Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 5: Thực Hành Đời Sống Lành MạnhHạnh Phúc

10 Tháng Hai 201100:00(Xem: 6584)
Chương 5: Thực Hành Đời Sống Lành Mạnh Và Hạnh Phúc

HẠNH PHÚC KỲ DIỆU
Thích Phụng Sơn

Chương 5

THỰC HÀNH ĐỜI SỐNG LÀNH MẠNHHẠNH PHÚC

Các lời đức Phật dạy trong kinh điển thường nhắm vào những vị xuất gia, những người từ bỏ cuộc sống gia đình, sống đời tu hành trong các tu viện hay chùa chiền. Một số lời dạy của đức Phật dành cho người cư sĩ tại gia cũng quý báu cho đời sống hàng ngày của họ mà chúng ta cần ôn lại theo hệ thống.

Trong kinh Kiên Chính, Kinh Lục Phương, kinh Phước Đức, đức Phật dạy người tại gia phải học hành, phải phát triển nghề nghiệp, phải lập gia đình theo phương thức tốt đẹp nhất để sống đời hạnh phúc, phải giáo dục con cái nên người và phải thương yêu, hiếu kính đối với ông bà cha mẹ, kính trọng và gần gũi các tăng ni dạy đạo, có tình nghĩa với anh em, bạn bè, biết thương mến và giúp đỡ thân bằng quyến thuộc, người nghèo khó, đóng góp vào trong việc lợi ích cộng đồng và tìm đến các tăng ni để học đạo. Đó chính là những điều mong muốn căn bản của một người bình thường tại gia.

Những người Phật tử chúng ta cần nhớ và biết rõ mục đích của mình và nhất là đừng lẫn lộn với những lời đức Phật dạy dỗ cho các vị xuất gia phải thực hành ở chùa chiền hay tu viện. Sự lầm lẫn sẽ rất tai hại vì người tại gia không có thì giờ, phương tiện và khả năng để thực hành trong đời sống hàng ngày của mình, và do đó sẽ cho rằng đạo Phật không thích hợp với họ rồi có mặc cảm mình yếu kém. Hoặc tệ hơn nữa họ sẽ bỏ đạo để tìm một đạo khác “dễ dàng” hơn khi nghe những người truyền giáo ngoại quốc đến thuyết phục: “Chúng tôi rất kính trọng đức Phật. Ngài là bậc siêu nhân. Tuy nhiên, những điều ngài làm được thì con người chúng ta không ai làm được. Vậy xin quý vị theo đạo chúng tôi để được...” Có những người Phật tử, vì chính mình cũng không hiểu rõ lời của đức Phật dạy (không khác gì những người truyền giáo kia) nên khi nghe những lời mê hoặc đó họ xuôi lòng. Sự vội vàng thay đổi đó làm cho họ mất đi một cơ hội tiến xa hơn trên con đường hạnh phúc chân thật của đời sống tâm linh kỳ diệu.

Đạo Phật vốn rất chân thật, giản dị, hợp lý, hợp với khoa học, rất dễ thực hành và mang lại kết quả tốt đẹp trong đời sống hàng ngày. Chúng ta có thể tóm lược lại lời dạy của đức Phật đối với người tại gia theo ngôn ngữ thời đại này như sau: Đời sống ổn định, tỉnh thức, có tình thương yêu và lòng muốn đem lại an vui cho những người khác, có sự hiểu biết chân thật và sống đời hạnh phúc cao vút nhất mà mỗi người có thể đạt được. Và điều này chúng ta có thể thực hành rất thoải mái trong đời sống hàng ngày:

Đời sống ổn định: Đối với người Phật tử không xuất gia, họ cần có nhà cửa, cơm áo đầy đủ, tiền bạc đủ để chi dùng và công việc làm ổn định cùng phát triển nghề nghiệp cũng như tài sản. Đó chính là sống đời ổn định. Nếu họ có gia đình thì vợ chồng thuận hòa, con cái hiếu hạnh và học hành tử tế để sau này các em có nghề nghiệp vững chãi hay công việc thương mại tốt đẹp. Người Phật tử tại gia đừng bao giờ lẫn lộn vai trò của mình với người xuất gia, những thầy hay cô tu tại chùa, mà đặt nhẹ sự ổn định của đời sống gia đình. Đừng bào chữa cho sự thất bại đời sống hạnh phúc gia đình bằng câu biện bạch sai lầm: Con là nợ vợ là oan gia.

Tỉnh thức: Muốn có được đời sống ổn định về việc làm, tiền bạc và hạnh phúc gia đình, người Phật tử tại gia phải sống đời tỉnh thức. Tỉnh thứcđể tâm mình trong sáng, thoải mái, bén nhạy nhận biết những gì xảy ra bên trong thân và tâm cùng những gì ở bên ngoài. Thấy biết một cách trực tiếp, rõ ràng nhưng không bị những lo lắng, sợ hãi, ham muốn, thương ghét, khổ đau lôi kéo mình ra khỏi sự trong sáng của tâm chân thật. Từ đó sự thông minh xuất hiện.

tình thương yêu: Khi tâm trong sáng, thông minh, bén nhạy, rộng lớn thì tình thương yêu tỏa chiếu. Tình thương yêu chân thật, rộng lớn, trong lành, ấm áp này tràn đầy nơi ta. Đó là một nguồn năng lực kỳ diệu làm cho ta hưởng được, cảm nhận được niềm an vui sâu thẳm và bình dị luôn luôn có mặt trong ta. Tình thương yêu đó vừa là một cảm xúc và vừa là một động lực thúc đẩy ta thực hành những hành vi tốt đẹp trong đời sống hàng ngày. Thực hành từ bi tức là sống đời hạnh phúc cao vút nhất mà ta có thể hưởng được.

Có sự hiểu biết chân thật: Khi tình thương yêu trong sáng tràn đầy thân và tâm mình thì bao nhiêu sự lo lắng, giận hờn, giận ghét, phiền não, khổ đau đều tan biến như làn sương mong manh dưới ánh sáng rực rỡ của mặt trời ban mai. Tâm ta lúc đó nhận biết mọi thứ trong trạng thái tinh sạch, trong sáng, và mầu nhiệm của chúng. Chúng ta thật sự sống trong trạng thái tự do chân thật. Lúc đó sự thông minh có mặt. Chúng ta học hành, nghiên cứu, làm việc, giao tiếp với cuộc đời hay phát triển nghề nghiệp, điều gì cũng được thực hành tốt đẹp.

Sống đời hạnh phúc: Hạnh phúcmục đích cao quý nhất của đời sống con người. Mỗi người chúng ta đều có khả năng sống vui tươi, lành mạnh, thoải mái, chấp nhậnquý trọng con người của mình, cảm nhận được niềm an vui, ấm áp tỏa chiếu nơi mình. Người có hạnh phúc mới đem lại hạnh phúc cho kẻ khác. Thực hành đạo Phật trong đời sống hàng ngày là thực hành sống đời an vui hạnh phúc.

Tập Thở

Thở tức là sống. Chúng ta nhớ đến hơi thở, chúng ta biết mình đang thở là chúng ta biết rõ mình đang sống. Nếu chúng ta tập thở cho đúng thì thân thể được khỏe mạnh, tinh thần an vui hơn nhiều.

Ở các thiền viện, thiền sinh được khuyến khích thở bằng bụng. Thở vào bụng phình ra, thở ra bụng xẹp xuống. Khi thở bằng bụng, không khí sẽ vào sâu hơn phía dưới phổi và khi thở ra khí độc sẽ bị tống ra ngoài nhiều hơn. Khi chúng ta biết về hơi thở thì trí óc trở nên trong sáng, chúng ta thấy biết rõ ràng những ý tưởng, những vui, buồn, thương ghét đến hoặc đi mà không bị chúng lôi kéo để cứ triền miên thăng trầm theo chúng. Nói khác đi, khi biết về hơi thở thì tâm tự nhiên trong sáng. Đó tức là thiền vậy.

Thiền là sống với tâm trong sáng, bén nhạy, an vui, thoải mái, tích cực trong đời sống hàng ngày hay là sống với chân tâm, Phật tánh. Vì chúng ta lâu nay quên đi điều ấy nên cần một phương pháp để giúp mình sống với tâm chân thật hay chân tâm của mình. Phương pháp đó là thiền tĩnh lặng và thiền hoạt động. Thiền tĩnh lặng là ngồi yên lặng trên gối hay trên ghế, để tâm vào hơi thở vào-ra cùng nhận biết mọi thứ bên trong tâm và bên ngoài. Thiền hoạt động là sống với tâm trong sáng như khi ngồi thiền bằng cách để ý một tí (1/10) vào hơi thở và 9/10 còn lại thấy biết rõ ràng mọi hoạt động của mình cũng như những sự việc chung quanh. Như thế, dù thiền tĩnh lặng hay thiền hoạt động, điều quan trọng vẫn là biết về hơi thở. Bác sĩ Herbert Benson của trưởng đại học Y Khoa Harvard đã thực hiện các chương trình nghiên cứu và nhận thiền đem lại nhiều lợi ích thiết thực: Làm giảm huyết áp, gia tăng hiệu năng làm việc, làm cho nhiều bệnh tật tiêu trừ nên giảm đi số phí tổn y tế. Những điều trên tuy vậy chưa quan trọng bằng niềm an vui kỳ diệu và sự bình an tâm hồn mà thiền đem lại cho chúng ta trong đời sống hoạt động hàng ngày.

Đức Phật dạy tất cả mọi thứ đều từ tâm mình sinh ra vui cũng như buồn, sướng cũng như khổ. Dĩ nhiên chúng ta muốn loại trừ cái buồn khổ và sống vui sướng. Thực hành thiền qua sự biết về hơi thở nhẹ nhàng, thoải mái, tự nhiênliên tục thì trí óc ta tự nhiên trong sáng, tâm ta tự nó mở rộng đến vô biên trong cái thấy biết rõ ràng mọi thứ bên trong cũng như bên ngoài mà không dính mắc vào điều gì cả. Tâm lúc đó rộng lớn, tinh sạch, thoải mái, bén nhạy, thông minh và đầy một niềm an vui sâu thẳm.

Ở Hoa Kỳ nhiều thương gia tập thiền, bác sĩ tập thiền, các nhà giáo dục tập thiền, các chuyên viên tâm lý tập thiền, và mới nhất, các lực sĩ tập thiền. Nhiều huấn luyện viên đã hướng dẫn các lực sĩ tập thiền để gia tăng thành công trong khi tập luyện và lúc tranh tài. Tiến sĩ Kabat Zinn nói rõ về sự để ý của các lực sĩ khi họ thực hành sự để ý vào hơi thởcử động chân tay – hay nói khác đi là họ thực hành thiền hoạt động – khi tập dượt thì một trạng thái yên ổn, thoải máinhất tâm xuất hiện như sau:

“Tâm của người lực sĩ lúc đó ở trong trạng thái chuyên chú vào một điểm. Người chạy bộ hoặc người bơi lội khi đạt được trạng thái ấy thì có cảm tưởng mình có thể chạy mãi hoặc bơi mãi không ngừng. Tâm họ yên ổn, tỉnh táo trong sự tĩnh lặng và hoàn toàn trở thành một với thân thể.”

Tiến sĩ Kabat Zinn nói rõ hơn trong quyển Nhũung Yếu Tố Thực Hành Thể Thao (The Sport Performance Factors) về trạng thái của tâm tỉnh thức đó của người lực sĩ như sau:

“Ví như thể tâm của bạn đã vượt ra khỏi giới hạn của sự suy tư đến một vùng mà bạn thấy biết từ giây phút này qua giây phút khác. Nơi đó cái tôi (ngã) tan biến đi. Cái tôi ấy cũng chỉ xuất hiện như một ý tưởng chứ không còn là chủ thể của các quyết định và hành động.”

Nói cách khác, khi tâm chúng ta ở trong trạng thái tỉnh thức thì tâm chỉ là một cái trong sáng, rộng lớn, tĩnh lặng, bén nhạy và tràn đầy như ngài Huệ Năng đã nói rõ trong Pháp Bảo Đàn Kinh như sau:

“Thiền (hay chân tâm) vốn im lặnghuyền diệu, vắng lặng mà tràn đầy. Thể và dụng đều như như, chẳng xuất, chẳng nhập, chẳng định, chẳng loạn. Thiền (chân tâm) không chỗ dính mắc, đừng dính mắc vào chỗ vắng lặng của thiền. Tâm như hư không nhưng đừng có suy tưởng về hư không.”

Như thế, khi sống tỉnh thức hay sống thiền hay thực hành thiền trong đời sống hàng ngày thì tâm chúng ta quay về với tánh rộng lớn, vắng lặng, trong sáng, bén nhạy cùng tĩnh lặng của tâm. Dù ngồi yên hay dù đi đứng, chạy nhảy, ăn uống, làm việc thì tâm vẫn tỏa chiếu sự bình lặng nhưng đồng thời rất trong sáng bén nhạy, thông minh hiểu biết.

Nhiều người rất thích thực hành thiền nhưng e ngại không biết mìnhtu tập chánh thiền không vì họ nghe nói nhiều đến tà thiền. Căn cứ vào những điều chân thật nói trên mà chúng ta hiểu rõ thiền tà đạo và thiền chánh đạo: Người thực hành thiền chánh đạo thì càng lúc lòng càng an vui, tích cực, thành công trong các hoạt động hàng ngày của họ như buôn bán, học hành, tranh tài thể thao, giao tiếp bạn bè, nuôi nấng con cái, sống đời hạnh phúc gia đình, v.v... Còn người thực hành hành thiền tà đạo thì lập tức các hiện tượng chướng ngại, khó khăn, và khổ đau gia tăng: vợ chồng gây gỗ, cha con bất hòa, làm ăn thua lỗ, hiệu năng công việc sút kém dần và mất việc làm, không còn sáng suốt biết rõ những gì đang xảy ra, lấy những ảo tưởng cho là sự thật, bạn bè xa lánh vì tâm tánh bất thường, v.v...

Sống Tỉnh Thức Để Luôn Luôn An Lạc

Như thế, thực hành thiền là sống tỉnh thức. Tỉnh thứcchú tâm, là biết những gì đang xảy ra một cách thoải máirõ ràng. Do đó, khi chúng ta biết về hơi thởchúng ta đã quay về với sự tỉnh thức, là sống trong hiện tại.

Đức Phật dạy về sự thấy biết trong sáng, thoải mái và bén nhạy về hơi thở, về những cảm giác sướng khổ xuất hiện, về những tâm tư vui-buồn-thương-ghét, về những cái thấy, nghe, biết những thứ chung quanh một cách rõ ràng như thấy những đám mây bay qua trong bầu trời xanh thẳm bao la. Mây bay đến rồi chúng lại bay đi, mọi thứ xuất hiện trong tâm rồi chúng tan biến, tâm bao giờ cũng trong sáng, rộng lớn, tinh sạch và bén nhạy trong niềm an vui sâu thẳm của nó.

Sống tỉnh thức là sống trong hiện tại, là sống với sự thông minh và an vui kỳ diệu, là sống với nguồn năng lực mạnh mẽ đưa đến sự thành công, là sống trọn vẹn với những cảm giác an vui xuất hiện.

Sống tỉnh thức là sống trong hiện tại: Thông thường chúng ta hay suy nghĩ về các chuyện quá khứ hoặc mơ màng về những gì chưa xảy ra mà quên đi đời sống đang diễn ra trong hiện tại. Chúng ta lái xe mà đầu óc thì mơ mộng ở đâu hay đang học hành, làm việc, tập thể thao, nấu ăn, ăn uống mà lòng luôn luôn nghĩ đến chuyện khác. Khi chúng ta để ý vào hơi thở, để ý vào việc đang làm thì chúng ta có sự thấy biết những gì đang xảy ra. Lúc đó chúng ta đang sống chứ không phải chạy trốn đời sống.

Sống trong hiện tại là sống với giây phút tuyệt vời: Khi chúng ta quay về với hiện tại thì tâm chúng ta trở nên trong sáng, rộng lớn, an vui, thoải máithông minh. Những lo lắng, giận hờn, phiền muộn, khổ đau không còn chỗ để bám víu. Chúng từ từ tan biến đi. Nguồn năng lực tiêu dùng vào trong sự khổ đau được giải phóngquay về với trạng thái tự nhiên của chúng. Trạng thái tự nhiên của nguồn năng lực nơi mỗi chúng ta là niềm an vui, thoải mái, vui sướng kỳ diệu.

Sống tỉnh thức là sống thành công: Khi nguồn năng lực ấy tràn đầy thì chúng ta làm việc, học hành, tập thể thao, tham gia các sinh hoạt, giao tiếp bạn bè hay sống với người thân trong gia đình, chúng ta đều mang lại những kết quả tốt đẹp, lợi ích cho mình và cho người. Làm việc, giao tiếp, học hành, giải trí, tất cả đều là những biểu lộ của chân tâm, Phật tánh của mình.

Sống tỉnh thức là sống trọn vẹn với những cảm giác vui sướng: Duy Thức Học của Phật giáo giải thích rất rõ: Khi một người giác ngộ hay sống với sự hiểu biết chân thật (trí tuệ) thì năm giác quan gồm có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tự chúng thực hành những điều tốt đẹp. Trí óc của họ trở nên trong sáng, bén nhạy, linh động nên họ thấy biết mọi điều một cách rõ ràng, chân thật. Họ biết rất rõ mọi điều một cách đúng, sai, hay, dở, tốt hoặc xấu nhưng không vì các sự thấy biết đó mà khơi dậy những buồn rầu, giận hờn, ham muốn xấu xa hoặc đau khổ. Đó là Diệu Quan Sát Trí: Một trong các đặc tính của khả năng tốt đẹp này là chúng ta thấy biết rất tường tận và chân thật mọi thứ đồng thời chúng ta an nhiên tự tại trong cái thấy biết đó.

Cuối cùng, sống tỉnh thức là sống với niềm tự do bao latuyệt vời nhất con người có thể sống đưọc từ giây phút này qua giây phút khác. Chúng ta tháo tung xiềng xích của quá khứ, của sợ hãi, của khổ đau hay nói chung của thói quen lâu đời của sự quên lãng sống với hiện tại.

Khi chúng ta chú tâm một cách thoải mái, tự nhiên hay sống có tỉnh thức, thấy biết rõ ràng những gì đang xảy ra, là chúng ta sống trong hiện tại, là chúng ta thực hành thiền một cách đúng đắn trong đời sống hàng ngày. Sau đó chúng ta còn có thể tiến xa hơn bằng cách thực hành một phương pháp đặc biệt trong sự tu tập, đó là phương pháp quán tưởng để đem lại nhiều lợi ích trong đời sống hàng ngày.

Thực Hành Tu Tập Để Chuẩn Bị Cho Mọi Hoạt Động Thành Công Tốt Đẹp

Nhà tâm lý học Shane Murphy được đề cử đảm nhận một chức vụ quan trọng nhưng lạ lùng trong việc hướng dẫn các lực sĩ Hoa Kỳ vào năm 1992 tại Tây Ban Nha là huấn luyện cả thân và tâm của họ. Thực ra, theo giáo sư Brad Hatfield thuộc viện Đại Học Maryland thì điều ấy không giới hạn trong phạm vi thể dục mà còn áp dụng trong nhiều lãnh vực như lái máy bay, chơi nhạc, bác sĩ mổ xẻ, những giám đốc công ty, những người buôn bán hàng hóa, v.v...

Khi chúng ta tu tập thì bộ óc phát ra luồng sóng Alpha báo hiệu não bộ đang ở trong trạng thái thoải máilinh động. Điều này xảy ra ở nơi các tế bào rất nhỏ trong bộ não của chúng ta. Những tế bào này quá nhỏ nên mắt chúng ta không thể thấy được. Những điều xảy ra trong bộ não của người tu tập thật chẳng khác gì những điều xảy ra nơi bộ não của một nhà thiện xạ bắn cung, một lực sĩ tài ba về chạy đường trường, một lực sĩ giỏi về bóng rổ. Nếu chúng ta so sánh một người lực sĩ thành công trong kỳ tranh tài, chúng ta sẽ thấy anh ấy có những hành vi giống như người thực hành tu tập.

Chúng ta thực hành đạo Phật để đạt được những gì tốt đẹp nhất mà chúng ta mong muốn. Một người Phật tử tại gia phải biết rõ mình muốn những điều gì tốt đẹpthành công trong đời sống hàng ngày. Chúng ta vạch một chương trình để thực hành điều ấy và cuối cùng bắt tay thực hành, làm thật sự. Dù chúng ta có những sinh hoạt khác nhau cùng những mục tiêu khác nhau trong đời sống, sự thực hành đạo Phật chuẩn bị cho chúng ta thành công tốt đẹp như nhau qua sự chuẩn bị, vận động năng lực, tỉnh thức, chú tâmquán tưởng.

Chuẩn bị: Người tu tập duyệt qua chương trình tu tập của mình gồm có dâng hương, lễ Phật, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, tụng kinh, quán tưởng, và cầu nguyện. Khi chuẩn bị chương trình và sửa soạn chỗ ngồi thiền thì năng lực trong người gia tăng và họ sẵn sàng cho một buổi tu tập đem đến an vui và hạnh phúc. Cũng như thế, một người lực sĩ trước khi tranh tài, anh ta bận áo quần thể thao, ra sân đi một vòng thì tinh thần anh ta chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc tranh tài không khác gì một thương gia trước khi thảo luận một khế ước quan trọng duyệt xét lại các bước diễn tiến để chinh phục khách hàng.

Một ngưòi tu tập và chuẩn bị cho sự tu tập tốt đẹp thì học có nhiều an lạctinh thần lúc nào cũng sẵn sàng cho các hoạt động thành công bên ngoài xã hội.

Vận động năng lực: Đức Phật dạy chúng ta phải có những điều ước muốn lành mạnh hay tốt đẹp gọi là thiện dục. Khi chúng ta có những ước muốn tốt đẹp thì năng lực gia tăng. Ước muốn tốt đẹp trong sự tu tập là để hết lòng vào sự dâng hương, lễ Phật, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, tụng kinh, quán tưởng để đem lại niềm an vui hạnh phúc cho mình. Do đó, khi tu tập chúng ta chú tâm vào mình mà không so sánh mình với ngưòi, không để cho ý tưởng khen chê nơi chính mình lôi kéo làm cho mình quên lãng những hoạt động tu tập.

Người lực sĩ cũng như thế, họ hướng vào hoạt động đang diễn ra chứ không để cho ý tưởng so sánh mình với người khác làm họ đãng trí. Một sinh viên chuẩn bị cho kỳ thi, một giám đốc công ty, một người thợ đều thực hành sự hướng vào mục tiêu mình thực hiện chứ không để tâm phân tán qua sự suy nghĩ nhiều vấn đề quanh quẩn. Thực hành như thế thì chúng ta động viên tinh thần của chính mình và năng lực gia tăng.

Chú tâm hay tập trung tinh thần: Điều ấy chúng ta thấy rất rõ khi ngồi thiền hay tụng chú. Nếu không có sự chú tâm thì lập tức chúng ta chạy theo những chuyện ngắn chuyện dài trong đầu. Đặc biệt là khi trì chú, đọc các tiếng Phạn (Sankrist) phiên âm trong chú Đại Bi, chúng ta phải chú tâm nhiều mới đọc được. Nhiều người không hiểu rõ mục đích giúp chúng ta gia tăng sự chú tâm để có sự cảm ứng nhiệm mầu với chư Phật nên phàn nàn tại sao đọc những chữ mà không hiểu nghĩa là gì. Đó chính là mục đích của việc đọc thần chú: Chúng ta chú tâm vào một loạt âm thanh kỳ diệu mà không để ý đến nghĩa thì sự tập trung tinh thần gia tăng tự nhiên và mạnh mẽ. Có một câu thần chú đầy năng lực kỳ diệuOm Mani Padme Hum (đọc là Um Ma Ni Pat Mê Hum), mà người Việt thường đọc là Án Ma Ni Bát Di Hồng, thường được các vị tu sĩ Tây Tạng tụng đọc giúp gia tăng nhiều năng lực tốt đẹp.

Người lực sĩ khi tranh tài thì sự chú tâm của họ diễn ra một cách tự nhiên sau bao nhiêu lần tập luyện. Lúc đó, giống như người ngồi thiền hay trì chú, các ý tưởng không còn xuất hiện chỉ thuần là sự thấy biết và hoạt động thích hợp. Một người giỏi bắn cung đứng trước mục tiêu, tâm thật trong sángthoải mái. Cô ta nói thầm như niệm chú: Cầm cung, kéo ra, thở và buông. Hoạt động thân thể cũng diễn ra tự nhiên theo đó. Một người lái xe, điều khiển máy móc, làm bài, điều khiển phiên họp với tâm như trên thì thành công gia tăng.

Quán tưởng: Ngoài ra, điều đặc sắc hiện nay là người ta áp dụng sự quán tưởng vào trong nhiều lãnh vực để gia tăng hiệu năng làm việc mà chúng ta cần phải biết rõ ràng để áp dụng vào đời sống hàng ngày cho tốt đẹp hơn. Quán tưởng được các tăng niPhật tử áp dụng trong khi tu tập hiện đã lan tràn sang các lãnh vực khác. Quán Tưởng Và Sự Ích Lợi Trong Đời Sống Hàng Ngày.

Một điều đặc biệt mà các huấn luyện viên thể dục đã nêu ra trong kỳ Thế Vận Hội 1992 là nhiều lực sĩ thế vận đã thực hành quán tưởng. Họ quán thấy, tưởng thấy họ chạy, nhảy, phóng mình xuống nước, phóng lao hay bắn cung trước khi họ tranh giải. Sự quán tưởng như vậy làm cho cơ thể của họ chuẩn bị đầy đủ và gia tăng hiệu năng khi thực hành tranh đua. Phương pháp này rất giản dị. Như trường hợp người thi môn chạy đua, anh ta ngồi yên trong tư thế thật thoải mái, theo dõi hơi thở rồi tưởng tượng thấy mình bước những bước thoải mái ra sân đua, quỳ xuống lấy thế, nghe tiếng súng lệnh và phóng mình tới trước cùng chạy vượt qua mọi thứ. Thực hành như thế đem lại rất nhiều lợi ích cho người lực sĩ.

Có điều lạ lùng mà nhiều người Hoa Kỳ và nhiều người Á Đông chưa biết là quán tưởng chính là một phương pháp đặc biệt của Phật giáo. Trong các khóa tu tập, các vị tu sĩ Phật giáo hướng dẫn thiền sinh quán tưởng như tưởng thấy hình ảnh của một vị Phật hay một vị Bồ Tát như đức Quán Thế Âm để tạo sự giao cảm nhiệm màu với năng lực từ bi, trí huệ, thanh tịnh kỳ diệu của ngài. Khi quán tưởng thành thục thì người tu hành phát hiện những năng lực kỳ diệu ấy vốn có sẵn nơi mình và xử dụng dễ dàng các nguồn năng lực ấy.

Để biết rõ sự ích lợi của quán tưởng, chúng ta hãy biết rõ tại sao sự quán tưởng lại giúp cho các lực sĩ thế vận gia tăng sự thành công như thế nào.

Mary Lou, thiếu nữ đầu tiên đoạt huy chương vàng của thể dục thẩm mỹ cho Hoa Kỳ trả lời cuộc phỏng vấn của tập san Mind Body Health Digest:

“Quán tưởng là cách tôi thường làm liên tục. Tôi tưởng thấy tôi biểu diễn trong đầu của mình. Điều ấy giúp tôi thật nhiều và làm cho tôi tự tin. Sau mỗi buổi tập dượt và sau buổi cơm chiều, tôi nằm thoải mái và duyệt lại mọi hoạt động trong ngày. Tôi thấy hình ảnh của tôi trong ngày. Điều này rất ích lợi cho tôi trong kỳ tranh giải thế vận hội. Tôi quán tưởng tất cả những hoạt động vào đêm trước khi tranh tài.”

Nhà côn cầu (golf) nổi tiếng Jack Niclaus nói anh ta xem một cuộn phim chiếu trong tâm trước khi đánh một quả banh. Nói khác đi, anh ta quán tưởng, tưởng thấy hình ảnh mình đánh quả banh thành công trước khi đánh thật sự. Một lực sĩ nhảy cao có thể quán tưởng hình ảnh mình nhảy cao trong tư thế tốt đẹp nhất làm gia tăng sự thành công khi nhảy thật sự. Tại sao như thế?

Các chuyên viên tâm lý biết rõ khi một lực sĩ quán thấy mình đánh một trái banh đúng và mạnh hay một người quán tưởng thấy mình nhảy thật cao và thành công thì thân thể anh sẽ điều hướng vào sự thực hành tốt đẹp như thế và đưa đến sự thành công tốt đẹp. Khi chúng ta thực hành các động tác chân tay thì có một số khu vực trong não bộ hoạt động. Khi chúng ta quán tưởng, chỉ ngồi yên tĩnh mà tưởng tượng mình hoạt động, thì các khu vực trong não bộ cũng hoạt động như trên trừ phần não chi phối các bắp thịt khi chúng hoạt động thực sự. Sự quán tưởng như giúp cho cơ thể chuẩn bị cho một hoạt động thành công như ý muốn. Do đó, cô Elizabeth Manley, người đoạt huy chương bạc về trượt tuyết năm 1988 đã nhấn mạnh: “Tôi thực hành quán tưởng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hành luyện tập qua sự quán tưởng đó trong 10 phút thì bằng 45 phút thực hành thực sự trên sân nước đá.”

Em Vân Hương 9 tuổi ở Connecticut thực hành quán tưởng làm bài thi tốt đẹp sau khi em ngồi thiền với ba má. Ngày hôm sau em đến trường làm bài thi rất nhanh chóng và được điểm A. Người khác áp dụng trong việc thương mãi, trong sự giao tế, v.v...

Hiện nay, người ta áp dụng quán tưởng trong việc chữa trị bệnh tật như bệnh tim, bệnh ung thư, cùng nhiều chứng bệnh khác, trong việc chuẩn bị cho sự mổ xẻ, trong các cuộc tiếp xúc mua bán, trong sự học hành thi cử, v.v... Tóm lại, quán tưởng là chìa khóa mở cho ta nhiều sự thành công.

Điều quan trọng mà chúng ta cần nhớ là các chuyên viên tâm lý khuyên chúng ta cần phải tạo cho mình một “ngân hàng hình ảnh” để chúng ta sử dụng trong đời sống hàng ngày để tâm mình được thoải mái, có sự vận động năng lực dễ dàng và sử dụng các hình ảnh ấy trong các hoàn cảnh khác nhau để tăng gia thành công qua lòng tự tin và sức mạnh tâm linh. Những điều ấy chúng ta thấy đã có đầy đủ trong các chương trình tu tập của Phật giáo như Tịnh Độ Tông (niệm Phật), Thiền Tông (tu thiền), hay Mật Tông (trì chúquán tưởng), hay trong Diệu Pháp Thiền Tịnh tổng hợp các cách thực hành nói trên. Ngoài sự quán tưởng, cầu nguyện cũng đem lại cho các lực sĩ tranh tài sức mạnh kỳ diệu.

Cầu NguyệnTiếp Nhận Năng Lực Kỳ Diệu Của Vũ Trụ

Những kết quả tốt đẹp kỳ diệu do cầu nguyện mang đến cho nhiều người Phật tử, chúng ta hãy xem qua một vài trường hợp. Bà Phạm Thị Tư bị đau. Bà đi khám bệnh và được bác sĩ cho biết bà bị ung thư. Với số tuổi khá cao trên 75 tuổi và với tình trạng ung thư hiện tại bác sĩ cho biết không dám nói chắc về kết quả cuộc giải phẫu này. Bà Tư thật tình không muốn thực hiện cuộc giải phẫu vì thấy mình đã lớn tuổi và nghĩ chẳng ích lợi gì khi chịu đựng cuộc giải phẫu mà bà thấy không có nhiều hy vọng. Tuy vậy, vì chỗ ung thư làm bà bị đau đớn hàng ngày nên bà phải mổ. Trước khi mổ, bà đến Trung Tâm Phật giáo Việt Nam tại Houston xin thầy viện chủ Thích Nguyên Hạnh tụng kinh Dược Sưcầu nguyện cho bà cùng thực hành niệm Phật, trì chú Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn Om Mani Padme Hum (Um Ma Ni Pát Mê Hum), quán tưởng đức Quán Thế Âm theo Diệu Pháp Thiền Tịnhcầu nguyện. Sau đó bà mổ và bình phục nhanh chóng làm cho các bác sĩ cũng phải ngạc nhiên.

Nhiều người được hướng dẫn thực hành cầu nguyệnquán tưởng đức Quán Thế Âmcầu nguyện được lành bệnh tật nhanh chóng ở nhiều nơi tại Hoa Kỳ. Sự kiện cầu nguyện làm cho chóng lành bệnh vốn là một điều rất thông thường đối với người Phật tử. Hiện nay các cuộc nghiên cứu khoa học càng lúc càng công nhận sự lợi ích thiết thực của sự cầu nguyện.

Để biết rõ tác dụng của lời cầu nguyện, bác sĩ Randy Byrd gần đây, thực hiện một cuộc nghiên cứu cầu nguyện chữa lành bệnh tật ở nhà thương San Francisco. Số bệnh nhân tuyển lựa gồm có 392 người bị bệnh tim. Trong số người này có 192 người được một nhóm từ 5 đến 7 người cầu nguyện cho họ dù họ không biết. Nhóm 202 người kia thì không có ai cầu nguyện cho họ cả. Kết quả là số người được cầu nguyện ít bị biến chứng nguy hiểm hơn, ít phải sử dụng máy thở hơn vá ít bị nước trong phổi hơn.

Bác sĩ Herbert Benson thuộc trường Đại Học Y Khoa Harvard thì khuyên bệnh nhân thực hành cầu nguyện như sau:

· Chọn một câu hay một chữ liên quan đến niềm tin tôn giáo của mình. Ngồi yên ổn, thoải mái.

· Nhắm mắt và buông xả các bắp thịt,

· Tụng đọc câu hay chữ đó và cầu nguyện đấng thiêng liêng cứu độ mình khỏi bệnh tật.

Thực hành với lòng thànhthoải mái thì bệnh tật chóng lành.

Đối với người Phật tử, đức Quán Thế Âm là vị Phật Bà đầy lòng thương yêu rộng lớn, luôn luôn hướng đến chúng sanh để ban cho họ sự lành mạnh, an vui và tốt đẹp như ý muốn mà trong kinh Phổ Môn đã nói rõ như sau:

“Chúng sanh bị khốn ách

Vô lượng khổ bức thân

Sức diệu trí Quán Âm

Cứu đời thoát ly khổ

Sức thần thông đầy đủ

Rộng tu trí phương tiện

Khắp quốc độ mười phương

Chẳng nơi nào không hiện...”

Do đó, trong khi thực hành tu tập, người Phật tử đều hướng tới Ngài để cầu nguyện cho mình và cho mọi người được an lành và khỏe mạnh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34413)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16889)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22999)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 13074)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 22000)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22245)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14890)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23634)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 24177)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23703)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17176)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19394)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 27123)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14441)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13868)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22722)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14781)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17393)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12702)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13894)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10436)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14734)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17225)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12577)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12748)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10391)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28739)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10729)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11157)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16908)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15801)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13360)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12579)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11399)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 13053)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19339)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12287)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28679)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 10081)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21612)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12818)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17861)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26320)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11736)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10878)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22801)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 12078)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10628)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11430)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11550)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant