Cuộc đời và Hành trạng Đức Đệ Nhị Tăng Thống
(Đại Trưởng lão HT Thích Giác Nhiên, 1878 – 1979)

Cuộc đời và hành trạng của Ngài
dài hơn thế kỷ
Công đức hoằng khai nhiếp hóa
của Ngài cao hơn núi cao
Tấm lòng từ bi độ lượng của
Ngài sâu hơn biển sâu
Chữ nghĩa của trần gian làm
sao phô diễn
102 tuổi, chuông mõ bi hùng, thiền
môn bi nguyện
86 tuổi, chấn tích dẫn đầu chống
đỡ oan khiên
Hạ Màu Cờ, trong lịch sử chưa
vô đạo u minh
Họ ra tay, bởi vì đâu cho cửa
chùa dậy sóng
Hơn một thế kỷ, cuộc đời Ngài
dài cùng biến động
Nào Thực, nào Xâm, nào Xanh,
nào Đỏ úa màu
Thương Dân thương Nước, ai lại
không đau
Thương Đạo thương Đời, ai không
thống nỗi
96 tuổi, Ngài nhận lãnh vai
trò lớn nhất Giáo Hội
Nẩy mực cầm cân lèo lái con
thuyền
Thế thời nhân ngã cao điểm đảo
điên
Tăng Tín Đồ nức lòng ngưỡng tôn
kính phục
Đệ tử của Ngài, những bậc siêu
quần kiệt xuất
Một Thiện Minh, làm mờ sử sách
đã ghi
Một Thiện Siêu, nghi trượng
thiền môn, ai bì
Một Thiện Bình, đạo phong cốt
cách, một cõi
Vai trò nào, Ngài không nắm
Cương vị nào, Ngài không làm
Như xưa có đóa Ưu Đàm
Thì nay có đóa A Hàm Thuyền Tôn
Đời Ngài, sắt thẹn e son
Hạnh Ngài, nước chảy đá mòn
không pha
Công Ngài, đầy ắp Ta Bà
Đức Ngài, phủ kín ngân hà thái
hư
Năm 102 tuổi, Xuân Kỷ Mùi,
khi Tăng Ni đến thăm
Ngài nói: “để tôi ngồi dậy, nằm
như ri, không phải lễ, chừ”
Ôi đức độ từ bi, núi Diệu Cao
không đủ chỗ
Ngài còn dạy: “Quý Thầy đến
thăm, tôi xin cảm ơn và cầu Phật gia hộ
Quý Thầy nhiều sức khỏe, kiên
nhẫn trước mọi nghịch duyên
Phục vụ Giáo Hội, dìu dắt Tăng
Tín Đồ, thật không có gì vui hơn
Tôi quá già rồi, chưa biết
nay mai, trông mong quý Thầy gánh vác”
Xuân đang đến nhưng hoa sụt sùi
nước mắt
Cành chưa héo mà nhụy khép mùi
hương
Mồng Sáu Tháng Giêng 1979, Ngài
nhập tịch diệu chơn thường
Nhưng “Vô thường thị thường”
như Ngài từng dạy
Tổ đình Thuyền Tôn, tin nhanh
hơn máy
Phủ Cố Đô và lan tận Sài Gòn
Lan vào Nam và tận cuối Cà Mau
Lên Cao Nguyên, đồng bằng, thôn
trang, phố thị
Xuân Kỷ Mùi một chín bảy chín
Hoa không tươi mà chim cũng vắng
tiếng cười
Chuông mõ vang vang, người nối
sóng người
Kéo về Cố Đô, tiễn Ngài Tây cảnh
Ngài Đệ Nhất Tăng Thống, cũng
Tháng Giêng Quý Sửu
Sáu năm sau, kính thương vĩnh
biệt Tăng Thống hai đời
Tăng Tín đồ Phật Giáo Việt Nam thấm giọt châu rơi
Đời Một nửa XANH, Đời Hai toàn
ĐỎ
Con muốn viết, nhưng thôi,
xin không viết nữa
Thời như ri, học tiếng nói vô
ngôn
Thế như ri, bất lập tự, hơn
không
Thường nhi vô thường
Trụ nhi vô trụ
Nhưng đời sau, biết đâu mà tầm
cú
Ngay đời nay, lộng giả biến
thành chơn
Vài nét lưu, nhưng là tiếng vô
ngôn
Xin kính bút cho trọn vẹn Bốn
Đời Tăng Thống.
Ngày 22 tháng 6 năm 2012
Trước khi Vào Hạ
Thích Nhật Tân
Ghi chú:
Vì có viết ngưỡng tôn Ngài Đệ Tam, Đệ Tứ, mà không
viết hai Ngài Đệ Nhất, Đệ Nhị, trong tôi chừng như có gì còn thiếu, có gì chưa
vẹn. Lại biết Phật Giáo Úc Châu mở đầu Thiết Lễ Tưởng Niệm Tri Ân Bốn Đời Tăng
Thống vào mỗi năm nhân Mùa An Cư, từ 2012 Nhâm Thìn trở đi. Nên tôi xin chân
thành lui về dấu xưa, ôn và ghi lại đôi dòng dâng lên Giác Linh hai Ngài Nhất
Nhị.
Tôi đọc hơn 3 lần rất kỹ Tiểu sử của 2 Ngài Đệ Nhất và
Đệ Nhị Tăng Thống, xin hoàn toàn khâm thừa ngưỡng phục. Tuy nhiên, có thấy vài
điểm không chuẩn có thể sơ suất trong lúc Phụng Soạn. Tôi xin mạn phép, chứ
không dám gọi là phạm thượng, để quý Ngài trưởng thượng hữu nhiệm chỉnh lại hay
không thì tùy, và chân thành nêu ra đây như một sự lưu chú cho hôm nay và mai
sau.
Tài liệu Tiểu sử phổ biến rộng rãi, tôi đọc và trích từ
nguồn:
- Trong Tiểu sử Ngài Đệ Nhị, ghi: “Đến năm Canh Tuất (1895), Triều Duy Tân, Ngài cùng với Hòa Thượng Tịnh Khiết (Cố Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN) thọ Tam Đàn Cụ Túc tại Giới Đàn Chùa Phước Lâm (Hội An).” Xin thưa, Tiểu sử Ngài Đệ Nhất, ghi: “Sinh năm 1890. Năm 1905, 15 tuổi xuất gia”. Vậy thì, 1895 lúc đó Ngài Đệ Nhất mới có 5 tuổi, chưa xuất gia, làm sao có chuyện 1895 Tam Đàn Cụ Túc như trong Tiểu sử của Ngài Đệ Nhị?
- Cũng trong Tiểu sử Ngài Đệ Nhị, ghi: “Sinh năm 1878. Năm 88 tuổi… đích thân dẫn đầu … mở đầu phong trào vận động đòi hỏi tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo vào chiều ngày 14 tháng 4 năm 1963 (Quý Mão)”. Mạo nghĩ có thể lộn chăng, vào năm 1963, nếu tính tuổi Tây thì 85 mà tuổi Ta thì 86. Cho nên bài tôi viết xin ghi là “86 tuổi, chấn tích dẫn đầu chống đỡ oan khiên”.
Send comment