Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Chữ Tức Trong Phật Giáo Đại Thừa

18 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 4114)
02. Chữ Tức Trong Phật Giáo Đại Thừa

HÉ MỞ CỬA GIẢI THOÁT 
Thiền Sư Thích Thanh Từ

II

CHỮ TỨC

TRONG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

 

Người đời và những người mới học đạo đều nhìn sự vật với tánh cách cố định. Nói ác hẳn ác, nói thiện hẳn là thiện, phải hẳn là phải, quấy hẳn là quấy, có hẳn là có, không hẳn là không... họ không hiểu nổi lối nói “Cái này tức là cái kia” trong kinh điển đại thừa, họ cho lối nói này là ởm ờ mờ ám không chấp nhận được. Song với tinh thần Đại Thừa Phật Giáo, nhìn sự vật thấy rõ không có bản chất cố định, không ngoài nhau, vì thế trong kinh nói “Sắc tức là không, không tức là sắc” hay “Phiền não tức Bồ Đề”, hoặc “Sanh tử tức Niết Bàn” chỉ một chữ “Tức” làm sáng tỏ nghĩa không cố định, không ngoài nhau của các Pháp”

 

SẮC TỨC LÀ KHÔNG, KHÔNG TỨC LÀ SẮC

 

Câu này xuất phát từ kinh Bát Nhã. Chữ sắc ở đây chỉ cho Sắc Uẩn. Dưới con mắt Đức Phật, thân này do năm uẩn kết hợp thành. Sắc uẩn là phần vật chất; thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là phần tinh thần. Chẳng riêng sắc uẩn tức là không, mà thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế. Bởi vì bản chất của mọi uẩn không tự có, do duyên hòa hợp thành. Đã do nhân duyên hòa hợp thì làm sao cố định. Trước khi nhân duyên hòa hợp nó không có, sau khi nhân duyên ly tán nó cũng không. Chính khi nhân duyên hòa hợp phân tích ra cũng không có thực thể của nó. Ví như nắm tay, trước khi co ngón lại, không có nắm tay. Đang khi co năm ngón lại nếu không phân tích từng ngón cũng không có nắm tay. Thế thì cái nắm tay chỉ là cái tên tạm gọi khi co năm ngón tay lại, chứ không có thực thể cố định của nắm tay, sắc uẩn không cố định nên nói “Sắc tức là không” không khi đủ duyên hợp thành sắc nên nói “Không tức là sắc” sắc chẳng có tính chất, không cố định. Không cố định chẳng ngoài sắc, nên nói “Sắc tức là không, không tức là sắc”. Thấu hiểu triết lý các pháp tùy duyên biến chuyển, không đứng yên không tự thành là thông suốt câu “Sắc tức là không, không tức là sắc”.

 

PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ

 

Câu này bàng bạc trong cách kinh Đại Thừa. Phiền nãosi mê bực bội đau khổ; Bồ Đềgiác ngộ yên vui. Hai thứ bản chất trái ngược nhau, tại sao lại nói cái nầy tức là cái kia? Bởi phiền não bản chất không cố định, khi biết chuyển hoặc biết xả liền thành Bồ Đề. Cái động không ngoài cái tịnh, cái sáng không ngoài cái tối, hết tối tức sáng, chúng ta cứ quen chạy tìm cái giác ở ngoài cái mê, tìm an vui ngoài cái đau khổ. Sự thực không phải thế, hết mê tức là giác dứt khổ tức là vui. Thiền Sư Tư Nghiệp người Trung Hoa, khi chưa xuất gia làm nghề hàng thịt, một hôm mổ heo, bỗng dưng ông thức tỉnh, bỏ nghề đi xuất gia. Khi xuất gia, ông làm bài kệ: “Hôm qua tâm dạ xoa, ngày nay mặt Bồ Tát; Bồ Tát cùng dạ xoa không cách một sợi chỉ”.

Biết dừng phiền não tức Bồ Đề, không phải nhọc nhằn tìm kiếm đâu xa. Bồ Đề đã sẵn có nơi mình, do phiền não dấy khởi phủ che nên Bồ Đề bị ẩn khuất. Một khi phiền não lắng xuống thì Bồ Đề hiện tiền. Chúng ta ôm đầy một bụng phiền não chạy tìm Bồ Đề. Chỉ khéo ngồi yên lại cho phiền não lắng xuống thì Bồ Đề hiện tiền.

Như trời đổ mưa to, nước mưa từ hư không mưa xuống là trong sạch, song rơi xuống mặt đất lôi cuốn bụi bặm bùn đất chảy xuống ao hồ. Thấy toàn nước đục, có người cần nước trong xài, ra ao hồ nhìn thấy toàn nước đục không biết làm sao. Gặp người thông minh bảo: Nước đục tức là nước trong. Anh ta ngẩn ngơ không hiểu, ông này bảo: anh cứ gánh về đổ vào lu, lấy ít phèn quậy nhiều vòng cho nước cuộn lộn lên, rồi để yên vài tiếng đồng hồ, cặn bụi lắng xuống nước sẽ trong. Anh chàng kia làm đúng như người thông minh dạy, kết quả anh được nước trong.

Bởi vì nước mưa nguyên là trong, do bụi đất cuốn theo và hòa tan trong nước nên trở thành đục. Kẻ khờ thấy nước đục khác với nước trong, tưởng chừng như nước trong ngoài nước đục mà có, nên khi cần nước trong thấy nước đục là thất vọng, không biết phải tìm nước trong ở đâu. Người trí biết nước mưa vẫn trong, do bụi đất hòa tan nên đục, chỉ cần lóng bụi đất trở thành nước trong. Vì thế, khi thấy nước đục, họ vẫn qủa quyết nói “nước đục tức là nước trong” chữ tức ở đây để chỉ nước trong không cố định trong, do duyên hợp thành đục; nước đục không cố định đục, do duyên lóng thành trong. Nước đục không ngoài nước trong mà có; nước trong không thể bỏ nước đục mà tìm. Bồ đềphiền não cũng thế, phiền não không cố định phiền não, do duyên hợp thành phiền não, Bồ Đề không cố định Bồ Đề, do duyên lóng sạch thành Bồ Đề. Bồ Đề mà sanh. Bỏ phiền não chạy tìm Bồ Đề như người lưới cá trên không, bẫy chim đáy biển, rốt cuộc chỉ phí công vô ích.

Nước đục lóng thành nước trong, trẻ con thấy, mới “được” nước trong, người lớn biết nước trước nguyên trong nay lóng trở lại trạng thái cũ, có gì là “được”. Mà trước nước vốn đục, nay lóng mấy cũng không trở thành trong. Cũng vậy, nếu tất cả chúng sanh không có sẵn tánh giác dù tu hành đến đâu cũng không thể giác được. Chư Phật Bồ Tát trước cũng là chúng sanh, các Ngài tu hành đã giác ngộ được, tất cả chúng sanh nếu biết tu hành chắc sẽ giác ngộ như các Ngài. Vì thế, chư Phật thấy rõ tất cả chúng sanh đều có tánh giác, vì vô minh phiền não che đậy trở thành mê, một khi khéo tu lóng sạch vô minh phiền não liền trở lại giác. Từ mê sang giác, chúng sanh tưởng là mới được, nên thấy có chứng có đắc. Chư Phật biết rõ chỉ trở lại tánh giác sẵn có, nên nói vô chứng vô đắc. Vô chứng vô đắc không có nghĩa là không ngơ, mà không có mê, hằng sống lại tánh giác của mình. Cái đã sẵn có, trở lại với nó có gì thêm bớt mà nói chứng đắc. Tuy không chứng đắc mà hằng giác chẳng mê, làm sao nói không ngơ được?

Biết trong nước đục vốn là nước trong, nước đục khéo lóng sẽ thành nước trong, đó là cái thấy của người thông minh. Đức Phật cũng thế, Ngài thấy tất cả chúng sanh đều sẵn có tánh giác, dù đang mê tánh giác cũng không mất, nói “Ta thấy tất cả chúng sanh đã thành Phật”. Lại có khi Ngài nói “Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành”. Bởi chúng ta đã sẳn tính giác, một khi thức tỉnh huân tu tánh giác sẽ hiển hiện, việc này không có gì là lạ. Câu Phật nói trước có vẻ không hiểu, đã thành Phật tại sao chúng sanh vẫn còn mê muội loạn cuồng. Bởi vì Phật cũng là một chúng sanh như chúng ta. Ngài khéo lóng vô minh phiền não chiêm lặng trở thành giác ngộ. Nếu không tính giác sẵn, dù Ngài tu đến muôn A tăng kỳ cũng không ngộ, nói gì ba A tăng kỳ. Thấy chúng sanh sẵn có tành giác, nói “đã thành Phật” thì có gì lỗi gì? Có sẵn tánh giác mà cứ quên mãi tạo nghiệp đi trong sanh từ luân hồi, càng luân hồi càng tạo nghiệp, nghiệp mê chồng chất nên thành mê muội loạn cuồng. Một phen thức tỉnh, dừng bước luân hồi, nghiệp mê băng hoại, mới tin “Ta là Phật sẽ thành”.

 

SANH TỬ TỨC NIẾT BÀN

 

Chúng sanh mãi trồi lăn lăn hụp trong biển luân hồi sanh tử, dừng sanh tử được an lànhNiết bàn. Sanh tử là khổ đau, Niết bànan lạc. Sự khổ đau an lạc dường như hai mà không thể hai. Như người đi trên vai gánh một gánh nặng đi xa, họ cảm nghe nhọc nhằn vô kể, để gánh nặng xuống nghỉ, họ cảm thấy nhẹ bỏng yên vui. Cái nhọc nhằn an vui người nầy cảm giác được dường như hai mà không phải hai. Chẳng qua, khi gánh nặng còn đè trĩu trên vai là đau khổ, để gánh nặng xuống thì an vui. Do hết khổ gọi là vui, chớ không có cái vui từ đâu đem đến. Niết bànsanh tử cũng thế, do hết sanh tử gọi là Niết bàn, không có Niết bàn ngoài sanh tử.

Chúng sanh tạo nghiệp, lại do nghiệp dẫn chúng sanh, loanh quanh lẩn quẩn, không có ngày dẫn chúng ta qua lại trong tam giới, lên xuống trong sáu đường không biết bao giờ ra khỏi. Nếu khéo tu dừng nghiệp thì bánh xe luân hồi sẽ theo đó mà dừng. Theo nghiệp trôi lăn là sanh tử, dừng nghiệp lặng yên là Niết bàn. Vì thế cần được Niết bàn, chúng ta phải dừng nghiệp. Có nhiều người tưởng Niết bàncảnh giới xa xôi đẹp đẽ như cảnh Cực Lạc. Họ cố cầu xin Phật, Bồ Tát cho họ được Niết bàn, hoặc tìm minh sư đạt đạo nhờ truyền pháp hay điểm đạo cho học được Niết bàn. Họ không ngờ sạch nghiệp tức là Niết bàn. Nghiệp lại do mình tạo, chỉ cần tìm ra động cơ chủ yếu tạo nghiệp, bắt nó dừng lại thì Niết bàn hiện tiền. Tâm thức lăng xăng của chúng ta là chủ động tạo nghiệp, khéo tu dừng lặng nó thì Niết bàn xuất hiện. Dừng ngắn thì được Niết bàn ngắn, dừng lâu thì được Niết bàn lâu, dừng hẳn thì được Niết bàn bẳn.

Sở dĩNiết bàn là do đối với sinh tử mà lập, một khi sanh tử dứt sạch thì Niết bàn không còn chỗ đứng. Kinh có câu “Niết bàn sanh tử như hoa đốm trong không”, đã là hai danh từ đỗi đãi mà lập thì đều không thật. Không có Niết bàn thì nói gì sanh tử. Như không có khổ thì không có vui, không có vui thì làm sao biết khổ. Niết bànsanh tử không riêng lập và không ngoài nhau, nên nói “Sanh tử tức là Niết bàn”.

Sẽ có người bảo sanh tử là do nghiệp dẫn là pháp sanh diệt, hư dối là phải, Niết bàn là dứt sạch nghiệp là chơn thật, tại sao lại nói hư dối? Quả thật Niết bàn không hư dối. Thực tế Niết bàn không có hình dáng để diễn tả, không có ngôn ngữ để nói, nó vượt ngoài pháp đối đãi thế gian. ngôn ngữ chúng ta để dùng để diễn đạt tâm tư đều nằm trong đối đãi không thật. Dù là ngôn ngữ Niết bàn, cũng chỉ là lớp mây phủ núi chớ không phải là núi, đứng về núi mà nhìn nó thì nó là hư dối bên ngoài không đáng kể. Thế nên nói “Như hoa đốm trong hư không” mà thực thể chẳng phải không.

 

THIỆN TỨC ÁC, ÁC TỨC THIỆN: PHẢI TỨC QUẤY, QUẤY TỨC PHẢI

 

Ta có thể nói rộng ra “Thiện tức ác, ác tức thiện” hay “Phải tức quấy, quấy tức phải”... chẳng hạn. Bởi vì dù là việc thiệnchúng ta cố chấp liền trở thành ác. Ví như người theo tôn giáo A tự thấy là hay là lợi ích, liền khuyên bà con thân quyến cùng theo với mình. Nếu những người thân không bằng lòng theo, tức thì sanh tâm giận ghét. Thế không phải là thiện thành ác là gì? Tuy là việc ác, chúng ta ý thức được liền bỏ là trở thành thiện. Như anh A nghe theo bạn bè làm việc trộm cắp, gặp người tốt nhắc nhở giải thích cho A biết làm việc ấy là xấu xa, tội lỗi. A liền bỏ nghề trộm cắp. Quả thật ác biết bỏ liền trở thành thiện.

Phải quấy cũng không có tiêu chuẩn cố định, nếu ta chấp vào cái phải của mình liền trở thành quấy. Bao nhiêu việc cãi vả chửi lộn đánh lộn đâu không phải do chấp phải mà ra. Có người nào sau khi đánh lộn, bị người hỏi, dám nhận là tôi quấy đâu. Mọi người đều thấy mình phải nên có ấu đả. Ngược lại, người ý thức việc làm của mình là quấy tự bỏ, liền trở thành phải. Nhưng người lầm đường lạc lối, khi họ thực tình xoay trở lại đường lành liền trở thành phải. Nhưng người lầm đường lạc lối, khi họ thực tình xoay trở lại đường lành liền trở thành người tốt. Mọi sự việc trong đối đãi đều như thế cả, không có một sự việc gì cố định. Cái phải của A không phải là cái phải của B. Cái phải của nhóm C không phải là cái phải của D. Cái phải của xứ nầy không phải là cái phải của xứ khác. Cái phải của thời gian trước không phải là cái phải của thời gian sau. Thế thì, lấy đâu là tiêu chuẩn mà chấp phải quấy! Chấp chặt phải quấyngu xuẩn là khổ đau. Biết buông xả linh động tùy thời là người khôn ngoan an ổn.

 

CHỮ TỨC ĐỐI TRONG VẠN VẬT

 

Ta đi xa hơn ra ngoài giới, với mọi sự vật dùng chữ tức có lẽ thực, như nói “Thể lỏng tức là thể hơi” hoặc nói “thể hơi tức là thể lỏng”. Nước là thể lỏng đun nóng bốc lên thành hơi, hơi nước lên cao gặp khí lạnh đông lại rơi xuống thành nước thể lỏng. Cũng có thể nói thể lỏng tức là thể cứng; thể cứng tức là thể lỏng. Nước là thể lỏng khi để vào tủ lạnh cô đọng thành nước đá thể cứng; nước đá đem để ra ngoài nắng tan thành nước thể lỏng. Ngoài nước ra, các loại chì, đồng, sắt... từ thể cứng để vào lò nấu sức nóng lên đến 1.0000 C trở lên sẽ chảy thành thể lỏng, thể lỏng đó đem ra để nguội trở thành thể cứng... vì thế, thấu hiểu chữ tức là thấy đúng lẽ thật, cũng là thấy tột cùng lý tùy duyên chuyển biến của các pháp. Môn hóa học hiện tại chứng minh sự vật không tự tồn tại, không có cá thể độc lập, không giữ nguyên một vị trí. Một vật thể này bị thay đổi chất liệu liền biến thành vật thể khác. Thế nên, con người có thể dùng các thứ nguyên liệu khoa học đã tìm được biết chế thành những sản phẩm hữu ích cung ứng cho nhân loại cần dùng. Mọi vật thể kết hợp không phải đơn thuần, mà sự cấu tạo điều kiện biến nó thành những vật theo nhu cầu của mình. Sự biến hóa đổi thay trong mọi vật thể đã là bằng chứng hùng hồn về lý không cố định của sự vật. Thấy được lý không cố định là thấy tột bản tánh cả sự vật. Những nguyên tố hợp thành sự vật tuy nhiều song chẳng lắm, do sự kết hợp tăng giảm biến thành muôn vàn sự vật có đủ thiên hình vạn trạng trên thế gian này. Quả là trong vật này có những nguyên tố của vật khác. Trong vật khác có những nguyên tố của vật này. thế nên nó “A tức B, B tức A” là đúng lẽ thực đâu có sai ngoa.

 

HIỆU DỤNG CHỮ TỨC TRONG SỰ TU HÀNH

 

Hiễu rõ chữ tức có công hiệu rất lớn trong việc tu hành. A tức là B, thì A không thực A, B tức là A thì B không thực B. Muôn vật tùy duyên thành hình đổi dạng, có cái gì cố định mà chấp. Bệnh lớn của con người cố chấp, chấp càng nặng thì khổ càng nhiều. Mọi người chấp theo cái thấy, cái nghe, cái sở học, cái suy nghĩ, cái tưởng tượng của mình hoặc của nhóm người thân mình, nếu người khác thấy đồng cái thấy của mình, nhóm mình thì thân; thấy khác thấy cái chấp của mình thì thù. Đây là gốc đấu tranh gây ra đau khổ cho nhân loại. Sự vật là một dòng biến thiên mà mình nhìn theo cái chấp cố định thì làm sao thấy được lẽ thực. Làm sao đem lại sự an bình. Con người khủng khiếp hãi hùng khi nghe tin mình sắp chết. Sợ chết vì chấp thân là chắc thật lâu dài, bỗng dưng nó sắp tan hoại nên hoảng sợ. Sự nghiệp tài sản cũng chấp cố định bền lâu, xảy ra tai nạn hỏa hoạn, binh đao, trộm cướp... khiến phải tan hoại, người ta sẽ đau khổ vô hạn. Tình cảm bạn bè, thân hữu, chấp mãi không đổi; một khi gặp cảnh đổi thay, người ta sẽ thảm sầu vô kể.

Người nắm vững nguyên tắc “các pháp không cố định”, mọi cố chấp trên từ từ tan rã, khổ đau, sầu thảm, hoảng sợ, hãi hùng dần dần tan biến theo mây khói. Thân sắp chết, sự nghiệp tan vỡ, bạn bè chia lìa... cũng là lẽ đương nhiên trong dòng biến thiên của vạn vật. Chúng ta chưa can đảm cười trước cảnh ấy, song cũng can đảm nhìn chúng trôi qua với tâm niệm an bình. Bởi người tu hànhhuân tập phát minh những lẽ thực ấy. Sở dĩ hiện nay có lắm người tu khi gặp hoàn cảnh tang thương biến cố liền hoảng sợ bất an, do họ không phát minh những lẽ thực ấy. Họ nghĩ rằng tụng kinh nhiều, niệm Phật lắm, cúng kính hậu là đầy đủ công phu tu hành. tu bằng cách nhắm ra ngoài, chạy theo hình thức làm sao đạt được lẽ thật, mà là suy giãm khổ đau. Họ càng tu thì chấp càng nặng, chấp càng nặng thì đau khổ càng nhiều, thế là, tu chỉ tăng khổ, chớ không hết khổ.

A tức là B, thì A không thực là A, B tức là A, thì B không thực là B. hai bên đều không cố định, đã không cố định thì làm sao mà bảo là thật. Hai bên đều không thật thì không thể thành hai. Bởi không thể thành hai là tiến thẳng vào “Pháp môn bất nhị”. Thấy vạn vật đối đãi không thật, còn gì để lý giải luận bàn, vừa phát ra ngôn ngữ là nằm trong đối đãi. Đối đãi thuộc hai bên, muốn chỉ chỗ cứu cánh của “pháp môn bất nhị”, Ngài Duy Ma Cật chỉ còn cách lên tòa ngồi lặng thinh, chính vì thế mà Bồ Tát Văn Thù tán thán không tiếc lời.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14299)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14559)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11839)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14349)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13267)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14629)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12638)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25217)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27859)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26334)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17223)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16521)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15908)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22127)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17126)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24890)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21948)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19055)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16166)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21718)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16777)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14663)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16697)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25025)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18766)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21195)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14772)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14370)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16605)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18008)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12916)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14937)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12694)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13881)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14597)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28004)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27165)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14342)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20936)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14666)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24171)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28660)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14730)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13281)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16440)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27222)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12015)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16070)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21463)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12373)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant