Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

12. Mila thu nhận một nữ đệ tử trẻ tại buổi tiệc làng

08 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 8230)
12. Mila thu nhận một nữ đệ tử trẻ tại buổi tiệc làng

12

Mila thu nhận một nữ đệ tử trẻ
tại buổi tiệc làng


Một lần nọ Jetsušn Milarepa vĩ đại du hành trong vùng Yard-rog và khất thực. Ngài đi trên con đường làng Bay Nyošn và đến một nhà nơi đó có nhiều người đàn bà vào ra. Ngài ngồi ngay ngoài cửa. Một người đàn ông đến nói với ngài, “Chúng tôi đang uống bia ở bên trong. Thầy có muốn vào với chúng tôi không, thiền giả ?” Mila trả lời, “Tôi vui lòng, nhưng họ không phiền trách chứ ?”

“Họ chẳng nói gì đâu.” Người ấy cột con chó lại, báo ngài biết, và đi vào.

Đám đông nhóm họp cho một buổi tiệc mừng đứa bé trai của một người đàn bà giàu mới sinh. Người đàn ông gọi từ phía trong, “Này thiền giả ngoài cửa, tôi mời thầy vào ! Đến với phần của thầy đây !”

Nhiều người đàn bà có mặt ở đó, nói chuyện líu lo. Vài người bình phẩm đại loại : “Này thiền giả, ông đã từng có vợ chưa ?” “Ai lấy cắp mất áo quần của thầy ?” “Hôm nay chúng tôi tốn tiền cũng xứng – chúng tôi được xem màn biểu diễn da thịt.” “Đây là một thiền giả vô liêm sỉ ! Nếu ông biết mặc quần áo, tôi sẽ cho ông một bộ đồ cũ.”

Họ giễu cợt và chọc ghẹo ngài như vậy, cho đến lúc một cô cháu hai mươi mốt tuổi của chủ nhà cúng dường ngài một cái bánh lúa mạch và một miếng thịt với một ly lớn bia. Cô có cảm tưởng vị thiền giả này là một người rất tốt và nói với ngài, “Đại thiền giả, những hành động thấp kém đè nặng lên những người đàn bà này. Bia đã đến tay họ, và họ đã tích thêm một mớ nghiệp xấu. Sao ngài không hát về những lỗi lầm của những người đàn bà ấy ?”

Mila trả lời, “Tôi không biết gì về chuyện đó.”

Nhưng cô gái kiên trì, “Con có thể nói qua cách ăn mặc ít ỏi của ngài rằng ngài chắc đã thực hành cao trong thiền định. Với thái độ cởi mở, bộc trực ngài chắc đã chứng ngộ tánh Không nền tảng của thế giới huyễn mộng. Với sự chịu đựngnhẫn nhục với chọc ghẹo này, ngài phải có nhẫn nhục để thực hành Pháp. Với một ánh sáng rạng rỡ như thế chiếu sáng qua màu da xanh như cây sậy của thân thể ngài, không bị sự mất quân bình của bốn đại của ba yếu tố tính khí(20) làm phiền nhiễu, ngài chắc chắn là một hành giả chứng đắc của Pháp khó làm. Với đôi chân trần không bị sỏi đá và gai góc đe dọa và không ngại gió lạnh và tuyết, ngài phải đạt được sự làm chủ khí và kinh mạch. Tâm thức mạnh mẽ của ngài, lưỡi dài, mềm mại của ngài đẹp như một cánh hoa sen, và cổ họng cao rộng của ngài chỉ ra rằng ngài phải hiện thân một kho tàng bài ca kim cương. Hơn nữa, ngài là một người hảo tâm vĩ đại. Tất cả mọi thứ ấy đã chứng tỏ như vậy. Tại sao ngài không hát một bài ?”

Cha người đàn bà trẻ ngắt lời, “Tôi đã hy vọng con gái tôi phải tốt hơn thế ! Con không tự tỏ ra hảo tâm tí nào. Chớ có yêu cầu ngài hát cho chúng ta, những người thô lỗ – hãy để ngài nghỉ.”

Mẹ cô thêm vào, “Tôi chỉ thấy một người xin ăn bình thường, và ông ta có thể nói một cách trần trụi như vậy thôi ! Chỉ có con mới ca ngợi một người như thế. Nếu con quá xúc động như thế, hãy theo ông ta đi !” Nói xong, bà ném một nắm đồ dơ bẩn vào cô.

Những người khác tiếp tục giễu cợt và cười đùa, Jetsušn nghĩ, “Nếu ta không hát, người đàn bà trẻ này sẽ nghĩ ta là một người ngu, và những người khác sẽ lại tạo thêm nghiệp xấu. Và thiền giả nào về sau đến đây khất thực sẽ được đón tiếp rẻ rúng.” Thế rồi thình lình đứng lên, đặt tay phải lên má và cắm đầu cứng của cây gậy dài vào đất với bàn tay trái, ngài hát bài ca này :

Hãy nghe đây, các thí chủlòng tin,
Thường khinh người như các vị thần,
xúc phạm tôi một cách đặc biệt
Hãy nghe, các bà trẻ và già :

Tôi sanh từ hạt giống của vị lama – cha độc nhất của tôi,
Thường được nuôi dưỡng bởi người mẹ cái thấy trí huệ.
Tôi ôm ấp bầu sữa của sự tuân thủ nhân quả
Và thường sưởi ấm bởi hơi nóng của những giáo huấn sâu xa.

Tôi ăn đi ăn lại thực phẩm của định tâm
Và uống dòng nước của tâm giác ngộ.
Tôi mặc áo quần sức nóng phúc lạc đẹp đẽ của tummo
Buộc khăn thắt lưng của tỉnh giác chánh niệm.

Tôi mang đôi giày nâng cao cái nhìn vào chân
Cột với quai của trí huệ soi thấu,
Vai khoác tấm da hươu của khiêm nhường,
Và mặc tấm da cừu của nhẫn nhục kiên trì đàng sau.

Tôi buộc cái gương của nội quán sáng tỏ bên hông
Và trang sức thân bằng đồ trang sức đẹp của đạo đức,
Ngồi thư giãn trong định tĩnh vững chắc,
Miệng và thân được kiểm soát bởi lương tâmhổ thẹn.

Trí huệ tôi chói sáng với chánh niệm,
Mặt được làm tôn lên với nội quán,
trí thức gồm cả năm khoa học (ngũ minh).(21)

Phu nhân tịnh quang xinh đẹp của sự kết hợp phương tiệntrí huệ,
Là đủ cho một người vợ để giúp đỡ chúng sanh ;
Pháp thân tự nhiên là đủ cho tôn giáo.

Mọi người có mặt ở đây trong căn nhà đông đúc này,
Nhất là các “bà cao quý” trẻ và già,
đặc biệt người đàn bà trẻ liếng thoắng này,
Hãy dừng sự ồn ào và lắng nghe bài ca :

Chẳng lẽ tôi không thể
Trụ vững trước những trò vô nghĩa của các người –
Đó chỉ là tính khí riêng của các người.
Hãy giữ điều này trong tâm, hỡi những người tầm thường :

Bám chấp vào thân thể các người, đống thịt máu này,
lẽ tự nhiên.
Thân thể các người bị điều khiển bởi những quy định, xu hướng tâm thức xấu,
Và bị thổi tung bởi những ngọn gió vô thường.
Khi các người bị kích động không thể kiềm chế,
Thì cũng giống như một bãi đất của heo và chồn trong mùa hè.
Chớ canh chừng kẻ lang thang này,
Đầu các người xoay trên vai
Như những con dê nhiễm độc vì cỏ ba lá.
Mắt các người phóng đi khắp chốn, không thể kiểm soát,
Như lé đi khi nhìn vào ánh mặt trời làm đui mắt
Lúc nhìn thấy một người đàn ông đẹp trai.

Miệng các người líu lo những điều vô nghĩa
Như một kẻ lên đồng bị ma ám.
Tâm và thân các người búng nhảy
Như những con cá mắc cạn trên đất liền.
Mọi nẻo đường đầy tiếng ồn ào của các người,
Mọi đường lộ trong xứ đầy sự tới lui của các người.
Các người treo cái giỏ len từ đầu với một cái quai
Và giữ xương sống như một cái giáo.

Khi các người cùng nhau khâu vải vụn, nó là một cái bị để ăn cắp.
Và khi hàng xóm các người than phiền về việc đó, các người tranh cãi –
Nếu có cơ hội các người còn lấy luôn cái quần lót của mẹ mình !
Nếu các người thấy cái gì đẹp, cái mặt như khỉ của các người cười như miệng một cái chuông ;
Còn nếu không thích, mặt các người như một con lạc đà cáu kỉnh
Khi làm công việc nhà
Các người giữ con nhỏ trong lòng như một món nợ chưa trả.

Khi xay ba lon lúa mạch,
Các người ăn hết một lon,
Làm đổ một nửa lon trên đất,
kiêu căng với vài nắm còn lại.
Các người nói chuyện với cái miệng tọng đầy thức ăn,
Kẹp ống thổi lửa bằng đùi,
Ngồi ngay trên những bao bột,
Và làm đổ dầu lung tung khắp lò.

Các người ném những cái nhìn dữ tợn vào chồng mình
Và hung dữ như một con cọp đối với mẹ chồng.
Những đứa con dòng dõi của các người ngồi quanh đám lửa,
Và các người thường đánh chúng bằng que khơi than.

Bắp chân các người đáng nên cứng chắc nhưng lại thõng xuống ;
Tóc đáng ra chảy xuống, nhưng chĩa ngược lên,
Sự ăn uống nghèo nàn đã làm hư làn da các người,
Và thiếu quần áo tốt thật là tồi tệ.

Các người làm trò phù thủy ngày đêm để xua đuổi kẻ thù.
Với sự có mặt của một xác chết được sống lại như vậy
Lò sưởi của các người chôn vùi trong một đống tro
Tích góp qua tháng này năm nọ
Từ sậy được đốt như trong thời nạn đói.

Những người đàn bà sa đọa, ích kỷ !
Khi các người chết, các người sẽ đi về xứ quỷ đói !

Nếu ta phê bình, ta sẽ phê bình thế ;
Các người không có chút cảm giác hay thận trọng
Với ta, người hành thiền, kim cương tự sanh.

Tuy nhiên hãy nghe nữa, hỡi các bà ;
Tôi sẽ diễn tả một người đàn bà như hoàng hậu để noi theo :
Đôi tay và tư thế bà thư giãn và bình an,
Miệng và thân được kiểm soát tốt đẹp.
Thông minh và khéo léo trong thủ công,
Bà hành động cẩn trọng nhờ tỉnh giác chánh niệm và phê phán.

Bà ưa sạch sẽ, lễ phép kính cẩn và cương quyết,
Thờ phụng Tam Bảo như cái tối cao,
Và giúp đỡ cho những người nghèo thấp kém.

Bà đối xử với gia đình mình như cái gì quý báu,
Kính trọng người già,
Che chở tôi tớ như con cái mình,
cư xử với mọi người theo phẩm chất của họ.

Bà làm thế nào để tích tập công đức bố thí
Và giữ những lời nguyện giới cấm(22) vào lúc đúng thời.
thực hành Pháp của cư sĩ với lòng nhiệt thành,
Và khi một thực hành thích hợp, bà đảm nhận nó.

Nguyện tất cả những người thích thú
Hay không thích thú khi tiếp xúc với tôi
Được chia phần trong giác ngộ.

Mọi người vui vẻ đồng tình và đầy cảm hứng về Pháp. Cha của người đàn bà trẻ nói, “Rốt cuộc, con gái tôi thật khôn ngoan ! Ngài quả đúng như nó nói.” Ông đảnh lễ Jetsušn và xin quy y với ngài.

Bấy giờ, người đàn bà trẻ hỏi cô có thể thực hành Pháp được không. Mẹ cô trả lời, “Quả thật nó luôn luôn nói nó muốn thực hành Pháp, nhưng còn có một vấn đề. Nó đã được hứa gả cho một người con trai xứng đáng của một người giàu có vừa mới ngày hôm qua. Chúng ta phải làm cho hợp cách.”

Nhưng cha cô nói, “Đứa con gái của ta thông minh. Nó thích hợp với việc thực hành Pháp. Chớ có ngăn cản nó – những kết quả xấu của việc ngăn chặn sự thực hành Pháp là rất lớn. Nếu con muốn thực hành Pháp, cha sẽ có em gái con để tròn lời hứa nhận. Thế là tốt đẹp rồi. Con hãy làm điều con muốn.”

Lúc ấy nhiều người đàn bà khác thúc dục cô, “Hãy tiến lên đi, hãy thực hành Pháp.”

cầu xin Jetsušn. Thấy cô quyết tâm, ngài ban cho cô lời dạy Pháp và những truyền pháp quán đảnh. Cô thực hành ở Semodo và về sau trở thành một đại thành tựu giả, sau đó giúp đỡ được nhiều người. Jetsušn vĩ đại rất hài lòng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28165)
Phương Trời Cao Rộng - Truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995
(Xem: 6665)
Tiếng nói của những người con Phật có tấm lòng từ bi và trí tuệ đi vào đời...
(Xem: 8774)
Báo Chánh Pháp - bộ mới Số 43, tháng 06 năm 2015
(Xem: 9282)
Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
(Xem: 15362)
Nguời quân tử ra làm quan đi vào con đường hành chính, không những ngồi ung dung nơi miếu đường nói truyện văn nhã, để lấy tiếng là người có đức vọng...
(Xem: 8235)
Báo Chánh Pháp Số 41 Tháng 4/2015
(Xem: 8664)
Tuyển tập những bài viết về mùa Xuân trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015...
(Xem: 16686)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(Xem: 26921)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế...
(Xem: 18626)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 15610)
Là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người.
(Xem: 22493)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 19414)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18291)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16164)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 25580)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 12853)
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt.
(Xem: 37839)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 20066)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 10697)
Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành.
(Xem: 10014)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền nãotâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận.
(Xem: 10538)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10360)
Cuốn sách này được viết ở Thái Lan, nơi tôi đã sống trong một vài năm. Khi tôi gặp người Thái, tôi đã rất ấn tượng trước sự rộng lượng của họ.
(Xem: 11019)
Sách này không ngại phổ biến cho nhiều người cùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bước vào cửa ngõ Chánh pháp...
(Xem: 15179)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 10829)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana...
(Xem: 19651)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11680)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 10757)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm.
(Xem: 11220)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay.
(Xem: 10093)
Đức Phật hướng dẫn cần chuyển hóa tâm thức làm cho nỗi đau, phiền não, nghiệp chướng không còn sức sống, lúc đó chúng ta mới đạt được hạnh phúc thật sự.
(Xem: 10550)
Đại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Đạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp,"
(Xem: 11531)
Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào.
(Xem: 10871)
Chủ yếu Đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ...
(Xem: 11384)
Lăng Già ngời bóng nguyệt, Hoàng Anh đề trác tuyệt, Dị thục thức đã thuần, Ca bài ca bất diệt.
(Xem: 12132)
Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bảnthanh tịnh...
(Xem: 11032)
Tiếng đại hồng chung ngân vang như xé tan bầu không khí đang trầm lắng. Đó là báo hiệu cho mọi người chuẩn bị hành lễ của thời khóa Tịnh độ tối...
(Xem: 12990)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 17743)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15183)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 15658)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 10969)
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh...
(Xem: 12084)
Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một hệ thống thiền tập rất căn bản của đạo Bụt, là một nghệ thuật vun trồngđiều phục thân tâm tuyệt vời.
(Xem: 11023)
Hồn Bướm Mơ Tiên là tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo rất sâu sắc dưới cái nhìn của tác giả.
(Xem: 21793)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 12073)
Giai Nhân Và Hòa Thượng gồm có 10 truyện ngắn Do Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputtra Xuất bản năm 2006... HT Thích Như Điển
(Xem: 9164)
Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 1 đến 11 tháng 7 năm 2014...
(Xem: 20152)
Quyển sách nầy nhằm giải đáp một phần nào những thắc mắc trên qua kinh nghiệm bản thân của người viết... HT Thích Như Điển
(Xem: 17229)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10063)
Tôi chia sẻ các phương pháp điều trị ung thư không phải để khoe khoang kiến thức về bệnh tật, y khoa và thiền học... Chân Pháp Đăng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant