Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bảy Nhánh

09 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 12289)
Bảy Nhánh

VIÊN NGỌC NHƯ Ý

SỰ THỰC HÀNH GURU YOGA THEO TRUYỀN THỐNG LONGCHEN NYINGTHIG

Dilgo Khyentse Rinpoche - Shambhala Publishers, 1988
Bản Dịch Từ Tiếng Tây Tạng Sang Anh Ngữ Của Konchog Tenzin
Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa - Hiệu đính 5/2006
blank
blank
BẢY NHÁNH

Để thọ nhận các sự ban phước của Guru Rinpoche, chúng ta cũng cần hoàn thiện các sự tích tập công đứctrí tuệ. Để có được hai sự tích tập ấy, phương pháp dễ dàng nhất và thiết yếu nhất là phương pháp bảy nhánh. Theo tập tục thông thường, khi đón mừng một nhân vật quan trọng, chúng ta dâng lên họ một vài biểu hiện sự tôn kính của chúng ta, một vài hình thức tôn kính như một lễ lạy, một chỗ ngồi tiện nghi, và sau đó một vài món ăn và uống thơm ngon. Tương tự, nhưng ở mức độ cao hơn, khi chúng ta cầu thỉnh Guru Liên Hoa Sanh đến từ cõi Phật của ngài, chúng ta thực hiện các sự cúng dường ngài. Nói chung, có một công đức to lớn không thể nghĩ bàn trong việc cúng dường chư Phật. Tuy nhiên, có nói rằng chỉ cúng dường một giọt dầu cho một lỗ chân lông duy nhất trên thân thể bậc Đạo Sư thì có nhiều công đứclợi lạc hơn là cúng dường vô hạn cho tất cả chư Phật. Đặc biệt, nếu chúng ta cúng dường, lễ lạy, hoặc sám hối lỗi lầm trước bậc Đạo sư, thì công đức và các lợi lạc sẽ được tăng trưởng mạnh mẽ và sự tịnh hóa các che chướng và ô nhiễm của ta sẽ nhanh chóng hơn.

SỰ LỄ LẠY

Nhánh đầu tiên trong bảy nhánh là sự lễ lạy. Khi tự quán tưởng mình là Vajrayoginī, bây giờ chúng ta phóng ra một Vajrayoginī thứ hai, ngài, với Guru Rinpoche an trụ trên đỉnh đầu, đứng trước mặt chúng ta. Rồi từ chính mình, chúng ta phát ra vô số thân thể nhiều như bụi trong vũ trụ.

Để thực hành sự lễ lạy, chúng ta nên bắt đầu bằng cách đứng trong một tư thế thật quân bình. Chúng ta chắp hai bàn tay hơi chụm lại để làm thành hình một nụ sen sắp nở, tượng trưng cho sự phát khởi bodhicitta (Bồ Đề tâm). Kế đó chúng ta đặt hai bàn tay chắp lại ở ngang trán và nghĩ tưởng: “Con kính lễ phương diện thân của tất cả chư Phật.” Ở đây chúng ta đang tịnh hóa tất cả các che chướng và ác hạnh của thân. Rồi chúng ta đưa đôi bàn tay chắp xuống ngang cổ họng và nghĩ: “Con kính lễ phương diện ngữ của tất cả chư Phật.” Ở đây, tất cả các che chướng và ô nhiễm của chúng ta liên quan với ngữ được tịnh hóa. Đưa đôi tay chắp lại xuống ngang trái tim, chúng ta nghĩ: “Con kính lễ phương diện tâm của tất cả chư Phật.” Ở đây, tất cả các che chướng và cảm xúc tiêu cực của chúng ta được tịnh hóa. Qua chuỗi cử chỉtư tưởng này, chúng ta nhận lãnh các sự ban phước của thân, ngữ, và tâm của tất cả chư Phật.

Khi chúng ta lễ lạy và chạm đất ở năm điểm – trán, hai bàn tay, và hai đầu gối của ta – chúng ta nên nghĩ rằng bằng cách này chúng ta kính lễ Ngũ Bộ Phật, và qua cách này chúng ta chuyển hóa năm độc thành năm trí tuệ.

Sự lễ lạy đầy đủ được coi là lễ lạy của lòng sùng mộ, thực hiện bằng cách nằm sóng soài trên mặt đất với hai tay và chân hoàn toàn duỗi ra, thậm chí đem lại những lợi lạc to lớn hơn và một sự tịnh hóa nhanh chóng hơn. Khi chúng ta nhỏm dậy từ sự lễ lạy đầy đủ này, các bàn tay ta trượt lùi trên mặt đất, chúng ta nên nghĩ tưởng ta đang nhận vào mình nỗi khổ của tất cả chúng sinh.

Chúng ta dùng thân thể ta để thực hiện các lễ lạy thuộc vật lý, sử dụng ngữ của ta để trì tụng lời Cầu nguyện Bảy nhánh, và sử dụng tâm ta để quán tưởng Guru Rinpoche ở trước mặt ta được đoàn tùy tùng rộng lớn như mây của ngài vây quanh. Chúng ta nên thực hành sự chánh niệm đối với từng phương diện này, nỗ lực duy trì sự trong sángchính xác trong việc quán tưởng, sự tỉnh giác về ý nghĩa của việc trì tụng, và sự chú tâm tới thân thể khiến nó thực hiện với sự quân bình, đúng đắn, đĩnh đạc, và kỷ luật.

Có ba cấp độ đối với sự thực hành lễ lạy. Ở cấp độ cao nhất, chúng ta nhận thức cái thấy về bản tánh tuyệt đối, cốt tủy của Phật Quả. Nhận thức này chính là sự lễ lạy sâu xatôn kính nhất. Ở cấp độ trung bình chúng ta hòa lẫn sự thiền định của mình với hành vi lễ lạy khi quán tưởng vô lượng chúng sinh và các hóa thân của chính chúng ta cùng thực hiện sự lễ lạy. Ở cấp độ thông thường chúng ta thực hiện lễ lạy với sự tỉnh giácđức tin.

Có nói rằng trong việc thực hiện một lễ lạy duy nhất đã đầy đủ công đức bảo đảm có được những tái sinh trong thân tướng của một Đại Đế nhiều như những hạt bụi ở dưới thân thể nằm dài ra của chúng ta. Đó là bởi sự khiêm tốn chân thực là cánh cửa mở dẫn tới mọi điều cao quý của sự sống, trong khi sự tự phụ, thành trì của bản ngã, thì hoàn toàn cản ngăn những ân phước của chư Phật đến với chúng ta, vì thế chặn đứng bất kỳ tiến bộ nào trên con đường.

SỰ CÚNG DƯỜNG

Nhánh thứ hai trong bảy nhánh là sự cúng dường, đối trị tính tham lamkeo kiệt, gồm hai phương diện: các sự cúng dường bên ngoài hay vật chất và các sự cúng dường bên trong hay tinh thần. Trên bàn thờ, chúng ta đặt các chén nước, hương hoa, các ngọn đèn, dầu thơm, thực phẩm, và một lễ vật tượng trưng cho âm nhạc. Đây là bảy vật cúng dường vật chất theo truyền thống. Nhờ năng lực tập trung của chúng ta, ta có thể cúng dường sự hiển lộ bao la của toàn thể các hiện tượng, tức là “ấn của sự hiện hữu.” Điều này có nghĩa là chúng ta thực hiện một sự cúng dường toàn thể vũ trụ, không bằng cách thông thường mà bằng một hình thức tôn vinh. Ví dụ như núi non, ngoài vẻ đẹp thông thường, ở đây được hoàn toàn làm bằng vàng, bạc, san hô, ngọc báu, và tất cả các vật chất quý giá; rừng rậm tươi tốt với các trái cây như ý; và các sông hồ tràn ngập amrita, chất cam lồ bất tử. Chúng ta không chỉ cúng dường các thứ này, nhưng cũng cúng dường tất cả những gì dễ chịuđẹp đẽ mà ta thấy quanh ta, như các vườn tược và công viên, hoa cỏ, chim muông, thú vật, và ngay cả vẻ nguy nga của các thành phố lớn với mọi sự giàu cóphong phú của chúng. Chúng ta cúng dường tất cả những thứ này cho Guru Rinpoche và đoàn tùy tùng của ngài gồm chư Phật và Bồ Tát, bằng cách đó chúng ta tích tập công đức to lớn.

Cách thức phi thườnghiệu quả nhất của việc thực hiện sự cúng dường như thế là Sự Cúng dường như Mây của Đức Phổ Hiền: khi quán tưởng chính ta là Bồ Tát Phổ Hiền, từ tim mình chúng ta phóng ra hàng ngàn tia sáng chói lọi, mỗi tia sáng đó mang theo các vật cúng dường rộng lớn cho chư Phật khắp mười phương. Trên đầu mỗi tia sáng này lại có Đức Phổ Hiền, và lại có những tia sáng và vật cúng dường và v.v… cho tới khi tất cả sự bao la vĩ đại của không gian hoàn toàn tràn ngập các vật cúng dường vô hạn. Thêm vào đó, chúng ta cần cúng dường từ sâu thẳm của trái tim ta bất kỳ điều gì ta yêu quý nhất trong thế gian như thân thể chúng ta, con cái, vợ chồng, tài sản của ta…Chúng ta nên thực hiện nhiều sự cúng dường trong khả năng của ta, cả tinh thần lẫn vật chất, như hàng ngàn, hàng vạn, hay hàng triệu ngọn đèn bơ. Trong cách này, chúng ta sẽ tiến bộ nhanh chóng trên con đường.

SỰ SÁM HỐI

Nhánh thứ ba là sám hối. Trong khi duy trì sự tỉnh giác về Pháp Thân bao la chói ngời, hay trạng thái tuyệt đối, chúng ta sám hối các ác hạnh của thân, ngữ, và tâm làm ngăn ngại sự tiến bộ hướng về giác ngộ của ta.

Từ vô thủy chúng ta đã từng tái sinh trong đại dương sinh tử luân hồi. Mặc dù một vị Phật trong sự toàn giác của ngài biết rõ từng cuộc đời trong các cuộc đời của chúng ta đã sống, cho dù ngài nói rõ toàn bộ một đại kiếp, ngài cũng không thể tả hết tất cả những cuộc đời đó. Suốt trong mỗi cuộc đời trong vô lượng cuộc đời này, chúng ta đã từng tích tập các dấu vết của những ác hạnh. Về thân, các ác hạnh này bao gồm sự sát sinh, lấy đi cái gì không được cho, và sự tà dâm. Về ngữ, chúng bao gồm việc nói dối, phỉ báng người khác, nói chuyện tầm phào vô ích, và làm đau lòng người khác bằng những lời nói ác. Về tâm, chúng bao gồm sự tham muốn, ước muốn làm hại người khác, và sự bám chấp các tà kiến. Các ác hạnh khác của ba cửa bao hàm các vi phạm những giới nguyện giải thoát cá nhân (prātimoksa), các giới nguyện Bồ Tát, và các samaya của Mật thừa.(33) Cái chúng ta gọi là ác hạnh, hay hành động tiêu cực, không phải là cái gì có thể thấy được như vết sơn, nhưng đúng hơn, nó rất giống một hạt giống được gieo trồng trên mặt đất tâm thức của chúng ta hay một giấy nợ ràng buộc cho tới khi sự việc chín mùi. Tất cả các hành động của chúng ta, dù trắng hay đen, sẽ không thể tránh được việc kết thành quả. Chính sự kết thành quả không thể tránh khỏichắc chắn này khiến cho việc sám hối và tịnh hóa các ác hạnh của ta trở thành điều cấp thiết. Ví dụ, chúng ta đừng bao giờ cho rằng một ác hạnh thật nhỏ bé như nói một lời ác ý với người nào đó sẽ không bị các hậu quả; kết quả của bất kỳ hành động nào, dẫu cho nhỏ bé tới đâu, sẽ không bao giờ dễ dàng tan biến đi mà sẽ sinh ra hậu quả đúng lúc của nó.

Mặc dù các ác hạnh của chúng tathể không chín mùi suốt trong tiến trình của đời này, chúng sẽ nhất định chín mùi vào lúc chúng ta chết, rất giống cái bóng của một con chim không thể nhìn thấy được khi chim bay trên cao, nó sẽ bất ngờ xuất hiện lúc chim đáp xuống đất. Sau khi chết, khi tâm thức chúng ta đang lang thang trong bardo,(34) sức mạnh các ác hạnh của chúng ta sẽ xô đẩy ta vào nỗi đau khổ ghê gớm của sự tái sinh trong các cõi thấp. Hiện tại, chúng ta có cơ hội để tịnh hóa những ác hạnh này và các hậu quả của chúng nhờ thực hành sám hối.

Có nói rằng phẩm tính tốt đẹp duy nhất của ác hạnh là nó có thể được tịnh hóa. Thật vậy, không có ác hạnh nào trầm trọng đến nỗi không thể được tịnh hóa.

Chúng ta có thể bắt đầu tịnh hóa sự tiêu cực này bằng cách sử dụng và nương cậy vào bốn sức mạnh. Sức mạnh thứ nhất là sức mạnh của sự nương tựa. Trong nỗ lực sửa chữa sự tai hại do các ác hạnh của chúng ta gây nên, ta cần tới một đối tượng thích hợp như nơi nương tựa cho việc sám hối của ta. Trong trường hợp này, nơi nương tựa là Guru Rinpoche. Chúng ta quán tưởng ngài ở trước mặt ta và dâng cúng sự sám hối cho ngài.

Thứ hai là sức mạnh của sự ân hận. Đây là sự hối hận chân thành về các hành động của chúng ta và nỗi đau buồn vì đã mắc phạm chúng. Sự hối hận này phát sinh khi ta nghĩ: “Tuyệt vọng biết bao vì năng lực của tất cả các ác hạnh tôi đã liên tục mắc phạm trong vô số cuộc đời của tôi trong quá khứ, giờ đây tôi đã bị trói buộc phải tái sinh giữa các súc sinh, ngạ quỷ, hay chúng sinhđịa ngục. Chính các ác hạnh này đang ngăn cản không cho tôi đi tới Giác ngộ.”

Kế tiếpsức mạnh của sự đối trị, là phương pháp sám hối thực sự và bao hàm sự khẩn cầu Guru Rinpoche với lòng sùng mộ mãnh liệt trong khi cúng dường sự sám hối của chúng ta cho ngài. Đáp lại lòng sùng mộ mãnh liệt này, chất cam lồ và các tia sáng phát ra từ trái tim và toàn thể thân tướng Guru Rinpoche. Chúng hòa tan vào chúng ta, hoàn toàn tẩy sạch và tịnh hóa mọi lỗi lầmtiêu cực của chúng ta. Thân thể được tịnh hóa của chúng ta trở nên tinh khiếttrong vắt như pha lê, tràn đầy chất cam lồ trí tuệ. Guru Rinpoche mỉm cười rạng rỡ rồi nói với chúng ta rằng: “Tất cả các che chướng của con đã được tịnh hóa.” Với hành động này, ngài tan ra thành ánh sáng và hòa nhập vào ta. Sau đó, chúng ta an trụ một lúc trong một trạng thái hợp nhất với tâm Guru Rinpoche.

Thứ tư là sức mạnh của lời hứa. Sau khi đã sám hối, ân hận, và tịnh hóa tất cả các ác hạnh của chúng ta, khi ấy ta phải quyết định một cách mạnh mẽ sẽ tự chế không mắc phạm các hành động như thế trong tương lai, ngay cả phải trả giá bằng cuộc đời của chính ta. Nếu sự quyết định hay lời hứa này không được thực hiện thì sự sám hối không có ích lợi nhiều. Nếu chúng ta nghĩ: “Nếu cơ hội để mắc phạm ác hạnh này xảy ra trong tương lai, tôi sẽ không thể tự chế để đừng tái phạm nó,” hay nếu ta nghĩ: “Việc phạm vào sai lầm không quan trọng vì sau này tôi có thể dễ dàng tịnh hóa nó,” thì chúng ta sẽ ít đạt được tiến bộ. Trước khi nghe Giáo Pháp, chúng ta không biết tới các hậu quả ghê gớm của các ác hạnhcảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, bây giờ, khi đã có một sự hiểu biết rõ ràng về những điều này, chúng ta cần thực hiện một hứa nguyện không thể lay chuyển để tránh những hành động như thế trong tương lai.

Theo các giáo huấn cốt tủy, chúng ta có thể kết thúc sự thực hành nhánh thứ ba bằng cách quán tưởng tất cả các ác hạnh về thân, ngữ và tâm của ta trong hình thức một chất màu đen kết tụ ở chót lưỡi của chúng ta. Rồi Guru Rinpoche phóng ra từ thân thể ngài các tia sáng chạm vào lưỡi ta, hoàn toàn làm tan rã mọi chất bất tịnh được kết tụ này giống như những tia nắng mặt trời buổi sáng làm tan các giọt sương đọng trên đầu ngọn cỏ suốt đêm. Khi nghĩ rằng mọi sự đã trở nên tinh khiết, chúng ta chứng nghiệm tánh Không và sự trong sáng của trạng thái tuyệt đối, tức Pháp Thân, nó hoàn toàn thoát khỏi sự nhị nguyên, không có ngay cả dấu vết tiêu cực nhỏ bé nhất. Chỉ vì các che chướng của ta mà chúng ta phân biệt giữa điều thanh tịnh và điều bất tịnh và không thể nhận ra được tánh Không của các hiện tượng. Vì thế, trong tất cả các hình thức sám hối, cách tối thượngsám hối trong Pháp Thân bao la chói lọi, là nơi không có ý niệm về chủ thể, đối tượng, hay hành động.

TÙY HỈ CÔNG ĐỨC

Nhánh thứ tư trong bảy nhánh là tùy hỉ công đức, sự đối trị tánh ganh tỵsân hận. Ở đây chúng ta nuôi dưỡng một niềm vui sâu xa trong tất cả các hành động tích cựcthiện hạnh bao gồm trong hai chân lý (chân lý tương đốichân lý tuyệt đối). Các thiện hạnh được tán dương trên bình diện tương đối bao gồm các sự cúng dường vật chất, ganacakra (các tiệc cúng dường) và các sự cúng dường cho Tăng chúng, cũng như các việc lễ lạyđi nhiễu quanh các nơi linh thánh. Cái được tán dương trên bình diện tuyệt đốisự thiền định sâu xa, hay samādhi. Để có được hiệu quả, các thiện hạnh được thực hiện trên bình diện tương đối phải được thấm nhiễm hay củng cố bởi sự tỉnh giác về cái tuyệt đối bắt nguồn từ thiền định.

Sự nuôi dưỡng các hành động tích cực không được kèm theo những cảm tưởng tự bằng lòng hay tự phụ, ta cũng đừng nên phát triển tánh coi thường những người mà các hành động tích cực của họ không so sánh được với mức độ của riêng ta. Chúng ta đừng bao giờ cho rằng các sự cúng dường của ta là sâu xatráng lệ nhất hay cho rằng không ai có thể sánh được với ta về mặt đức hạnh. Cho dù đã thành tựu các thiện hạnh có tầm vóc phi thường, như trì tụng một trăm triệu lần thần chú mani (Lục Tự Đại Minh) hay thần chú Vajra Guru, chúng ta có thể cảm thấy mình đã làm tốt nhất trong khả năng của mình, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng ta đã hoàn tất đầy đủ. Ta nên giống như con bò yak hoang dã: dù đã tiêu thụ bao nhiêu cỏ chăng nữa, nó luôn luôn tìm kiếm thêm. Tương tự như vậy, dù hành động tích cực của ta rộng lớn tới đâu, chúng ta nên luôn luôn nỗ lực nuôi dưỡng ngay cả một số lượng thiện hạnh to lớn hơn nữa. Mọi sự kiêu ngạo nào ta có thể có do các thiện hạnh của ta hay mọi hy vọng được nổi tiếng nhờ ở chúng, tất cả sẽ làm nhơ bẩn các hành động và sự cúng dường của ta, khiến các thiện hạnh không kết thành quả.

Các thiện hạnh của người khác phải là một suối nguồn của đại hoan hỉ. Nếu chúng ta cúng dường tài sản to lớn và thấy người nào đó bố thí nhiều hơn ta, ta có thể nghĩ rằng sự cúng dường của họ có công đức rộng lớn hơn công đức của ta và vì thế cảm thấy tức giận hay bực bội. Điều này không đúng đắn. Thay vào đó, ta nên nghĩ rằng họ đã thực hiện một sự cúng dường rất kỳ diệu và ước muốn thật chân thành rằng họ có thể cúng dường lớn lao hơn nữa, sự hoan hỉ trong cách này không có chút dấu vết ganh tỵ nào. Với sự hoan hỉ chân thành như thế trước việc tích tập công đức của những người khác, sự giải thoát khỏi tính đố kỵ và lòng tham muốn phát sinh trong chúng ta, nhờ sự hoan hỉ đó bản thân chúng ta cũng tích tập công đức tương đương như vậy. Ví dụ, vua Prasenajit (Ba Tu Nặc) đã thỉnh mời Đức Phậttoàn thể Tăng chúng đến ở trong hoàng cung, cúng dường thực phẩm cho các ngài trong trọn một tháng. Trong cùng thành phố có một người đàn bà lớn tuổi, bà sùng mộ Đức Phật mãnh liệt và rất nghèo. Trước một biểu lộ của lòng rộng lượng như thế, mỗi ngày bà suy tưởng, lòng vô cùng hân hoan: “Kỳ diệu biết bao đức vua tích tập một khối công đức bao la như thế !” Trong sự toàn giác của ngài, Đức Phật biết điều đó. Khi tháng cúng dường chấm dứt ngài đọc lời hồi hướng công đức, trước sự ngạc nhiên của mọi người ngài đã hồi hướng cho người đàn bà già sùng tín này.

Chúng ta nên luôn luôn hoan hỉ khi một vị Thầy đang giảng dạy Pháp, làm lợi lạc chúng sinh, và đang chăm sóc việc xây cất chùa chiền và tu viện. Chúng ta nên hoan hỉ khi thấy hay nghe nói về những hành giả du già đi sâu vào việc thực hành các giai đoạn phát triểnthành tựu và đang sống trong sự cô tịch. Chúng ta nên hoan hỉ trước những người tuân giữ các giới nguyện tu sĩ của một Sa di hay những Tỳ kheo và nghĩ rằng: “Đức hạnh xuất sắc làm sao! Thật là phi thường khi họ có thể làm được một điều như thế !” và ước mong rằng tất cả chúng sinh đều có thể thực hiện tương tự như vậy.

Hành động tích cực chân thực cốt ở việc nuôi dưỡng đức hạnh mà không bao giờ xa lìa ý tưởng rằng bản chất của nó thì như giấc mộng, huyễn hóa, và có bản tánh trống không. Bằng cách kết hợp hai chân lý như thế, các thiện hạnh của ta được giải thoát khỏi sự bám chấp và tham luyến.

CẦU THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN

Nhánh thứ năm trong bảy nhánh là cầu thỉnh chuyển Pháp luân, sự đối trị vô minh. Trong tất cả các hoạt động của một vị Phật thì chuyển Pháp luânhoạt động quý báucăn bản nhất. Bài kệ nói: “Con cầu khẩn ngài chuyển Pháp luân của ba thừa.” Mặc dù không tìm thấy ở đây, ta có thể thêm vào một câu kệ: “Cho sự lợi lạc của ba loại chúng sinh.” Để chúng sinhcăn cơ thấp được lợi lạc, Pháp được giảng dạy qua các giáo lý của các Thanh Văn(35) và các Phật Độc Giác, trong khi đối với các người có căn cơ trung bình thì Pháp được truyền dạy qua các giáo lý Đại thừa. Đối với lợi lạc của chúng sinh thượng căn thì có các giáo lý của Mật Thừa. Chúng ta cần nhiệt thành cầu thỉnh rằng Pháp luân của ba thừa này được quay chuyển.

Khi đạt được Giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề, Đức Phật thấu triệt bản tánh của mọi hiện tượng thì trống không. Khi đã chứng ngộ điều này, ngài cảm thấy rằng chúng sinh vẫn còn mê đắm trong vô minh sẽ không thể thấu hiểu nó. Vì thế ngài nói: “Ta đã tìm được một Giáo Pháp như chất cam lồ, sâu xa, an lạc, thoát khỏi mọi tạo tác, chói ngời và bất sanh, nhưng nếu ta mở bày nó cho người khác, họ sẽ không hiểu nổi,” và ngài đắm chìm trong thiền định sâu xa suốt ba tuần, nghĩ rằng thật vô ích khi giảng dạy Pháp cho chúng sinh. Tuy nhiên các vị trên Thiên giới nhận thấy Đức Thích Ca Mâu Ni đã thành tựu Phật Quả, họ biết rằng trừ phi Đức Phật chịu giảng dạy Pháp cho họ, lợi lạc của chúng sinh sẽ không được rộng lớn. Vì vậy, vua Trời Indra (Đế Thích) cúng dường một vỏ ốc xà cừ xoắn sang bên phải, và Trời Brahmā (Phạm Thiên) cúng dường một bánh-xe-một-ngàn-nan hoa bằng vàng, cùng cầu thỉnh Đức Phật xuất địnhchuyển Pháp luân. Theo sự cầu xin của họ, Đức Phật đã chuyển Pháp luân. Nhờ việc cầu thỉnh này, Trời Indra và Brahmā đã tích tập công đức vô biên.

Tương tự như vậy, giờ đây chúng ta có thể tích tập công đức to lớn bằng cách cầu thỉnh các giáo lýhoan hỉ khi vị Thầy ban tặng chúng, vì nhờ việc này chúng sinh sẽ được chỉ rõ con đường vĩnh viễn giải trừ sự vô minh. Ở đây, chúng ta nên quán tưởng chính mình như hiện thân của vô số những hình thức như các quốc vương, Bồ Tát, Bổn Tôn và các chúng sinh bình thường, mỗi vị đều cúng dường vỏ ốc xà cừ, các bánh xe vàng, và các báu vật khác cho vị Thầy, cầu thỉnh ngài chuyển Pháp luânlợi lạc của chúng sinh.

CẦU THỈNH VỊ THẦY Ở LẠI 
THẾ GIAN NÀY

Nhánh thứ sáu là cầu thỉnh vị Thầy trụ thế. Câu kệ nói: “Con khẩn cầu ngài đừng nhập nirvāna (Niết bàn) cho tới khi sinh tử hoàn toàn trống rỗng, mà ở lại thế gian này để tiếp tục làm lợi lạc chúng sinh.” Nếu trong thế gian này không có chư Phật, các thiện tri thức hay các bậc Thầy, thì thân người quý báu của ta, với tất cả sự tự do, năng lựcthông minh của nó sẽ chỉ dấn mình vào các hoạt độngkế hoạch của sinh tử. Chúng ta sẽ tiêu phí toàn bộ thời gian để bảo vệ các người thân yêu của ta, đánh bại kẻ thù, và phấn đấu để tích lũy của cải, danh vọng, và quyền lực. Không có ích lợi gì trong việc này. Chúng ta sẽ không biết tới nỗi khổ trong các cõi thấp và nguyên nhân của chúng, không biết tới chuỗi tái sinh vô tận trong tương lai và không biết điềucần tu tập, điều gì cần né tránh. Vì vậy, hãy quán tưởng chính mình là đệ tử cư sĩ Chanda, nhờ sự cầu thỉnh của ông mà thọ mạng của Đức Phật đã kéo dài thêm ba tháng. Chúng ta nên cầu nguyện các vị Thầy ở lại cho tới khi tất cả chúng sinh được cứu thoát khỏi bánh xe sinh tử luân hồi.

HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC

Câu kệ về nhánh thứ bảy và là nhánh cuối cùng, sự hồi hướng công đức, nói rằng: “Tôi hồi hướng tất cả công đức tôi đã tích tập suốt trong ba thời cho sự thành tựu Đại Giác ngộ.” Bất kỳ công đức nào đã được tích tập nhờ sự thực hành sáu nhánh đầu, cũng như bất kỳ thiện hạnh nào ta đã từng thực hiện trong quá khứ và sẽ thực hiện trong tương lai, chúng ta hồi hướng chúng cho tất cả chúng sinh. Chúng ta hồi hướng công đức với ước nguyện: “Cầu mong tất cả vô lượng chúng sinh sử dụng công đức này như nền tảng để đạt được Giác ngộ. Nhờ sự hồi hướng này, cầu mong tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi các cõi thấp và được an lập trên con đường giải thoát.” Điều quan trọng đối với chúng tathực hiện sự hồi hướng trên một phạm vi càng rộng lớn càng tốt. Trong cách thức này chúng ta noi gương các Đại Bồ Tát như Phổ Hiền và Văn Thù khi các ngài hồi hướng công đức do các hoạt động của các ngài cho sự lợi lạc của tất cả chúng sinh. Sự hồi hướng phải hoàn toàn không có bất kỳ sự hy vọng được tưởng thưởng nào. Càng nhiều càng tốt, chúng ta nên tự giải thoát khỏi sự bám níu vào ý niệm về một tác nhân, một hành động, và một đối tượng của hành động, nhận thức rằng ba thứ này chỉ là những ý niệm trống rỗng.

Nếu chúng ta đang thực hiện Pháp ngưndro hay thực hành chuẩn bị, thì nó đặc biệt thích hợp với việc thực hiện các lễ lạy trong sự kết hợp với pháp Guru yoga, trong khi tụng đọc lời Cầu nguyện Bảy nhánh. Đó là bởi các sự lễ lạy, cúng dường mạn đà la, và sám hối sẽ hiệu quả hơn khi được tập trung vào Đạo sư của chúng ta. Thực hiện một lễ lạy duy nhất đối với Đạo sư của ta thì có năng lực hơn một trăm ngàn lễ lạy thập phương chư Phật và Bồ Tát. Đây là lý do tại sao chúng ta thực hiện sự cúng dường bảy nhánh trực tiếp tới vị Thầy của ta, vì qua sự cúng dường này các che chướng của ta sẽ bị xua tan, mọi sự ban phước của vị Thầy sẽ nhanh chóng đi vào con người chúng ta, và như thế chúng ta sẽ có thể hoàn thành các sự tích tập công đứctrí tuệ. Nếu thâu thập và tập trung lượng nước mưa vào duy nhất một cái phễu rộng, ta có thể làm đầy một thùng lớn rất nhanh chóng. Tương tự như vậy, nếu chúng ta tập trung mọi nỗ lực bằng cách cúng dường chúng cho vị Thầy, thì ta sẽ có thể tiến bộ nhanh chóng trên con đường.

Chúng ta phải luôn luôn niêm phong sự thực hành của ta bằng cách hồi hướng bất kỳ công đức nào tích tập được cho sự lợi lạcgiải thoát của tất cả chúng sinh. Công đức đã được hồi hướng sẽ không bao giờ bị mất đi, giống như một giọt nước được đặt trong đại dương sẽ không bao giờ bốc hơi. Công đức không được hồi hướng sẽ chỉ tạo ra các kết quả phù du, giống như một giọt nước được nhỏ trên một hòn đá nóng sẽ bay hơi lập tức.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14310)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14576)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11852)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14373)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13284)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14653)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12649)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25279)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27909)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26383)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17246)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16536)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15932)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22163)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17143)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24948)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 22005)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19086)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16178)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21733)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16798)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14676)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16721)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25041)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18792)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21202)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14783)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14380)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16627)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 18020)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12938)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14953)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12731)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13897)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14620)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 28056)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27230)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14357)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20997)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14675)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24212)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28718)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14744)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13306)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16470)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27267)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 12023)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16081)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21520)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12385)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant