Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Niết bàn sinh tử

17 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 5988)
06. Niết bàn sinh tử

TỪ NGUỒN DIỆU PHÁP

Thích Nữ Trí Hải
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003

6. NIẾT BÀN SINH TỬ

Luồng gió thanh bình ngày Phật Đản gợi cho con một ít suy tư. Lạy Phật, phước đức nào đã khiến con gặp được Chánh pháp vi diệu, được dự vào hàng ngũ xuất gia? Tội nghiệp nào đã đưa đẩy con sống quá xa thời Phật? Một kẻ sát nhân tắm máu như Angulimàla khi được gặp Phật cũng thành Thánh, dâm nữ Ambapali nhờ diện kiến từ nhan cũng đã chứng quả dễ
dàng. Còn ngày nay thì ôi, khó quá. Tu hành bao nhiêu cũng như nước đổ lá môn. Phiền não tham sân đôi khi tưởng đã tạm yên, đến khi gặp duyên hóa ra vẫn còn nguyên vẹn. Giai do vì không được sinh đồng thời với Phật.
 
Những lời Thế Tôn dạy thật đơn giản: “Không có gì là ta hay của ta”. Con có thể thấy rõ chân lý này vào một ngày chủ nhật đi dạo phố. Thật không có một chút gì là ta hay của ta giữa cái biển người và vật hỗn độn ấy. Nhưng bỗng nhiên, một vị Tôn giả chúng sinh khởi lên ý nghĩ: “Ta phải lấy cái đồng hồ kia. Nó phải thuộc về của ta”. Rồi vị ấy đến cướp giật, làm khổ chủ la lên, cảnh sát nổ súng xông lại. Thế là máu đổ, tù đày, hình phạt, tội lỗi phát sinh chỉ vì nhận lầm cái không ta làm cái có ta vậy. Nên Thế Tôn dạy, chỗ nào còn bóng dáng cái ngã là chỗ ấy còn đau khổ, trói buộc.
 
Phật còn dạy thêm một lời thâm thúy: “Thà chấp thân là ta còn ít nguy hiểm hơn chấp tâm là ta”. Nghĩa là, nếu có “duy” gì, thì thà duy vật hơn duy tâm vậy.
 “Sung sướng thay chúng ta sống không sở hữu!” Một vị Thánh đệ tử đắc đạo đã thốt ra lời cảm hứng như vậy trong Trưởng lão kệ . Chỉ ngày nay người ta mới thấm lời nói đơn giản ấy, tưởng rằng không sở hữu thì có nghĩa là không có tư sản. Nhưng kỳ thực câu nói kia có mật ý sâu xa, vì được thốt lên bởi một bậc A la hán, và chỉ có vị này mới thực sự không còn sở hữu vì đã hoàn toàn thoát khỏi ngã chấp. Người chưa chứng quả thì dù là một nhà khổ hạnh không đất cắm dùi, không cả đến cái dùi, cũng vẫn còn sở hửu, vì còn cái ngã là còn đủ mọi sự, với năm thủ uẩn nguồn gốc của mọi khổ đau. Trong tất cả sở hữu, tư tưởng là cái khó bỏ nhất.
 
Nhưng người ta chỉ tư duy về những gì mình ưa thích. Bởi thế gốc rễ của tư duy là khát ái–tanhà. Một người vô ngã thực sự là người đã cắt đứt gốc rễ của khát ái này; hoàn toàn độc lập, không dính mắc một cái gì dù thuộc vật chất hay tinh thần. Người ấy được Phật mệnh danh là con người “độc cư lý tưởng”, hoàn toàn sống một mình, không ở chung với một pháp thứ hai. Một người dù sống ở núi rừng mà tâm tư còn vướng mắc cái đã qua, cái chưa tới, còn luyến tiếc hy vọng, thì vẫn chưa phải là người độc cư lý tưởng. Trái lại một người dù sống ở chỗ đông người nhưng đã cắt đứt khát ái liên hệ đến ngã thì cũng được xem là độc cư lý tưởng khi phá tan được dục vọng, ngã chấp. Vị ấy luôn luôn sống trong hiện tại, hoàn toàn buông xả, tâm tư như con thú rừng, hồn nhiên, vô úy. Một người như thế sẽ bình tĩnh trước mọi chuyển biến, sáng suốt đối diện với thực tại trong tinh thần trách nhiệm, không oán hận, nguyền rủa. Vị ấy có thể chuyển hóa nghiệp lực thành nguyện lực, biến độc dược thành cam lồ, đi vào địa ngục thì địa ngục biến thành an vui, và lửa đỏ cũng hóa hiện được sen hồng. Đó là diệu dụng, là sức mạnh của chân lý khi được sống, được thể hiện trọn vẹn nơi một con người, khi pháp (dhamma) đã trở thành tùy pháp (anudhamma), một “chân lý tùy thân” thể nhập vào người. Do đó kinh Lăng già có những lời bóng bẩy khi tả đức Phật: “Khi Thế Tôn dời gót đến một nơi nào, thì nơi ấy cây lá trở nên xanh tươi, hoa trái đơm đầy suối ngàn reo vui, đàn cầm không ai gảy mà ngân lên những âm thanh vi diệu”. Đó là cốt nói lên diệu dụng sự hiện diện của bậc Thánh có năng lực chuyển hóa cả đến vật vô tri.
 
vô ngã bao trùm cả các pháp yếu khác như Khổ và Niết bàn. Có khổ nhưng không có người khổ. Có Niết bàn nhưng không có cái ngã nhập Niết bàn. Người bị khổ dày xéo luôn luôn có ảo tưởng rằng bao nhiêu oan nghiệp ở trần gian, con tạo dành để trút lên đầu mình. Ai cũng thấy mình khổ nhất, không ai thấy mình khổ nhì, nguyên nhânngã chấp. Thế nên mới có chuyện tự tử. Tự tử là vì thấy mình khổ quá chịu không nổi. Nếu có ai hỏi sao người hàng xóm chịu được thì họ trả lời ngay rằng tại ông hàng xóm không khổ bằng tôi. Nhưng nếu nhìn một cách tỉnh táo hơn, nhìn thẳng vào sự khổ đang thấm lan mỗi người một ít, mỗi người một cách, thì quả thật chỉ có sự khổ, không có con người khổ ở đằng sau sự khổ. Con người là một tổ hợp năm uẩn, và chính tổ hợp ấy đã là khổ rồi còn ai vào đó nữa. Cho nên nói rằng "tôi khổ" đã là thừa chữ tôi, là trên đầu còn gắn thêm một cái đầu.
 
Niết bàn cũng thế. Có Niết bàn nhưng không có cái ngã nào nhập Niết bàn. Bởi vì nói ngã nhập Niết bàn thì hóa trong Niết bàn còn có ngã, tức có khổ, và câu ấy thành ra mâu thuẫn, vì Niết bànhạnh phúc tuyệt đối. “Không có ngã thì ai nhập Niết bàn?”. Người ta hay đặt câu hỏi như vậy. Làm như thể muốn nhập Niết bàn phải có ngã mới được, không có ngã không xong. Nhưng nói như vậy là không hiểu gì về niết bàn và quá đề cao cái ngã. Ngã chỉ là một dụng cụ của đau khổ, hơn nữa nó chính là sự đau khổ. Cũng như xe chỉ dùng để chạy trên mặt đất. Không ai đặt câu hỏi “Không có xe làm sao chạy lên trời?”
 
Nói về tâm hồn con người, một dụng cụ của khổ, Chateaubriand có câu: “Tâm hồn chúng ta là một nhạc cụ bất túc, một cây đàn thiếu dây, ở trên đó chúng ta bắt buộc phải gảy những khúc vui trên những cung bực chỉ dành cho điệu thở dài” (Notre coeur est un instrument incomplet, une lyre ou il manque des cordes, et où nous sommes forcés de rendre les accents de la joie sur le ton consacré au soupir). Tâm hồn con người chưa giác ngộ là như vậy, cho nên những kiệt tác văn học của nhân loại phần lớn đều là những thiên bi kịch và trường hận ca. Thi hào Pháp Alfred de Musset nói:
Lời tuyệt vọng là lời ca đẹp nhất
Và tôi biết những bài ca bất tử chỉ thuần là điệu thổn thức não nùng
 (Les plus désespérés sont les chants les plus beaux. Et j'en sais d'immortels qui sont de purs sanglots)

 
Con người càng dồi dào từ ngữtài liệu để diễn tả nỗi khổ bao nhiêu, thì lại có vẻ nghèo nàn thiếu thốn khi cần diễn tả hạnh phúc bấy nhiêu. Khi những vở kịch đến giai đoạn nhân vật bắt đầu hết cơn bỉ cực, thì màn cũng từ từ hạ. Dù có diễn thêm cũng không ai xem, vì các cảnh vui vầy sum họp phần lớn đều giống nhau, đều tẻ nhạt đáng nhàm. Dường như hạnh phúc không phải là cái cần diễn đạt, hay vì thiếu tài liệu để diễn tả hạnh phúc. Ngay dù khi tả một cảnh vui, thì cái vui ấy cũng “nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”, cũng chỉ là trá hình của khổ. Keats nói:
Nụ cười chân thật nhất
Thường vẫn nhuốm đau thương
Tiếng ca êm ái nhất
Thường vang dội ý buồn,
(our sincerest laughter
with some pain is fraught
our sweetest songs are those
which tell of saddest thought)
 
Tâm hồn con người đã là một khí cụ bất túc, một khí cụ chỉ dành để diễn đạtcảm thọ khổ đau, thì làm sao hiểu được Niết bànhạnh phúc tuyệt đối, bất khả tư nghì? Một nhà thơ Phật giáo viết:
Nợ tử sinh chưa ra hhỏi sáu đường
Làm sao thoáng được mùi hương vô tận?
 
Nói đúng hơn, khi ngã hoàn toàn tiêu diệt thì có Niết bàn. Vậy thì ai Niết bàn. Trả lời câu hỏi này, có lẽ Phật cũng đã lúng túng, vì biết trình độ chúng ta không hiểu nỗi. Nên Ngài chỉ dạy một bài kệ, ai hiểu sao thì hiểu:
Vô hữu niết bàn Phật
Vô hữu Phật niết bàn
Viễn ly giác, sở giác 
Mâu ni tịch tịnh quán
Thị tắc yểm ly sanh
Thị danh vi bất thủ
Kim thế hậu thế tịnh
 (Kinh Lăng Già)
Không Phật vào niết bàn
Không niết bàn của Phật
Xa lìa biết bị biết
Bậc thánh lặng quan sát
Nhờ vậy sanh nhàm chán
Ấy là không ôm giữ
Đời này lẫn đời sau.
 
Khi ngã chấp tiêu diệt thì khổ hết, Niết bàn hiển lộ, như mây tan thì trăng hiện. Ảo tưởng về ngã vướng vào đâu thì khổ đó, ảo tưởng về ngã tan đi ở đâu thì Niết bàn ở đó. Cho nên Khổ hay Niết bàn, cả hai vừa ở khắp nơi, vừa không ở nơi nào, như câu ngạn ngữ “họa phúc vô môn, duy nhân tự triệu” (họa phước không có cửa, chỉ do người tự rước vào). Kinh Pháp Hoa có câu:
Chư pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng
 
Có nghĩa rằng bản thể các pháp vẫn thường Niết bàn, không một dấu vết của dục vọng đau khổ. Khi nói “Niết bàn là vắng lặng không còn khổ đau, dục vọng” người ta thường đồng hóa Niết bàn với cõi chết hoặc trạng thái vô vi thụ động như pho tượng. Có người cho rằng tu thành Phật để leo lên tòa sen ngồi làm thinh cho thiên hạ hì hục lạy, thì cũng chẳng được cái tích sự gì. Làm như thể thành Phật thì chỉ có thành một cái tượng xi măng mà thôi. Mãn Giác thiền sư phải thêm hai câu để ám chỉ diệu dụng của niết bàn:
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng anh đề liễu thượng
 
Vì trong cái thể vắng lặng tịch diệt kia, hàm ẩn một nguồn sống vô tận như thiên nhiên vốn im lặng, mà đến khi xuân về thì muôn hoa khoe sắc:
Xuân đến trăm hoa cười
Oanh vàng ca liễu thắm
 
Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh cũng vậy, có một diệu dụng khôn lường. Con người chỉ thật là người khi biết kềm chế dục vọng phát sinh từ ngã chấp, và khi ngã chấp hoàn toàn tiêu diệt, con người ấy trở thành bất tử. Đức Thích Tôn của chúng ta là một Con Người như vậy. Ngài đã từ bỏ tất cả ngai vàng điện ngọc để trở thành một khất sĩ nghèo khổ lang thang rày đây mai đó, từ trần dưới một gốc cây, thế mà cuộc đời Ngài đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho hàng triệu người. Giáo lý của Ngài truyền lan khắp nhân loại suốt trên 25 thế kỷ, làm lợi lạc cho vô số sinh loài, kể cả những chúng sinh bé bỏng. Đó không phải là diệu dụng của Niết bàn hay sao?
 
Niết bàn tuy vậy, vẫn không phải là cái gì ta có thể đi tìm mà được, vì có tìm kiếm tức đã bao hàm cái ngã đang tìm kiếm khát khao, vậy là đã có đau khổ. Nói rằng “tôi khát khao thành Phật” hay “làm sao để tôi phá trừ được ngã chấp”, cũng phi lý như nói “tôi làm sao rèn luyện được đức nhũn nhặn, khiêm tốn" mặc dù nghe qua rất hợp lý. Nhưng cái tôi nào muốn tự xóa mình, nỗ lực để phá trừ ngã chấp, thì vô tình đã làm cho ngã hiện lù lù ra đó một cách còn rõ rệt hơn, như khi một người nào muốn biểu lộ sự khiêm tốn của họ vậy! “Làm cách nào” ám chỉ một đường lối, phương pháp, kỹ thuật... là những thứ thuộc lĩnh vực chính trị, khoa học. Đạo trái lại, chỉ là một cái nhìn. Pàli có từ ngữ Ehi passika chỉ đạo Phật là đạo đến để mà thấy: Khi thấy rõ thân ngũ uẩn này là cát bụi giữa thời-không vô cùng, đời sống dăm ba chục năm của cái thân ấy trên mặt đất chỉ là một chút bọt nước trên đại dương hiện tượng sinh diệt tiếp nối vô tận, thì ngã chấp tự tiêu tan như sương mai gặp ánh nắng mặt trời, còn gì mà phải diệt trừ với nỗ lực. Một Thiền sư bảo, mong cầu thành Phật thì vị Phật ấy chính là nguồn gốc của luân hồi sinh tử. Khi được hỏi: “Làm sao tôi thoát được bánh xe luân hồi?” Một Thiền sư hỏi lại: “Ai buộc ngươi vào đó?” Đạo là một cái cửa không lối vào, hay một lối vào không cửa: vô môn quan. Đạo không có đường lối khuôn phép nào cả, đường của đạo là đường chim bay không có hành tung dấu vết. Kinh Lăng Già lấy biểu tượng một ngọn núi cao chót vót đứng cheo leo bên biển, chỉ có ai đắc thần thông mới lên được, và thần thông ấy chỉ cho thánh trí tự chứng, tự tu hành để thể hiện chân lý, không ai có thể truyền dạy
cho ai. Do đó mà đức Phật đã dè dặt bảo: “Trong 49 năm thuyết pháp, ta chưa từng nói một lời”. Bởi vì, dù Ngài có khô cổ rát họng để truyền trao giáo pháp, Ngài vẫn không sao nói ra được cái điều duy nhất đáng nói, mà chỉ phải nói quanh quẩn bằng ẩn dụ, truyện xưa tích cũ theo đúng kiểu cách một nhà mô phạm khuyên cái này nên làm, cái kia nên tránh, toàn những điều thuộc kỹ thuật tu hành hơn là tâm điểm của đạo là cái không thể nói. Không thể nói, có lẽ vì vừa quá đơn giản vừa quá phức tạp như hơi thở, có lẽ vì tâm hồn chúng ta quá rắc rối kiêu căng không muốn chấp nhận rằng chân lý, Niết bàn là cái gì ở ngay trong những sự vật tầm thường gần gũi. Chúng ta ưa tìm kiếm cao xa và ưa nghĩ rằng những cái chúng ta đang tìm kiếm phải rất thiêng liêng huyền bí. Chúng ta vô tình quên thực tế là, những nhu yếu phẩm như nước uống, không khí, những thứ tối cần, quý báu nhất cho đời sống vốn dĩ được phân phối đồng đều cho mọi sinh vật, không có tiêu chuẩn. Chân lý hay Niết bàn cũng vậy vốn là của kho vô tận dành cho tất cả mọi người. Thế mà vì thiếu giản dị, vì quá kiêu căng, vì nghiệp lực buộc ràng, chúng ta cứ mãi mãi thiếu thốn khát khao, mong cầu tìm kiếm, kết quả là càng tìm càng xa, càng mong càng vắng. Như lời Phật dạy trong kinh Niết bàn, “chúng ta như kẻ ngu đi tìm hư không, chạy khắp đông tây nam bắc không nơi nào bắt được hư không”. Lại có người thấy ngã quá đau khổ, muốn thoát ly bằng cách tự hủy diệt, có biết đâu ngã đã là không thì có gì phải diệt. Kẻ ấy chẳng khác nào “như người sợ hư không mà trốn chạy khắp đông tây nam bắc không nơi nào thoát khỏi hư không”. 
 
Đó là tất cả bí ẩn của đau khổgiải thoát, của Sinh tửNiết bàn.







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10198)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11256)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13594)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13746)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22224)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21877)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27391)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17791)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11741)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12331)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25254)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23296)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28598)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22779)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25725)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22315)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 14004)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13442)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22490)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26400)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18493)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18970)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34526)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27393)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28434)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21398)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14910)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19223)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10623)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18582)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15668)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13197)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13423)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14031)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11796)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11635)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11346)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11905)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19951)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12401)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13946)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13277)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31997)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13445)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12759)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13339)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11907)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21875)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11099)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12910)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant