Tìm HiểuGiáo NghĩaTịnh Độ Chân TôngNhật Bản Định Huệ dịch Việt (Trích Nhật Bản Phật Giáo Sử củaDương Tăng Văn)
Hệ thốnggiáo nghĩaChân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thểhệ thốnggiáo nghĩaChân tông và các đặc điểm của nó.
Tịnh độ Chân tông vốn là Tịnh độ giáo đối ứng với “Các giáo thuộc Thánh đạo”, thật ra là chỉ cho Tịnh độ tông của Ngài Nguyên Không (1133-1212). Về sau nó được dùng chỉ riêng cho tông pháiTịnh độ do Ngài Thân Loansáng lập. Tịnh độ Chân tôngNhật Bản thường được gọi tắt là Chân tông, nhân vì đề xướng “Chỉ nhất hướngchuyên niệm PhậtVô Lượng Thọ”, trên lịch sử cũng đã từng được gọi là Nhất Hướng Tông. Do vì Ngài Thân Loan gọi tín đồ là “Ngự môn đồ chúng” nên cũng gọi là Môn Đồ tông. Đến thời cận đại (1872) mới chính thức gọi là Tịnh độ Chân tông.
Trong tác phẩm “Giáo Hành Tín Chứng”, Ngài Thân Loan từ bốn phương diện Giáo, Hành, Tín, Chứng đã kiến lậphệ thốnggiáo nghĩa của Tịnh độ Chân tông.
Giáo
Tức là giáo pháp, thực ra là chỉ kinh điển chủ yếu dùng để y cứ, cho rằng chỉ có Kinh Vô Lượng Thọ (gọi tắt là Đại Kinh) mới là giáo chân thật của Phật, nghĩa là: “Đức PhậtThích Caxuất hiện ở thế giantuyên dươnggiáo pháp cứu vớt quần sinh, là tông thú của kinh, tức là lấy danh hiệu Phật làm tông chỉ của kinh” (quyển 1). “Bản nguyệnNhư Lai” nói ở đây tức là nguyện thứ 18 trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà trước khi thành Phật.
Nguyện thứ 18: “Nếu tôi thành Phật, chúng sinh ở khắp mười phươngchí tâm tin ưa muốn sinh về nước tôi, thậm chí mười niệm, nếu chẳng được sinh thì tôi không thành Chánh giác”. Nguyện này được gọi tắt là “Nguyện niệm Phật vãng sinh”. Trong tác phẩmTuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập, Ngài Nguyên Không luận chứng nguyện này là “vãng sinhbản nguyện”. Nói “niệm Phật” tức là niệm danh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”. Ngài Thân Loan cho đây là tông chỉ của kinh này.
Ngài Không Nguyên lấy “ba kinh, một luận”(1) làm kinh điểny cứ chính. Ngài Thân Loan tuy kế thừaquan điểm “Niệm Phật vãng sinhbản nguyện” của Ngài Nguyên Không đối với Di Đà, nhưng chỉ lấy Kinh Vô Lượng Thọ làm kinh điểny cứ chính, ở dưới tên kinh này đặc biệt ghi chú “Giáo phápchân thật, Tịnh độ Chân tông”.
Hành
Tức là tu hành, thực ra là chỉ cho nội dung tu hành, tức xưng niệmdanh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”. Ngài Thân Loan nói: “Xưng danh hiệu Vô Ngại Quang Như Lai (tức A Di Đà Phật). Hạnh này nhiếp hết thảy các thiện pháp, đủ các cội gốc công đức, rất mau viên mãncông đứcnhất thậtchân nhưquý báumênh mông như biển cả, nên gọi là đại hạnh” (quyển 2).
Xưng danhniệm Phật là căn cứ vào điều nguyện thứ 17 trong Kinh Vô Lượng Thọ: “Lúc tôi thành Phật, vô lượng chư Phật ở thế giới khắp mười phương nếu chẳng ngợi khendanh hiệu của tôi thì tôi không ở ngôi Chánh giác”. Ngài Thân Loan gọi nguyện này là “nguyện chư Phật xưng dương”, “nguyện chư Phật ngợi khen”, “nguyện tuyển trạchxưng danh”.
Chúng sinh niệm danh hiệu Phật có thể đoạn trừ tất cả vô minh và sinh tửphiền não, thỏa mãn tất cả nguyện vọng. “Xưng danh là chánh nghiệptối thắng tối diệu. Chánh nghiệp đó là niệm Phật”, “Một niệm tức là một tiếng, một tiếng tức là một niệm, một niệm tức là một hạnh, một hạnh tức là chánh hạnh, chánh hạnh tức là chánh nghiệp, chánh nghiệp tức là chánh niệm, chánh niệm tức là niệm Phật, là Nam mô A Di Đà Phật” (quyển 2). Đây là lấy miệng xưng cùng tâm niệmđồng thời khởi, dù chỉ trong tâm tưởng đến danh hiệuDi Đà cũng kể là niệm Phật.
Trong Tịnh ĐộVăn Loại Tụ Sao giảng càng rõ hơn: “Một tiếng tức là xưng niệm, xưng niệm tức là ức niệm, ức niệm tức là chánh niệm, chánh niệm tức là chánh nghiệp”. Do Phật A Di Đà có bản nguyệnnhiếp thủ tất cả chúng sinhniệm Phật vãng sinhTịnh độCực lạc, cho nên “Thánh nhân lớn nhỏ, người ác nặng nhẹ” đều có thể nhờ “sức bản nguyện” của Phật mà thông qua niệm Phật vãng sinhTịnh độ, “niệm Phậtthành Phật”. Ngài nói: “Tha lực là nguyện lực của Như Lai” (quyển 2).
Tự giải tự ngộ, tự tu công đức đều là “tự lực”, Ngài cho rằng thời đạimạt pháp phải nhờ vào tha lực của Phật Di Đà mới có thể vãng sinhgiải thoát. Điều này tuy là chủ trương nhất quán của Tịnh độ giáo, nhưng Ngài Thân Loan càng nhấn mạnh đến tín tâmtuyệt đối vào tha lực của bản nguyệnA Di Đà. Trên cơ sở đầy đủ tín tâm này lại tu chánh niệm, chánh hạnhniệm Phật thì nhất định được vãng sinh, thành Phật, đó là “chóng đến cõi nước quang minhvô lượng, chứng đại bát Niết bàn” (quyển 2).
Tín
Là chỉ cho tín tâmtuyệt đối với điều nguyện thứ 18 (Vãng sinhbản nguyện) của Phật A Di Đà trong Kinh Vô Lượng Thọ. Điều nguyện này của Phật A Di Đà là “tuyển trạch bản nguyện”, cũng gọi là “nguyện chí tâmtín nhạo”, “nguyện vãng tướng tín tâm”, đây là một điều nguyện quan trọng nhất trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà. Tin Phật một cách chí thành vô hạn, vui mừngphát nguyện sinh về Tịnh độCực lạc ở Tây Phương, tín tâm này tương thông với bản nguyện của Phật A Di Đà, nhờ đó có thể nhờ vào tha lực của Phật mà vãng sinhTịnh độ, chứng đại Niết bàn.
Vì thế, gọi tín tâm này là “đại tín tâm”, là “phương thuốc trường sinh bất lão”, là “nghệ thuật xảo diệu hân tịnh yếm uế”, là “trực tâmtuyển trạchhồi hướng”, là “tín nhạolợi thasâu rộng”, là “chân tâmkim cương bất hoại”, là “tịnh tín dễ vãng sinh mà không có người tu”…, là “con đường tắt thế gian khó tin”, là “nhân chân chánh chứng đại bát Niết bàn” (quyển 3).
Về quan hệ Tín và Hành, Ngài nói: “Tín tâmchân thật ắt có đủ danh hiệu, danh hiệu chưa chắc có đủ tín tâm vào nguyện lực” (quyển 3), ý nói có tín tâm đối với Tịnh độ và nguyện lực của Phật A Di Đà thì cũng là có đủ hạnh xưng niệmdanh hiệuA Di Đà. Nhưng chỉ niệm danh hiệu, không nhất định là có tín tâm này. Vả lại, tu hạnh xưng danhniệm Phật chỉ là một cách sinh ra tín tâm, thông qua xưng niệmdanh hiệu có thể sinh ra tín tâmtuyệt đối đối với nguyện lực của Phật A Di Đà.
Ngài Thân Loan dẫn Kinh Vô Lượng Thọ: “Các chúng sinh nghe danh hiệu Phật A Di Đàtín tâmhoan hỷ”. Giải thích: “Chúng sinh nghe bản nguyện của Phật sinh khởilòng tin trước sau không nghi, ấy gọi là nghe. Tín tâm nghĩa là tín tâmhồi hướngbản nguyện lực” (quyển 3). Đây là do nghe nói đến nguyên nhân Phật A Di Đàphát nguyện thì sẽ tin sâu chẳng nghi đối với “bản nguyện lực” của Phật A Di Đà, nhờ đó mà có đủ tín tâm đối với tha lựcDi Đà. Ngài cho rằng cái nhân vãng sinhTịnh độ không phải là hạnh xưng niệmdanh hiệu Phật mà chính là tín tâm, là tín cho nên nói: “Tín tâm là không hai tâm, nên nói là nhất niệm, cũng gọi là nhất tâm, nhất tâm là nhân chân thật của báo độthanh tịnh”.
"Một niệm vãng sinh tức là chuyên tâm. Chuyên tâm tức là thâm tâm. Thâm tâm tức là thâm tín. Thâm tín tức là kiên cốthâm tín. Kiên cốthâm tín tức là quyết định tâm. Quyết định tâm tức là vô thượng tâm. Vô thượng tâm tức là chân tâm. Chân tâm tức là tương tục tâm. Tương tục tâm tức là thuần tâm. Thuần tâm tức là ức niệm. Ức niệm tức là chân thậtnhất tâm. Chân thậtnhất tâm tức là đại khánh hỷ tâm. Đại khánh hỷ tâm tức là chân thậttín tâm.
Chân thậttín tâm tức là kim cương tâm. Kim cương tâm tức là tâm nguyệnlàm Phật. Tâm nguyệnlàm Phật tức là tâm độ chúng sinh. Tâm độ chúng sinh tức là tâm nhiếp thủchúng sinh sinh về Tịnh độAn lạc. Tâm này tức tâmđại Bồ đề. Tâm này là tâm đại từ bi. Tâm này do trí huệ quang minhvô lượng sinh, cho nên nguyện hảibình đẳng. Nguyện hảibình đẳng nên phát tâmbình đẳng. Phát tâmbình đẳng nên đạo bình đẳng. Đạo bình đẳng nên đại từ bibình đẳng. Đại từ bibình đẳng là chánh nhân thành Phật” (quyển 3).
Một niệm muốn vãng sinhTịnh độDi Đà chính là “chân thậttín tâm” của sự vãng sinh, chính là “tâm nguyện làm Phật”…, là “chánh nhân thành Phật”. Một niệm có tính quyết định tức là “nhất niệm tịnh tín”, là nguyên nhâncăn bản của sự vãng sinh và thành Phật. Về sau, trong nội bộ Chân tông gọi đó là “tín tâm là gốc”.
Ngài Thân Loan còn chủ trương, sau khi một người đã xây dựng được tín tâm đối với nguyện lựcDi Đà vẫn phải xưng niệmdanh hiệuDi Đà. Sự xưng niệm này tuy chẳng phải là chánh nhân đưa đến vãng sinhTịnh độ, nhưng là biểu thị sự báo đáp ân Phật, nên Ngài nói: “Cần phảithường xuyênxưng niệmdanh hiệuNhư Lai để báo đáp ân từ bihoằng thệ của Phật A Di Đà” (quyển 2).
Chứng
Tức là kết quả tu hành, là cảnh giớiđạt đến. Ngài nói, bất cứ người nào “không phân biệt sang hèn, tăng tục, nam nữ, già trẻ, không luận tạo tội nhiều ít, tu hành bao lâu” (quyển 3), chỉ cần có đủ tín tâmtuyệt đối với Tịnh độ và nguyện lực của Phật A Di Đà, sau khi chết liền được “nhập vào hàng ngũ Đại thừa chánh định tụ (tức là đạt đếnđịa vịBất thoái chuyển của Bồ Tát).
Vì trụ chánh định tụ ắt đến diệt độ. Ắt đến diệt độ tức là thường lạc. Thường lạc tức là tất cánhtịch diệt. Tịch diệt tức vô thượng Niết bàn. Vô thượng Niết bàn tức pháp thânvô vi (quyển 4). Tịnh độAn lạc là “Vô lượng quangminh độ”, “chân báo Phật độ” (quyển 5). Vãng sinhTịnh độ tức là đạt đếntriệt đểgiải thoátthành Phật. Ngài Thân Loanminh xác chủ trương vãng sinh tức là thành Phật.
Ngài Thân Loan cho rằng Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Quán Kinh, Ngài gọi là “Yếu môn”) và Kinh A Di Đà (Tiểu Kinh, Ngài gọi là “Chân môn”) đều là Tịnh độ giáo thuộc “phương tiện”, “tự lựcgiả môn”. Chỉ có Kinh Vô Lượng Thọ mới là giáo chân thậttuyên thuyếtbản nguyệntha lựcDi Đà. Nhưng Ngài lại nói: “Ba kinh đều do đức PhậtThích Ca tự thuyết”, “đều lấy kim cương tâm, chân tâm làm trọng yếu.
Chân tâm tức là đại tín tâm”, “đại cương của ba kinh này tuy có nghĩa hiển bày và nghĩa ẩn mật, nhưng cũng đều nói tín tâm là động cơ thể nhập” (quyển 6). Ba kinh đều nhất trí khuyên chúng sinhniệm Phật và đều dạy dùng tín tâm để vãng sinhTịnh độ. Vì thế dù đối với Quán Kinh hay Tiểu Kinh cũng cần phải thấu qua văn tự mà nhận thức chân ý ẩn tàng trong đó để kiến lậptín tâmtuyệt đối với nguyện lựcDi Đà.
Năm 1255, Ngài Thân Loan, sau khi trở về kinh đô, trứ tác Ngu Ngốc Sao 2 quyển, Trong tác phẩm này, ngài đề xuấtlý luậnphán giáo của mình, tức là phân loại bình luậntoàn bộPhật pháp. Ngài đem Phật pháp chia thành hai giáo: Đại thừa và Tiểu thừa. Lại chia Đại thừa làm Nan hành đạo (tức là tự lựcThánh đạo môn) và Dị hành đạo (tức là tha lựcTịnh độ môn). Tự lựcThánh đạo môn được chia làm Tiệm giáo và Đốn giáo, Ngài lại dùng các từ vựng “Thụ”, “Hoành”, “Thụ xuất”, "Thụ siêu”, “Hoành xuất”, “Hoành siêu” để tiến hành bình luận về toàn bộPhật pháp.
- Thụ là chỉ cho trình tự tu hành trước sau cạn sâu.
- Hoành là không có trình tự thứ lớp.
- Xuất là xuất lytam giớiđạt đếngiải thoát.
- Siêu là đạt ngay đến cảnh giới giác ngộtối cao.
Ngài Thân Loan dùng “Thụ” đại biểu cho Thánh đạo môn, dùng “Hoành” đại biểu cho Tịnh độ môn.
“Thụ xuất” là chỉ cho tiệm giáo trong Thánh đạo mônnhư Pháp Tướng tông… chủ trương “quyền giáo” phải trải qua nhiều kiếp tu hành.
“Thụ siêu” là chỉ cho đốn giáo trong Thánh đạo môn như Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Thiền tông … chủ trương “thật giáo” ngay nơi thân này là Phật, ngay thân này thành Phật.
“Hoành xuất” là “tự lựcphương tiện giả môn” trong tha lựcTịnh độ môn, chỉ cho giáo pháp nói phải tu thiệncông đức và chín phẩm vãng sinh trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
“Hoành siêu” là giáo phápchân thật của “tuyển trạch bản nguyện” trong tha lựcTịnh độ môn, tức là giáo pháp nói về vãng sinhbáo độ trong Kinh Vô Lượng Thọ.
“Hoành xuất” là tiệm giáo trong Tịnh độ môn. “Hoành siêu” là đốn giáo trong Tịnh độ môn. Sự phán giáo này đề cao địa vịKinh Vô Lượng Thọ và luận thuyết của Ngài Thân Loan về tín tâmtuyệt đối đối với tha lựcDi Đà là giáo thuyết căn bản của việc vãng sinhthành Phật.
Tượng của Ngài Thân Loan - người sáng lậpTịnh độ Chân tôngNhật Bản
B. Tín tâm là gốc và vãng sinhthành Phậtsiêu việtthiện ác
Lý luậnthiện ácbáo ứng rất phổ biến trong truyền thốngPhật giáo, cũng như giáo nghĩa có ảnh hưởng rất lớn trong dân gian. Theo lý luận này, người hành thiệntích đứcđời sau sẽ được báo ứngtốt đẹp (sinh lên trời hoặc sinh vào nhà giàu sang ở nhân gian), kẻ làm ác tạo tội bị báo ứng xấu (sinh làm súc sinh hoặc đọa địa ngục…).
Trong điều kiệnlịch sử đương thời, lý luận này kết hợp với luân lý của xã hội đưa đến tác dụng thưởng thiện phạt ác. Tại nội bộ Phật giáo, lý luậnthiện ácbáo ứng là giáo nghĩa thuộc tầng bậc thấp hướng đến số đông tín đồbình dân.
Ngoài ra, mỗi tông pháiTiểu thừa hoặc Đại thừa còn có một hệ thốnggiáo nghĩatu hànhgiải thoát mang tính triết học tư biện ở tầng bậc sâu hơn. Tịnh độ tông đem các giáo phái và giáo nghĩa của Phật giáo trước đó gọi chung là Thánh đạo môn “tự lực”, “nan hành”, đề cao vai trò của “chuyên tuniệm Phật” vãng sinhTịnh độ (giải thoát). Điều này tuy phủ định đối với các luận điểm sự tu hànhgiải thoát của Phật giáo trước kia và thiện ácbáo ứng, nhưng vẫn chủ trương niệm Phật tiêu tội như đã nói: “Xưng niệm một tiếng Phật liền trừ năm trăm vạn kiếp tội”.
Tịnh độ Chân tông lại tiến thêm một bước cho rằng vãng sinh (tức thành Phật) không có quan hệ gì đến hành vithiện ác, mà do tín tâm đối với nguyện lựcDi Đàquyết định, nên cho rằng niệm Phật tiêu tội thuộc về “tự lực” và phủ định nó.
Tư tưởng của Thân Loan cho rằng tín tâmtuyệt đối đối với bản nguyệnDi Đà là “nội nhân”, là “chân nhân”, là “chánh nhân” vãng sinhthành Phật. Vãng sinhthành Phật đã do tín tâmquyết địnhvậy thì không quan hệ gì đến thiện ác của cá nhân.
Ngài Thân Loan nói: “Bản nguyệnDi Đà không phân biệt người già, trẻ, kẻ thiện, ác. Phải biết tín tâm là cội gốc. Mục đích của bản nguyệnDi Đà là cứu vớt chúng sinhtội ác sâu nặng, phiền não lẫy lừng. Nếu như tin bản nguyện Phật thì không cần thiện hạnh khác. Không có thiện hạnh nào hơn niệm Phật. Chẳng cần sợ ác hạnh, vì nó không ngăn ngại được bản nguyệnDi Đà, làm trở ngại chúng sinhác hạnhvãng sinh” (Thán Dị Sao). “Người phát được nhất niệm hỷ ái tâm (tức là tâm niệm nguyện vãng sinhTịnh độ) chẳng đoạn phiền não mà đắc Niết bàn”. (Giáo Hành Tín Chứng, quyển 2). “Bất luận người chết dù thiện hay ác, hễ có tín tâmquyết định thì người ấy ắt trụ chánh định tụ” (nghĩa là trụ Bất thoái chuyển, Ngài Thân Loan giải là “tương đương với Phật vị”) (Mạt Đăng Sao).
Ngài Thân Loan chủ trương tín tâmvãng sinh, nói cho cùng cũng là do Di Đàban cho, vì tương thông với bản nguyệnDi Đà nên có sức bất tư nghì. Người có đủ tín tâm này, sau khi chếtthần thức có thể “hoành siêungũ thú, bát nạn”, “tức thì nhập vào hàng ngũ Đại thừa chánh định tụ”, tức là vãng sinhthành Phật. Tín tâm này cũng một loại với bản nguyệnDi Đà đã siêu việtthiện ác, chính tà của xã hộithế gian.
Niệm Phật được xây dựng trên cơ sở tín tâm này là “phi thiện, phi ác, phi đốn, phi tiệm, phi định, phi tán, phi chánh quán, phi tà quán, phi hữu niệm, phi vô niệm, phi bình thường, phi lâm chung, phi đa niệm, phi nhất niệm, chỉ là niềm tin chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể lường, chẳng thể nói”. (Giáo Hành Tín Chứng, quyển 3). “Niệm Phật lấy vô nghĩa làm nghĩa, chẳng thể lường, chẳng thể nói, chẳng thể nghĩ bàn” (Thán Dị Sao).
Ngài Thân Loan có lúc gọi pháp niệm Phật vãng sinh tin tuyệt đối vào tha lực này là “tự nhiên pháp nhĩ” (Mạt Đăng Sao). Mục đích của giáo thuyết này là để củng cốvững vànglòng tin của chúng ta đối với Phật A Di Đà cùng bản nguyệnTịnh độ của Ngài, mà không cần phảilo nghĩ đến dĩ vãng của mình và các hành vithiện ác từ nay về sau. Ngài Thân Loan thậm chí còn nói: “Hành giả có đủ tín tâm thì thiên thần địa kỳ kính phục, ma giớingoại đạo chẳng thể chướng ngại, tuy có tội ác cũng chẳng thể thọ nghiệp báo”, “dẫu giết vạn người cũng có thể vãng sinh” (Thán Dị Sao).
Cho rằng hành vithiện ác là do nghiệp đời trước quyết định, làm thiện không trợ giúp cho việc vãng sinh, làm ác cũng không chướng ngạivãng sinh. Theo các tài liệu để lại ([1]) có một số tín đồcăn cứ vàolời nói này rồi “chuyên ỷ lạibản nguyện”, tuyên truyền “tạo ác vô ngại”. Ngài Thân Loanphản đối bọn người này, và Ngài nói, làm ác sẽ làm chướng ngại người khác niệm Phật, sẽ bị luật pháp của Nhà nước trừng trị và người đời phản đối, còn đối với Chân tông thì “như trùng trên thân sư tửtrở lạiăn thịtsư tử”.
Ngài Thân Loan chú trọng vào tín ngưỡngtuyệt đối với tha lực bản nguyệnDi Đà, nên xếp pháp tu “niệm Phật tiêu tội” vào loại tu hành “tự lực”, cũng là biểu thị sự phản đối của Thân Loan đối với quan điểm “niệm một tiếng Phật tiêu tán mười ức kiếp tội nặng”. Ngài cho rằng quan điểm này không làm cho chúng takiến lập được tín tâmvãng sinh, nên vẫn thuộc về tin “tâm của tự lực”, chứ “chẳng phải tín tâm của tha lực”.
Ngài nói nếu như tin ở bản nguyện “nhiếp thủ chẳng bỏ” của Di Đà, thì dù cho “phạm nhiều tội nghiệp lúc lâm chung không niệm Phật cũng có thể cấp tốcvãng sinh”. Ngài còn nói, người đã có tín tâm đối với bản nguyệnDi Đà “một đờiniệm Phật chỉ vì báo ânNhư Lai, cảm tạân đứcNhư Lai”. Từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy sự khác biệt của Chân tông và Tịnh độ tông của Ngài Nguyên Không chủ trương “niệm Phật càng nhiều càng tốt”.
C. Kẻ ác là đối tượng chính của pháp môn này
Không luận là Tịnh độ tôngTrung Quốc hay Nhật Bản đều nhấn mạnh “kẻ ác” có thể thông qua niệm Phật mà sau khi chếtvãng sinhTịnh độ. Trong giáo thuyết của Phật giáo có thập thiện tương đương với các nguyên tắc luân lýthế gian, đó là: “chẳng sát sinh, chẳng tà dâm, chẳng trộm cắp, chẳng nói dối, chẳng nói lời chia rẽ, chẳng nói lời thô ác chửi rủa, chẳng nói lời ngọt ngào dụ dỗ người khác, chẳng tham dục, chẳng giận hờn, chẳng tà kiến” (không tin nhân quả và các lời Phật dạy khác), trái ngược với mười điều vừa kể trên là thập ác.
Người nào làm thập thiện được gọi là “người thiện”, kẻ nào vi phạm bị gọi là “kẻ ác”.
Mức độ vi phạmthập thiện bất đồng nên mức độ làm ác của kẻ ác cũng khác, tội ác nặng nhất là kẻ ác phạm tội “ngũ nghịch”, tức là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, hại Phật, phá hoạiTăng đoàn. Kẻ mà Tịnh độ tông gọi là “phàm phutội ácsinh tử”, “nhất thiếtphàm phu tạo tội” là chỉ chung cho kẻ phạm tộithập ác, ngũ nghịch, cũng gọi là “kẻ ác”. Cũng có lúc gọi riêng kẻ phạm tộingũ nghịch là “người mang tội nặng ngũ nghịch”, “kẻ cực ác thấp hèn nhất”.
Tịnh độ tông chủ trương tất cả kẻ ác phạm tội nặng nhẹ đều có thể thông qua niệm Phật mà diệt tộivãng sinhTịnh độ (Xem Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập). Tịnh độ tông nói “kẻ ác”, “phàm phutội ác” thực tế là chỉ cho những hạng người trong các tầng lớp xã hội như nông dân, ngư dân, thợ săn, võ sĩ cho đến cả giai cấpthống trị. Những hạng người này là đối tượng của Tịnh độ tông.
So với Tịnh độ tông, Tịnh độ Chân tông càng xem trọng truyền giáo trong quảng đạiquần chúng ở hạ tầng, lấy tất cả “phàm phu”, “kẻ ác” làm đối tượng tranh thủ. Về phương diện này, thuyết “ác nhân chánh cơ” của Thân Loan rất đặc sắc. Trong Thán Dị Sao, Ngài Thân Loan nói: “Người thiện còn có thể vãng sinhhà huống kẻ ác!”. Nhưng người đời thường nói: Kẻ ác còn có thể vãng sinhhà huống người thiện. Lời nói này tuy thấy dường như hữu lý, nhưng ý thì trái vớitha lực bản nguyện.
Bởi vì người tự lực làm thiện, không có tâm nương nhờ vào tha lực, chẳng phải được nguyện lựcDi Đànhiếp thủ, nhưng nếu như đột nhiên người ấy hiểu ra và bỏ tâm tự lực mà nương nhờ vào tha lực bản nguyệnDi Đà thì chắc chắnvãng sinh về báo độchân thật. Chúng ta có đủ thứ phiền não, tu hành cỡ nào cũng đều chẳng thể thoát lysinh tử. Di Đàxót thương, bản ý phát nguyện rộng lớn của Ngài chính vì khiến kẻ ác thành Phật. Như vậy, kẻ ác tin tưởngdựa vàotha lực vốn là chánh nhân vãng sinh, cho nên nói “người thiện còn có thể vãng sinhhà huống kẻ ác”.
Trong Khẩu Truyền Sao quyển hạ của Giáo Như (1270-1351) có dẫn lời của Như Tín (1239-1300) giải thích câu: “Người thiện còn có thể vãng sinhhà huống kẻ ác” như sau: “Phàm phu ác là chính, phàm phu thiện là phụ. Phàm phu thiện thuộc đối tượng phụ còn có thể vãng sinh thì phàm phu ác thuộc đối tượng chính há chẳng thể vãng sinh ư? Cho nên nói: Người thiện còn có thể vãng sinhhà huống kẻ ác”.
Những điều trích dẫn trên có mấy tầng ý nghĩa như sau:
- Chân tông chủ trương “tín tâm là gốc”, hễ có tín tâm đối với tha lực bản nguyệnDi Đà tất nhiên có thể vãng sinhthành Phật, bất luận là người có tín tâm ấy là người thiện hay kẻ ác.
- Người thiện do vì tự ỷ lạihành thiện, chứa nhóm công đức, cho rằng có thể dựa vào chính mình tu hànhđạt đếngiải thoát mà chẳng tin vào bản nguyệntha lựcDi Đà (không có tâm nương nhờtha lực), nên chẳng phải là đối tượng của Phật Di Đàphát nguyệncứu độ. Nếu như người ấy thay đổi, trở lại tin tha lực bản nguyệnDi Đà thì cũng có thể vãng sinhthành Phật.
- Kẻ ác không thể dựa vàotự lựctu hànhđạt đếngiải thoát, duy có lòng tinchân thật và nương nhờ vào tha lực bản nguyệnDi Đà, kẻ ấy mới có thể giải thoát, vì thế nên kẻ ác mới là đối tượng mà Phật Di Đàphát nguyệncần phảicứu độ.
- Do vì kẻ ác là đối tượng chính của việc vãng sinh, còn người thiện là đối tượng phụ, vì là người phụ thuộc, nên người thiện nếu có thểvãng sinh thì kẻ ác càng có thể vãng sinh.
Ý nghĩa của quan điểm lấy kẻ ác làm đối tượng chính vãng sinh là: Tịnh độ Chân tông lấy quần chúngbình dân trong xã hội bao quát nông dân, ngư dân, thợ săn, cho đến lái buôn, võ sĩ làm đối tượng, những người này trong hoạt động sản xuất nuôi, trồng, săn bắn, không thể không làm tổn thương hoặc giết hại sinh linh, vả lại đại đa số những người nghèo khổ, không có văn hóa, không có điều kiệnbố thítiền của, cất chùa, dựng tháp …, hoặc không có năng lực, không có thời gianhành thiệntu hành, theo quan điểm của truyền thốngPhật giáo thì phần đông họ là “kẻ ác”.
Ngài Thân Loan đặt mình vào hàng ngũ “kẻ ác”, Ngài thường tự xưng “ngu ngốc”, “cấu chướngphàm ngu”, “người mang đủ thứ phiền não”, “tội nhân” … Đây là cách Ngài tiếp cận dân chúng, cũng làm cho giáo thuyết của Ngài dễ dàng được dân chúng tiếp nhận. Ngài cũng đã từng nói với các đệ tử: Các nghề nghiệp người đời làm “ở sông biển thì giăng lưới thả câu, ở núi rừng thì săn bắn chim thú để tự nuôi sống hoặc buôn bán, làm ruộng để sinh nhai” đều là do nghiệp nhân đời trước quyết định. Các hành vithiện ác của chúng ta đều do túc nghiệp (nghiệp nhân đời trước) quyết định, nhưng vãng sinhTịnh độthành Phật là do tín tâm đối với nguyện lựcDi Đàquyết định. Có tín tâm này thì có thể “Chẳng đoạn phiền não mà thành Phật”.
Ngài phê bình người truyền pháp chủ trương chỉ có người thiện mới có thể niệm Phật vãng sinh, ở tại đạo tràng dán thông cáo không cho một số người làm nghề nghiệp nào đó được vào, Ngài cho đây là “ngoài hiện tướngtinh tấn hiền thiện mà bên trong giả dối” (Thán Dị Sao). Giáo thuyết của Ngài Thân Loan đem lại hy vọngvãng sinh và thành Phật cho số đông dân chúng ở tầng lớp thấp kém trong xã hội. Phương pháptu hành lại giản đơn dễ thực hành, cho nên mau chóng có được rất đông tín đồ trong dân chúng tầng lớp dưới như nông dân, ngư dân … quy y.
Tịnh độ tôngTrung Quốc và Nhật Bản trước kia, tuy cũng có nói đến kẻ ác có thể vãng sinhgiải thoát, nhưng do chịu sự chế ước của nguyên văn kinh điển Tịnh độ tông và quan niệmluân lýtruyền thống của xã hội, ảnh hưởng của giáo nghĩaPhật giáo vốn sẵn có, nên vẫn cho rằng người thiện vãng sinh là đối tượng chánh. Trong Quán Niệm Pháp Môn, Ngài Thiện Đạo (613-681) nói: “Tất cả phàm phutội ác còn nhờ tội diệt mà được vãng sinh, hà huốngThánh nhân (chỉ cho người tu hànhđắc đạo hoặc người thiện) nguyện sinh mà không được vãng sinh ư?”.
Ngài Nguyên Không (1133-1212) cũng nói tương tự như thế, Hắc Cốc Thượng NhânNgũ Đăng Lục quyển 14 ghi: “Kẻ phạm tộithập ácngũ nghịch có tín tâm còn được vãng sinh, thì người phạm tội nhẹ do đây suy ra mà biết. Kẻ tội ác còn có thể vãng sinhhà huống người thiện!”.
Các Ngài lấy “Thánh nhân”, “người thiện” là đối tượng chính, làm chủ thể việc vãng sinh, kẻ ác là đối tượng phụ, là phụ thuộc. Do vì trọng điểm truyền giáo của Ngài Thân Loan là quảng đạiquần chúng ở hạ tầng xã hội, nên Ngài cải biến quan điểm của các Ngài Thiện Đạo, Nguyên Không, đề xuất thuyết “Kẻ ác là đối tượng chính của việc vãng sinh”. Ngoài ra, dùng giáo nghĩa này để truyền giáo cũng tự nhiên có tác dụnghấp dẫngiai cấp võ sĩ lấy chinh chiến sát phạt làm sự nghiệp.
Tịnh độ Chân tông sau khi sáng lập liền phát triển nhanh chóng, từ thế kỷ 15 về sau trở thành một tông phái lớn mạnh có nhiều tín đồnông dân. Do đó, trong các sách viết về lịch sửPhật giáo đều xem Tịnh độ Chân tông là một tông pháiPhật giáođộc lập.
“Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệmcông đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”
Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơ và hoàn cảnh mình mà hành trì.
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình.
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giảsơ phát tâmtu trìpháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng cônghành trìpháp môn niệm Phật.
Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vócsát đất là Phật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng.
Trong quá trình nghiên cứukinh Đại thừa nói chung và pháp mônTịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức PhậtA Di Đà.
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực, cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết.
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngãcuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức PhậtA Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyệncứu độchúng sanh
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phươngchúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệmsanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độcăn cơchúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡngtôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lý và sự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
Sáu pháp mônmầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương phápthực tậpthiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giớiđẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩtâm linhtích cực nhất.
Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyếtvấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người,
Hành viđời sống của chính mình chính là Phương tiện khéo léo của sáu phép Ba La Mật. Dùng sáu phép này để tu sửa lại tất cả những hành visai lầm đã phạm phải ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Phật dạy rằng tất cả nhân quảthiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởngluật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu phápMinh Tâm không chi bằng niệm Phật.
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chúĐại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.