Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

13. Cây lá và con người - thảnh thơiphiền não

04 Tháng Chín 201100:00(Xem: 6693)
13. Cây lá và con người - thảnh thơi và phiền não

HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG
 Huệ Trân 2008

Cây lá và con người

Theo Phật-luật, hàng năm, giới xuất gia, tùy hoàn cảnh và môi trường, phải câu hội về một nơi để cùng thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức. Thời gian đó được gọi là mùa An Cư Kiết Hạ.

An là giữ thân nơi tịnh mặc tĩnh lặng. Cư là trụ, là ở. Kiết là giữ tâm lại một chỗ. An Cư Kiết Hạ là thúc liễm thân tâm vào nơi an tịnh trong mùa Hạ. Trong tinh thần đó, trường Hạ là nơi quy tụ giới xuất gia cùng về.

Ấy thế mà, khi xưa, có trường Hạ chỉ độc nhất một người. Trường hạ đó là rừng cây Sala thuộc một quận lỵ nhỏ nằm hướng đông bắc, tả ngạn sông Hằng. Và người về an cư kiết hạ ở đó chính là vị đã ban luật an cư, là người đã đạt Giác Ngộ, là Đức Thế Tôn.

Sao lạ vậy?

Dường như những gì xảy ra thời Đức Phật còn tại thế đều không hoàn toàn ngẫu nhiên, mà tiềm ẩn sâu sa là cơ duyên để Đức Phật chỉ dạy cho chúng sanh thấy những mầm mống tạo ra khổ đau phiền não.

Năm đó, tại tu viện Ghosira thuộc tỉnh Kosambi, phía đông nam Lộc Uyển xảy ra một vụ tranh chấp nội bộ giữa một vị kinh sư và một vị luật sư. Nguyên nhân rất nhỏ, nhưng vì tự ái lớn nên huynh đệ bên nào thì đứng về phía thầy của mình bên đó. Khi Đức Phật biết tin, Ngài lên tiếng khuyên cả hai bên dẹp bỏ bản ngã, trở về với mục đích tối hậutu học thì mọi người đều thỉnh cầu Đức Phật đứng ngoài. Có lẽ vì họ đã quá lậm sâu vào sân hận, không ai có thể nhường nhịn ai nữa!

Biết thế, Đức Phật tĩnh tọa giây lát rồi lẳng lặng đứng dậy, ôm bình bát, ra khỏi tu viện.

Đại chúng nghĩ là Đức Phật chỉ đi khất thực rồi trở về.

Nhưng không.

Đức Phật biết rằng, với những tâm sân hận đã hằn sâu như thế, chẳng phải chỉ lời nói có thể đưa họ trở về chánh đạo mà phải cho họ thực chứng bằng sự đau khổ, sự thiệt thòi mới giúp họ tỉnh ngộ. Như trong gia đình, có đứa con, cha mẹ chỉ dùng lời nhẹ nhàng khuyên bảo cũng hiệu quả, nhưng có lúc, nó bỗng ương ngạnh, lại phải dùng roi vọt mới xong.

Với cuộc xung đột ở Kosambi cũng thế.

Mùa An Cư Kiết Hạ năm đó, Đức Thế Tôn không có mặt với tăng đoàn. Sự thiếu vắng vị Thầy khả kính, không được hướng dẫn, không được nghe pháp đã tạo nên khoảng trống bất an rất lớn lao trong lòng từng vị khất sỹ khiến những tranh chấp trước đây đối với họ như không thể vượt qua được, nay trở thành quá nhỏ bé. 

Nhưng đã trễ. Họ phải thấm thía đủ sự hối hận mới có thể học bài học Lục HòaĐức Phật sẽ tuyên giảng. 

Rời tu viện Ghosira, Đức Phật ra khỏi tỉnh Kosambi, theo hướng bờ sông mà đi… đi mãi… Tới sẩm tối, Ngài tìm bụi cỏ nghỉ ngơi. Hôm sau, vừa hửng đông, Ngài xuống sông tắm gội rồi nhắm phía bắc, tả ngạn sông Hằng mà đi tiếp. Trưa hôm đó, sau khi ôm bát vào làng khất thực, Ngài tìm thấy một rừng cây êm mát, có suối nước trong, có nhiều trái rừng đang ửng chín, nhiều chim muông và những con sóc nhỏ hiền lành.

Đức Phật quyết định sẽ một mình An Cư Kiết Hạ tại khu rừng im vắng đó.

Chính nơi đây, Ngài đã làm bạn với voi chúa, thường dẫn đàn voi con xuống suối uống nước. Bên bờ suối đó, sau khi uống nước, đàn voi thường phủ phục trước vị Đạo-sư tọa thiền tĩnh lặng và hùng tráng dưới cội tùng. Voi chúa cũng thường hái trái rừng cúng dường Đức Phật, cùng với muôn chim líu lo trên cây, thỏ và sóc chạy nhảy quanh Ngài. Tất cả tạo thành bức tranh hài hòa trong tinh thần hòa bình tuyệt đối.

Trên thực tế, vì tham sân si luôn luôn chế ngự nên thế gian không bao giờ có hòa bình lâu dài. Những ai mơ ước điều đó đều bị nhìn như kẻ mộng du!

Nhưng, có ai từng quan sát những tàng cây xum xuê cành lá không? Chiếc lá nào mọc ra ở đâu thì tăng trưởng ở đó, tuy ngày càng rậm rạp nhưng không thấy sự tranh giành, xô đẩy. Trái lại, càng tăng trưởng thì dường như chúng càng hòa hợp để mang lại sự lớn mạnh cho cây.

Con người thì khác.

Tâm lý con người thường sẵn mầm muốn chinh phục kẻ yếu hơn mình nên trong bất cứ xã hội nào cũng có kẻ quyền thế hiếp đáp người cô thế, kẻ giầu khinh chê kẻ nghèo, xứ lớn luôn rình rập chiếm đoạt xứ nhỏ để lớn hơn. Làm sao mà thế giới ta-bà không tràn ngập khổ đau vì chiến tranh, chết chóc?

Con người không thảnh thơi, hài hòa và an nhiên đồng góp phần lớn mạnh cho đất mẹ quê cha của mình, như muôn lá đã sống cho cây, muôn cây mạnh mẽ xanh tươi đã sống cho rừng.

Một lần, vua Pasenadi, quốc vương xứ Câu-Tát-La tìm đến Đức Phật để xin chỉ dạy về hoài bão xây dựng hạnh phúc cho dân chúng và nền hòa bình với các xứ lân bang.

Đây là những điều tưởng như đơn giảnthường xuyên được nhân gian đề cập tới; nhưng thực tế chẳng đơn giản, bởi từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, không một vị vua nào không nghĩ tới, mà chẳng mấy ai thực hiện được. Dân chúng đâu đâu cũng đầy rẫy đau khổphân chia giai cấp, các xứ láng giềng thì luôn có mối nghi ngờ, hiềm khích, như hỏa diệm sơn âm ỉ, bùng nổ bất cứ lúc nào!

Buổi viếng thăm lần đó, vua Pasenadi được Đức Phật tiếp trên chiếc chõng tre, trước tịnh thất. Người im lặng lắng nghe nhà vua than thở, kể lể những ưu tư khắc khoải đó. Và khi Đức Phật lên tiếng thì vua Pasenadi sửng sốt, bàng hoàng.

- Bệ hạ có thương yêu dân chúng của mình không?

- Thưa Đức Thế Tôn, trẫm thương yêu dân chúng của mình như các hoàng tử, công chúa vậy.

- Khi gửi những người trai trẻ ra trận mạc, bệ hạ có lo lắng cho tính mạng của họ không?

- Thưa Đức Thế Tôn, khi gửi những người trai trẻ ra trận mạc, trẫm đau khổ, lo lắng như gửi các hoàng tử đi xa vậy.

- Khi chiến tranh giữa hai nước xảy ra, ngoài sự lo lắng cho những người trai trẻ của bổn quốc, bệ hạ có thương xótlo lắng cho những người trai trẻ của nước đối nghịch hay không?

- Thưa Đức Thế Tôn, khi chiến tranh xảy ra, trẫm thực tình thương xótlo lắng cho tất cả những người trai trẻ đang lâm trận vì họ đều phải trực diện sự nguy hiểm, sự đau đớn.

- Đúng thế. Tôi tin rằng các quốc vương xứ khác cũng cùng tâm trạng như bệ hạ. Không ai muốn đẩy con cái của mình vào chốn hiểm nguy nhưng chiến tranh luôn xảy ra là bởi sự khác biệt về ý thức hệ mà do bản ngã tự tôn đã không chấp nhận nhau; là do lòng tham, xứ nọ muốn thôn tính xứ kia để giầu mạnh, rộng lớn hơn; là bởi sự nghi kỵ về những âm mưu thôn tính đó nên nhân danh sự tự vệ mà ra tay trước v.v… Khi suy nghĩ và hành động như thế thì lòng thương yêu dân chúng như bệ hạ vừa nói, nằm ở đâu? Lòng thương yêu đó đã bị che lấp mất rồi! Nếu những nhà lãnh đạo đều yêu thương dân chúng xứ khác như dân chúng của mình thì nền hòa bình thịnh vượng đương nhiên có mặt trên khắp trái đất này, vì bao nhiêu tài nguyên, kinh phí, sinh mạng thay vì đổ vào chiến tranh sẽ được dùng để vun bồi, phát triển sự lớn mạnh về cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần cho đất nước mình. Đây không phải là điều quá lý tưởng. Đây là điều có thể thực hiện được nhưng nó không xảy ra chỉ vì những người nắm vận mạng quốc gia đã không đồng thời cùng suy nghĩtin tưởng như thế.

Trong khi vua Pasenadi xúc động, mở lớn mắt thì Đức Phật nhẹ nhàng kết luận:

- Lịch sử nhân loại chứng minh một sự thật bất di bất dịch mà người đời vẫn cố không tin. Đó là, sự giầu có và an lạc của quốc gia này không bao giờ bền vững do được tạo nên bởi sự nghèo khó và chết chóc của quốc gia khác. Nếu mọi vị lãnh đạo đồng dẹp được tham sân và nghi kỵ thì mỗi quốc gia vẫn tự phát triển trong hạnh phúc mà không cần tới bạo động.

Nghe những lời dạy thực tiễntừ bi đó, vua Pasenadi đã quỳ xuống, lạy tạ Đức Phật.

Không biết, trên đường về lại hoàng cung, nhà vua có tình ngờ dừng lại dưới tàng cây râm mát của một đại thụ để thấy những lời vàng ngọc đang an nhiên, dễ dàng thể hiện trên đời sống của cây, của lá.

Con người, với trí tuệ sung mãn sao lại không thực hiện được???

(Cốc Thảnh Thơi, tháng bẩy/2008) 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26733)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20042)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18230)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32950)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18840)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31759)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32648)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20195)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26441)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20423)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23846)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 24026)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15182)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15075)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant