Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Pháp Hành Của Tôn Giả La Hầu La Nghĩ Đến Việc Giáo Dục Thiếu Niên Hiện Nay

16 Tháng Mười 202318:45(Xem: 1509)
Từ Pháp Hành Của Tôn Giả La Hầu La Nghĩ Đến Việc Giáo Dục Thiếu Niên Hiện Nay
Từ Pháp Hành Của Tôn Giả La Hầu La  
Nghĩ Đến Việc Giáo Dục Thiếu Niên Hiện Nay 


Thích Nữ
 Thánh Tâm


chu tieu

Tóm tắtTăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn Độ là Bà La Môn như: Xá Lợi PhấtMục Kiền LiênĐại Ca Diếp,… và Sát đế lợi như: Đề Bà Đạt ĐaA N
an
Ma Ha Ba Xà Ba ĐềDa Du Đà La,… mà còn có giai cấp thấp nhất Thủ Đà La như: thợ hớt tóc Ưu Bà Ly, chàng sát nhân Angulimala,…; không chỉ có chư Tăng như: Tu Bồ ĐềPhú Lâu Na, Châu Lợi Bàn Đặc,… mà còn có chư Ni như Ma Ha Ba Xà Ba Đề, Khema, Patacara, Soma,…; không những có vị lớn tuổi như Đại Ca DiếpTu Bạt Đà La,… mà còn có một số vị thiếu niên như: La Hầu LaQuân Đề,… Đức Phậtđã hoá độ La Hầu La rời bỏ hoàng cungxuất gia thành vị Sa diđầu tiên trong Tăng đoàn, từng bước gột rửa những điều bất thiện mà tu tập trở thành vị A La Hán Mật hạnh đệ nhất. Tôn giả La Hầu La là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu niênPhật giáo nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung noi theo tu học.

1.LA HẦU LA – SA DI ĐẦU TIÊN TRONG TĂNG ĐOÀN CỦA ĐỨC PHẬT
La Hầu La (S. Rāhula, C. 羅睺羅) là con trai của Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhattha) và Công chúa Da Du Đà La (Yashodara). Theo Từ điển Phật học Huệ Quang cho rằng: “Khi sinh Ngài nhằm lúc La Hầu La A Tu La vương dùng tay che mặt trăng nên có tên Chướng Nguyệt; hơn nữa ở trong thai mẹ 6 năm nên Ngài còn có tên Phú Chướng” [1]. Ngoài ra, Ngài còn được gọi là La Hộ La, La Hổ La, Chấp Nhựt, Hạt La Hổ La,… [2]. Ngài là cháu nội duy nhất của vua Tịnh Phạn (Suddhōdana) và Hoàng hậu Ma Da (Mahāmāyā).  Khi La Hầu La sinh ra được 07 ngày thì thân phụ Tất Đạt Đa đã vượt thành xuất gia (sau này chứng quả là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) nên Ngài lớn lên trong sự giáo dưỡng và thương yêu của ông nội Tịnh Phạn, bà nội Ma Ha Ba Xà Ba Đề [3] và mẫu thân Da Du Đà La; mà không biết mặt phụ thân của Ngài.

Đức Phật và Tăng đoàn về thăm quê hương xứ sở tức thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavasthu). Người mẹ Da Du Đà La đã dạy cho Ngài rằng: “Này Rāhula con yêu, Đức Phật cao thượng đang ngự kia, chính là phụ vương của con. Con hãy đến xin thừa hưởng bốn kho báu đã biến mất từ khi phụ vương của con xuất gia” [4]. Lần đầu tiên hội ngộ với phụ thân, cậu bé ngây thơ mới bảy tuổi như La Hầu La trong lòng băn khoăn: “Bấy giờ chẳng biết phải gọi phụ thân của mình như thế nào? Xưng hô là cha cha ư? Đấy là một bậc Thánh trang nghiêm, tự miệng cậu chẳng dám gọi như thế. Xưng hô là Phật Đà, chẳng biết trúng hay không?” [5]. La Hầu La cảm nhận được bóng mát tình thương vô thượng của phụ thân, lòng ngập tràn niềm vui mà quên mất lời mẫu thân Da Du Đà Lacăn dặn hỏi xin gia tài và tự nguyện theo Đức Phật.

Mãi đến sau khi thọ trai xong, La Hầu La đem việc mẫu thân dặn mà bạch Đức Phật“Bạch Ngài Đại Sa môn, con là trưởng tử của Ngài. Sau khi kế vị ngai vàng, con sẽ là một Chuyển Luân Thánh Vương giàu sang bốn biển, nên con cần phải có những kho sản quý giá, vì lẽ phụ nghiệp thì tử năng thừa, xin Ngài ân tứ cho con những hầm châu báu của Ngài” [6]. Đức Phật nghĩ rằng tài sản thế gian mong manh tạm bợ, nên đã quyết định trao Thất Thánh tài – bảy tài sản của bậc Thánh (tín tài, giới tài, tàm tài, quý tài, văn tàithí tài và tuệ tài) cho La Hầu La. Bấy giờ, Đức Phật bảo Tôn giả Xá Lợi Phất (Sāriputta) hãy xuất gia cho La Hầu La làm Sa di và làm vị Bổn sư giáo dưỡng. Nhân đây, Đức Phật chỉ dạy cách thức tác pháp thế phát xuất gia cho Sa di: “Trước tiên hãy cho Rāhula xuống tóc, khoác y cà sa (kāsāva), thọ Tam quy, rồi thọ các giới căn bản để tập sự nếp sống xuất gia” [7]. Lễ xuất gia của La Hầu La được tổ chức trang nghiêm tại chùa Nigrodhā (gần kinh thành Ca Tỳ La Vệ) với sự chứng minh của Bổn sư tế độ Xá Lợi PhấtYết ma A xà lê Mục Kiền LiênGiáo thọ A xà lê Đại Ca Diếp.

Trước đó, vua Tịnh Phạn vô cùng đau buồn khi hai người thân mà ông thương yêu lần lượt xuất giahọc đạo: Thứ nhất là Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia tu tập chứng quả vị Phật (hiệu là Thích Ca Mâu Ni), thứ hai là Nan Đà – người em trai khác mẹ của Thái tử Tất Đạt Đa. Nay hay tin cháu nội La Hầu La mà ông trông mong sau này kế vị ngai vàng cũng đi xuất gia, khiến lòng càng sầu muộn và thầm nghĩ rằng: “Như vậy là dòng hoàng đế của các vị Thích Ca đến đây đã chấm dứt. Sự vinh quang và vẻ uy nghi của vị Chuyển Luân Vương còn đâu nữa” [8]. Nhân đó, vua thưa với Đức Phậtrằng: “Khi Đức Thế Tôn lìa bỏ thế gian ra đi, trẫm vô cùng đau xót. Rồi đến Nanda và nay lại có trường hợp Rāhula, tình thương của người cha mất con quả thật cũng dường như bị ai cắt da, xẻ thịt, cắt gân, cắt luôn cả xương, cả tuỷ. Xin Đức Thế Tôn chấp nhận lời thỉnh cầu này, sẽ không ban hành lễ xuất gia cho một người con nào mà chưa được cha mẹ cho phép” [9]. Đức Phật đồng ý với lời thỉnh cầu đó của vua cha Tịnh Phạn sau sự việc xuất gia cho Sa di La Hầu La và áp dụng cho Tăng đoàn kể từ đó về sau.

2. MỘT SỐ PHÁP HÀNH ĐƯỢC ĐỨC PHẬT DẠY CHO TÔN GIẢ LA HẦU LA
Thứ nhất là hạnh chân thật, qua bài Kinh Giáo Giới La Hầu LaĐức Phật muốn chỉ cho tất cả các vị Sa di nói riêng và hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia nói chung về việc nói dối mà không sanh lòng hổ thẹn và ăn năn giống như chậu nước dơ: “Cũng đổ đi vậy… cũng lật úp vậy… cũng trống không vậy, này Rāhula, là Sa môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý” [10]. Lời nói của người nói dối được Đức Phật ví là “lời nói như phân”, đồng thời cũng cảnh tỉnh rằng:

“Ai vi phạm một pháp
Ai nói lời vọng ngữ,
Ai bác bỏ đời sau,
Không ác nào không làm” [11].

Qua đó, Đức Phật khuyến tấn mọi hành giả cần phải có chánh niệm tỉnh giác và đầy đủ tàm quý thì sẽ chánh định, rõ biết như thật vạn pháp, thời nhàm chán và ly tham mọi cám dỗ cuộc đời, hướng tâm tu tập giải thoát tri kiến. Bằng tình thương của một vị giác ngộ, Đức Phật đã hình ảnh cụ thểtrong thực tế để dạy cho chú Sa di La Hầu La tác hại của việc nói dối, từ đó nỗ lực thực hành hạnh chân thật trong nếp sống Tăng đoàn.

Thứ hai là hạnh phản tỉnh và sám hối, Đức Phật mượn hình ảnh chiếc gương để vấn đáp với La Hầu La:
“Này Rāhula, ông nghĩ thế nào? Mục đích của gương là gì?
Bạch Thế Tônmục đích là để phản tỉnh.
Cũng vậy, này Rāhula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp” [12].

Để ba nghiệp thanh tịnhĐức Phật nhắc nhở La Hầu La phải chánh niệm quán xét mọi vấn đềtrước khi làm, trong khi đang làm và sau khi việc đã hoàn thành. Đối với việc bất thiện hại người, Đức Phật dạy: “Này Rāhula, ông phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị Đạosư hay trước các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai” [13]. Việc quán xét hành động đưa đến sự tổn hại và khổ đau, qua đó hành giảdõng mãnh nói ra việc sai quấy của mình và phát lộ sám hối là điều cần làm của một đệ tử Phật dù xuất gia hay tại gia, dù Tỳ kheo (Tỳ kheo Ni) hay Sa di (Sa di Ni). Việc phản tỉnh và phát lộ sám hốigiúp cho hành giả phát triển lòng chánh trựctăng trưởng giới hạnh của mình.

Thứ ba là hạnh của tứ đại, tứ đại gồm có đất (địa đại), nước (thuỷ đại), gió (phong đại) và lửa (hoả đại). Nhằm huấn luyện và điều phục tâm, Đức Phật dạy La Hầu La về hạnh của đất: “Ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán; cũng vậy, này Rāhula, hãy tu tập như đất. Này Rāhula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại” [14]. Bằng hạnh nhẫn nhục và bao dung, đất dung chứa tất cả; cũng vậy hàng đệ tử Phật luôn trau dồi hạnh nhẫn nhụcan nhiênđiều phục trước mọi hoàn cảnhkiên cố vững tâm trước những đổi thay của cuộc đời.

Về hạnh của nước, Đức Phật dạy cho La Hầu La tu tập gột rửa những phiền não, tâm được thanh tịnh sáng suốt và hoà hợp với mọi người, với vạn vật. Về hạnh của gió, trước những được-mất, thịnh-suy, thăng-trầm, khen-chê,… La Hầu La cần phải có nghị lực, vững tâm trước những phong ba của cuộc đời. Về hạnh của lửa, Đức Phật dạy: “Ví như lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ không tịnh, đốt phân uế, đốt các nước tiểu, đốt nước miếng, đốt mủ, đốt máu; tuy vậy lửa không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rāhula hãy tu tập sự tu tập như lửa, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại” [15]. Một hành giả tu tập phải luôn nung nấu năng lượng thiêu đốt mọi thị phi, không còn muộn phiền ngoài thân và trong tâm, biết cảm hoá mọi người và hoá giải phiền não khuấy nhiễu tâm tu tập hàng ngày.

Ngoài raĐức Phật còn dạy cho Tôn giả La Hầu La về hạnh quán hơi thởquán vô ngã, quán vô thường, hạnh quán tứ niệm xứ (quán thân, quán thọ, quán tâmquán pháp), hạnh thực hành bốn tâm vô lượng. Trong Đại Kinh Giáo giới La Hầu Lahành giả thực hành quán hơi thở sẽ từng bước thanh lọc tâm nhiễm ôvượt qua cũng như chấm dứt những đau buồn, bước vào lộ trình dòng Thánh, chứng ngộ giải thoát. Đối với quán vô ngã và vô thường cũng như tu tập bốn niệm xứĐức Phật muốn La Hầu La thực hành quán năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) để thấy được năm uẩn là vô thường, là biến hoại đổi thay nên “không phải là ta, không phải của ta và không phải là tự ngã của ta”. Về hạnh thực hành bốn tâm vô lượng, nhờ tâm từ diệt trừ sân hậntâm bi diệt trừ hại mình và người, tâm hỷ diệt trừ sự đố kỵ và ích kỷ, tâm xả diệt trừ hận chất chứa trong tâm. Khi đó, tình thương như mặt trời chiếu khắp vạn vật, như trận mưa thấm ướt các cỏ cây, biết giúp đỡ khi họ khó khăn và tha thứ khi họ ăn năn và sửa đổi lỗi lầm.

3. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
Về phương diện giáo dục thứ lớpĐức Phật mượn hình ảnh biển để khuyến tấn các vị xuất gia trẻ tuổi và mọi hành giả tu tập nói chung rằng: “Biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm.  Trong pháp và luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thục là tuần tự, các con đường là tuần tự, không có sự thể nhập chánh trí thình lình” [16]. Đức Phật đã dạy về giới học khi La Hầu La mới 7 tuổi, dạy thiền định khi La Hầu La 10 tuổi và dạy tuệ tu tập khi Tôn giả 20 tuổi. Đối với những tập khí hay lậu hoặchành giả từng bước đoạn trừ dần dần theo đúng phương pháp và trải qua thời gian rất lâu. Chính vì thế việc đào tạo từng bước là cơ sở giúp cho hành giả từng bước thấm dần giáo pháp Thế Tôn.

Về tính thiết thực hiện tại, những điều mà Đức Thế Tôn dạy cho Sa di La Hầu La và Tăng chúngcũng như vị thầy giáo dạy cho học sinh tiểu học và các cấp khác cũng phải dùng những hình ảnh cụ thểliên hệ giữa đời và đạo. Việc giáo dục phải mang đến đời sống hạnh phúc thiết thực cho giới trẻ thiếu niên. Một thầy giáo hay vị Đạo sư phải hướng dẫn các em trẻ chế ngựđiều phục tâm để phát triển thiện lành, tạo dựng niềm tin tự thân vững chãivượt qua những khó khăn, sống an vui hoà hợp từ trong gia đình, tập thể hay trong thiền môn cho đến xã hội Việt Nam và trên thế giới nói chung.

Lời nói của người nói dối được Đức Phật ví là “lời nói như phân”, đồng thời cũng cảnh tỉnh rằng:
“Ai vi phạm một pháp
Ai nói lời vọng ngữ,
Ai bác bỏ đời sau,
Không ác nào không làm”.

Về đạo đức tự thânsức mạnh của người tu hành là “nhẫn nhục và im lặng”. Chính vì thế, một chú Sa di hay một học sinh tiểu học nói riêng cần phải nhẫn nại trong việc học, áp dụng điều đã học điều trong đối nhân xử thế cũng như trong sinh hoạt thiền mônTiếp theo là hạnh khiêm cung giúp trừ tâm cao ngạo, ngã mạn nhằm tránh sự thù hận của người khác. Vì thế, trong gia đình, học đường và chốn thiền môn, người có khiêm tốn sẽ không kiêu căng, biết lắng nghe người khác chỉ dạy và quý trọng mọi người. Thứ ba là luôn làm chủ bản thânphản tỉnh trước những hành động của ba nghiệpđặc biệt là tàm quý mà cải sửa lỗi lầm. Thứ tư là thân cận bậc hiền trí, bạn tốt, người đó sẽ không giao du với thầy tà, bạn xấu, kẻ biếng nhác… nhằm tạo một môi trường tốt, tăng trưởng thiện lành. Thứ năm là nỗ lực tự thân, thiếu niên Phật giáo nói riêng và xã hội nói chung phải tránh xa mọi cám dỗ như ma túy, mại dâm, đua xe, làm các việc phi pháp và phải sống đạo đức lành mạnh.

Tóm lại, sự nghiệp giáo dục Phật giáo nói riêng và giáo dục tiểu học nói chung cần phải được quan tâm, phát triển tầm nhìn giáo dục thiết thực và mang tính toàn diện. Những lời dạy của Đức Phật và chư vị Tổ sư truyền trao là những tinh hoa đạo đức góp phần rèn luyện giới trẻ trở thành người hữu ích cho Phật giáo, cho cộng đồng và cho đất nước trong bối cảnh hiện nay và cho mai sau. Tâm hạnh của vị Tôn giả Mật hạnh đệ nhất nhắc nhở Tăng Ni trẻ sống chánh niệm tỉnh giác, thúc liễm thân tâm, ít muốn và biết đủ, và thực hành một cách khéo léo việc tu học để lợi mình và lợi người. Những pháp hành mà Đức Phật dạy cho Tôn giả Mật hạnh đệ nhất La Hầu La là bài học quý giá cho thế hệ Tăng Ni trẻ, cư sĩ trẻ nói riêng và giới trẻ nói chung từ ngàn xưa đến nay.

Chú thích:
[1] Thích Minh Cảnh (chủ biên, 2016), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập 3, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr.2350.

[2] Thích Minh Cảnh (chủ biên, 2016), Sđd, tr.2350.

[3] Hoàng hậu Ma Da sau khi sinh ra thái tử Tất Đạt Đa thì bảy ngày sau mất và tái sinh về cõi trời. Sau đó, vua Tịnh Phạn đã kết hôn cùng Ma Ha Ba Xà Ba Đề (em gái của hoàng hậu Ma Da) để bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi dưỡng thái tử Tất Đạt Đa.

[4] Hộ Pháp (2002), Gương bậc xuất gia, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.140.

[5] Thích Nữ Như Đức (2019), “Sự ra đời của La Hầu La – Người con duy nhất của Đức Phật khi chưa xuất giaPhật giáo, đăng ngày 08/04/2019, truy cập ngày 14/09/2023. Nguồn: https://phatgiao.org.vn/su-ra-doi-cua-la-hau-la–nguoi-con-duy-nhat-cua-duc-phat-khi-chua-xuat-gia-d34527.html

[6] Indacanda (dịch, 2017), Tạng luật: Đại phẩm, tập 1, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.160.

[7] Indacanda (dịch, 2017), Sđd, tr.161.

[8] Mingun Sayadaw – Minh Huệ (dịch, 2019), Đại Phật sử, tập 3, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.90.

[9] Narada Thera – Phạm Kim Khánh (dịch, 2019), Đức Phật và Phật pháp, Nxb. Tổng hợp TP. HCM, tr.82.

[10] ĐTKVN – Thích Minh Châu (dịch, 2017), Kinh Trung Bộ, tập 1, Kinh Giáo giới La Hầu La ở rừng Am Bà La, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.507-508.

[11] ĐTKVN – Thích Minh Châu (dịch, 2018), Kinh Tiểu Bộ, tập 1, Kinh Pháp cú, số 176, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.67.

[12] Kinh Giáo giới La Hầu La ở rừng Am Bà La, Kinh đã dẫn, tr.508.

[13] Kinh Giáo giới La Hầu La ở rừng Am Bà La, Kinh đã dẫn, tr.510.

[14], [15] Kinh Giáo giới La Hầu La ở rừng Am Bà La, Kinh đã dẫn, tr.518.

[16] ĐTKVN – Thích Minh Châu (dịch, 2018), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, Chương Tám phápĐại phẩmKinh A tu la Pahārāda, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.326-327.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 30)
Bất cứ chuyến đi nào cũng giữ lại trong tôi nhiều kỷ niệm.
(Xem: 98)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(Xem: 194)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(Xem: 348)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(Xem: 297)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(Xem: 272)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 264)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(Xem: 350)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 385)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 559)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 383)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 382)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 472)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 412)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 405)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 375)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 412)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 512)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 346)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 299)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 347)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 358)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 446)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 515)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 511)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 524)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 520)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 508)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 796)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 743)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 1024)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 606)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 823)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 650)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 655)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 525)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 638)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 603)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 794)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 566)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 971)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 720)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 709)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 1168)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 807)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 686)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 1074)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 650)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 773)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant