Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

16. Trí Tuệ Người Xưa Và Những Khó Khăn Hiện Đại

03 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 6681)
16. Trí Tuệ Người Xưa Và Những Khó Khăn Hiện Đại


NHỮNG HẠT NGỌC TRÍ TUỆ PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
Thích Tâm Quang dịch

IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT PHẬT GIÁO
TRƯỚC CÁC KHÓ KHĂN



16. TRÍ TUỆ NGƯỜI XƯA VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN ÐẠI

 - Francis Story


Lịch sử con người chinh phục môi trường chung quanh từ thuở sơ khai, là chuyện thích nghi với sự thay đổi qua tài trí ngày càng tăng về kỹ thuật sống. Ở hoàn cảnh tốt nhất, nó đã là cuộc chinh phục cục bộ; những dị biệt về cách thức sống không nhất thiết đi đôi với sự thay đổi về cách suy tư hay quan điểm mong đợi. Con người, bên dưới bên ngoài, vẫn còn là một con thú thuở ban sơ; bản năng của con người phát triển trong một mô hình văn minh phức tạp hơn, và phản ứng của con người trước các tình thế đã khác xa với những đáp ứng của cha ông, tuy nhiên chính bản năng thì không khác. Về căn bản chúng vẫn không thay đổi căn cứ vào thời gian của những tư liệu cổ nhất còn lại đến ngày nay.

Những biến cốtình thế phát sinh do sức mạnh tinh thần, còn bản năng gây ra chúng vẫn không thay đổi, tình hình và các vấn đề về cơ bản cũng giống như vậy, dù chúng xuất hiện trang phục khác. Do sự giải thích sai lầm về thuyết tiến hóa, tính lạc quan dễ dãi hậu kỳ Darwin tin rằng nhân loại đang vững bước tiến lên đã bị loại bỏ. Kiến thức, tuy có tiến bộ, không thể giải thoát tinh thần con người, dù có thể giải thoát một số ràng buộc tinh thần, mà thực ra chỉ là sự thay thế chúng bằng những ràng buộc khác. Lòng ích kỷ, tham ái và tham sống là những yếu tố vẫn chiếm ưu thế, do đó kiến thức, không có sự bù đắp của trí tuệ, hẳn là còn bị lệ thuộc.

Nhìn thoáng qua những bản kinh Nguyên Thủy sớm nhất cũng đủ cho thấy những khó khăn ngày nay giống hệt như ở Ấn Ðộ 2500 năm trước.

Sự thôi thúc sống và sự ham sống nơi tất cả chúng sanh nẩy nở từ tham ái, và Ðức Phật, lúc Ngài đạt Giác Ngộ, tuyên bố: "Ta đã lang thang vô ích bao nhiêu lần sanh, tìm cách xây dựng căn nhà; ta đã đau khổ trong nhiều lần sanh tái diễn. Nay, hỡi người xây dựng căn nhà, nay đã tìm ra được rồi, ngươi sẽ không còn phải xây dựng nhà nữa". Căn nhà là hình thức cụ thể, người xây là tham ái, bản năng kiên trì bám vào đời sống, cho thấy tại sao những khó khăn đương đầu bởi nhân loại ngày nay căn bản vẫn giống như vậy, đã không được như ý từ bình minh lịch sử; chúng chỉ hoán chuyển thành một loại chìa khóa khác, có ngụ ý khái quát thay vì một ít cá nhân giới hạn hay bộ lạc.

Trong đời sống ngày nay, tôn giáo, một thời là yếu tố chính trong lịch sử thế giới, đóng một phần tương đối không quan trọng. Thái độ của con người hiện đại, tâm hòa hợp với cái khác và rõ ràng là những công chuyện cần ngay và thực tiễn hơn, được quyết định bởi tôn giáo chỉ trong phạm vi huấn luyện ban đầu gây ấn tượng trên một sự hiểu biết mềm dẻo, còn lại với con người là chỉ để nhuộm màu phong cảnh tinh thần. Giữa những khu rộng lớn của con người trên thế giới, tôn giáo chính đã không còn ảnh hưởng, những hành động được cân nhắc và phán xét không bằng tiêu chuẩn tôn giáo hay đạo đức, mà là thắng hay bại từ quan điểm hoàn toàn trần thế. Chúng đã không còn là "phải" hay "trái", và trở thành đơn giảnthực tiễn hay không thực tiễn. Ðặc tính cơ hội đã được thiết lập thay thế cái huyền bí trước đây như nguyên tắc điều hành trong cách đối xử của con người, do kết quả của sự suy thoái niềm tin vào kiếp sau với sự việc sau cùng với đặc trưng của một nền công lý trừng phạt. Theo ý nghĩa đó, điều này có thể được chấp nhận như một bước tiến hướng về duy lý luận; nhưng vì nhân tố thúc đẩy đằng sau hành-động-cơ-hội vẫn nằm trong bản năng của con người man rợ, phần đóng góp bởi lý trí chỉ là phụ thuộc. Lý trí được dùng phục vụ những động cơ chủ yếu là không hợp lý.

Trong một bài thuyết giảng nổi tiếng trong Kinh Brahmajala của Bộ Trường A Hàm, Ðức Phật nêu lên 62 hệ thống tôn giáo-triết lý thời bấy giờ, từ chủ nghĩa lý tưởng siêu nghiệm đến duy vật cao, Ngài bác bỏ tất cả. Khả năng tài tình về siêu hình của người Ấn Ðộ chưa được Âu Châu biết vào thời các nhà triết học kinh việnTrung Cổ, nhiều thuyết cổ Bà La Môn đã biến mất, chỉ để lại tên những học thuyết đối kháng và những học thuyết được nói nhiều đến đã được chúng ta khám phá, một số học thuyết này giả trang như những phát triển mới nhất về tư tưởng con người. Trong một bài thuyết giảng khác, trong Kinh Apannaka của Trung Bộ Kinh, Ðức Phật đề cập đến một trong những học thuyết với những lời như sau: "Có một số nhà tu khổ hạnhBà La Môn nhất định cho rằng, không có gì được cho, hy sinh hay dâng hiến, không có quả chín của hành động thiện ác, không có thế giới này mà cũng không có thế giới khác, không có cha, cũng không có mẹ, hay chúng sanh xuất hiện, trong thế giới không có nhà tu khổ hạnh mà cũng không có Bà La Môn đã quá vãng và theo chính đạo, người trong số chính họ hiểu được th? giới với kiến thức cao hơn và tuyên bố điều đó...

Trong trường hợp này, hoàn toàn bình thường là những nhà tu khổ hạnhBà La Môn nhất định cho rằng không có quả chín của hành động thiện ác, không có thế giới khác, người dân sẽ bỏ ba điều thiện, cư xử thiện trong hành động, lời nóitư tưởng, và sẽ giữ và thực hành ba điều ác, cư xử tội lỗi trong hành động, trong lời nói và trong tư tưởng. Tại sao lại như vậy? Vì họ không nhìn thấy sự nguy hiểm, điên rồ và sa đọa của điều ác, và cũng chẳng nhìn thấy phước lành của sự từ bỏ trần tục và sự thanh tịnh của điều thiện. Dù quả thực có thế giới khác, quan điểm của họ là không có, đó là một quan niệm sai lầm. Mặc dù có thế giới khác, họ quyết định không có, do đó họ giải quyết sai. Mặc dù đương nhiên có thế giới khác, họ khẳng định không có, đó là lời tuyên bố sai. Mặc dù đương nhiên có thế giới khác, họ nói không có, và hành động ngược lại với các bậc A la hán hiểu biết về thế giới khác. Mặc dù đương nhiên có thế giới khác, họ dạy người khác không có, đó là lời dạy học thuyết sai. Với sự giáo dục của học thuyết sai, họ tâng bốc họ và miệt thị người khác. Như vậy đức hạnh trước đây của họ bị tiêu diệtvô luân phát xuất, đưa đến kết quả quan niệm sai, giải quyết sai, lời nói sai, giáo dục học thuyết sai chống lại với học thuyết cao thượng, tự tâng bốc mình và miệt thị người khác. Cóù nhiều điều bất thiện cũng phát xuất do quan niệm sai lầm.

"Trong trường hợp này, người chủ hộ, thông minh suy nghĩ như sau: Nếu khôngthế giới khác, xác thân bị tiêu hủy sẽ được an toàn (bởi sự hủy diệt), nhưng nếu có thế giới khác, cá nhân ấy với sự tiêu hủy của xác thân sau khi chết sẽ tái sanh vào một cảnh giới bất hạnh đau khổ. Nếu bạn thích, hãy giả sử không có thế giới khác hay giả sử những lời nói của những nhà tu khổ hạnhBà La Môn là đúng. Nhưng cá nhân ấy bị quở trách bởi người trí ngay trong lúc sống này vì nắm quan niệm sai và là một chúng sanh theo chủ nghĩa hư vô. Nhưng nếu thực sự có thế giới khác, cá nhân ấy ở trong đẳng cấp bất hạnh trong cả hai trường hợp, vì bị quở trách ngay trong lúc sống bởi người trí vì nắm giữ quan niệm sai, và với xác thân bị tiêu hủy sau khi chết sẽ tái sanh vào cảnh giới bất hạnh. Như vậy theo và ôm ấp học thuyết đặc biệt này hết sức sai lầm; người đó cố chấp một chiều, và từ bỏ địa vị tốt lành".

"Trong trường hợp điều đó có thể xẩy ra là những nhà tu khổ hạnhBà La Môn xác nhận và cho là có quả chín từ hành động thiện ác, có một thế giới khác, họ sẽ bỏ ba điều ác, bỏ cư xử tội lỗi trong hành động, lời nóitư tưởng, và sẽ nghe theo và thực hành ba điều thiện, cư xử thiện trong hành động, lời nóitư tưởng. Tại sao vậy? Vì họ nhìn thấy cái nguy hiểm, điên rồ và sa đọa của điều ác, và nhìn thấy những phước lành của sự từ bỏ trần tục và sự thanh tịnh của điều thiện. Như vậy, điều tội lỗi trước đây của họ bị tiêu diệtđức hạnh được tạo ra, và đưa đến chánh kiến, giải quyết đúng, chánh ngữ, giáo dục trong học thuyết đúng này không ngược lại với học thuyết cao quý, tránh được tự cao tự đại và miệt thị người khác. Có rất nhiều điều thiện cũng phát sinh từ chánh kiến của họ". Thuyết giảng về học thuyết của Nghiệp, định luật khoa học về hành động và phản ứng cho một sinh viên Bà La Môn tên Subbha, Ðức Phật đề cập đến một vấn đề hết sức nổi bật trong tư tưởng này, đó là sự bình đẳng của con người:

Sự biểu lộ bất bình đẳng giữa chúng sanh lúc nào cũng là nét đặc biệt trong đời sống con người, và do đó Phật Giáo giải thích cái dường như bất bình đẳngcon người phải chịu đựng từ lúc sanh ra. Học thuyết về Nghiệp đưa ra đời sốngvũ trụ dưới ánh sáng của một định luật hợp lývô tư, hơn thế nữa một định luật đúng theo nguyên tắc khoa học về nguyên nhânhậu quả.

Khi được hỏi về phúc lợi của quốc giacộng đồng, Ðức Phật đặc biệt nhắc đến những người Vajjians, một bộ lạc bị đe dọa bởi những bộ lạc lân bang. Ngài nói: "Này A Nan, chừng nào người Vajjians thường tụ tập lại đông đủ để đoàn kết, chừng đó họ phồn thịnh, và không suy tàn. Chừng nào người Vajjians tập họp trong hòa hợp, và giải tán trong hòa hợp, chừng nào họ phục vụ trong hòa hợp, chừng nào họ ban hành đúng cách bất cứ đạo luật cải cách nào, hay hủy bỏ một đạo luật đã được thiết lập, với luật cũ của người Vajjians ban hành mà họ vẫn trân trọng, họ quý mếnkính trọng những người già, coi những người già đáng giávâng lời họ, chừng nào những người phụ nữ và những trinh nữ sống hòa hợp không bị ép buộc hay bắt cóc, bao lâu người Vajjians vẫn tôn trọng, tôn sùng, quý mếnthờ phụng đền thờ, bên trong cũng như bên ngoài, chừng nào họ không cho phép tập tục dâng hiến, đã được đưa ra và thực hiện vô ích; chừng nào họ giữ tập tục quan sát trông nom các vị A la hán được duy trì tốt đẹp, thì họ tự do vào hay đã vào cảnh giới sung sướng; này A Nan chừng nào họ giữ được những nguyên tắc ấy thì người Vajjians sống trong thịnh vượng và không sống trong suy tàn".

Cách mạng thay những lời Phật dạy trong ý nghĩa thay thế luật lệ đạo đức, và thiết lập nguyên tắc hạnh kiểm thay vì nghi thức chính thức của người Bà La Môn đương thời- điểm đặc trưng nổi bật rõ ràng và trước sau như một qua những bài thuyết giảng của Ngài- hiển nhiên trong những vấn đề thế tục, Ngài tán thành việc gìn giữ tất cả những tập tục mang lợi ích vào lúc đó, và chỉ lên án những tập tục nào ngăn chặn sự tiến bộ xã hội, chẳng hạn như chế độ đẳng cấp, tinh thần tối tăm, như tầm quan trọng của thầy tu trong lễ hiến tế và khổ hạnh cực đoan mà trong Phật Giáo coi như "dị đoan". Về vấn đề đẳng cấp, như chúng ta đã thấy, Ðức Phật thừa nhận nét đặc biệt là không thể tách rời khỏi được từ sự hành hoạt của Nghiệp, điều mà Ðức Phật bác bỏ giáo lý của Bà La Môn cho đẳng cấp là từ nguồn thần thánh, và bác bỏ quan niệm vật linh cho bốn đẳng cấp chính trong xã hội Ấn Ðộ bắt nguồn từ những bộ phận khác nhau trên cơ thể con người Bà La Môn. Ðiều này được trình bày ngắn gọn trong những câu kệ trong Kinh Dhammapada (Pháp Cú) nói rằng Bà La MônBà La Môn không phải do sanh ra đã là Bà La Môn mà bởi sự thanh tịnh của tư tưởng, lời nói và hành động. "Chẳng phải vì núm tóc, chẳng bằng sanh, mà một người trở nên Bà La Môn, nhưng ai hiểu biết chân thật, và chánh Pháp, kẻ đó là một người thanh tịnh, kẻ đó mới là Bà La Môn". (Kinh Pháp Cú, Câu 393). Ðiều đáng ghi nhận là đề cập về câu hỏi từ một góc độ thuần túy xã hội, Ðức Phật đặt để Giai Cấp Khattiya (cao thượng) là đẳng cấp cao nhất. Sự phân biệt chỉ có ở bình diện trần thế, nhưng với những ai từ bỏ trần tục, không có sự phân biệt, giá trị của người thánh thiện chỉ đo lường được bởi đức hạnh của người ấy.

Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi hơn về những vấn đề chủng tộcquốc gia ngày nay. Trong Phật Giáo không có vấn đề tôn sùng chủng tộc thượng đẳng hay thù địch. Mỗi người đều có giá trị cá nhân riêng của mình, không kể đến chủng tộc hay kiến thức văn hóa. Vấn đề nhân quyền ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm cá nhân. Trong mối bận tâm hiện nay với quyền của cộng đồngcá nhân, có một khuynh hướng không chú ý tới thực tế là khái niệm về quyền cũng hàm ý đến khái niệm về bổn phận và nhiệm vụ. Cũng cùng trong thời gian Ðức Phật thuyết giảng tại Ấn, Ðức Khổng Tử ở Trung Hoa tuyên bố chân lý này trong học thuyết duy lý về nhân loại của Ngài. Trong khi Ðức Khổng Tử vạch ra quan niệm về nhà cầm quyền lý tưởng, nhân từ, công bằnglo lắng cho phúc lợi người dân của Ngài, thì Ðức Phật thay đổi hướng tư tưởng của các đệ tử ra khỏi lý tưởng cổ xưa với nhiệm vụ áp đặt trong tôn giáo chỉ là thực hành nghi lễ thành lý tưởng cao cả trong bổn phận người cư sĩ, cùng trách nhiệm đối với người khác.

Trong Kinh Sigalovada, Ngài thuyết giảng cho một người Bà La Môn trẻ tuổi theo lời dạy bảo của người cha lễ lạy sáu hưóng, đông, tây nam bắc, bên trên và bên dưới với quần áo và tóc đẫm nước và đan tay vào nhau đưa lên cao. " Này người trẻ tuổi kia trong tôn giáo của người Aria, không phải lễ sáu hướng là như vậy". Rồi Ðức Phật bắt đầu giảng cho người trẻ tuổi, Ngài giải thích lễ sáu hướng phải được hiểu trong ý nghĩa đạo đức. Thứ nhất là sự mô tả chung theo thứ tự những thứ cần phái tránh vì dẫn đến tan nát và ô danh, mà dẫn đến đức hạnh phải trau dồi đem hạnh phúcthịnh vượng. Bài thuyết giảng tiếp tục". "Này người trẻ tuổi, đệ tử Ariyan vinh danh và bảo vệ sáu hướng như thế nào? Sau đây là sáu hướng phải nhìn vào: Cha mẹ về Phương Ðông, Thầy học về Phương Nam, Vợ và con về Phương Tây, bè bạn và người đồng hành về Phương Bắc, đầy tớ và người làm công về phía Dưới, đạo sư và các bậc thánh về phía Trên". Theo sau là lời giải thích chi tiết bổn phận của một người đối với mỗi hạng người này vì họ đứng trong tương quan với chính mình, tổng quát của bài giảng về đạo đức xã hội không gì so sánh được về sự phóng khoáng và cao thượng về quan niệm, cũng như về sự khả thi phổ thôngõ. Hai thí dụ sau đây chứng tỏ ý tưởng về sự nhân nhượng ra sao trong bổn phận được nhấn mạnh.

"Một thành viên thị tộc nên giúp đỡ bạn bè và cộng sự theo năm phương cách như một cách kính ngưỡng Hướng Bắc, do đó là nên rộng lượng, lịch sựnhân từ, đối xử với họ như chính đối với mình, và chân thật trong lời nói. Trong năm đường này Hướng Bắc có sự giúp đỡ như thế, bạn bè và cộng sự viên sẽ yêu mến người ấy; họ bao che người ấy khi người ấy không đề phòng, bảo vệ tài sản của người ấy; họ trở thành nơi nương tựa khi nguy hiểm, họ không bỏ rơi lúc khó khăn, và họ quan tâm đến gia đình người ấy. Phương Bắc là như thế bởi người ấy được che chở và an toàn".

Một chủ nhân Ariyan nên giúp đỡ tôi tớ và người làm công theo năm phương cách như một cách kính ngưỡng Phương Hạ, đó là nên sai khiến họ làm việc vừa với sức họ, cung cấp họ thực phẩm và tiền lương, giúp đỡ họ khi đau yếu, chia sẻ với họ về những vụ khó xử bất thường và ban cho họ giải trí thích hợp. Trong những phương cách này, được giúp đỡ bởi chủ nhân, người đầy tớ và người làm công thương yêu ông chủ bằng năm phương cách: Họ dạy sớm trước chủ, họ đi nằm nghỉ sau chủ, họ mãn nguyện với những gì chủ cho, họ làm việc giỏi, và họ lan truyền lời ca ngợidanh thơm cho ông chủ. Phương Hạ là như thế, che chở chủ nhân và làm cho chủ nhân được an toàn".

Cách đối xử của Ðức Phật với chủ đề này là đường lối điển hình mà Ðức Phật thường dùng niềm tin tôn giáo đã ù hiện hữu và đưa vào một tinh thần hay ý nghĩa đạo đức cao hơn. Ngài truyền đạt chân lý cao cả của Ngài qua sự chiết trung của truyền thống đương thời. Phải nhớ rằng Ðức Phật không dạy Pháp mới. Ngài thuyết giảng "Chân Lý Cổ Xưa" của những Ðức Phật trước Ngài. Mặc dù Giáo Lý của Ngài đã chết trong ký ức của con người hay chỉ còn tồn tại dưới hình thức bên ngoài còn ý nghĩa bên trong đã mất, nhưng Pháp hoàn vũ không thay đổi vẫn hãy còn, và còn mãi nguyên tắc căn bản về nguyên nhânhậu quả chi phối hiện tượng cuộc sống. Những gì của Ðức Phật có thể nói là Ngài xuất hiện để chu toàn Pháp, để tuyên bố rõ ràng pháp trong tinh thần ý nghĩa cao nhất.

Chúng ta hiện đứng trước bước ngoặt của lịch sử, sự lựa chọn ở nơi chúng ta nên hay không chọn con đường dẫn đến tiến bộ hay chọn con đường dẫn đến tiêu diệt. Ít nhất nhân loại đã có đủ kinh nghiệm cho thấy kiến thức khoa học và quyền làm chủ vũ trụ vật chất không phải là cùng một điều trong văn minh tiến bộ. Mắt chúng ta phải quay về hướng mới nếu chúng ta định tìm dường ra khỏi thế bế tắc. Nhưng, chúng ta giới hạn bởi đường vòng của không gian - thời gian vật lý, cho nên chúng ta bị bao vây bởi phạm vi của các khái niệm liên quan. Cái mới nhất là cái cũ vô cùng tận; Pháp bất diệt, Chân Lý đời đời vượt qua cái thế giới nhỏ bé vật chất. Chúng ta phải quay về, trong khiêm nhường và hy vọng, vì bệnh cổ phải tìm thuốc cổ để trị. Nhưng trong lãnh vực chân lý, không có cái gì cũ và cũng không có cái gì mới. Mặt trời lặn buổi chiều ở Phương Tây sẽ mọc buổi sáng ở Phương Ðông.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14878)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này.
(Xem: 17819)
Các phần lý thuyếtthực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
(Xem: 18229)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
(Xem: 15009)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
(Xem: 13203)
Quyển hồi ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ.
(Xem: 21180)
Trong lúc thiền quán, tôi tập trung suy nghĩ rất nhiều những lời thầy dạy. Tôi bừng tỉnh nhận ra quả thật điều mà tôi khổ công tìm kiếm không phải là việc say mê dành trọn thời gian cho việc tu tập thiền định.
(Xem: 32605)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 15328)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
(Xem: 12357)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
(Xem: 12838)
Trải qua dòng lịch sử, nhân loại đã thực hiện được nhiều kỳ công vĩ đại, nhưng con người vẫn phải bóp trán suy nghĩ để tìm hiểu ý nghĩanguyên nhân của sự đau khổ...
(Xem: 27554)
Tám mươi tư vị đại sư trong tác phẩm này là những vị tổ sư của phái Đại thủ ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.
(Xem: 12149)
Đã biết nhân quả theo nhau như bóng với hình, nên kể từ đây chúng ta hãy phát tâm dũng mãnh làm mới lại mình, sám hối, ăn năn những sai lầm đã phạm trước kia.
(Xem: 34981)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 17756)
Tập truyện này kể lại nhiều câu chuyện mang tính giáo dục cao, có thể giúp dạy bảo, khuyên răn nhằm bồi dưỡng nhân cách, đưa con người hướng đến Chân, Thiện, Mỹ...
(Xem: 11839)
Mùa xuân đồng nghĩa với mùa hoa có từ khi thiên địa mới mở. Nó có thật mà như mơ, trong trẻo thanh cao, vô tư bên cạnh cõi Ta-bà phiền não đầy những giá trị giả.
(Xem: 12657)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
(Xem: 14572)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chấttâm linh, của đất nước Tây Tạng...
(Xem: 32483)
"BÀI HỌC NGÀN VÀNG" là câu chuyện đã có từ xưa, một câu chuyện vô cùng thâm thúy và bổ ích cho thế đạo nhân tâm.
(Xem: 19466)
Tu Là Chuyển Nghiệp - Tuyển tập 7 bài viết về "nghiệp" trong Phật giáo - HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12981)
Tập sách này là một sự tập hợp các bài biên khảo đã được đăng trong các tạp chí Phật giáo. Các bài: Triết lý quanh đèn, Triết lý chiếc nôi, Cái nhìn...
(Xem: 14092)
Nay nhìn lại, tôi nhận ra nếp sống nhà chùa là nếp sống tình thươngtrí tuệ. Người trong thơ đã mở nguồn cho tôi vào đạo và mở nguồn cảm xúc cho tôi bây giờ.
(Xem: 14273)
Chỉ khi nào làm mọi việc mà không thấy có mình làm, không thấy có chúng sinh được cứu độ, không thấy mình và chúng sinh có sự khác biệt đó mới là vô ngã.
(Xem: 15318)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
(Xem: 14150)
...ý nghĩa của đời sống phải được tìm thấy ngay trong những giây phút quý giá mà ta đang còn được sống. Đó là niềm hạnh phúc khi chúng ta được thương yêu...
(Xem: 14138)
Những gì sẽ được trình bày trong tập sách mỏng này thật ra không có gì mới lạ, mà chính là những gì đã từng được đức Phật Thích-ca Mâu-ni giảng dạy cách đây hơn 25 thế kỷ!
(Xem: 11959)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
(Xem: 53208)
Thiền như một dòng suối mát, mà mỗi chúng ta đều là những người đang mang trong mình cơn khát cháy bỏng tự ngàn đời.
(Xem: 11680)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
(Xem: 13934)
Tập sách vừa là một trang đạo, vừa là một trang đời đẫm đầy mọi thử thách, chông gai mà Thầy đã từng trải, đã đi qua trong suốt cuộc hành trình của tháng năm tuổi trẻ.
(Xem: 13826)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
(Xem: 20713)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
(Xem: 14315)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
(Xem: 13436)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
(Xem: 13638)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
(Xem: 34207)
Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.
(Xem: 16234)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
(Xem: 14074)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
(Xem: 14216)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
(Xem: 13573)
Yêu thương và được yêu thươnghai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
(Xem: 15937)
Phật pháp quảng đại vô biên, bình đẳng viên dung, có tác dụng thông trên suốt dưới. Phương thuốc ấy là: Người người phải bình tâm tỉnh trí, an lạc không ở bên ngoài...
(Xem: 13525)
Phật học và Y học là một trong những loạt bài nói chuyện cùng các giáo sư và bác sĩ của bác sĩ Quách Huệ Trân tại Học Viện Y Dược Trung Quốc, được cư sĩ Lý Nghi Linh ghi lại thành sách.
(Xem: 22999)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27753)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 13911)
Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
(Xem: 25002)
Thuở xưa, khi Đức Phật thuyết giảng cho một vị nào đó, một cư sĩ hay một bậc xuất gia, chỉ với một thời pháp rất ngắn, thậm chí đôi khi chỉ vài câu kệ, mà vị đó, hoặc là đắc pháp nhãn...
(Xem: 13958)
Đức Phật dạy chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống qua sự hiểu biết rõ ràng về bốn sự thật trong đời sống: Khổ, nguyên nhân của khổ, làm thế nào diệt khổcách sống an vui hạnh phúc...
(Xem: 31352)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13874)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
(Xem: 15571)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
(Xem: 14987)
Tập sách bao gồm những bài thuyết pháp thật phong phúthiết thực của Giảng sư LOKANATHA gốc người Ý, nguyên là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, bỗng giác ngộ quay về quy ngưỡng Phật Ðạo...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant