Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 06: Tất Cả Đều Sụp Đổ

13 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 10343)
Chương 06: Tất Cả Đều Sụp Đổ

Susan Moon

THẾ LÀ GIÀ!
Thiền Quán Về Tuổi Già Với Chút Tự Trào Và Tự Hào
This Is Getting Old
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity
Chuyển Ngữ:
Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần I:
Những Vết Rạn Trên Thân Tâm

Chương 6: Tất Cả Đều Sụp Đổ

Té ngã là bất ngờ mất thăng bằng khiến ta tiếp xúc với mặt đất hay sàn nhà một cách bất ngờ.

- Tạp Chí Của Hội Người Cao Tuổi ở Mỹ (Journal of the American Geriatrics Society, Vol. 39)

 

 Lần tôi bị té gần đây nhất là lúc tôi đang dự một khóa thiền. Trong buổi họp mặt sinh hoạt hằng ngày có khoảng hai mươi thiền sinh đang ngồi quanh trong im lặng trên một bục cao trong rừng tùng, tôi nhớ là mình vừa đi xuống đó để dự buổi họp, vừa suy nghĩ là đôi giày của mình rộng quá. Tôi bước hụt trước bục thềm, trước mắt những người đang quan sát trong im lặng, vì mặt đường không bằng phẳng. Tôi cảm thấy cổ chân bị xoáy khi té xuống. Thật lạ kỳ trong tích tắc giữa lúc bị vấp và lúc ngã xuống đã có bao nhiêu điều chạy qua đầu tôi. Trong lúc té, tôi đã lo sợ rằng một ai đó phải bỏ dở thời khóa thiền để lái xe đưa tôi đến Sebastopol để bác sĩ chụp x-quang mắt cá chân tôi, nhưng ý nghĩ đó đã bị gián đoạn khi thay vào đó mặt tôi đập xuống cạnh bục thềm. Những người chứng kiến đồng thanh la lên. Tôi không thực sự cảm thấy đau - hơn là thấy sốc. Sự chú tâm của tôi chuyển từ mắt cá chân lên mặt, cố gắng mò mẫm để biết điều gì đã xảy ra. Hình như miệng tôi bị làm sao đó. Răng-Liệu tôi còn cái răng nào không? Rờ miệng, tay tôi đầy máu môi, chứ răng thì hình như tất cả vẫn còn nguyên trên nướu.

Tôi lồm cồm ngồi lên, và nhìn thấy những mặt người lố nhố từ trên bục cao ngó xuống lao xao. “Tôi không sao”, tôi nói. “Tôi thực sự không sao mà”. Làm sao mà tôi có thể té nằm một đống trên mặt đất như thế? Tôi là người từng trèo cây, nhảy dây, người coi thường sức hút của trái đất mà. “Tôi thiệt hư!” tôi nói thêm. (Chính việc không thể chấp nhận rằng mình già đã khiến người ta khó thực hiện việc lắp các tay nắm hay mua những tấm cao su không trượt bỏ trong bồn tắm).

Nhiều bàn tay đưa ra, kéo tôi lên. Một thiền sinh đạo hữu, là y tá, dẫn tôi đi rửa vết thương. Cô không tìm được đá lạnh, nhưng tìm được một trái dưa leo trong tủ lạnh, nên chẻ nó làm đôi để tôi đắp lên vết thương ở môi. Nhờ sự chăm sóc đó, tôi trở lại họp để nhận phần việc của mình, và buổi chiều đó tôi làm nhiệm vụ của người phục vụ trà trong thiền đường. Môi sưng đâu có cản trở người ta trong việc rót trà.

Sự tổn thương trên da thịt không đáng kể-mấy, vết bầm sau một tuần đã biến mất. Tôi được chăm sóc tử tế, được tặng nhiều cây kim sa. Nhưng thật đáng sợ khi té kiểu đó, đập mặt xuống trước.

Từ năm sáu mươi tuổi, tôi đã bị té nhiều lần, nên tôi quyết định lên mạng tìm hiểu về việc té ngã. Tôi tìm được rất nhiều lời khuyên hữu ích, giống như, “Đừng đứng trên ghế, bàn hay thùng”, của Cơ quan về Sức khỏe Cộng Đồng thuộc Khoa Lão Hóa của Canada. Một lời khuyên tốt nữa là, “Nếu được ráng té ngồi sẽ tránh được nhiều tổn thương nặng”. Còn Trung Tâm Phòng Bệnh có lời khuyên mà nếu tôi được nghe trước đó, tôi đã không phải té rồi: “Mang giày vừa vặn, tránh đế giày trơn trợt”.

Tôi được biết ở Mỹ hàng năm có khoảng mười ba ngàn người trong độ tuổi sáu mươi lăm hay hơn nữa chết do té ngã - đó là ba mươi lăm người mỗi ngày. Số người bị thương tật còn nhiều hơn, và sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng.

Phòng ngừa té ngã cho người lớn tuổi còn là một chuyên khoa riêng biệt trong ngành y. Và tôi thật ngạc nhiên khi khám phá ra rằng nhiều năm liên tiếp, có một dự luật được trình lên Quốc hội được gọi là Luật Giúp Người Lớn Tuổi Không Bị Té Ngã, dầu nó đã không bao giờ được thông qua. Ai có thể chống lại một dự luật như thế chứ? Nhưng chắc là vì nó quá tốn kém.

Ngoài việc bị ngã, cảm giác sợ té ngã cũng không tốt cho sức khỏe, vì nó khiến người ta ngồi nhiều hơn, rồi gân cốt họ không vận động, ngày càng yếu hơn. Khoa Lão Hóa của Canada cũng nói, “Đừng để sự sợ bị té ngã cản trở bạn hoạt động. Sự thiếu hoạt động còn tạo ra nhiều nguy cơ bị té ngã hơn”.

Lý do đầu tiên tôi nghĩ đến trong việc té ngã do tuổi tác là vì tôi đã hành xử không hợp với tuổi của mình. Thí dụ, một ngày hè đẹp trời kia, tôi đạp xe trên làn đường dành cho xe đạp nhỏ hẹp, đi phía sau cô cháu gái mười tuổi của tôi, nhưng nó đã chạy mất hút. Tôi vẫn còn đủ sức đạp xe đạp, nhưng bỗng nhiên tôi cảm thấy muốn đạp xe mà ‘buông tay’ như tôi vẫn thường làm khi tôi là cô gái mười tuổi. Bạn chỉ già như bạn nghĩ! Không phải là người ta luôn nói thế sao? Ngọn gió mát vuốt ve mái tóc, và tiếng những con chim chích chòe từ trên các lùm cây kêu vang như ca ngợi tôi, cho đến khi tay lái của tôi trượt trên sỏi ở một khúc quanh và tôi rơi xuống, tướm máu đầu gối, hai tay và cùi chỏ. Tôi khập khễnh, dẫn xe đến chỗ cháu gái tôi đang đợi ở một nhánh đường. “Trời ơi! Xảy ra chuyện gì cho Nội vậy?”

“À, vì lòng kiêu ngạo đi trước cái té đó mà”, tôi trả lời. Từ đó tôi bỏ luôn việc lái xe “buông tay” - thêm một mất mát vì tuổi tác. Ít nhất điều này tôi cũng dễ dàng chấp nhận.

Sự thật là tôi không giữ được thăng bằng. Trong lớp yoga, khi tập thế đứng của con cò, tôi đứng gần tường, và lén dựa vào đó bằng đầu gối hay cùi chỏ tay, việc mà không có con cò tự trọng nào làm. Thầy lớp yoga bảo là tôi có thể giữ thăng bằng tốt hơn bằng cách thực hành. Vì thế tôi tập mỗi ngày. Mỗi sáng, trong khi đánh răng bằng bàn chải điện, tôi tập đứng một chân, thì bàn chải sẽ ngưng hoạt động ngay sau hai phút. Vào những ngày chẵn, tôi đứng trên chân phải; ngày lẻ, chân trái. Các cơ bắp của chân đứng đau buốt. Lúc đầu tôi không thể đứng hơn hai phút, nhưng giờ tôi làm được rồi.

Tôi càng già thì mặt đất dường như càng xa, và cái đầu tôi nhận tín hiệu từ bàn chân chậm hơn, cũng như ngược lại. Có những buổi sáng khi tôi vừa thức dậy và rời khỏi giường, tôi bị va vào cánh cửa trên đường đi vào nhà vệ sinh. Thân tôi vẫn thường đảm trách những việc tầm thường như tự đi một mình, mà không cần có người khác trông chừng; nhưng giờ, tôi phải suy nghĩ trước khi đặt chân xuống đất.

Tôi nhận ra rằng cây gậy không chỉ dùng để nâng đỡ các cơ khớp đau yếu - nó còn giúp ta giữ thăng bằng. Tôi chưa đến mức độ đó, dầu tôi cũng dùng gậy khi đi dã ngoại, nhưng điều đó không làm tôi mất mặt vì ngay chính những người trẻ tuổi, năng động cũng dùng chúng. Tôi có cây gậy của ông tôi để trên la-phông, chờ đợi tôi. Nó được làm bằng một loại xương nào đó. Đứng đằng sau mấy cây gậy là những con người.

Nói về người đi bộ, tôi đã được quan sát một đứa trẻ mười tháng tuổi, con gái của bạn tôi, tập đi. Đứa bé nắm lấy cạnh bàn, và đi dọc theo hết các cạnh, sau đó nó thực hiện những bước táo bạo, buông tay, và phóng tới, rất nhanh đến sofa! Hoan hô! Còn tôi, tôi di chuyển theo hướng ngược lại. Có lẽ sẽ có một ngày nào đó, những người có mặt trong phòng cũng phải vỗ tay khen tôi, khi tôi buông cạnh bàn ăn và đi những bước táo bạo vèo qua không gian để đến quầy bếp.

Trong quá trình tập đi, cô con gái của bạn tôi thường hay té ngã, nhưng nó đứng ngay dậy trên bộ xương bằng cao su của mình. Đôi khi nó cũng khóc, nhưng không bao giờ kéo dài. Nhưng khi bạn đã quá sáu mươi, và mặt đất dường như xoay vòng trước mặt bạn, thì câu chuyện sẽ khác đi, nhất là khi xương cốt bạn đã sinh ra lỗ chỗ, giống như của tôi.

Một lần khi ở trong căn ca-bin đơn sơ của bạn tôi, tôi thức giấc giữa đêm để dùng nhà vệ sinh ở bên ngoài. Lúc trở về giường, trong bóng tối của đêm không trăng, không đèn, tôi vấp và ngã vào một bệ cây, mà sau đó tôi mới biết mình bị gãy hai xương sườn. Tiếng động đánh thức cô bạn trẻ đang ngủ ở cuối dãy nhà, và cô tử tế hỏi tôi có cần giúp đỡ gì không, tôi không nghĩ ra điều gì, và vì tôi may mắn té ngã sau khi ra khỏi nhà vệ sinh, nên tôi trở về giường, uống một viên aspirin, rồi ngủ tới sáng.

Nếu bạn có gãy xương, thì xương sườn là nơi tốt nhất để gãy. Trong đôi ba tuần, bạn có thể bị đau khi ho hay cười, nhưng thật diệu kỳ là cơ thể ta hoạt động tốt đến thế nào. Tôi cứ vô tư sống, tránh không ho, vậy mà sau một thời gian xương sườn tôi đã lành. Làm sao chúng biết để tự chữa lành cho mình nhỉ? Trong khi xe tôi bị móp, thì nó cứ móp mãi.

Sau đám tang mẹ, các chị em chúng tôi về nhà mẹ ở Chicago để dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Khi xong việc, tôi chào từ giã em gái tôi. Nó đang đứng đợi người đến dọn nhà giữa những thùng đồ đạc trong căn phòng khách trống trơn, lồng lộng tiếng người. Tôi từ giã ngôi nhà đó lần cuối để quay về bang California. Đó là một ngày mùa đông khắc nghiệt, tôi vội vã bước đi dọc theo lề đường với hành lý, giỏ xách. Khi tôi còn cách trạm xe buýt độ nửa đoạn đường, tôi thấy xe buýt đang đi tới và tôi bắt đầu chạy. Tôi trượt ngã trên lề đường đông đá và sách vở, giấy tờ từ trong giỏ của tôi văng ra tung tóe. Tay tôi bị cắt sâu, chảy máu, và một đầu gối bị sướt da dưới chỗ quần rách. Khi tôi cố gắng đứng lên, tôi thấy xe buýt chạy thẳng luôn.

Có hai phụ nữ cũng đang đi trên đường phía sau tôi -những thiên thần của lòng tử tế. “Bà có sao không? Có cần giúp gì không?” Người thì phủi lá cây vướng trên lưng tôi, người kia nhặt cho tôi những giấy tờ.

“Tôi không sao”, tôi nói. Cái phần không ổn trong tôi vô hình - nó liên quan đến việc từ giã căn nhà của mẹ tôi lần cuối. Nó liên quan đến sự thật là mẹ tôi đã mất. Bà đã ngã xuống lần cuối; chúng tôi đã thả tro của bà về với đất. 

Tôi cảm ơn hai người phụ nữ và đi tiếp đến trạm xe buýt, vừa lúc một chiếc xe buýt khác trờ tới. Tôi leo lên, lục tìm tiền với hai bàn tay rướm máu, và ngồi xuống trong bấn loạn. So với những người trên xe buýt, hẳn tôi trông rất thảm hại, nhưng khi đã ổn định trên chuyến xe đường dài ra phi trường, tôi đã lau những vết máu trên tay mình bằng chiếc khăn tay tôi đã lấy từ trong tủ áo của mẹ.

Một cái té nhẹ nhàng hơn đã xảy ra ngay trước thềm cửa nhà tôi. Khi bước xuống, tôi không để ý nên bước hụt chân trong khi vẫn còn một bậc nữa, và tôi ngã sõng soài trên mặt đường cement cứng. Tôi nằm lăn ra, cảm thấy đau buốt ở cổ chân. Đó là một buổi sáng êm ắng trong khu phố. Không có ai chung quanh. Hình như không có gì bị gãy. Tôi nằm đó, như người dừng bước trên đường đi chợ, ngước nhìn bầu trời trong sáng và những đường chéo của mái nhà nhô lên trong đó. Tôi ngắm nhìn các đầu ống khói. Thời gian như dừng lại, và tôi nằm nghỉ giống một đứa trẻ mẫu giáo đang giờ nghỉ trưa. Tôi đã ngã xuống không phải từ những bậc thềm mà xuyên qua một lỗ hổng trên mặt đất để đến một xứ sở không có tiệm tùng, không có sức hút của trái đất. Tôi không thể ngã sâu hơn nữa. Khi cổ chân tôi đỡ đau, tôi ngồi dậy, rời bỏ giây phút bình an, tôi thấy mình có thể đi lại bình thường.

Nhưng cũng có nhiều cách khác để tìm giây phút bình an. Một trong những điều được liệt kê trong tất cả danh mục để làm cách nào tránh té ngã là: “Gắn tay vịn trên tất cả mọi nấc thang”, và sau cú té ngã đó, cuối cùng tôi cũng lấp được tay vịn cho các bậc thềm trước cửa. Tôi đã chần chừ - làm sao mà có người sống ở địa chỉ nhà tôi lại cần tay vịn chứ? - nhưng giờ tôi cảm thấy thân gỗ tròn láng của tay vịn cầu thang trong tay tôi mới dễ chịu làm sao. Cũng dễ chịu gần giống như khi bạn được trượt cầu thang tuột.

* * *

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17104)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38671)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21933)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 22012)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69821)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6888)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38746)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 44019)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44104)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42922)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44433)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23083)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39222)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21737)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42405)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35614)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46523)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30158)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30830)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26197)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20365)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25578)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18492)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17125)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40780)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21724)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25928)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41439)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24914)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23785)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15062)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19975)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37833)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19091)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17697)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23537)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36329)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40379)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19506)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21711)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46183)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35948)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28639)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28890)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32197)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26307)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33432)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24083)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24823)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54531)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant