Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

11. Ý nghĩa của bài nguyện Vajra bảy dòng đến Guru Rinpoche

05 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 11088)
11. Ý nghĩa của bài nguyện Vajra bảy dòng đến Guru Rinpoche

HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ

Tu tập Phật pháp trong cuộc sống hằng ngày
TULKU THONDUP
Harold Talbort biên soạn - Bản Dịch Việt Ngữ: Tuệ Pháp


PHẦN HAI

PHÁP THIỀN ĐỊNH NGONDRO:
SỰ RÈN LUYỆN THIẾT YẾU

11

Ý NGHĨA CỦA BÀI NGUYỆN VAJRA 
BẢY DÒNG ĐẾN GURU RINPOCHE


Ðược xuất bản bởi Buddhayana, xuất bản lần đầu tiên, năm 1979; xuất bản lần hai, năm 1989.

Chương này là tóm tắt của một luận giảng về Bài nguyện Vajra bảy dòng có tựa đề là Padma Karpo (Hoa sen trắng) của Ngài Mipham Namgyal (1862 – 1912), một học giả nổi tiếng của truyền thống Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng. Bản luận giảng nguyên thủy tiếng Tây Tạng của Ngài Mipham rất uyên thâm và khó hiểu, khó phiên dịch, và tôi đã tóm tắt những điểm căn bản trong bản văn vào chương này.

Bài nguyện Vajra bảy dòng là bài nguyện quan trọng và thiêng liêng nhất trong truyền thống Nyingma. Bài nguyện ngắn này bao gồm các phần giáo lý bên ngoài, bên trong và sâu thẳm nhất của sự tu tập Phật giáo Mật tông. Nhờ thực hành Bài nguyện Vajra bảy dòng theo bất kỳ một trong các phần tu tập này, hành giả sẽ đạt được kết quả cụ thể của phần tu tập đó.

Trong tóm tắt này có năm trình độ giải thích. Đó là: (1) ý nghĩa chung hay phổ thông; con đường của ý nghĩa ẩn giấu (sBas Don), bao gồm ba trình độ kế tiếp; (2) ý nghĩa tùy theo con đường giải thoát (Grol Lam); (3) ý nghĩa tùy theo giai đoạn hoàn thiện (rDzog Rim); (4) ý nghĩa tùy theo Nyingthig của Dzogpa Chenpo: sự nhận biết trực tiếp của hiện diện tự nhiên (Lhun Grub Thod rGal); và (5) ý nghĩa tùy theo sự thành tựu của kết quả.

Trong số những trình độ ý nghĩa này, mỗi một hành giả sẽ tụng niệm bài nguyện vajra để học và thực hành theo trình độ thích hợp, đúng với khả năng họ.

Tôi đã soạn lại phần tóm tắt này với hy vọng có thể chỉ rõ rằng bài nguyện vắn tắt này bao gồm nhiều trình độ ý nghĩatu tập khác nhau, vì có nhiều người đi theo giáo lý Nyingma đã quen thuộc với Bài nguyện Vajra bảy dòng thường không nhận biết được ý nghĩa sâu xa hơn của nó. Nhưng để hiểủ được trọn vẹn ý nghĩa của bài nguyện, tôi khuyến khích người đọc nên đọc bản văn nguyên thủy của Ngài Mipham Rinpoche.

Tây Tạng, người theo Nyingma tụng niệm Bài nguyện Vajra bảy dòng hướng đến Guru Rinpoche ba lần trước khi tụng các bài nguyện khác, hoặc thiền định hay thực hiện bất cứ nghi lễ nào. Nhiều người sùng đạo lặp lại bài nguyện hàng trăm lần, tụng niệm suốt thời gian lúc thức của họ, dùng bài nguyện như cầu nguyện chính, như hơi thở, cuộc sống và thiền định.

CẤU TRÚC CỦA BẢN VĂN

Vì cấu trúc phức tạp của bản văn, một số tiêu đề, tiêu đề phụ, chữ nghiêng và trong ngoặc đã được áp dụng; do đó, một ghi chú giải thích có thể là lợi ích cho người đọc.

Bản luận giảng của Ngài Mipham phân chia mỗi trình độ giải thích Bài nguyện Vajra bảy dòng thành một lời mở đầu, cách phát âm chủng tử tự, đối tượng của bài nguyện, sự cầu nguyện, mantra cầu thỉnh ban phước (chỉ dành cho trình độ giải thích ban đầu), và nội dung của bài nguyện.

Dựa theo sự giải thích trong luận giảng của Ngài Mipham cho mỗi trình độ, tôi đã rút ra một ý nghĩa gốc cho Bài nguyện Vajra bảy dòng, và người đọc sẽ thấy rằng với mỗi trình độ giải thích, ý nghĩa gốc được đưa ra trước tiên, tiếp theo là luận giảng của Ngài Mipham (với các phân chia phụ).

Về định dạng, những chữ in nghiêng được sử dụng trong ba trường hợp. Trước hết, trong toàn bộ phần chính của bản văn, chữ in nghiêng thỉnh thoảng được dùng cho những chữ Tây Tạng không quen thuộc (được viết theo dạng phát âm), theo sau là một chữ tiếng Anh tương đương, hoặc đôi lúc là tiếng Sanskrit tương đương (được chỉ rõ bằng từ viết tắt Skt.) trong ngoặc đơn. Thứ hai, chữ tiếng Anh in nghiêng xuất hiện trong luận giảng để chỉ rằng chúng là những từ được dịch từ chính Bài nguyện Vajra bảy dòng. Khi đọc luận giảng, độc giả được khuyến khích tham khảo lại phần nghĩa gốc để hiểu những từ được in nghiêng bao hàm ý nghĩa gốc đến mức độ nào. Thứ ba, bắt đầu với trình độ giải thích ý nghĩa ẩn giấu (thứ hai) trở đi, ý nghĩa mật truyền trong phần ý nghĩa gốc được đi kèm bởi những cụm từ tương ứng của Bài nguyện Vajra bảy dòng, được in nghiêng trong ngoặc ở dạng phiên âm chữ Tây Tạng.

Suốt bản văn, những dấu ngoặc vuông đôi khi được dùng để chỉ những chữ được thêm vào để giúp ý nghĩa được rõ hơn. Cuối cùng để giảm tối thiểu số lượng các chú thích, những thuật ngữ Tây Tạng then chốt được đặt trong ngoặc đơn ở dạng chuyển tự.

Có những khác biệt trong cách phát âm bằng tiếng Tây Tạng ở hai chỗ của Bài Nguyện Vajra Bảy Dòng. Với chữ cuối của dòng 6, tôi thường dùng kyee (Kyis) theo luận giảng của Ngài Mipham, trong khi một số bản văn khác dùng chữ kyi (Kyi). Với chữ thứ ba của dòng thứ bảy, tôi dùng chữ lab (brLab) như trong bản văn của Longchen Nyingthig, vì là bản dịch thường được tụng niệm, mặc dù Ngài Mipham và một số vị khác dùng chữ lob (rLobs).

LỊCH SỬ CỦA BÀI NGUYỆN VAJRA BẢY DÒNG

Người ta nói rằng những dòng này là bài nguyện cầu thỉnh Guru Rinpoche (Padmasambhava) đến tập hội của bữa tiệc cúng dường bởi Dorje Khandroma (Sanskrit: Vajra Dakini).

Có lần, những vị thầy ngoại đạo uyên bác về ngôn ngữlý luận đã tìm đến tu viện Nland và phỉ báng Giáo Pháp. Những học giả đạo Phật không đủ sức bác bỏ họ. Sau đó, phần lớn các vị học giả đều có cùng một giấc mộng. Trong mộng,
Dakini Zhiwa Chog (An bình Siêu phàm) tiên tri như sau:

"Các người không thể đánh bại những kẻ ngoại đạo. Nếu không mời thỉnh đến đây người anh trai của Ta, Dorje
Thothreng Tsal (Năng lực Tràng hoa Sọ người Vajra, Guru Rinpoche), sống tại Hắc Mộ địa, thì Giáo Pháp có thể bị hủy diệt."

"Làm sao chúng tôi có thể mời được Ngài, khi chỗ đó quá khó đến?" Những học giả hỏi.

Vị Khandroma trả lời: "Hãy bày một lễ cúng dường lớn trên mái nhà của tu viện, với âm nhạctrầm hương, và tụng niệm bài nguyện vajra cùng một giọng." Và bà ban cho họ Bài nguyện Vajra bảy dòng.

Những học giả cầu nguyện theo đó, và trong chốc lát Guru Rinpoche từ bầu trời hiện đến một cách kỳ diệu. Ngài chủ trì các học giả đạo Phật đánh bại những thầy dị giáo bằng những lập luận trí tuệ và trích dẫn từ kinh điển. Khi Ngài bị đe dọa bởi năng lực huyền thuật của những kẻ dị giáo, Ngài mở tráp mà vị Ḍkinỵ Mặt Sư Tử đã cho, và Ngài tìm thấy trong đó mantra "mười bốn chữ". Nhờ tụng niẹm mantra, Ngài loại trừ kẻ xấu trong những người dị giáo với một trận mưa sấm chớp. Người ta nói rằng bài nguyện này có nguồn gốc từ sự kiện đó.

Sau này, khi Guru Rinpoche đến Tây Tạng vào thế kỷ tám, Ngài ban nó cho nhà vua và các thần dân. Với ý định dành cho những đệ tử có khả năng tu tập trong tương lai, Ngài chôn giấu bài nguyện này trong nhiều Ter. Sau này, Bài nguyện Vajra bảy dòng được phát hiện nhiều lần trong hầu hết những Ter của một trăm vị đại
Terton trong mười thế kỷ qua của dòng truyền Nyingma, như trọng tâm của các bài nguyện, giáo lý, và thiền định.

Ý NGHĨA CHUNG

NGHĨA GỐC

HUṂ – cầu khẩn tâm của Guru Rinpoche.

1. Ở phía tây bắc xứ
Oddiyana.

2. Sinh trên nhụy hoa sen

3. Được phú cho sự thành tựu kỳ diệu nhất;

4. Lừng danh là Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava);

5. Nhiễu quanh bởi quyến thuộc nhiều Khadro

6. Đi theo Ngài con thực hành:

7. Xin Ngài đến đây ban phước.

Vị Thầy (GURU) Padmasambhava (PEMA), xin ban (HUṂ) thành tựu (SIDDHI) [trên chúng con].

LUẬN GIẢNG

DẪN NHẬP

Đây là trình độ thực hành Bài nguyện Vajra bảy dòng liên quan đến cách Guru Rinpoche xuất hiện trong cõi thế gian này như một thân hóa hiện (Sanskrit: Nirmanakaya).

Trong thực tế, Guru Rinpoche không cách biệt với Samantabhadra (Toàn thiện Phổ quát), Ngài đã giải thoát từ ban sơ như
Dharmakaya (Pháp Thân) tự hiện (trạng thái tối thượng). Không rời khỏi lãnh vực của Dharmakaya, Ngài thành tựu tự nhiên trong Sambhogakya (Báo Thân – thân hoan hỷ trong tướng thanh tịnh), có năm phẩm tánh tuyệt đối. Ngài cũng là hiện thân của sự tự hiện trong nhiều phô diễn khác nhau của Nirmanakaya (Hóa Thân – thân hóa hiện trong tướng bất tịnh), sự tự phản chiếu của lòng bi. Đây là cách thực tế mà Guru Rinpoche an trụ và xuất hiện. Đó là sự phô diễn chư Phật, và chỉ riêng các ngài mới có thể nhận thức tất cả mọi khía cạnh sự phô diễn của Guru Rinpoche.

Khoảng tám (hay mười hai) năm sau khi Đức Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn, Guru Rinpoche xuất hiện trên một hoa sen trong hồ Dhanakosha của xứ
Oddiyana cho những chúng sanh bình thườngthiện nghiệp trên thế gian này. Ngài giữ theo nhiều giới luật mật tông khác nhau và đạt được rất nhiều thành tựu như thân ánh sáng của đại chuyển di ('Ja' Lus 'Pho Ba Ch'en Po). Ngài cứu giúp những người sùng mộ ở Ấn Độ, Oddiyana Tây Tạng qua vô số hóa thân, như tám tướng hóa thân của Guru Rinpoche (Guru mTshan brGyad).

Trình độ giải thích này là cách mà chúng ta, những đệ tử bình thường, cầu nguyện đến Guru Rinpoche, một đối tượng phi thường của lòng sùng kính.

CÁCH ĐỌC CỦA CHỦNG TỬ TỰ

Bài nguyện bắt đầu với sự cầu khẩn tâm giác ngộ của Guru Rinpoche nhờ phát âm chữ HUṂ, chủng tử tự tâm của tất cả chư Phật.

ĐỐI TƯỢNG CỦA BÀI NGUYỆN

Dòng 1: Nơi miền tây của châu lục Jambu, tại hướng tây bắc xứ Oddiyana, xứ sở của các Khadro (Daka và Dakini) trong hồ Dhanakosha, tràn đầy nước của tám phẩm tánh thanh tịnh.

Dòng 2: Trên nhánh được trang hoàng bằng nhụy, lá và những cánh của một hoa sen, Guru Rinpoche được sinh ra.

Tất cả phẩm tánh và ân phước của ba bí mật (thân, khẩu và ý) của tất cả chư Phật cùng đến trong hình tướng của chữ HRIḤ, và chữ này tan hòa vào tâm đức Phật A-di-đà. Từ tâm Ngài, ánh sáng ngũ sắc tỏa rađi xuống nhụy hoa sen. Ánh sáng chuyển thành thân tướng của Guru Rinpoche, và Ngài thọ sanh trong cách Liên Hoa Sanh [sinh ra kỳ diệu].

Dòng 3: Ngài thành tựu tự nhiên hai phần lợi ích (tự lợilợi tha) và phô bày thân tướng kỳ diệu, như tám hóa thân của Guru. Ngài không chỉ đạt thành tựu thông thường mà còn đạt được thành tựu phi thường của trạng thái Vajradhara (Kim Cương Trì).

Dòng 4: Danh hiệu Ngài lừng lẫyLiên Hoa Sanh (Padmasambhava).

Dòng 5: Và Ngài được vây quanh bởi các quyến thuộc Khadro nhiều bậc (
Daka và Dakini).

CẦU NGUYỆN

Dòng 6: Hành giả nên cầu nguyện với ba loại niềm tin, hãy nghĩ: "Ôi, Đấng Bảo hộ, con sẽ đi theo Ngài, và sẽ thực hành một cách phù hợp."

Dòng 7: "Để bảo vệ chúng sanh như chính con, đang chìm đắm trong đại dương của ba đau khổ, Ngài, bậc toàn giác, quyền năng, xin hãy đến nơi đây để ban phước cho thân, khẩu và ý của con với thân, khẩu và ý của Ngài, như sắt được biến thành vàng."

MANTRA CẦU KHẨN BAN PHƯỚC

GURU có nghĩa là vị thầy hay sự hướng dẫn tâm linh, người với phẩm tánh xuất sắc phong phú; không ai siêu vượt hơn.

PADMA là phần đầu danh hiệu của Guru Rinpoche.

SIDDHI là những gì chúng ta muốn thành tựu – thông thường và phi thường.

HUṂ có nghĩa là sự khẩn cầu ban thành tựu.

Do vậy, [cả câu có nghĩa là:] O Guru Padma, xin ban thành tựu.

NỘI DUNG CỦA BÀI NGUYỆN

ĐỐI TƯỢNG CỦA BÀI NGUYỆN

Dòng 1. Nơi sinh ra

Dòng 2. Cách sinh ra.

Dòng 3. Sự vĩ đại của phẩm tánh Ngài.

Dòng 4. Danh hiệu riêng của Guru Rinpoche.

Dòng 5. Quyến thuộc.

CẦU NGUYỆN

Dòng 6. Cầu nguyện với lòng khao khát đạt được sự bất khả phân với Guru Rinpoche hoặc phát triển tín tâm nơi Ngài.

Dòng 7. Sự thành tựu bất khả phân với Guru Rinpoche dựa vào chính chúng ta.

MANTRA ĐỂ CẦU KHẨN BAN PHƯỚC

CON ĐƯỜNG CỦA Ý NGHĨA ẨN GIẤU

CON ĐƯỜNG CỦA GIẢI THOÁT

Ý nghĩa gốc

HUṂ – đánh thức trí tuệ tự hiện, bản tánh tối thượng.

1. Tâm (orgyen yul) là sự giải thoát (tsam) [từ những cực đoan] của luân hồi (nub) và Niết-bàn (chang).

2. Đó là sự nhận biết của hợp nhất (dongpo) của lãnh vực tối thượng thanh tịnh bổn nguyên (pema) và quang minh, giác tánh vajra nội tại (kesar) và (la) ...

3. Đó là Đại Viên Mãn, sự kỳ diệu (yatsen). Nó là sự đạt được (nye) thành tựu cao nhất (chogki ngưdrub), trạng thái của Vajradhara.

4. Đây là trí tuệ của bản tánh tuyệt đối, lừng danh như (zhesu trag) nền tảng tối thượng (jungne) của chư Phật (pema).

5. Trí tuệ này với (kor) vô số năng lực hóa thân (mangpo) của nó lưu xuất (dro) trong lãnh vực tối thượng (kha) như những thuộc tính (khortu).

6. Con phát triển tự tin vững chắc (dag drub kyee) vào bản tánh của trí tuệ nguyên sơ bất nhị (khye kyi je su).

7. Để (chir) tịnh hóa mọi bám luyến vào hình tướng như trí tuệ nguyên sơ (chinkyee lob), cầu mong con nhận ra (shegsu sol) bản tánh tối thượng.

Trí tuệ nguyên sơ là tánh không trong tinh túy của nó (
Dharmakaya) (GURU), trong sáng trong bản tánh (Sambhogakaya) (PADMA), và tỏa khắp trong lòng bi [năng lực] (Nirmanakaya) (SIDDHI) với năm bậc trí tuệ (HUṂ).

LUẬN GIẢNG

SỰ PHÁT ÂM CHỦNG TỬ TỰ

Bài nguyện bắt đầu với sự phát âm chủng tử tự tâm, HUṂ, làm đánh thức trí tuệ nguyên sơ tự hiện, thật tánh của sinh tử và Niết-bàn.

ĐỐI TƯỢNG CỦA BÀI NGUYỆN

Dòng 1. Xứ sở Oddiyana là một suối nguồn đặc biệt của mật tông. Về mặt con đường thực tế, tâm của chính hành giả là suối nguồn đặc biệt của mật tông, nên đó là ý nghĩa của Oddiyana.

Tâm hay bản tánh tối thượng của tâm là sự giải thoát khỏi bị chìm đắm trong sinh tử và vươn tới Niết-bàn, vì nó chẳng chấp trụ hay thiên vị đến hai cực đoan– sinh tửniết bàn.

Dòng 2. Pema, hoa sen, biểu tượng lãnh vực tối thượng (Dharmadhatu – Pháp Giới), bản tánh được nhận ra. Nó không trụ ở bất cứ đâu và thanh tịnh từ khởi thủy, giống như hoa sen không bị ô nhiễm bởi bất kỳ bất tịnh nào. "Kesar," nhụy hoa, biểu thị tánh quang minh, giác tánh vajra nội tại (Rig Pa'i rDo rJe), đó là phương tiện của bản tánh nhận biết. Sự thành tựu tự nhiên, tánh giác nội tại tự tỏa sáng, trí tuệ bổn nguyên, được nở hoa với sự trong sáng; do vậy, nó tương đồng với nhụy của một hoa sen.

Khi cuống hoa (Dongpo) giữ nhụy và những cánh của một hoa sen với nhau, trí tuệ bổn nguyên đại cực lạc, tự hiện an trụ như sự hợp nhất của lãnh vực tối thượng (dBying) và trí tuệ bổn nguyên (Ye Shes), và nó là bản tánh tối thượng của tâm, hoặc tánh quang minh sẵn có của tâm.

Dòng 3. Tâm là sự sinh ra tự nhiên, tánh quang minh Đại Viên Mãn (Dzogpa Chenpo), trí tuệ bổn nguyên của bản tánh tuyệt đối, ý nghĩa của quán đảnh thứ tư, đó là sự kỳ diệu. Nó hiện diện tự nhiên như nền tảng của tâm tất cả chư Phật, sự đạt được thành tựu tối thượng, trạng thái của Vajradhara.

Dòng 4. Tâm là nền tảng của tất cả chư Phật ba đời, các bậc đã nở rộ như hoa sen, bản tánh tối thượng, nên được lừng danh như nền tảng của Pema, chư Phật. Đây là sự nhận biết của Pema Jungne như vị Phật tuyệt đối.

Dòng 5. Trong trí tuệ bổn nguyên đó có những phẩm tánh phi thường của sự thành tựu mà nếu phân chia thành những đa dạng của chúng, là bao gồm năm loại trí tuệ bổn nguyên (Ye Shes lNga). Do vậy, trong không gian không che đậy của lãnh vực tối thượng, vô số năng lực hóa thân của trí tuệ bổn nguyên của tánh giác nội tại được lưu xuất như những thuộc tính bất tận của nó.

CẦU NGUYỆN

Dòng 6. Để nhận ra bản tánh của trí tuệ bổn nguyên bất nhị (Ye Shes) và để hoàn thiện nó qua thiền định với tự tin bất biến, đó là đại trí (Shes Rab), được diễn tả là "Con sẽ theo sau Ngài, và con sẽ thực hành."

Dòng 7. Nếu hành giả đã có kinh nghiệm và xác quyết trong bản tánh tối thượng này (gNas Lugs) bằng sự nhận ra cái thấy (lTa Ba) và hoàn thiện nhận biết đó qua thiền định, hành giả sẽ chuyển hóa mọi bám luyến vào hình tướng bất tịnh thành tinh chất của trí tuệ bổn nguyên (Ye Shes).

Hoặc, nếu hành giả không thể đạt được trí tuệ bổn nguyên, thì để tiếp nhận được sự ban phước của con đường trong chính tâm thức mình, hành giả mong ước như sau: "Cầu mong con nhận ra bản tánh tối thượng (Ch'os Nyid) bằng việc tan hòa tính nhị nguyên chủ thể–đối tượng vào nó, như sóng của nước hòa vào nước, qua năng lực ban phước của các hướng dẫn của Lama và qua sự học tập và quán chiếu."

MANTRA ĐỂ CẦU THỈNH BAN PHƯỚC

Trí tuệ bổn nguyên là bản chất rỗng không (Ngo Bo sTong Pa), Pháp Thân, và vì nó không ở dưới bất cứ đặc tính có thể nhận thức nào, nó là bậc cao nhất, GURU.

Bản tánh của trí tuệ bổn nguyên là quang minh (Rang bZhin gSal Ba). Nó là sự thành tựu Báo Thân tự nhiên, với năng lực phô diễn bất tận. Song, nó không tách rời khỏi lãnh vực tối thượng. Nên nó là PADMA, hoa sen, có nghĩa không bị nhiễm ô bởi các đặc tính tương đối.

Sự bất khả phân của tinh túybản tánh đó là lòng bi phổ quát, xuất hiện trong sự phô diễn (Rol Pa) của luân hồiniết bàn, đáp ứng mong ước của tất cả chúng sanh bất tận đó là SIDDHI hay sự thành tựu.

HṂ biểu thị trí tuệ bổn nguyên tự hiện, chủng tử tự của tâm, người sở hữu năm trí tuệ bổn nguyên.

CON ĐƯỜNG CỦA PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO (THABS LAM) THEO GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN

Nghĩa gốc

HUṂ – đánh thức trí tuệ bẩm sinh tự hiện.

1. Tại trung tâm (tsam) của kinh mạch roma (nub) và kyangma (chang) của thân vajra (ogyen yul),

2. Tại (la) luân xa tám cánh nơi ngực (pema), trong "tinh chất" (Thig Le) (kesar), trong uma, kinh mạch trung ương (dongpo),

3. An trụ (nye) sự kỳ diệu (yatsen), tâm trí tuệ bổn nguyên không nhiễm ô, đại cực lạcbản tánh quang minh bất động, sự đạt được thành tựu cao nhất (
chogkyi ngodrub).

4. Nó là sự lừng danh (zheshu trag) như hiện diện tự nhiên, Padmasambhava tuyệt đối (pema jungne).

5 Tinh chất trí tuệ bổn nguyên này (kor) với nhiều (mangpo) loại năng lượng (rLung) và tinh chất (Thig Le), đó là sự hiện thân trong lãnh vực rỗng không (khadro) của kinh mạch như tính linh hoạt, nhiệt tình (khortu).

6. Theo bản tánh thiện xảo của thân vajra (khyekyi jesu), con sẽ rèn luyện trong trí tuệ bổn nguyên (dag drub kyee) qua các giai đoạn của rèn luyện mật tông.

7. Để (chir) chuyển hóa mọi hiện hữu vào lãnh vực của đại cực lạc (chinkyee lab), cầu mong con đạt được đại cực lạc của thân vajra (kim cương thân) (shegsu sol).

Trí tuệ bổn nguyên cao nhất (GURU) và sự không nhiễm ô, đại cực lạc tự hiện (PADMA) đem lại trí tuệ bổn nguyên vĩ đại, tối thượng (SIDDHI), Tâm linh thiêng của chư Phật (HUṂ).

LUẬN GIẢNG

GIỚI THIỆU

Với những người không thể nhận ra trí tuệ bổn nguyên tuyệt đối (Don Gyi Ye Shes) qua sự tu tập đã giải thích trong con đường giải thoát, vẫn có thể đạt được qua sự tu tập phi thường nhất của con đường phương tiện thiện xảo.

SỰ PHÁT ÂM CHỦNG TỬ TỰ

Chữ HUṂ biểu thị sự tỉnh thức của trí tuệ bổn nguyên bẩm sinh, tự hiện.

ĐỐI TƯỢNG CỦA BÀI NGUYỆN

Dòng 1. Xứ sở Oddiyana biểu thị thân vajra, nền tảng phi thường của tantra.

Trong thân vajra đó, bên phải là kinh mạch roma màu đỏ (Sanskrit: rasana) trong đó là năng lượng mặt trời (Nyi Ma'i rLung) chuyển động vòng quanh, làm giảm tinh chất (Tạng: Thig Le, Sanskrit: Bindu). Ở bên trái là kinh mạch Kyangma màu trắng (Sanskrit: lalan) trong đó là năng lượng mặt trăng (Zla Ba'i rLung) chuyển động vòng quanh, làm gia tăng, tẩy tịnh, làm mát và an định tinh chất.

Giữa các kinh mạch này, tại trung tâm [nơi năng lượng trí tuệ bổn nguyên trôi chảy]

Dòng 2. Hoa sen (pema) biểu thị Luân Xa Pháp Tám Cánh tại ngực (sNying Ka Ch'os Kyi 'Khor Lo). Nhụy hoa (kesar) biểu thị tinh chất (hay tinh dịch), tinh chất cần cho sự sống của năm yếu tố (ngũ đại). Cuống hoa (dongpo) biểu thị uma (Sanskrit: avadhti) hay kinh mạch trung ương trong đó là năng lượng trí tuệ bổn nguyên (Ye Shes Kyi rLung) trôi chảy vòng quanh.

Dòng 3. Bên trong chu trình của kinh mạch, năng lượng, và tinh chất đó – tinh chất sinh lực phi thường (Dvangs Ma) của thân vajra – và sự khởi nguyên cùng lúc với chúng từ khởi thủy, giống như long não và mùi của long não, trụ trong bản chất quang minh ('od gSal Ba'i Thig Le), đó là đại cực lạc không nhiễm ô, trí tuệ bổn nguyên tự hiện.

Thế nên nó rất kỳ diệu. Bản chất quang minh này là sự hợp nhất bất khả phân của cực lạctánh không siêu vượt tư duymô tả, và nó là sự thành tựu tự nhiên của siddhi cao nhất, Vajradhara (Kim Cương Trì).

Dòng 4. Trí tuệ bổn nguyên của sự nhận biết rằng bản chất quang minh đó lừng danh như sự tuyệt đối, Pema Jungne, tự hiện (Padmasambhava).

Dòng 5. Bản chất quang minh của trí tuệ bổn nguyên đó, Padmasambhava, với nhiều tinh chấtnăng lượng (rLung) như năng lực hiện thân (rTsal) đại tinh chất của tự thân trí tuệ bổn nguyên. Đó là sự hiện thân trong không gian trống rỗng của kinh mạch trung ương và các kinh mạch nhỏ hơn như sinh khí của nó. Nếu hành giả áp dụng sự rèn luyện về phương tiện thiện xảo, thì chu trình của thân vajra xuất hiện như trí tuệ bổn nguyên đại cực lạc của bản chất quang minh.

CẦU NGUYỆN

Dòng 6. "Con sẽ theo sau Ngài, và con sẽ thực hành" trước hết biểu thị rằng đó là rèn luyện trên hiểu biếthoàn thiện bản tánh của thân vajra; và thứ hai; trí tuệ bổn nguyên đại cực lạc qua sự rèn luyện thâm sâu với các đặc tính (mTshan bChas Kyi rNal 'Byor) của giai đoạn hoàn thiện (rDzogs Rim), bao gồm thực hành về yoga nội hỏa (gTum Mo), sự rèn luyện qua sự hỗ trợ của vị phối ngẫu vajra bên trong hay bên ngoài. Các rèn luyện này sẽ đem lại kết quả cho phép năng lượng nghiệp và tâm thức đi vào kinh mạch trung tâm, và nhận ra trạng thái của thân huyễn, thể nhập tánh sáng, và yoga giấc mộng, vì sức lực của luyện tập thân thể, rèn luyện của năng lượng, và tập trung tâm thức về tinh chất vi tế (Phra Mo'i Thig Le).

Dòng 7. Qua sự rèn luyện của phương tiện thiện xảo, hành giả chuyển hóa mọi hiện hữu vào sự đạt được của bản tánh đại cực lạc thuần tịnh của thân vajra, và chuyển chúng thành maṇḍala của thân, khẩu và ý của chư Phật.

Để đạt được đại cực lạc của kim cương thân, tất cả khuynh hướng thói quen của năng lượng nghiệp thay đổi – nguyên nhân của hình tướng sinh tử, tùy thuộc tâm nhiễm ô do tư duy với những đặc tính – được tan hòa vào kinh mạch trung ương của trí tuệ bổn nguyên bất động, và được buộc vào tinh chất đại bất động, lãnh vực tối thượng thật sự của nền tảng. Do vậy, Đến (đạt được) tới Dharmakya, lãnh vực tối thượng của nền tảng.

MANTRA CẦU THỈNH BAN PHƯỚC

Trí tuệ bổn nguyên của con đường, đó là sự đạt được qua con đường rèn luyện phi thường, là cao nhất; vì thế là GURU (vị thầy).

Mọi bất tịnh, như năm cảm xúc phiền não, xuất hiện như sự hỗ trợ của đại cực lạc thuần tịnh và sự tự giải thoát; vì thế là PADMA (hoa sen).

Như kết quả cuối cùng, trí tuệ bổn nguyên vĩ đại sẽ nhanh chóng đạt được; vì thế là SIDDHI (thành tựu).

Trong sự sửng sốt vào lúc xuất hiện của trí tuệ bổn nguyên qua rèn luyện của con đường phương tiện thiện xảo xảy đến từ chủng tử tự Tâm của chư Phật – HUṂ.

THEO NYINGTHIG CỦA DZOGPA CHENPO: SỰ NHẬN BIẾT TRỰC TIẾP CỦA HIỆN DIỆN TỰ NHIÊN

Ý nghĩa gốc

HUṂ – cầu khẩn trí tuệ tự hiện đem lại sự nhận biết của khuôn mặt trí tuệ bổn nguyên tối thượng.

1. Ánh sáng của tâm (
orgyen yul) và lãnh vực tối thượng bên trong (nub) của nó (kyi), lãnh vực tối thượng bên ngoài (chang), và ánh sáng nước của mắt (tsam), và

2. Ánh sáng của lãnh vực thanh tịnh tối thượng và ánh sáng của rỗng không thig-le (pema) với chuỗi vajra – năng lực của giác tánh nội tại – (kesar) được hiện diện cho chúng ta. Nhờ vào (la) giác tánh nội tại ổn định vững chắc trên chúng qua thiền định (dongpo).

3. Hành giả đạt được (nye) sự kỳ diệu (yatsen) ba cái thấy trước tiên (sNang Ba) và đạt được siddi cao nhất (chogkyi ngodrup), cái thấy thứ tư.

4. Sự đạt được này lừng danh (zhesu trag) như sự đạt được của Phật tánh bổn nguyên (pema jungne).

5. Sau đó ánh sáng của trí tuệ tự hiện chiếu ra (kor) nhiều (mangpo) tia sáng và thig-les như năng lực biểu hiện của nó (rTsal) (khortu) chuyển động vòng quanh trong không gian (khadro).

6. Con thiền định (dag drub kyee) về cái thấy tự nhiên của thanh tịnh bổn nguyên (khye kyi jetsu).

7. Để (chir) đạt được thân vajra cầu vồng của đại chuyển di (shegsu sol), cầu mong con tịnh hóa mọi hiện tượng vào sự rộng mở của trí tuệ bổn nguyên (chinkyee lab).

Sự vĩ đại nhất này (GURU), không nhiễm ô (PADMA), và thành tựu tối thượng (SIDDHI) là kỳ diệu (HUṂ).

LUẬN GIẢNG

GIỚI THIỆU

Trí tuệ bổn nguyên tự hiện, tự nhiên an trụ từ ban sơ như bản tánh tối thượng (Ch'os Nyid) của tâm. Tuy nhiên, vì sự tác động của nghiệp và cảm xúc phiền não, bản tánh tối thượng bị che phủ và khuôn mặt của nó (Rang Zhal) không được quán sát.

ĐỐI TƯỢNG CỦA BÀI NGUYỆN

HUṂ biểu thị tinh túy của thành tựu tự nhiên thưgal, trí tuệ bổn nguyên tự hiện. Thưgal đem lại cái thấy của khuôn mặt thật (bản lai diện mục) của trí tuệ bổn nguyên tự hiện từ trạng thái thành tựu tự nhiên thể nhập quang minh, ngay cả cho người bình thường chúng ta, nếu đi theo hướng dẫn của thừa cao nhất này.

Dòng 1. Orgyen yul biểu thị ánh sáng của tâm (Tsita Sha Yi sGron Ma). Thân trẻ trung trong một bình (tịnh bình thân trẻ trung) (gZhon Nu Bum sKu), thig-le chiếu sáng rực rỡ của trí tuệ bổn nguyên, an trụ vô hình (nub) trong không trung của kim cương thân, lãnh vực nền tảng nội tại (Nang Gi dByings).

Chang là lãnh vực nền tảng bên ngoài, không gian xuất hiện trong sáng, bầu trời không mây. Tsham, kinh mạch của hai lãnh vực bên ngoài và bên trong, là nước ánh sáng của mắt (rGyang Zhag Ch'u Yi sGron Ma).

Dòng 2. Qua nước ánh sáng của mắt, trong lãnh vực nền tảng bên ngoài, xuất hiện bầu trời thanh tịnh – xanh dương, trong sạch, với mạng lưới cầu vồng đẹp đẽ bởi thig-le tuần hoàn, giống như gương. Tất cả điều này là ánh sáng của lãnh vực thanh tịnh nền tảng (dBying rNam Dag Gi sGron Ma).

Sau đó, nhờ đạt được kinh nghiệm này, ánh sáng của thig-le rỗng không (Thigs Le sTong Pa'i sGron Ma) trong màu đỏ – rõ ràng, tròn và trong sạch – sẽ xuất hiện giống như phác họa trên nước khi ném một hòn đá vào mặt hồ. Hai ánh sáng này (sGron Ma) hoạt động như nền tảng, một thùng chứa, hay một căn nhà. Cả hai được biểu hiện bằng pema (hoa sen).

Kesar (nhụy hoa) biểu thị chuỗi vajra (rDo rJe Lu Gu rGyud), đó là năng lực của giác tánh nội tại (rig gDangs). Nó là tinh hoa của ánh sáng trí tuệ tự hiện (Shes Rab Rang Byung Gi sGron Ma) và sự tự-tỏa sáng của giác tánh nội tại thực sự, trí tuệ bổn nguyên.

Dongpo (cuống hoa) biểu thị sự ổn định của lãnh vực nền tảng (dBying) và giác tánh nội tại (Rig Pa) nhờ giới hạn năng lực của giác tánh nội tại (Rig gDangs) trong cõi giới của lãnh vực nền tảng và lúc thúc bách (gNad gZhi Ba) qua cách thức giải thoát tư duy của giác tánh nội tại (Rig Pa Rang Bab rTog Med). Bằng việc đạt được kinh nghiệm trong (la) phương tiện thiện xảo đó.

Dòng 3. Hành giả sẽ đạt được bốn niềm tự tín một cách dần dần và sẽ thành tựu những thị kiến kỳ diệu của nhận biết trực tiếp bản tánh tuyệt đối (Ch'os Nyid mNgon gSum), sự phát triển kinh nghiệm (Nyams Gong 'Phel), và sự viên mãn giác tánh nội tại (Rig Pa Tshad Phebs). Sau đó, hành giả sẽ đạt được trạng thái hòa tan của (tất cả các Pháp vào) bản tánh nền tảng (Ch'os Nyid Zad Pa) – sự thành tựu cao nhất, trạng thái của Vajradhara – trong chính kiếp sống này.

Dòng 4. Sau đó hành giả sẽ được bất khả phân với Tâm của Pema Jungne, là vị Phật nguyên thủy (Samantabhadra). Do đó, "Ngài lừng danh là Pema Jungne".

Dòng 5. Dù không di chuyển khỏi trạng thái bình đẳng của ánh sáng trí tuệ tự hiện, vẫn sẽ có sự lưu xuất tự nhiên của năng lực hóa hiện (rTsal) của trí tuệ tự hiện đó, trong tướng dạng của nhiều tia sáng cầu vồng di chuyển rõ ràng, thig-le và các thig-le nhỏ trong không trung.

Dòng 6. Vào lúc đó, mọi phát triển này chỉ là năng lực của giác tánh nội tại. Do đó, hành giả thiền định về tánh quang minh thể nhập của bốn thiền quán (Chog bZhag bZhi) trong sự bất biến của cái thấy tự nhiên của thanh tịnh bổn nguyên (Ka Dag).

Dòng 7. Nhờ thực hành như vậy, cầu mong con tịnh hóa mọi hiện tượng phát sinh do năng lượng nghiệp bất tịnh vào sự rộng mở của trí tuệ bổn nguyên bất hoại để đạt được thân vajra cầu vồng của đại chuyển di ('Ja' Lus 'Pho Ba Ch'en Po).

MANTRA CẦU THỈNH BAN PHƯỚC

Con đường tinh túy sâu thẳm nhất của thể nhập quang minh là sự rèn luyện phi thường, vì nó thiền định về kết quả – tự thân của Phật tánh – như là con đường của sự rèn luyện. Do vậy, nó là cao nhất (GURU), tinh khiết (PADMA) và đạt được sự tối thượng trong chính cuộc sống này (SIDDHI). Kỳ diệu thay (HUṂ)!

SỰ THÀNH TỰU CỦA KẾT QUẢ

Ý nghĩa gốc

HUṂ – cầu khẩn trí tuệ bổn nguyên.

1. Sự rèn luyện mật truyền đánh thức dòng truyền mật tông (orgyen yul) của Tâm hành giả làm (kyi) siêu vượt mối nối (tsam) của sự chìm đắm (nub) trong sinh tửgiải thoát (chang) khỏi nó,

2. Qua sự đạt được khẩu (pema), ý (kesar), và thân (dongpo) của chư Phật, và (la)

3. [Trí tuệ bổn nguyên của sự đạt được] là kỳ diệu (yatsen). Đây là sự đạt được (nye) của thành tựu cao nhất (chogkyi ngodrub), trạng thái của Vajradhara.

4. Được lừng danh (zhesu trag) như Padmasambhava tự hiện xác thực (pema jungne).

5. Trí tuệ này với (kor) vô số (mangpo) hóa thân, bao la như hư không (kha), hoạt động (dro) như năng lực của nó (khortu).

6. Con duy trì (dagdrub kyee) trong trạng thái nhận biết (jesu) của bản tánh không nỗ lực, sự thanh tịnh bổn nguyên (khyekyi).

7. Để (chir) hiện tượng hiện hữu xuất hiện như maṇḍala của bốn vajra (chinkyee lab), cầu mong con đạt được (shegsu sol) maṇḍala của nền tảng ban sơ.

Đây là sự nhận biết (HUṂ) của con đườngtrí tuệ, đó là siêu việt nhất (GURU), không nhiễm ô (PADMA), thành tựu tối thượng (SIDDHI).

LUẬN GIẢNG

GIỚI THIỆU

HUṂ – trí tuệ bổn nguyên thiêng liêng.

ĐỐI TƯỢNG CỦA BÀI NGUYỆN

Dòng 1. Xứ sở Oddiyana (orgyen yul) là suối nguồn của mật tông, và sự định nghĩa chữ Oddiyana là "đi bằng sự bay". Trong tantra, sự đánh thức dòng truyền tantric của chính tâm hành giả (sNgags Kyi Rigs Sad Pa) và đạt giải thoát khỏi bị sa lầy trong những hình tướng nhị nguyên (gNyis sNang) của sinh tử là rất nhanh chóng, giống như bay.

Nhờ đánh thức tâm, hành giả siêu việt sự việc (Tsam) của luân hồi và Niết-bàn bằng sự giải thoát (chang) khỏi bị chìm đắm (nub) trong sình lầy của sinh tử, tịnh hóa nó khỏi mọi nhiễm ô và hóa tán những hình tướng huyễn ảo vào lãnh vực nền tảng.

Dòng 2. Sự thành tựu của thanh tịnh tất cả âm thanh như maṇḍala của khẩu (Pema), sự viên mãn tất cả tư duy như maṇḍala của ý (kesar), và sự chín muồi của tất cả hình tướng như maṇḍala của thân (dongpo) – ba phương diện bí mật (gSang B gSum) của Phật tánh – và (La)

Dòng 3. Trí tuệ bổn nguyên của sự thành tựu, đó là nhất nhưbình đẳng, là sự kỳ diệu (yatsen).

Khi hành giả nhận ra điều này, nó là sự đạt được bất khả phân của nền tảng và kết quả, sự thành tựu cao nhất (chogkyi ngodrub), trạng thái của Vajradhara.

Dòng 4. Sự đạt được này lừng danh (zhesu trag) là Padmasambhava tuyệt đối (pema jungne),

Dòng 5. Và bản tánh của nó là không lệch khỏi nền tảng bổn nguyên. Tuy nhiên, từ trí tuệ ban sơ, có vô số (mangpo) hoạt động (dro) xuất hiện (kor) của những hiện thân của luân hồiniết bàn, bao la như bầu trời (kha), xuất hiện như năng lực của nó (khor).

CẦU NGUYỆN

Dòng 6. Nếu, đã nhận ra ý nghĩa bản tánhthực tại của sự đạt được này, sau đó hành giả vẫn ở trong nó không xao lãng, giống như không thể kiếm được đá sỏi trong một hòn đảo toàn bằng vàng ròng. Do vậy mọi hình tướng bất tịnh sẽ đi đến kết thúc và chỉ còn những hình tướng thanh tịnh bổn nguyên xuất hiện. Hành giả sẽ đạt giải thoát khỏi tất cả ràng buộc của nghiệp và cảm xúc phiền não. Tất cả phẩm tánh thiện sẽ thành tựu tự nhiên và không cần nỗ lực, và hành giả sẽ đạt được Dharmakaya giai đoạn vĩnh viễn. Do vậy, nó là sự duy trì (dag drub kyee) trong trạng thái nhận biết (jesu) của thanh tịnh bổn nguyên (khyekyi).

Dòng 7. Tất cả hiện tượng hiện hữu đều xuất hiện trong tướng dạng maṇḍala của bốn vajra (chinkyee lab chir), sự ban phước của trí tuệ bổn nguyên của chính tâm hành giả. Sự thành tựu này xuất hiện như kết quả của việc đạt được (shegsu sol) nền tảng bổn nguyên, chân lý tối thượng.

MANTRA CẦU THỈNH BAN PHƯỚC

Đây là sự nhận biết (HUṂ) của con đườngtrí tuệ, đó là cao nhất (GURU), không nhiễm ô (PADMA), thành tựu tối thượng (SIDDHI).

KẾT THÚC THỰC HÀNH

Trước tiên, việc thực hành Bài nguyện Vajra bảy dòng như Guru Yoga, theo ý nghĩa thông thường, sẽ gây ra sự xuất hiện của trí tuệ bổn nguyên uyên thâm. Do học tập những điểm trọng yếu của con đường giải thoát, phương tiện thiện xảo, hay Đại Viên Mãn từ một vị Lama đủ phẩm tánh và thực hành siêng năng, hành giả sẽ đạt được tự tin trong nhận biết, tự thân kết quả như đã giải thích chi tiết trong giáo lý, và sẽ đạt tới trạng thái của Vidyadhara (Bậc Trì Minh).

Với niềm tin không dao động, hãy quán tưởng Guru Rinpoche trên đỉnh đầu của hành giả, hiện thân của tất cả sự quy y. Hãy cầu nguyện mạnh mẽ đến Ngài bằng Bài nguyện Vajra bảy dòng. Nhờ cam lồ rót xuống từ thân Guru, mọi tật bệnh, ác nghiệp, và đau khổ của thân, khẩu, và ý hành giả đều được tẩy sạch trong dạng máu, mủ, côn trùng, muội khói và rác rưởi. Vào lúc cuối, chính thân thể hành giả tan hòa, giống như muối tan trong nước, và sau đó chất lỏng này chảy vào miệng của
Yamaraja, Tử Thần, và các chủ nợ nghiệp khác bị chôn dưới đất. Tin tưởng rằng nó đã thỏa mãn tất cả bọn họ và mọi nghiệp đã được xóa sạch. Vào lúc cuối, hành giả nên xem tất cả đều biến mất vào hư không.

Một lần nữa, hãy quán tưởng chính thân thể bạn trong dạng thân ánh sáng rực rỡ của một thần thánh – bất cứ dạng nào mà bạn thích. Nơi ngực của vị thánh, tại trung tâm của một hoa sen tám cánh, vị Lama đi xuống đỉnh đầu bạn và trở thành một với tinh chất bất hoại (bindu), trí tuệ bổn nguyên. Sau đó hành giả nên trụ trong cực lạc của trí tuệ bổn nguyên.

Giai đoạn hậu thiền định phải được ứng xử như sau: mọi hình tướng đều được thấy như một tịnh độ và như các thần thánh, thực phẩm và nước uống như sự cúng dường, và các hoạt động được thấy như đi, ngồi, đảnh lễđi nhiễu quanh. Khi ngủ, bạn nên quán tưởng Guru trong ngực bạn. Trong tất cả hoạt động hằng ngày, bạn phải cố gắng chuyển hóa mọi sự vào các thực hành đạo đức không gián đoạn. Việc quán tưởng Lama trong bầu trời phía trước bạn và bày tỏ cúng dường, dâng cúng tán thán, cầu khẩn tâm Ngài, và tiếp nhận sự ban phước thân, khẩu, và ý của Ngài là điều quan trọng. Nói chung, đây là vì các phẩm tánh thiện của cảnh giới cao của sự giải thoát, và nhất là sự phát triển nhận biết của con đường thâm sâu, chỉ tùy thuộc sự ban phước của Guru đi vào tâm của chính hành giả.

Để đạt được trí tuệ bổn nguyên tuyệt đối trong chính tâm hành giả, hành giả phải được quen thuộc với các giáo lý đã cho trong sutra và tantra nói chung, và nói riêng là với sự giới thiệu trực tiếp (Ngo 'Phrod) đến trí tuệ bổn nguyên xác thực (Don Gyi Ye Shes). Và, tùy theo kinh nghiệm, nhận biết và khả năng, hành giả nên thiền định về bất cứ con đường giải thoát hoặc phương tiện thiện xảo nào thích hợp với chính hành giả. Nhờ làm điều này, hành giả sẽ đủ điều kiện đạt được cả hai thành tựu thông thường và tối thượng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19860)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20941)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19273)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40529)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21262)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41078)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24116)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23058)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17841)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26960)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20736)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33633)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 21022)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28933)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12705)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25305)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19150)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17519)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25783)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 19010)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18998)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29028)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18910)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33340)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38408)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31256)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18239)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24511)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19453)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17911)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23050)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18028)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32194)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17386)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17437)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16078)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18573)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20774)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18072)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20114)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14887)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20915)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15069)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15764)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12942)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14512)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14911)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29403)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12770)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14529)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant