triển thành hoa lá. Nếu ta tách rời những yếu tố hạt mầm, mặt trời, mặt trăng, mưa, gío, đất, cát ... thì không bao giờ có chiếc lá. Cho nên, chiếc lá tuy hiện hữu nhưng bản chất của nó là không thật. Nó hiện hữu chỉ bởi do đủ duyên hợp mà thành, cũng như, nó rơi rụng úa vàng bởi hết duyên mà tan...

Michael buột miệng nói:

-Như vậy, bản chất thật của chiếc lá là không sanh không diệt ?

-Đúng, bản chất chiếc lá là không sanh không diệt, không đến không đi. Nhìn chiếc lá tươi non trong tiết trời đầu năm, ta tưởng như chiếc lá vừa trổ ở mùa xuân nắng đẹp, nhưng thật ra chiếc lá đã có mặt trong đất, trong nắng, trong mưa, trong gío, trong nước, trong lửa ... từ lâu, có thể rất lâu, từ vô lượng kiếp không chừng !. Rồi mùa thu, khi chiếc lá rụng xuống, ta tưởng như chiếc lá vừa chết ở mùa thu, nhưng thật ra, khi duyên hợp giữa đất, cát, nắng, mưa, gío, nước, lửa ... không hội đủ, thì chiếc lá đã không còn hiện hữu từ lâu, có thể từ rất lâu, từ vô lượng kiếp không chừng !. Cũng vậy, khi quán chiếu tự thân để nhìn kỹ vào lý DUYÊN SINH VÔ NGÃ thì sự hiện hữu của con người cũng như sự hiện hữu của chiếc lá. Con người chỉ hiện hữu do đủ duyên hợp mà chưa từng sanh diệt, chưa từng đến hay đi.
Michael bàng hoàng:

-Thưa ni-sư, vậy ra, bản chất của con người cũng không thật ?

-Thí chủ có chấp nhận được điều đó không ?

Michael nâng tách trà lên, ngắm nghía. Trong lòng ông như có một điều gì vừa vỡ oà ra. Chiếc tách này, trước khi đến tay ông, nó là gì ?. Ồ, nó là KHÔNG. Nó chẳng thể là gì nếu không có đất, có men, có nước, có lửa, có người thợ gốm... Duyên hợp phải đủ nó mới thành cái tách, nhưng bỏ rời từng thứ ra, không phải chỉ nó là không, mà đất, men, nước, lửa, người thợ gốm cũng là không. Cái nọ ở trong cái kia, cái nọ vì cái kia mà có. Ta là vạn hữu, vạn hữu là ta, ta với vạn hữu là một. Đã là một, là mang cùng bản chất. Vạn hữu luôn luôn thay đổi, biến diệt nên bản chất của vạn hữuvô thường vô ngã. Khi đã quán chiếu sâu sắc để thấy ta với vạn hữu là một, ta với vạn hữu mang cùng bản chất, thì đúng là bản chất ta cũng vô thường vô ngã. Khổ đau bắt nguồn từ việc ta nhìn lầm cái vô thường là thường, cái vô ngã là ngã ! Qủa đúng như thế.

Chỉ một thóang nhìn, ni-sư biết rằng người khách đã hiểu điều căn bản, nên nói tiếp:

-Ta đã không thật thì sao lại dựa trên CÁI KHÔNG để sợ mất CÁI TA TƯỞNG LÀ CÓ ?. Ta đã không thật thì tiền bạc, danh vọng, thân mạng mà ta nghĩ rằng của ta, thuộc về ta, những cái đó có còn thật không ?

Micheal ngơ ngẩn:

-Dạ ...không thật. Nhưng thưa ni-sư, nếu vạn vật đều không thật, chỉ do duyên hợp, nương nhau mà thành, thì cảm xúc từ đâu khởi lên ? Tại sao con người còn cảm thấy vui, buồn, thương, ghét, oán, hờn ... dựa trên những cái không thật ?.

-Bởi con người chưa nhận ra được cái TÁNH KHÔNG của vạn hữu nên thường để cho vọng tưởng dẫn dắt vào chốn mê lầm. Từ mê lầm, mọi sự việc, mọi cảm nghĩ đều chạy qua lăng kính phân biệt của vọng tưởng mà tạo nghiệp. Đó chính là con đường xoay ta quay mãi trong vòng luân hồi. Đức Thế Tôn cũng biết rõ rằng, vì chúng sinh đã huân tập lâu đời, dựa vào vọng tưởng, ngỡ bóng là hình, chìm đắm trong vô minh nên mỗi người đều có Phật tánh trong tâm mà không biết. Phật tánh là gì ? Phật tánh là cái TÂM CHÂN THẬT hay gọi nôm na là cái Thấy Biết Thường Hằng. Tánh thể nguyên thủy của Tâm Chân Thật vốn bất sanh bất diệt, vốn không từng nhiễm ô vọng động. Tâm Chân Thật thường hằng ở trong ta để nhận sự vật qua mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, thân xúc chạm, ý cảm nhận, mà không phân biệt đẹp xấu, thương ghét gì. Còn vọng tưởng mà ta ngỡ là tâm thì, vì qua lăng kính phân biệt nên dẫn dắt ta, cho cái này là đẹp nên thương, cái kia xấu nên ghét.

Trên bàn có một bình hoa. Ni-sư cầm một nhánh, đưa lên, rồi nói tiếp:

-Tâm Chân Thật khi nhìn cái hoa thì chỉ ghi nhận đó là cái hoa. Còn vọng tưởng, khi nhìn cái hoa, lập tức sẽ qua lăng kính phân biệt rằng hoa này tươi, hoa kia héo. Từ chỗ phân biệt tươi héo mà ta sanh tâm chấp ngã, hoa tươi thì muốn có, hoa héo muốn quăng đi. Phàm, cái gì muốn mà không được thì sẽ khổ, dù có được rồi mà thấp thỏm sợ mất, cũng khó yên vui. Trong khi đó, cái Tâm Chân Thật, khi nhìn hoa chỉ ghi nhận là hoa, không thương không ghét, không mong có, cũng chẳng cầu buông, nên tâm vẫn an nhiên thanh tịnh.

Michael đổi thế ngồi. Ý nghĩ ông cũng đang luân chuyển. Ni-sư vừa chỉ thí dụ bằng cái hoa thôi, còn thực tế ngoài đời thì sao ?. Đứng trước danh vọng, quyền lực, bạc tiền và nhiều nhiều thứ nữa, nếu ta nhìn bằng Tâm Chân Thật, ta sẽ dửng dưng. Ngược lại, nếu ta để vọng tưởng, mà ta ngỡ là tâm, dẫn dắt thì quả thật ta sẽ chìm vào cơn lốc xoáy và muôn vàn nghiệp dĩ sẽ tạo ra.

Michael đã hiểu được phần nào cảnh tượng sáng nay. Nhưng vẫn còn điều gì chưa ổn. Ông phải hỏi rõ hơn.

-Thưa ni-sư, vậy là sáng nay ni-sư đã nhìn mãnh hổ bằng Tâm Chân Thật, chỉ ghi nhận đó là mãnh hổ mà không qua lăng kính phân biệt là nó ác hay hiền nên ni-sư đã không sợ hãi ?

-Đúng thế.

-Thưa ni-sư, tôi e rằng ở trường hợp này, cái nhìn của Tâm Chân Thật có hơi ... cực đoan bởi vì bản tánh của mãnh hổ vốn ác. Nếu gặp nó mà không có khí giới thì ta phải chạy chứ. Chạy còn có hy vọng thoát chứ không chạy là cũng như ...tự sát. Không hiểu sao sáng nay nó lại bỏ đi ... Tôi thật tình không hiểu.

-Thí chủ đừng nghĩ là tôi đã dùng phép mầu nhiệm gì cảm hóa nó. Tôi không sợ hãi chỉ vì tôi đã nhìn thẳng vào bản chất nó. Nó vốn không thật. Cũng như bản chất tôi không thật. Một cái không thật sao lại còn mang được lòng sợ hãi đối với một cái không thật khác ?

Michael cảm thấy không đừng được để không nói:

-Thế nếu nó, thay vì quay đi, mà lại chồm lên ni-sư thì sao ?

Ni-sư lại rót thêm trà vào tách cho khách, rồi mỉm cười tiếp lời:

-Thì sự hiện hữu của tôi dưới dạng xác thân này đã hết. Một, trong muôn trùng sự chuyển hóa trên từng sát nathế gian này mà thôi. Như chiếc lá rơi xuống, như hơi sương đọng thành mưa, không có gì đáng sợ cả. Thí chủ biết không, trong cùng một trại tù, cùng chịu chung một chính sách mà người này thanh thản, người kia lại vật vã đớn đau. Ta thường kết luận rằng người này can đảm, người kia yếu đuối. Thật ra là người này mang Tâm Chân Thật nên không sợ hãi, còn người kia để vọng tưởng lôi kéo nên sợ hết mọi sự mà trở nên bấn loạn. 

Ngụm trà trôi qua cổ, bát ngát hương sen khắp lục phủ ngũ tạng. Michael cảm thấy rõ như thế.

Một cảnh huống bất ngờ. Dăm phút trà đàm. Có thế thôi, mà sao ông tưởng như vừa sống qua nhiều kiếp. Những gì từng bám rễ trong tâm thức như vừa bị bật gốc.

Khi gĩa từ ni-sư, quay trở lại xe, Michael đã xuống núi, về lại thành phố. Ông quên bẵng đã hẹn gặp người bạn gái ở trên chùa. Trong lòng ông chỉ còn hình ảnh cái am cỏ dưới gốc đại thụ. Hai hình ảnh thật tương phản. Thảo am chẳng nhờ đại thụ mà lớn hơn, cũng như đại thụ, chẳng vì thảo am mà nhỏ lại. Nhưng thảo am bé nhỏ vẫn đứng đó, đại thụ dũng mạnh vẫn vươn cao. Vạn vật bao la hiện hữu trong an nhiên tự tại. Còn Con Người, bao giờ con người đều mang Tâm Chân Thật để thanh thản với nhau
 
Linh Linh Ngọc 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14307)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14566)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11846)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14367)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13281)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14649)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12648)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25263)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27896)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26370)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17236)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16528)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15919)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22149)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17138)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24921)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21988)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19082)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16175)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21727)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16789)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14672)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16711)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25029)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18783)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21199)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14779)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14378)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16619)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18016)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12931)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14949)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12721)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13892)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14607)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28042)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27213)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14352)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20975)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14673)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24195)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28700)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14738)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13300)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16464)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27256)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12021)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16081)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21503)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12379)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant