Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. Nội dung - Lời mở đầu

05 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 10237)
01. Nội dung - Lời mở đầu

KHO TÀNG TÂM CỦA CÁC BẬC GIÁC NGỘ

The Heart Treasure of the Enlightened Ones
Nguyên tác: Patrul Rinpoche - Bản dịch Anh: Nhóm dịch thuật Padmakara
Bản dịch Việt: An Phong và Đương Đạo - Thiện Tri Thức, 1999


NỘI DUNG

Lời mở đầu của Dalai Lama
Lời nói đầu của những dịch giả
Lời cám ơn của những dịch giả

Dẫn nhập
Động Cơ Chân Chánh để Nhận Lãnh và
Nghiên Cứu những Lời Dạy 
Làm thế nào để Nghiên Cứu những Lời Dạy này 
Những Lời Dạy này chứa đựng điều gì 
Những bài kệ mở đầu
Kính lễ 
Động lực của Tác Giả trong việc Biên Soạn Bản Văn Này

PHẦN MỘT
Những khuyết điểm của thời đại suy thoái của chúng ta

PHẦN HAI
Cái thấy, thiền định và hành động của đại thừa
Ba con đường
Con đường của những kinh điển
Quy y
Tư tưởng Giác Ngộ
Tịnh hóa
Cúng dường
Guru Yoga
Con đường của những tantra
Quán đảnh
Tri giác thanh tịnh
Giai đoạn phát triển
Thân Kim Cương
Ngữ Kim Cương
Tâm Kim Cương
Sau thiền định
Giai đoạn thành tựu
Bản tánh của Tâm thức
Bốn yoga: Nhất niệm, Đơn giản, Một vị, Không-thiền-định 
Sự chuyển hóa những Giác quan, Thức tình phiền não và các Uẩn
Sáu đối tượng của giác quan 
Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Tâm thức 
Năm thức tình phiền não 
Sân hận, Kiêu mạn, Tham lam, Ghen ghét, Vô minh 
Năm uẩn:Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức 
Bốn điểm chính yếu về Thân, Ngữ, Tâm và Pháp Thân
Kết luận Bài Giảng Thứ Hai

PHẦN BA. quyết tâm giải thoát khỏi sanh tử
Buông bỏ những hoạt động sanh tử
Những hành động 
Nói năng 
Đi đây đó 
Ăn 
Suy nghĩ 
Những sở hữu 
Ngủ 
Nhu Cầu Khẩn Thiết phải Thực Hành
Làm chủ tâm thức 
Những bài kệ kết thúc
Hồi Hướng Công Đức 
Lời Kết
Chú thích
Về Patrul Rinpoche
Về đức Dilgo Khyentse Rinpoche


LỜI MỞ ĐẦU

Tôi sung sướng biết rằng bản dịch này về một giải thích ứng khẩu sâu xa do Kyabje Khyentse Dorje Chang về tác phẩm Thog mtha bar gsum du dge ba’i tam của Za Patrul Rinpoche đã được ấn hành dưới tiêu đề : Kho Tàng Tâm của các Bậc Giác Ngộ. Kyabje Khyentse Dorje Chang là vị trưởng phái của dòng phái Cổ Truyền.

Za Patrul Rinpoche, Jigme Chokyi Wangpo, là một Đại Bồ tát đã đến Xứ Tuyết nhiều lần gần đây. Vị đại hành giả cao cả và học rộng ấy đã ban cho lời dạy này, được biết với tên Giáo Huấn về Cái Gì là Tốt trong lúc Bắt Đầu, lúc Giữa và lúc Kết Thúc – Viên Ngọc Tâm của sự Thực Hành Thiêng Liêng về Cái Thấy, Thiền ĐịnhĐức Hạnh, cho lợi lạc của những ai mong ước sự giải thoát. Nó bao gồm tất cả những giáo huấn chính yếu, và bởi vì ý nghĩa sâu xa mà nó chứa đựng và ngôn ngữ đẹp đẽ trong đó nó được tỏ bày, nó thực sự giống như một phương thuốc trường sanh làm sống lại người chết.

Tôi hy vọngcầu nguyện rằng qua sự xuất bản lời dạy này và phần giải thích của nó, người của cả Đông phươngTây phương sẽ có thể tìm thấy sự an bình của tâm thức trong hạnh phúc không gì hơn của tình thương và bi mẫn.

DALAI LAMA
8 tháng 2, 1991


LỜI NÓI ĐẦU CỦA NHỮNG DỊCH GIẢ

Trong cuốn sách này, hai đại sư của thế kỷ mười chín và thế kỷ hai mươi trình bày toàn bộ con đường Phật giáo, bắt đầu từ động lực căn bản nhất và kết thúc trong kinh nghiệm trực tiếp về thực tại tuyệt đối vượt khỏi sự nắm bắt của tâm thức ý niệm.

Bản văn gốc là một bài thơ dài viết vào cuối thế kỷ mười chín bởi Patrul Rinpoche, một trong những vị thầy Phật giáo lỗi lạc nhất vào thời ngài. Patrul Rinpoche đã không nhân nhượng trong sự giải thích của ngài về những giáo lý và đã sống đúng như ngài dạy, lang thang khắp miền đông Tây Tạng, tìm chỗ ở trong những hang núi hay dưới cây rừng, thoát khỏi mọi giàu có, địa vị và sự tự xem là quan trọng. Ngài là một người thô lỗ không chịu nổi thói bịp bợm và đạo đức giả, những người mới gặp ngài lần đầu đôi khi bực bội ; nhưng không ai biết khá nhiều về ngài lại không bị xúc động bởi trí huệ của ngài, sự học rộng, tính khôi hài và lòng tốt sâu xa của ngài.

Ngài viết bài thơ này cho một trong những đệ tử thân thiết khi đang sống trong một hang hẻo lánh gần biên giới Hoa-Tạng. Trong đó, trước tiên ngài trình bày một diễn tả tàn phá và không thương xót về sự lừa bịp và giả dối rất thịnh hành trong đời sống bình thường hàng ngày. Ngài kết luận rằng giải pháp duy nhất là từ chối tham dự vào bãi lầy của sự không chân thật này, và tiếp tục cho một giải thích súc tích về những thực hành chính yếu của con đường Phật giáo, bắt đầu với sự nhận ra cái gì là sai lầm trong thế giới bình thường của vọng tưởngvô minh. Ngài diễn tả những thực hành sơ khởi, những giai đoạn phát triểnthành tựu, và sự thiền định không ý niệm hóa của Mahamudra và Đại Toàn Thiện. Cuối cùng, ngài trở lại với chủ đề ban đầu, thúc dục chúng ta khảo sát một cách phê phán những mối bận tâm vật chất của chính chúng tasuy nghĩ cẩn thận chúng ta muốn tiêu dùng phần đời còn lại của chúng ta như thế nào.

Ngôn ngữ của bản văn là oai vệ. Lấp lánh thông tuệ, sự lập lại, và thiên tài đích thực về thi ca, nó không hề mất sự súc tích và sáng sủa bộc trực. Chúng tôi đã làm hết sức để truyền đạt thành Anh ngữ vài chỗ mơ hồ về văn phong của nguyên bản, nhưng không có sự chuyển dịch nào có thể làm điều đó hoàn toàn thích đáng (Với những người có căn bản tiếng Tây Tạng, chúng tôi in bản văn gốc bằng tiếng Tây Tạng trong phần phụ lục).

Tuy nhiên, có cái gì hơn cả sự điêu luyện thi ca đàng sau những vần thơ sáng chói của Patrul Rinpoche. Điểm chủ yếu của bản văn là cung cấp một hệ thống súc tích và trên tất cả là dễ nhớ, đầy ắp sự chỉ dạy cá nhân, được dùng để truyền đạt phần bao la của kinh nghiệm, hiểu biếttrí huệ tích chứa được, để trao truyền toàn bộ từ thầy xuống trò trải qua nhiều thế hệ bằng sự chỉ dạy bằng lời, sự thực hành được giám sát, và sự tiếp xúc cá nhân. Chính vì để đáp ứng yêu cầu này mà Patrul Rinpoche đã viết tám mươi hai đoạn kệ súc tích và rất đáng nhớ này tổng kết những giáo lý, rồi ngài truyền cho những đệ tử với một sự giải thích chi tiết bằng lời.

Khi nhiều đoạn kệ này đã trở nên nổi tiếng như những trích dẫn trong các tác phẩm của những tác giả sau đó, nó như là một toàn bộ và một phần của truyền thống truyền miệng mà chúng giữ lại đầy đủ giá trị. May mắn thay, những đệ tử của Patrul Rinpoche đã thực hành, chứng ngộ, và truyền lại truyền thống một cách cẩn thận như những vị tiền bối của họ. Ngày nay, sau hai thế hệ, Dilgo Khyentse Rinpopche đã có thể truyền lại cho chúng ta di sản của kinh nghiệmtrí huệ này.

Bởi thế sự bình giải của Khyentse Rinpoche không phải chỉ là một mở rộng mang tính giải thích những đoạn kệ của bản văn gốc. Nó chứa đựng chính giáo lý nhận được bởi Patrul Rinpoche từ những vị thầy của ngài, đi ngược lại đến Jigme Lingpa, đến Longchenpa, đến những guru vĩ đại Padmasam-bhava và Vimalamitra.
Dù lời bình giảng được trình bày ở đây trong hình thức một cuốn sách, không nên quên rằng nó không phải là một bản văn mà Khyentse viết ra trong một khoảng thời gian và rồi có suy nghĩ, sửa chữa, xem lại, chỉnh đốn, thêm vào và xóa bỏ. Ngài chỉ nói nó ra, đúng như nó là, không có một chút ngừng nghỉ, hay ngắt đoạn của tư tưởng. Bất kỳ ai có mặt trong một buổi giảng dạy của Khyentse Rinpoche sẽ quen với phong cách đặc biệt này. Hiếm khi liếc nhìn vào bản gốc, Rinpoche nói không cố gắng với một nhịp độ đều đặn, bằng phẳng và không có nhấn mạnh, như đang đọc từ một cuốn sách vô hình trong trí nhớ của ngài. Mỗi câu, dầu dài và phức tạp, đều đầy đủ và văn phạm hoàn hảo. Bằng cách nào đó, chủ đề luôn luôn được bao trùm đều đặn từ đầu cho đến cuối, đúng trong thời gian được phân phối, nâng lên chính xác với mức độ thấu hiểu của thính chúng. Hơn nữa, khả năng phi thường này không bị bó hẹp trong những giáo lý của một truyền thống riêng biệt nào; tính cách chiết trung của Khyentse Rinpoche đến nỗi, dù ngài đi đâu, ngài cũng có thể ngồi xuống trong một trung tâm tu viện thuộc bất kỳ truyền thống nào và giảng dạy chính xác theo dòng phái riêng biệt đó.

Tháng Chín năm 1991, khi bản dịch này ở vào những giai đoạn sửa soạn cuối cùng, cuộc đời phi thường của Dilgo Khyentse đến chỗ kết thúc. Ngài thọ tám mươi mốt tuổi (Giờ đây, ngài đã tái sanh trở lại vào ngày 30 tháng 6 năm 1993, ngày sinh nhật của đức Liên Hoa Sanh và hiện ở tại Dharam-sala – chú thích thêm của bản dịch Việt ngữ). Từ tuổi nhỏ, toàn bộ cuộc đời của ngài đã được tiêu dùng trong nghiên cứu, thực hành và giảng dạy. Bất kỳ lúc nào, ngày hay đêm, ngài cũng ở trong một dòng không đứt đoạn và như nhau của lòng tốt, hài hước, trí huệnghiêm trang, mọi cố gắng của ngài đều hướng đến sự giữ gìndiễn đạt tất cả những hình thức của giáo lý Phật giáo, về điều này, không nghi ngờ gì, ngài là một trong những vị xiển dương vĩ đại nhất của thời hiện đại.

Trong thời trẻ, Khyentse Rinpoche đã sống và đã thực hành nhiều giống như Patrul Rinpoche, trong những núi non và nơi hoang dã. Cuộc đời về sau của ngài được đóng vai để chống lại một số lớn những giả dối phù phiếm, nhưng ngài không bao giờ mất đi phong cách giản dị rốt ráo của mình. Cả hai bậc thầy lỗi lạc này rõ ràng chia xẻ với nhau đường lối không khoan nhượng trong đó các ngài sống và thở những giáo lý. Vượt khỏi mọi bối cảnh văn hóa riêng biệt, cả hai có khả năng truyền đạt cảm hứng cho mọi người để tự vấn nạn một cách sâu xa những chọn lựa của họ trong cuộc sống, và rồi kinh nghiệm thực hành phong phútrí huệ bao la để hướng dẫn họ tìm thấy con đường thực hành chân chính những giáo lý của chính họ.

Những vấn đềchúng ta chạm mặt trong cuốn sách này cũng tươi mới và hiện đại như bao giờ. Chính Khyentse Rinpoche đã chọn bài dạy này để xuất bản như là một bản văn nó có thể gây cảm hứng cho bất kỳ ai để suy nghĩ về cuộc đời mình và nó đồng thời trao tặng một cái nhìn toàn bộ về quan điểmthực hành của ba thừa vĩ đại của Phật pháp. Những câu kệ tươi mát và xuyên thấu của Patrul Rinpoche, cùng với những bình giải rõ ràngthực tế của Khyentse Rinpoche, tạo thành một toàn thể súc tích toàn vẹn một cách lạ lùng.

Chính trong tinh thần kiên cường của hai vị thầy này mà giáo lý được luận giải như một cái gì để được sống trọn vẹn, một hơi thở không dứt không khí tươi mát và mới mẻ, một đường lối để chứng nghiệm sự vật như chúng thực là, mà chúng tôi vui mừng đem cho xuất bản với hy vọng rằng những độc giả sẽ tìm thấy trong đó sự liên quancảm hứng – và thực sự đặt nó trong lòng.


LỜI CÁM ƠN CỦA NHỮNG DỊCH GIẢ

Thuận theo mệnh lệnh tôn quý của Đức Dalai Lama thứ mười bốn và của Thượng Tọa Doboom Rinpoche, đức Dilgo Khyentse Rinpoche đã ban cho những lời dạy này ở Nhà Tây Tạng, Tân Delhi, vào tháng Hai năm 1984. Về sau, trong dịp trì tụng một trăm triệu thần chú manÏi vào tháng Tư năm 1986 ở Tu viện Shechen Tennyi Dangyeling xứ Nepal, và lại nữa vào tháng Bảy năm 1986 trong sửa soạn cho cuộc ẩn tu ba năm lần thứ ba ở Dordogne, Pháp, đức ngài ban thêm những lời chỉ dạy về cùng bản văn ấy, chúng cũng được gồm trong cuốn sách này.
Những thành viên của Nhóm Dịch Thuật Padmakara làm việc cho bản văn này gồm Košnchog Tenzin và John Canti, những dịch giả ; và Micheal Friedman, Charles Hastings, Mari-lyn Silverstone, Daniel Staffler và Phyllis Taylor, những người biên tập.

Chúng tôi rất biết ơn Thượng Tọa Doboom Rinpoche đã cho phép sử dụng nguyên bản của những lời dạy này, xuất hiện trong Tinh Túy của Phật giáo (Tân Delhi : Nhà Tây Tạng, 1986).

Chúng tôi cũng muốn mở rộng sự cám ơn chân thành nhất của chúng tôi đến Košnchog Lhadrepa, người lo về bìa, và đến những người đã tốt lòng đóng góp vào việc ghi chép và đánh máy bản văn này: Christine Fondecave, Suzan Foster đã quá cố, John Petit, Anne Munk và S. Lhamo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14320)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14585)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11857)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14379)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13284)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14653)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12649)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25286)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27924)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26394)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17252)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16539)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15934)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22168)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17151)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24954)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 22013)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19090)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16183)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21741)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16800)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14688)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16725)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25044)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18794)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21203)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14783)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14382)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16628)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18023)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12939)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14959)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12737)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13902)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14622)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28060)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27240)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14366)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 21002)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14676)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24224)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28731)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14749)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13309)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16471)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27275)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12026)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16082)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21524)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12393)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant