Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hãy Mở Tâm Bao La Như Đại Dương

28 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 20754)
Hãy Mở Tâm Bao La Như Đại Dương

HÃY MỞ TÂM BAO LA NHƯ ĐẠI DƯƠNG
Nguyên tác: Make Your Mind an Ocean của Lama Yeshe
do Trung Tâm Yeshe Wisdom Archive xuất bản
Vô Huệ Nguyên dịch

hay_de_tam_bao_la_nhu_dai_duong


Giới thiệu Của Nhà Xuất Bản


Trong tập sách nhỏ đầu tiên của trung tâm Lama Yeshe Wisdom Archive, Muốn Giải Thoát: Hãy Tự Chữa Bệnh Tâm của Lạt ma Yeshe, tôi đã đề cập đến phẩm chất độc đáo trong những lời giảng dạy của Lạt ma Yeshe. Trong tập sách nhỏ này, Hãy Mở Tâm Bao La Như Đại Dương, một lần nữa Lạt ma chứng tỏ cho chúng ta biết lối giảng dạy rất đặc biệt của ngài.

Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa, vào năm 1975. Tôi rất vinh dự được tháp tùng Lạt ma trong chuyến đi này và đã được tham dự tất cả những buổi thuyết giảng của ngài. Hầu như tất cả thính giả đều là những người rất mới đối với Đạo Phật và chưa hề thấy Lạt ma Tây Tạng trước kia, một khung cảnh mà chúng ta nhận thấy rất khác với ngày nay. Trí tuệ của Lạt ma sáng vượt thời gian, những lời dậy của ngài vẫn thích hợp và càng ngày càng chứng tỏ được gía trị của nó.

Hai bài nói chuyện trong tập sách này được trình bày trong buổi ăn trưa của Trường Đại Học Melbourne và Latrobe. Vì bắt đầu hơi trễ nên không có phần đặt câu hỏi mà Lạt ma vẫn thích dành cho khán thính giả. Bài “Hãy Mở Tâm Bao La Như Đại Dương” được giảng vào buổi chiều dành cho công chúng và số người tham dự rất đông.

Có lẽ đề tài hấp dẫn nhất, là “Phật Giáo với Bệnh Tâm Thần”. Ở đây ngài gặp hai nhóm bác sĩ tâm thần của bệnh viện Prince Henry và trường đại học y khoa Monash. Tôi đã từng làm việc tại bệnh viện này rất nhiều năm từ khi tốt nghiệp bác sĩ. Vì thế, rất nhiều bác sĩ tâm thần trong nhóm này là thầy và bạn học cũ của tôi, tôi rất thích thú được quan sát những phản ứng của họ khi họ nhìn thấy bộ vẻ bên ngoài của tôi (vì tôi mặc áo cà sa lúc đó). Bệnh viện bị phá hủy vài năm trước đây. Lần lái xe cuối cùng ngang qua đây, tôi chỉ còn thấy một cái lỗ trống trên mặt đất, dấu hiệu của sự suy tàn và đổi thay. Dù sao thì nhóm bác sĩ này cũng rất vui mừng được gặp và được đặt những câu hỏi với Lạt ma, đây cũng là một chứng tích trao đổi sự khác biệt giữa Tây phương và những quan điểm của Phật giáo về bệnh tâm thần.

Tôi muốn gửi lời cám ơn đến Rand Engel, Victoria Fremont, Christina Russo và Wendy Cook về những đóng góp tận tình của họ trong việc ấn loát; cũng như Garrett Brown và Jenifer Martin về những trang trí, trình bày và cho xuất bản tập sách này.

Dr. Nicholas Ribush 

Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 23619)
Hình ảnh của Bồ Tát Quán Thế Âm trong thân tướng nữ nhân, tay cầm bình tịnh và cành dương liễu, còn được gọi dưới danh hiệu PHẬT BÀ QUAN ÂM NAM HẢI, là 1 hình ảnh rất gần gũi với dân tộc Việt Nam...
(Xem: 25659)
Vào khoảng đầu năm 1996, tình cờ tôi được xem một bức tranh của họa sĩ Samyot Hananundasule, trong cuộc triển lãm dưới chủ đề "Nhìn lại quá khứ" tại Viện Nghệ thuật Quốc gia Thái Lan.
(Xem: 25477)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 19751)
Cuốn sách nhỏ này trước hết dành cho độc giả trí thức chưa có hiểu biết đặc biệt gì về Phật pháp, mà muốn biết thực sự đức Phật đã dạy những gì.
(Xem: 18514)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
(Xem: 17816)
Thiên đườngđịa ngục là những khái niệm hầu như không xa lạ đối với bất cứ ai trong chúng ta. Tuy vậy, trong thực tế thì chúng ta luôn có những cách hiểu và cảm nhận khác nhau...
(Xem: 19092)
Mất đi quê hương vào tuổi mười sáu và trở thành một người tỵ nạn vào tuổi hai mươi bốn, tôi đã đối diện với rất nhiều khó khăn suốt dòng đời.
(Xem: 26749)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20048)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18234)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32958)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18847)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31777)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32656)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20201)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 20447)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23852)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 24034)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant