Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 05: Khó khăn khi tự mình gọi cấp cứu

17 Tháng Tư 201300:00(Xem: 6301)
Chương 05: Khó khăn khi tự mình gọi cấp cứu

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ
SỰ PHỤC HỒI

Tác giả : TS. Jill Bolte Taylor
Dịch giả : TS. Minh Tâm


CHƯƠNG 5

KHÓ KHĂN KHI TỰ MÌNH GỌI CẤP CỨU

 

Tôi không biết chính xác là tôi bị vỡ mạch máu loại nào, nhưng chỉ biết là mạch máu đang vỡ từ bán cầu não trái và máu đang đổ ra từng khối lượng lớn. Khi máu tràn ngập qua vùng suy nghĩ những vấn đề phức tạp ở vỏ não trái, tôi bắt đầu mất khả năng nhận thức về các sự kiện này. Tôi chỉ còn có thể nhớ được một điều là lúc bấy giờ phải làm sao đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nhưng gọi cấp cứu để được đưa đến bệnh viện là cả một vấn đề. Bởi vì tôi không còn khả năng tập trung ý thức vào công việc nào được nữa. Cái ý nghĩ “phải gọi bệnh viện cấp cứu” cứ nhảy ra nhảy vô, lúc biến lúc hiện trong đầu tôi, khiến tôi không biết đó có phải là “mệnh lệnh” nên làm hay không. Hai bán cầu não làm việc chung nhau bấy lâu nay như một dàn nhạc hợp tấu rất hài hòa, khiến tôi có thể sinh hoạt bình thường trong thế giới này. Nhưng bây giờ, do vì sự khác biệt phần hành giữa hai bán cầu, tôi cảm thấy khả năng ngôn ngữ và tính toán của bán cầu trái không còn nữa. Tôi không còn biết số nào là số điện thoại để gọi và gọi thì sẽ nói gì. Thay vào đó, tôi lại có cảm giác “an lành” len lỏi khắp người tôi, phát sinh từ bán cầu phải.

Không còn cái biết “theo đường thẳng” (đã qua, bây giờ, sắp tới) và sự chỉ dẫn của bán cầu não trái, tôi như phải vật lộn để tìm hiểu thế giới bên ngoài. Tôi không còn phân biệt điều gì là quá khứ, hiện tại hay vị lai, mà chỉ thấy tất cả là những sự kiện riêng lẻ, biệt lập trong hiện tại, chẳng dính dáng gì đến nhau. Tôi cố gắng trong tuyệt vọng để lập lại sự hiểu biết thường ngày, để nối kết những sự kiện rời rạc thành một chuỗi tiến trình có ý nghĩa. Trong đầu lúc này tôi chỉ còn lặp đi lặp lại ý nghĩ: “Tôi đang cố gắng làm gì đây? Gọi cấp cứu! Tôi đang thảo một phương án gọi cấp cứu! Tôi đang làm gì đây? Tôi phải soạn cho được một kế hoạch gọi cấp cứu. Được rồi. Tôi phải gọi cấp cứu”. Trước buổi sáng bị xuất huyết não này, bộ óc tôi biết phân loại, sắp xếp các dữ kiện đưa vào từ bên ngoài như sau: Tưởng tượng như tôi đang ngồi giữa bộ óc với những tủ đựng “hồ sơ” xếp thành hàng dài. Khi tôi muốn tìm một ý nghĩ, ý tưởng, hay một điều gì trong quá khứ, tôi sẽ nhìn qua các tủ “hồ sơ” xem nó nằm ngăn nào. Khi đã tìm đúng tủ rồi, thì tôi biết tất cả “dữ kiện“ đều nằm trong đó và mở ra sử dụng. Nếu nhìn lần đầu mà không thấy ngăn tủ muốn tìm, tôi sẽ lặp lại lần nữa cho đến khi có mới thôi.

Nhưng buổi sáng này thì khác. Các ngăn đựng “hồ sơ” như bị đóng chặt và bị đẩy xa ra khỏi sự kiểm soát của tầm tay tôi. Tôi biết tất cả kiến thức của tôi nằm trong đó, nhưng không phân biệt được chúng đang ở ngăn nào. Tôi không biết làm sao nối kết lại với khả năng ngôn ngữ, kiến thức về đời sống, về những năm dài học hỏi. Tự nhiên tôi hơi buồn vì không biết mình có thể trở lại bình thường được không.

Không còn khả năng ngôn ngữ và sự phân định thời gian, tôi như bị tách rời khỏi cuộc sống và mọi sinh hoạt bình thường. Không còn ký ức, không còn khả năng phân tích và phê phán của não thùy trái, tôi như người mà đầu óc bị che phủ bởi một màn đen lớn, không biết mình là ai và có mặt trong đời này để làm gì! Trong khi đó, nhịp máu đập ở đầu vẫn tiếp tục như búa bổ. Và bây giờ, khi không còn liên hệ được với mọi vật quanh mình nữa, tôi có cảm tưởng thân xác tôi đã tan chảy ra như chất loảng và hòa vào vũ trụ mênh mông.

Khi sự xuất huyết càng lúc càng trầm trọng thì sinh hoạt của não thùy trái cũng ngừng bặt. Tôi không còn nhận thức gì được về các chi tiết và sự phân loại dữ kiện bên ngoài. Bán cầu não phải giờ không còn bị bán cầu não trái chi phối nữa, nên đã tự do hoạt động. Như được giải thoát khỏi những lo âu, toan tính, phân tích, phê phán hằng ngày, bán cầu não phải đã đưa nhận thức tôi đến một vùng trời kỳ diệu của làn sóng ngắn “theta", và tôi cảm thấy an lạc vô cùng. Tôi không phải là Phật tử và cũng không biết gì về Phật pháp, nhưng tôi có cảm tưởng là tôi đã đạt tới cảnh giới mà người Phật giáo gọi là Niết Bàn, nơi mà tâm ý không còn bận rộn và mơ ước một điều gì nữa. Nơi đây, cảm giác của tôi là không còn toan tính, tranh đua, hơn thiệt; mà chỉ thấy thật thanh tịnh, bình an, đủ đầy phước báu và hòa làm một với vạn vật. Và hiển nhiên, một phần của con người tôi đang thích thú với cảm giác này. Nhưng còn phần khác trong tâm thức vẫn thúc giục tôi phải kêu gọi cấp cứucảm giác đau nhức ở đầu vẫn còn dữ dội. Nhờ sự thôi thúc không ngừng này mà cuối cùng tôi đã được giải cứu.

Tại sao tôi không nhấc điện thoại lên và gọi số cấp cứu 9-1-1 ? Vì phần não trái liên hệ tới những con số đã bị máu tràn ngập. Các tế bào ở đây đã bị ngập máu nên ý niệm về con số đã không còn hiện hữu. Tại sao tôi không khập khểnh bước ra đường, ngoắc một người lạ và nhờ họ gọi cấp cứu ? Ý tưởng này không thể có được vì não thùy trái đã bị tê liệt. Trong tình trạng bất lực này, tôi chỉ còn một ý tưởng mơ hồ là phải làm sao để gọi cấp cứu! Những gì tôi có thể làm bấy giờ là ngồi đó và đợi, ngồi kiên nhẫn với cái điện thoại bên cạnh và kiên nhẵn trong im lặng. Tôi ngồi đó một mình cô đơn trong ngôi nhà rộng với những ý tưởng lạ lùng xâm chiếm tôi. Chúng thoắt hiện thoắt biến như trêu chọc. Tôi ngồi đó đợi chờ một giây phút tâm trí trở lại rõ ràng hơn, để tôi có thể nối kết hai ý nghĩ thành ý tưởng cụ thể để có thể thực hiện kế hoạch cấp cứu. Tôi vẫn tiếp tục im lặng và tự hỏi “Tôi đang làm gì? Gọi cấp cứu. Gọi cấp cứu. Tôi đang cố gắng gọi cấp cứu đây!

Trong hy vọng đợi chờ phút “tâm trí rõ ràng” sẽ đến, tôi để cái điện thoại trên bàn viết trước mặt và chăm chăm ngó vào các con số. Ráng nhớ lại xem phải gọi những số nào. Tôi cảm thấy não trái tôi trống không và trên đầu rất đau khi tôi chăm chú muốn tìm cách nhớ lại. Mạch máu bên đầu giựt liên hồi... “Chúa ơi! Con đau đầu quá!”. Thình lình, một số điện thoại loáng hiện lên. Đó là số của Mẹ tôi. Tôi mừng run vì đã có thể nhớ được số của bà. Thật là tuyệt diệu vì trí tôi đã có thể nhớ được số điện thoại, mà còn biết là của ai nữa. Nhưng cũng thật là vô dụng trong tình trạng khẩn cấp này. Nhà mẹ tôi cách đây mấy tiểu bang và xa hơn ngàn dặm; gọi bà vào lúc này và nói rằng tôi bị xuất huyết não, thì chắc bà phải ngã ra bất tinh. “Tôi phải tìm ra một kế hoạch nào khác!”. Rồi tôi nhớ đến văn phòng tôi ở trường Harvard. Phải rồi, tôi đã làm việc ở phòng Nghiên Cứu Não Bộ của đại học Harvard từ nhiều năm. Những khi đi khắp các tiểu bang diễn thuyết và kêu gọi mọi người hãy đóng góp bộ óc người chết cho ngân hàng não ở đây để dùng vào việc nghiên cứu, thì tôi bảo họ cứ gọi số miễn phí 1-800-... của trường. Nhưng buổi sáng này tôi không thể nhớ được gì rõ ràng cả! Tôi chỉ mơ hồ biết tôi là ai và đang muốn làm gì.

Một màn sương phủ kín trí óc tôi. Tôi cố gắng nhớ số điện thoại văn phòng. “Tôi phải gọi bạn ở văn phòng. Nhưng... số mấy?”. Nơi làm việc, muốn liên lạc với nhau không bao giờ phải gọi nguyên số. Chỉ càn bấm 4 con số chót. Thành ra trong bộ nhớ của óc tôi không bao giờ có nguyên số điện thoại của bất kỳ đồng nghiệp nào. Bỗng tôi nhận ra các danh thiếp để trên bàn. Ờ, đây là danh thiếp của trường Harvard, vì nó có dấu hiệu đặc biệt. Cầm lên, tôi biết là danh thiếp của người bạn mà văn phòng sát bên tôi. Nhưng tôi không đọc được số điện thoại. Các con số bây giờ, dưới mắt tôi, chỉ là những vệt đen vô nghĩa. Tên của người bạn, giáo sư tiến sĩ Stephen Vincent, cũng vậy. Tôi không còn khả năng nhận diện chữ nghĩa nữa. Cuối cùng, sau gần một tiếng đồng hồ cố gắng trong mệt mỏi và đau nhức, với những chớp lóe sáng ngắn ngủi trong đầu, tôi đã bấm được mấy số trên điện thoại mà có hình dạng giống như số trên danh thiếp. Cầm ống nghe lên tai, tiếng nói quen thuộc của Vincent - đồng nghiệp ngồi sát văn phòng tôi - sao nghe như tiếng của một con dã nhân, tôi không hiểu gì cả. Và tôi cũng lên tiếng, nhưng không ra tiếng. Tôi cố dùng hết hơi sức từ trong buồng phôn hét lớn: “Tôi là Jill tôi cần giúp đỡ”, về sau, Vincent kể lại là anh ta cũng chẳng nghe tôi nói được gì, chỉ nghe tiếng “gầm gừ” của dã thú; nhưng Vincent nhận ra giọng của tôi và thấy tôi trễ hơn nửa giờ rồi, biết là tôi có chuyện nên đã vội mang xe đến đón. Thì ra tôi đã không còn khả năng ngôn ngữ đọc, viết, nói... gì nữa, sau khi các tế bào não trái bị tràn ngập trong vũng máu.

Nhờ vào não bộ phải, tuy tôi không hiểu Vincent nói gì, nhưng nghe ra “cách nói” nhẹ nhàng và quan tâm của anh, tôi yên trí anh hiểu tôi nói gì và sẽ đến giúp. Cho nên lúc ấy tôi thấy an tâm. Tôi đã làm hết sức mình một công tác thật “khó khăn” và tôi đã thành công.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12558)
Từ thời văn minh cổ, con người đã biết dùng lô hội làm thuốc và thức ăn uống. Do loại cây này nhiều tính năng chữa trị nên cả thế giới đều biết đến.
(Xem: 9546)
Theo Viện Nghiên cứu nông học quốc gia Pháp, uống nửa lít nước cam mỗi ngày có thể cải thiện áp lực máu và tái hoạt động của mạch máu...
(Xem: 9182)
Theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, dùng một số loại hạt để ăn vặt có thể giúp cải thiện sức khỏe.
(Xem: 9666)
Theo các nhà khoa học Tây Ban Nha, nước ép cà rốt được xem là “vua” các loại nước ép rau củ. Cà rốt chứa nhiều beta-carotene, vitamin B, ka-li...
(Xem: 9623)
Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc. Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết.
(Xem: 8664)
Ăn nhiều loại trái cây có ruột màu trắng như táo, lê, dưa chuột... có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.
(Xem: 9091)
Theo các nhà nghiên cứu, một ly rượu nói trên có chứa 12 gam cồn ethanol (ví dụ một ly rượu khoảng 100ml nồng độ 12% sẽ chứa 12 gam cồn ethanol).
(Xem: 11447)
Đun sôi nước, thả bánh vào luộc, đun lửa vừa phải, bao giờ những viên bánh nổi đều, vớt ra thả vào chậu nước sôi để nguội. Bánh nguội, cho ra đĩa...
(Xem: 11745)
Đậu xanh và nước dừa sữa (coconut milk) bỏ vào máy xay (blender) xay cho mịn. Để lên bếp, quậy bằng lửa nhỏ (low heat) đến khi đặc lại...
(Xem: 11605)
Dùng nồi nấu nước cho sôi rồi quậy đường cho tan. Sau đó để nguội, rồi quậy chung với bột nếp, đến khi không còn màu bột trắng.
(Xem: 11427)
Rây bột mì all purpose với self rising, muối, đường. Đổ yeast vào, xong mới đổ từ từ nước vào, nhồi (nếu có máy thì cho máy đánh chừng 20 phút)...
(Xem: 13485)
Trải bánh tráng pía ra, cho nhân đã trộn vào giữa, đặt 1 miếng chocolate 1x1cm lên, gói bánh lại theo hình tam giác...
(Xem: 10471)
Trộn đều bột mì với muối, cho nước vào nhào đều, cán bột mỏng, cho vào khuôn tròn sao cho bột cán lót đều lên thành bánh.
(Xem: 8888)
Bắc nồi nước sôi lên bỏ bột đã cắt rồi vào luộc khi nổi lên trên mặt là chín. Vớt ra cho đậu xanh vô giữa, gấp lại làm đôi...
(Xem: 9087)
Dùng máy đánh tan 60gr bơ và 90gr đường cho đến khi hỗn hợp chuyển thành kem, cho trứng và vani vào đánh tiếp. Đun nóng chảy số bơ còn lại.
(Xem: 10867)
Masala chai là một thức uống từ tiểu lục địa Ấn Độ, trà được pha với hỗn hợp các loại gia vị thơm và thảo dược.
(Xem: 9886)
Dụng công một chút trong chế biến, các món chay sẽ trở nên thơm ngon, ăn nghe lạ miệng.
(Xem: 9966)
Hội tim Hoa kỳ vừa cập nhật hướng dẫn mới về hồi sinh tim phổi trong vài năm gần đây. Đây là vài tóm tắt về thay đổi mới về HSTP năm 2011.
(Xem: 9953)
Lá đu đủ và nước rau má có thể trở thành liệu pháp trị bệnh sốt xuất huyết, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Malaysia.
(Xem: 9017)
Sống lành mạnh đòi hỏi phải có một chế độ ăn uống phù hợp mỗi ngày. Và tốt hơn hết là nên ăn cùng với rau quả...
(Xem: 8924)
Nấm chiếm khá nhiều trong danh sách thực đơn chay, bởi món ăn từ nấm vừa giòn thơm ngon ngọt, vừa có sự thanh tịnh nhẹ nhàng...
(Xem: 12057)
Mâm cơm chay là nghệ thuật ẩm thực, vừa là nghệ thuật tạo hình, rực rỡ sắc màu, tất cả bắt nguồn từ hoa, quả, thực vật.
(Xem: 9727)
Bữa ăn cuối tuần mùa Vu Lan báo hiếu vẫn đủ các món canh, cơm, thức ăn đậm đà… nhưng lại là món chay, được chế biến từ rau quả...
(Xem: 8914)
Cơm cuộn sushi chay là món ăn ngon, dễ làm, đẹp mắt và bổ dưỡng, thường được những người con lựa chọn dâng lên cha mẹ.
(Xem: 8732)
Măng tây có giá trị dinh dưỡng cao cho một chế độ ăn uống khỏe mạnh, bảo vệ tim mạch.
(Xem: 8386)
Trà khổ qua làm từ khổ qua xắt mỏng, phơi khô, hãm như hãm trà uống mỗi ngày, vừa ổn định nồng độ đường trong máu...
(Xem: 8810)
Nhân mùa Vu lan, TNTS giới thiệu các món chay đơn giản, dễ thực hiện để bạn trổ tài cùng gia đình.
(Xem: 8423)
Tỉ lệ mật độ xương suy giảm trong nhóm ăn mặn là 1.9%, so với nhóm ăn chay là 0.9%. Nói cách khác, nhóm ăn chay ít bị mất xương hơn nhóm ăn mặn.
(Xem: 10319)
Cho bơ vào 1 cái tô để vào microwave 1 phút cho mềm ra. Đập trứng vào tô bơ cùng với đường...
(Xem: 9852)
Đánh butter cho mềm, cho đường, mật ong và vanilla vào đánh cho tan đều rồi cho trứng vào đánh tiếp cho đến sốp.
(Xem: 9170)
Chia bột ra làm 14 viên hay tùy ý thích bánh to hay nhỏ. Lăn bột vào nước rồi vào mè và nặn đi nặn lại...
(Xem: 12277)
Lá dứa xay với nước, lọc bỏ xác quậy với bột, bắc lên bếp quậy lửa vừa đến khi bột chín trong là được.
(Xem: 8783)
Cho kem sữa tươi và nước cốt dừa vào máy đánh trứng, đánh thật nổi, cho nước gelatine vào trộn đều.
(Xem: 9279)
Cho 1 ít đường vào chảo nóng, vặn lửa vừa, đảo đều tay đến khi chuyển màu nâu thì đổ nhanh tay vào khuôn...
(Xem: 12801)
Khoai mì để xả đá cho mềm. Trộn đều hết tất cả các vật liệu xong bỏ vào một khuôn tròn đã thoa dầu.
(Xem: 11867)
Trộn tất cả đổ vào khay mang đi hấp khoảng 25 phút hay khi nào châm cái tăm vào mà thấy đặc chín là được.
(Xem: 8841)
Việc tiết quá nhiều mồ hôi có thể khiến bạn khó chịu, gây trở ngại cho các hoạt động giao tiếp hằng ngày. Bạn cần nhận biết được những tác nhân gây ra tình trạng trên...
(Xem: 9003)
Là một nguồn phong phú kali, mít có tác dụng điều hòa huyết áp và do đó giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ và mắc bệnh tim mạch.
(Xem: 9131)
Chiết xuất từ hạt nho có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) tiến triển.
(Xem: 8386)
Tăng huyết áp phổi xảy ra khi các động mạch trong phổi thu hẹp, làm hạn chế dòng máu chảy và tăng huyết áp trong động mạch.
(Xem: 9318)
Cho tô trứng và đường bên trên nồi nước simmering, whisk nhẹ cho trứng đường tan tới khi hỗn hợp đó đo được khoảng 140 độ F (khoảng 3 phút).
(Xem: 17586)
Cho dừa và đường vào chảo trộn đều, xào dừa và đường cho quyện lại với nhau, khi dừa bắt đầu trong trong sợi, thì quậy 3 tablespoons bột năng...
(Xem: 9966)
Đậu xanh ngâm cho mềm, rửa sạch, cho 1 tí muối vào hấp chín. Xay nhuyễn cho đường vào, sên với lửa vừa đến khi nặng tay.
(Xem: 8697)
Hương thơm đặc trưng của trái vải được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực, vải vừa có thể làm thức uống, món tráng miệng hoặc kết hợp với rau củ...
(Xem: 8763)
Rau muống là loại rau dân dã rất quen thuộc trong các bữa ăn, chế biến nhanh, đơn giản nhưng dùng ngon miệng
(Xem: 9130)
Chìa khóa để đánh bại Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) và các bệnh suy thoái thần kinh khác có thể là từ bông cải xanh.
(Xem: 8334)
Các chất chống ô-xy hóa có trong rau củ như cà rốt có thể giúp ngừa nguy cơ mất thị lực ở người lớn tuổi.
(Xem: 8866)
Vận dụng chế độ ăn cân bằng. Bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp ích cho cơ thể và hệ tiêu hóa của bạn.
(Xem: 8834)
Theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia Ấn Độ, thực hiện theo lời khuyên sau có thể giúp “dập” cơn khát quá độ.
(Xem: 8310)
Kết quả cho thấy, ở những ai thường xuyên dùng dầu ô-liu, nguy cơ đột quỵ giảm được 41% so với nhóm người không dùng dầu ô-liu.
(Xem: 13137)
Vào những ngày hè nóng nực, đậu đen rất được các gia đình ưa dùng, thường để nấu chè, rang lên đun nước uống hay nấu cháo đỗ đen...
(Xem: 9060)
Lá chuối rửa sạch, trụng sơ, lau khô. Lá dứa rửa sạch, xay nhuyễn với 300ml nước, vắt lấy 300ml nước lá dứa.
(Xem: 8994)
Cho sữa tươi + đường + muối vô 1 cái nồi. Để lửa medium cho đường và muối hòa tan, bắc xuống để nguội.
(Xem: 10698)
Ðậu nành và các sản phẩm biến chế từ nó, có đầy đủ protein và nhiều hóa thảo quý báu, là nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo của nhân loại...
(Xem: 10977)
Bữa ăn sáng rất quan trọng, giúp cho cơ thể có đủ năng lực hoạt động trong ngày và đường trong máu được ổn định. Vì thế món cháo chúng tôi đề nghị bao gồm năm thứ hạt...
(Xem: 9759)
Một số thực phẩm sau đây sẽ giúp bạn trông xinh xắn hơn với tóc dày, bóng mượt, da mịn màng và mắt sáng..., theo báo The Times of India...
(Xem: 8757)
Báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ cho hay quả me có nhiều lợi ích.
(Xem: 7812)
Các nhà khoa học thuộc Đại học Ogeron State (Mỹ) phát hiện ra trong trà xanh có hợp chất có thể giúp chống lại bệnh tự miễn...
(Xem: 8555)
Dâu tây, xoài, cà chua, đu đủ, đều chứa lượng carotene và một số hóa chất thực vật khác rất phong phú, giúp ích cho việc kháng suy lão...
(Xem: 8786)
Mùa hè bạn luôn thấy háo nước, 2 món đồ ăn và thức uống dưới đây sẽ giải tỏa cơn khát của bạn rất tốt đấy!
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant