Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Milarepa kể câu chuyện của mình

08 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7501)
1. Milarepa kể câu chuyện của mình

1

Milarepa kể câu chuyện của mình


Một lần nọ, Milarepa bậc vĩ đại của những thiền giả, sau khi ở suốt mùa đông trong núi tuyết Lachi, đầu mùa hè đến khất thực trong vùng lân cận Nyekha xứ Tsang. Ngài đi vào làng và nói với vài người ở đó : “Chúng tôi những thiền giả có lời nguyện khất thực ở “cửa nhà đầu tiên”. Người sùng đạo nào trong các bạn cho chúng tôi một ít thức ăn.”

Một thí chủ trả lời : “Tôi sẽ cho thầy một bát thịt cá.” Nhưng Mila nói với người ấy : “Tôi không ăn thịt của những sinh vật bị sát hại.”

“Thầy không ăn thịt của sinh vật bị giết ư ! Thật lạ lùng ! Tôi không có thức ăn nào khác.” Người ấy bỏ đi, nhưng Mila vẫn đứng yên. Cuối cùng thí chủ trở lại với một bát đồ thừa có nước sữa chua, nói : “Tốt lắm, thầy có thể ăn thứ này.”

Mila ăn và khi sắp sửa đi, một nhà sư có mặt ở đó nói : “Thầy không biết cả một sự hồi hướng hay cầu xin sao ? Thầy không thể tìm được ngay cả một chiếc áo khoác sao ? Thầy từ đâu đến ? Thầy sắp đi đâu ? Nếu thầy biết thế nào, hãy hát cho chúng tôi một bài ca.”

Rồi Jetsušn hát bài ca này :

Lama chân thật quý báu
Viên ngọc như ý mà chỉ nhớ đến là đã đủ,
Con cầu xin ngài bằng lòng sùng mộ nhiệt nồng
Hãy ban phước cho đứa con sùng tín của ngài.

Tôi đã đến từ những sườn núi Lachi
Sừng sững trong miền Nyanang.
Giờ đây tôi không có chỗ đến nhất định.

Tôi chưa từng góp nhặt chút tài sản nào ;
Như một người ăn xin tôi nhận vật gì đến.
Khi được cho thức ăn tôi làm như sau :
Trong ngôi nhà này là nền tảng
Thân huyễn này được tạo ra từ bốn đại,
Tôi chuyển hóa các đại, khí, kinh mạch và hạt
Thành hóa thần bổn tôn dựa trên các thứ ấy.
Tôi biến thành cam lồ bất cứ thứ gì tôi ăn ;
Và từ miệng của mỗi bổn tôn
Một cái lưỡi trống rỗng bằng ánh sáng vươn dài.(10)

Như một phản ảnh trong gương –
xuất hiện mà không có chất thể –
Bổn tôn dâng cúng cho những bổn tôn.
Thực tại vui đùa trong môi trường của thực tại,
Và trong trạng thái giải thoát khỏi mọi nghiện ngập với ý niệm
Tôi đóng dấu ấn của sự hồi hướng bình đẳng.
Đó là cách tôi hồi hướng thức ăn.

Đôi khi trong núi sâu vắng vẻ bóng người
Tôi tồn tại nhờ vào thức ăn cỏ cây của núi,
thiền định về thức ăn của tôi cũng giống như trên.

Nhưng hầu hết tôi ăn thức ăn của định lực,
Thiền định về thức ăn và sự hồi hướng của tôi
Hòa lẫn với trí không phân biệt.
Tôi dùng thức ăn của sự thực hành bí mật là như thế.

Bây giờ tôi sẽ giải thích cách mặc của tôi :
Thuận với kiểu cách con người thế gian
Tôi bọc mình trong một bộ quần áo vải
thuận theo những người cao cấp
Tôi tồn tại bằng nội nhiệt của trí huệ.

Giống như con thằn lằn và con cóc
Da tôi thô nhám và tái xanh
Và giống như khỉ và vượn
Thân tôi lông xám phủ đầy.

Và giống như con sâu của cây tầm ma
Thân tôi kẻ sọc những đường nhăn bẩn thỉu
Và giống như một đứa bé
Mông tôi không có gì để phủ che.

Theo cách những người hành khất
Tôi tìm thức ăn như một con chim,
Và theo một cách nào, tôi giống như một người giàu có
Với sự sung túc thỏa nguyện bên trong.

Giống như người chết đói
Tôi không để dành thức ăn cho ngày mai,
Và như người điên
Tôi không có ý niệm phải làm gì hay phải đi đâu.

Giống như người rất khôn ngoan
Tôi giữ chắc quyền làm người của tôi,
Và giống như những gã khờ
Tôi không biết gì về những quy ước xã hội.

Giống như người vĩ đại nhất của các vị thầy
Tôi cũng biết làm thế nào để dạy Pháp
Và giống như những con sư tử tuyết vĩ đại
Tôi cũng sống trong núi thẳm hoang vu.

Tôi bắt chước những con chuột túi
Thiền định trong những hang hố dưới đất sâu,
Và giống như những con chồn hoang
Tôi sống trong những hẻm khe rặng núi.

Giống như những thánh nhân cổ thời
Tôi đã gánh vác khổ hạnh một thời gian lâu,
Và giống như chim garuda
Tôi bay vút qua khoảng không của bầu trời.

Ở trên giải thích xong cách thức ăn mặc
Và cách tôi hành thiền.
Bây giờ tôi sẽ hát một bài ca tham thiền,
Vì các bạn nói, “Hãy hát một bài ca ! Hãy hát một bài ca !”
Lời nói bô bô ấy làm tôi vui thích.

Sau khi rời bỏ quê nhà,
Tôi thực hành trong những núi non hoang vu.
Cái nghe bằng tâm thoải máidễ chịu này
Không vướng mắc vào chuyện thuế má, nợ nần và quân đội
Đã được một kẻ ăn xin là tôi, thành tựu
Kỳ diệu thay ! Tình trạng phúc lạc này !

Tôi bỏ lại đàng sau căn nhà đẹp đẽ của cha,
Tôi nào cần sửa sang, che lợp lại mái nhà.
Ngôi nhà bằng đá đẹp đẽ của thiền định này
Đã được một kẻ ăn xin là tôi dựng nên.
Kỳ diệu thay ! Tình trạng phúc lạc này !

Bỏ lại đàng sau cánh đồng phì nhiêu của cha
Tôi thuần hóa đất đai lởm chởm của tâm mình.
Sự phục hóa và mềm dẻo dễ dàng này của tâm,
Sự hoàn hảo rốt ráo này của từ và bi
Đã được một kẻ ăn xin là tôi, thành tựu.
Kỳ diệu thay ! Tình trạng phúc lạc này !

Những người yêu thì bị phiền nhiễu nên tôi không lập gia đình,
Mà chăm sóc người phối ngẫu Tịnh Quang.
Sự kết hợp này của phương tiệntrí huệ,
Sự bất nhị này của trạng thái bổn nhiên,
Đã được một kẻ ăn xin là tôi hoàn tất.
Kỳ diệu thay ! Tình trạng phúc lạc này !

Xa lìa loạn độngmê lầm
Tôi nuôi nấng đứa con của tỉnh giác trống không
Sự rực rỡ này của pháp thân tịnh quang
Trong tự dođiều kiện với mọi định kiến
Đã được dựng lên bởi tôi, một kẻ ăn xin.
Kỳ diệu thay ! Tình trạng phúc lạc này !

Tôi không bao giờ góp nhặt sự sung túc thế gian
dựa vào sự sung túc của thỏa nguyện.
Bảy kho tàng cao cả này
Thoát khỏi những âu lo và phiền nhiễu,
Đã được một kẻ ăn xin là tôi sở đắc
Kỳ diệu thay ! Tình trạng phúc lạc này !

Tự tôi đã hoàn thành niềm vui như thế ;
Nếu các bạn nghĩ đó là phúc lạc, các bạn hãy làm đi.
Thế là các bạn có bài ca tham thiền của tôi.

Tất cả bọn họ đều kinh ngạcđảnh lễ ngài, rồi hỏi : “Bậc vĩ đại của những thiền giả, ngài sinh ở đâu ? Tên của tu viện ngài là gì ? Lama của ngài là ai ? Ngài có đệ tử nào không ? Tên ngài là gì ? Xin hãy nói cho chúng tôi.”

Milarepa hát một bài ca khác :

Bậc Pháp vươngcứu độ cho con người
Dưới chân lama nhân từ của con, con xin đảnh lễ.

Giờ đây, các thí chủ hãy tụ lại ở đây,
Tôi sẽ trả lời ngắn gọn những câu hỏi các bạn.

Sinh quán của tôi là đô thị Kyanga Tsa
Trên đồng bằng Gungthang của thung lũng Ngari.
Cha tôi là Mila Sherab Gyentsen
Và mẹ là Nyangtsha Kargyen.
Tôi được đặt tên là Thošpa Ga,
Và em tôi là Peta Gonkyit.

Khi còn nhỏ cha tôi chết đi,
Sự sung túc cũng mất bởi bà con xấu
Cả ba chúng tôi bị bắt buộc làm việc như tôi tớ.
Mặc quần áo rách rưới như lưới đánh cá
Và được cho ăn như chó, vất vả như lừa.
Mẹ tôi, do uất ức quá độ xúi dục
Bảo tôi đi học bùa chú để tiêu diệt họ,
Nhưng về sau tôi hối hậntrở về với Pháp.

Lama của tôi là ngài Marpa họ Lhodrak
Vì tôi không có gì để dâng cúng ngài
Tôi cúng dường sự phụng sự của thân, khẩu, ý.
Và bằng cách chiết ra cam lồ của những giáo lý thậm thâm,
Ngài ban cho tôi những bí mật tinh túy nhất của tâm ngài.

Không một chút dấu vết của biếng lười
Tôi theo đuổi mục đíchthực tại
Cho đến khi kinh nghiệmchứng ngộ sanh trong tâm tôi.

Tôi đã có vài đệ tử trẻ.
Chúng tôi ở lại trong tu viện toàn hảo của núi non,
Uống nước suối của khổ hạnh
Ăn côn trùng và cây cỏ trên núi,
Hay thỉnh thoảng khất thực làng quê.

Pháp danh của tôi là Dorje Gyentsen,
Nhưng tôi được người ta biết như là thiền giả Milarepa.
Tôi đi bất cứ nơi nào tôi cảm thấy thích đi.
Đây là sự trả lời của tôi cho những câu hỏi các bạn.

Nhà sư kêu lên : “Tôi đã có nghe một vị thành tựu giả tên là Milarepa – ngài đúng là lama ấy ! Bây giờ tôi đã thấy ngài bằng chính mắt tôi và nghe ngài nói bằng chính đôi tai tôi !” Nhà sư ấy lễ lạy và đặt bàn chân Mila trên đầu mình, rồi nói : “Lama quý giá, vào cuối khúc hát ở trước ngài có nói “như chim garuda, tôi bay vút qua khoảng không của bầu trời”. Tôi chắc là ngài không nói dối, nhưng chúng tôi cần một dấu hiệu về sự chứng đắc của ngài.”

Mila hát :

Hiện thân của lòng nhân từ bi mẫn bao la,
Pháp thân toàn khắp của Tịnh Quang,
Pháp giới vương hợp nhất với hư không
Dưới chân Marpa tốt lành con xin đảnh lễ.

Tôi thiền giả Milarepa
Đã từng thiền định với đức tin nhiệt thành.
Sau lễ nhập môn, truyền pháp và chỉ dạy
Tôi thực hành với quyết tâm mạnh mẽ.

Tôi đi vào chỗ ẩn tu và làm những thực hành khó khăn
Cho đến khi chứng ngộkinh nghiệm sanh ra trong tâm.
Tôi thấu rõ bản chất nội tại của sanh tử,
Thấy bản tánh tự nhiên của tâm,
Phá tan xiềng xích của sanh tử, luân hồi,
Và mở tung nút thắt của chấp ngã.
Bóp cổ con quỷ của niềm tin vào cái ta
Và bay vút lên trời xanh bao la khỏi mọi nghiện ngập vào ý niệm,
Tôi nhìn, không bằng mắt cõi giới thấy được,
Nghe, không với lỗ tai, âm thanh của tánh Không,
Ngửi, không cần mũi, hương thơm của trạng thái bổn nhiên,
Nếm, không cần lưỡi, vị ngọt ngào của thực tại,
Đạt đến, không với thân, thân kim cương cầu vồng,
Và, không với tâm thức, chìm đắm trong trạng thái
đại ấn (mahamudra).

Eh ma ! Những sự vật của ba cõi luân hồi
Không hiện hữu – nhưng chúng chỉ xuất hiện !
Chúng xuất hiện – nhưng chính là tánh Không !
Đó là bản chất như huyễn của thế giới hiện tượng.

Về bản tánh của thực tại tôi không thể nói –
Một họa sĩ không có tay
Vẽ những bức tranh trên bầu trời,
Không có mắt, thấy vô số vật
Trong cái thấy hoàn hảo toàn thiện không có chuyển động hay nỗ lực.

Sau khi hát bài ca này, ngài bay lên không trung đến độ cao của một tầng lầu. Người thí chủ kêu lên kinh ngạc : “Đây là một trò bịp huyễn thuật hay ảo tưởng thị giác ?”

Để trả lời Mila hát một bài khác :

Con đảnh lễ dưới chân Lama Marpa
Người đã cho con Phật tánh trong bàn tay của người
Bằng cách đưa con giáp mặt với thực tại
Qua sự hiển hiện của bản tánh bổn nhiên.

Hãy nghe đây, những thí chủ sùng đạo :
Trong thành phố huyễn hóa của sanh tử
Những con người huyễn hóa hoàn toàn lầm lạc ;
Họ tác thành những hành động huyễn hóa trong sáu trạng thái của đời sống.

Chúng sanh, những tạo thành huyễn thuật của nghiệp,
Không biết gì về công việc tạo thành ấy
Nghĩ rằng họ hiện hữu độc lập với sự tạo thành,
Nhưng sự tạo thành tự bản chấthuyễn hóa.

Nào ! Tất cả các bạn tụ họp ở đây hãy lắng nghe –
Hãy nhìn tâm và thân như thế này :
Tâm thì vô bản chất, là tánh Giác trống không,
Thân là một bọt nước của thịt và máu.

Nếu cả hai là một thứ, không thể phân chia,
Thì tại sao lại có một thể xác bị bỏ lại
Vào lúc chết khi tâm thức bỏ đi ?
Và nếu chúng hoàn toàn tách lìa
Thì làm sao tâm cảm nghiệm đau đớn
Khi có gì làm thương tổn đến thân ?

Như thế, những hình tướng như huyễn là kết quả
Của niềm tin vào sự có thực của cái bề ngoài,
Mà không biết sự hợp dòng do nghiệp gây ra này là
ảo huyễn.

Nếu các bạn muốn hiểu sự huyễn này,
Hãy phụng sự một lama thiêng liêng ngài đã xa lìa ảo huyễn.
Hãy thực hành Pháp thiêng liêng hủy diệt ảo tưởng,
chứng ngộ khuôn mặt của tâm không hề ảo huyễn.
Khi ảo tưởng đi rồi, không còn lầm lạc, vô minh.

Bọn họ hết sức kinh ngạc. Vài người ngất đi và thấy một số thị kiến. Đặc biệt nhà sư thành sẵn sàng cho một sự chứng ngộ trực tiếp trạng thái bổn nhiên của tâm. Cuối cùng họ hỏi ngài : “Lama quý báu, mặt kia của vùng này có một chỗ ẩn cư trên núi rất đẹp gọi là Cái Bình của Người Đàn Bà Giàu. Xin người hãy ở tại đó từ đây trở đi, hay một vài năm, hay ít ra là mùa hè và mùa đông này.”

Mila nói ngài đến ở đó trong mùa hè và đi đến Cái Bình của Người Đàn Bà Giàu. Khoảng mười lăm người do nhà sưthí chủ dẫn dắt cùng đi với ngài. Tất cả họ đều học Pháp và được chứng ngộ tuyệt vời do thực hành. Nhà sư đã có thể nhìn thấy mục đích chân thật. Khi ông nhận sự truyền thọ Pháp sâu xa, ông được đặt tên là Wangchuk Dorje. Sau này ông trở thành một thành tựu giả (siddha).

Mila ở lại ba tháng ; họ cầu xin ngài ở lâu hơn, nhưng ngài không nhận. Họ nói : “Nếu ngài nhất định không chấp thuận sự yêu cầu của chúng tôi và phải rời chúng tôi bây giờ, xin hãy ban cho vài khuyên bảo về thực hành trong tương lai đời này và đời tới.”

Mila bèn hát cho họ bài ca này :

Hãy nghe đây, những đại thiền giả, thiện namtín nữ :
Tốt nhất là các người thực hành khổ hạnh
Ở núi non trong suốt phần còn lại của đời mình.
Tốt tiếp theo là lang thang ở nông thôn,
Không thiên chấp, không phương hướng, không dính dấp với cuộc đời này.

Tốt tiếp theo, làm theo như tôi, thoát khỏi quê nhà,
Ít ra cho đến khi đã tự đầy đủ,
Học thánh pháp từ một lama chân chính
kinh nghiệmchứng ngộ – và nhớ những điểm then chốt.

Tránh ba khuyết điểm của một cái bình(11) khi nghe Pháp.
Kiềm chế thân, khẩu, ý và hãy tư duy ý nghĩa của nó.
Bám chắc vào những lời gây tác động.
Ngăn chặn sự bùng nổ của những phiền não.
Hãy làm cho thánh pháp các người đã nghe thành quả.

Về những sự việc của cuộc đời này hãy nghĩ như sau –
Về sự dính líu vào mọi việc rắc rối
Của chính trị và nhà cầm quyền, hãy nghĩ thế này :

Tham muốn đã đạt lại tăng thêm khát khao như nước muối.
Công việc thì không cùng như sóng gợn lăn tăn của một dòng sông.
Thịnh và suy như đầy và khô của một ao nước.

Những thức tình định kiến ám ảnh này
Là một tấm màn che lấp sự sanh lên các cõi cao và giải thoát,
Một móc sắt kéo chúng ta vào các cõi thấp trong sanh tử,
Những hạt giống để sanh đi sanh lại muộn phiền,
Một đám mây dày mưa xuống những điều bất hạnh,
Một tên trộm đánh cướp đức hạnhgiá trị của chúng ta.
Gốc rễ nảy sinh mọi lầm lỗi của chúng ta.

Thăm dò sâu vào căn để của các bạn :
Vô minhlầm lạc là chính các bạn
Định kiến là chính các bạn
Là phái viên do các bạn gởi đến.
Từ vô thủy đến giờ các bạn đã tự kéo mình vào
Đầm lầy của nghiệp xấu trong đại dương sanh tử.

Giờ hãy quán xét mình kỹ càng :
Tự chính các bạn không có màu sắc, không hình thể.
Nếu gởi bạn đi, bạn sẽ không đi.
Nếu giữ bạn lại, bạn không ở lại.
Nếu tìm kiếm bạn, bạn không thấy được.
Nếu nắm bắt bạn, bạn không thể bắt.

Trước kia không biết tự tánh của mình,
Các bạn xoay tròn bánh xe khổ não trong đại dương cuộc sống.
Bây giờ, trong lâu đài của định tâm và an thân,
Hãy quán xét trước mặt bạn với đôi mắt tỉnh giác rạch ròi
Và ở đàng sau người canh giữ sự tỉnh giác trầm tư.
Hãy trở về trạng thái bổn nhiên của bạn mà không cố gắng hay lơ đãng.
Hãy biết con đường buông xả như vậy, những người may mắn kia.

Rồi Mila bỏ đến núi Lachi cùng với Wangchuk Dorje và vài người khác, nơi đó họ tu hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28197)
Phương Trời Cao Rộng - Truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995
(Xem: 6693)
Tiếng nói của những người con Phật có tấm lòng từ bi và trí tuệ đi vào đời...
(Xem: 8790)
Báo Chánh Pháp - bộ mới Số 43, tháng 06 năm 2015
(Xem: 9320)
Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
(Xem: 15390)
Nguời quân tử ra làm quan đi vào con đường hành chính, không những ngồi ung dung nơi miếu đường nói truyện văn nhã, để lấy tiếng là người có đức vọng...
(Xem: 8258)
Báo Chánh Pháp Số 41 Tháng 4/2015
(Xem: 8685)
Tuyển tập những bài viết về mùa Xuân trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015...
(Xem: 16737)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(Xem: 26985)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế...
(Xem: 18685)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 15660)
Là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người.
(Xem: 22544)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 19479)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18360)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16210)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 25651)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 12888)
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt.
(Xem: 37867)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(Xem: 20096)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 10718)
Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành.
(Xem: 10033)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền nãotâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận.
(Xem: 10562)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 10396)
Cuốn sách này được viết ở Thái Lan, nơi tôi đã sống trong một vài năm. Khi tôi gặp người Thái, tôi đã rất ấn tượng trước sự rộng lượng của họ.
(Xem: 11045)
Sách này không ngại phổ biến cho nhiều người cùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bước vào cửa ngõ Chánh pháp...
(Xem: 15238)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 10847)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana...
(Xem: 19700)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11711)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 10786)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm.
(Xem: 11250)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay.
(Xem: 10111)
Đức Phật hướng dẫn cần chuyển hóa tâm thức làm cho nỗi đau, phiền não, nghiệp chướng không còn sức sống, lúc đó chúng ta mới đạt được hạnh phúc thật sự.
(Xem: 10568)
Đại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Đạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp,"
(Xem: 11558)
Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào.
(Xem: 10895)
Chủ yếu Đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ...
(Xem: 11408)
Lăng Già ngời bóng nguyệt, Hoàng Anh đề trác tuyệt, Dị thục thức đã thuần, Ca bài ca bất diệt.
(Xem: 12164)
Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bảnthanh tịnh...
(Xem: 11066)
Tiếng đại hồng chung ngân vang như xé tan bầu không khí đang trầm lắng. Đó là báo hiệu cho mọi người chuẩn bị hành lễ của thời khóa Tịnh độ tối...
(Xem: 13023)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(Xem: 17784)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15244)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 15720)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 11005)
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh...
(Xem: 12118)
Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một hệ thống thiền tập rất căn bản của đạo Bụt, là một nghệ thuật vun trồngđiều phục thân tâm tuyệt vời.
(Xem: 11049)
Hồn Bướm Mơ Tiên là tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo rất sâu sắc dưới cái nhìn của tác giả.
(Xem: 21855)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 12098)
Giai Nhân Và Hòa Thượng gồm có 10 truyện ngắn Do Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputtra Xuất bản năm 2006... HT Thích Như Điển
(Xem: 9183)
Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 1 đến 11 tháng 7 năm 2014...
(Xem: 20184)
Quyển sách nầy nhằm giải đáp một phần nào những thắc mắc trên qua kinh nghiệm bản thân của người viết... HT Thích Như Điển
(Xem: 17260)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(Xem: 10104)
Tôi chia sẻ các phương pháp điều trị ung thư không phải để khoe khoang kiến thức về bệnh tật, y khoa và thiền học... Chân Pháp Đăng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant