Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Bài Thuốc Quý Từ Trái Khổ Qua

29 Tháng Mười 201300:00(Xem: 18251)
Những Bài Thuốc Quý Từ Trái Khổ Qua

 

Những Bài Thuốc Quý Từ Trái Khổ Qua (Mướp Đắng)


kho_qua

Trên lâm sàng, khổ qua thường dùng chữa các chứng do bệnh nhiệt gây thử nhiệt phiền khát, trúng thử (say nóng), ung sưng, mắt đỏ đau nhức, kiết lỵ, viêm quầng, nhọt độc, tiểu ít…

Khổ qua (mướp đắng) – Momordia charantia L. thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Vị đắng, tính mát, không độc. Vào kinh tâm, can, tỳ và vị.

Điều trị tăng huyết áp: khổ qua tươi 250g, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bổ hột, rửa sạch, trụng nước sôi 3 phút, thái sợi, trộn vào hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè, trộn đều thì dùng.

Điều trị xơ vữa động mạch: khổ qua tươi 250g, dầu ăn, gừng sợi, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi móc bỏ ruột, rửa sạch, thái sợi, đổ dầu ăn vào chảo, thêm gừng sợi, hành hoa phi thơm, bỏ khổ qua sợi xào nhanh trong giây lát, nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.

Điều trị cao mỡ máu: khổ qua 1 quả, mật ong 20ml, sữa bò 200ml. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát hoặc thái nhuyễn, cùng sữa bò xay lấy nước, đổ vào ly, thêm mật ong trộn đều. Mỗi sáng và chiều chia uống 2 lần.

Điều trị nhiệt độc tả lỵ: dây khổ qua 60g, đường đỏ vừa đủ. Dây khổ qua rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước, thêm đường đỏ thì dùng. Ngày 3 – 4 lần.

Điều trị vị khí thống: khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, uống với nước ấm.

Điều trị cảm cúm: ruột khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Điều trị thấp chẩn (chàm): lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, đắp tại chỗ.

Điều trị trẻ tiêu chảy: dây khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.

Điều trị trẻ em kiết lỵ: khổ qua vừa đủ, mật ong vừa đủ. Khổ qua rửa sạch, giã vắt lấy nước, pha với mật ong, ngày 1 – 2 lần.

Điều trị trẻ nôn ói: rễ khổ qua 6g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Điều trị đại tiện ra máu: rễ khổ qua 200g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.

Điều trị đinh nhọt đau không chịu được: lá khổ qua rửa sạch, phơi khô, tán mịn, uống với rượu trắng 15g.

Điều trị nhọt lâu ngày không vỡ: khổ qua 1 quả rửa sạch, vắt nước, thoa lên nhọt, ngày 3 lần.

Điều trị nhiệt độc nhọt sưng: lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước, thoa tại chỗ.

Điều trị tiêu khát (bệnh đái tháo đường): khổ qua 250g rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng. Ngày vài lần, mỗi lần 1 chén.

Điều trị bệnh nhọt, người cao tuổi bị đái tháo đường biến chứng võng mạc: khổ qua 100g, bắp 100g, đường phèn 10g. Khổ qua và bắp lần lượt rửa sạch, hai thứ cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa ninh chè, khi chín, nêm đường phèn cho tan đều. Mỗi ngày chia dùng sáng và chiều.

Điều trị rết cắn: lá khổ qua 50g, vắt nước, thoa tại chỗ.

Điều trị hôi miệng: khổ qua rửa sạch, thái sợi, ướp muối, thêm dầu mè một ít, làm gỏi.

Điều trị béo phì thể nhẹ: khổ qua tươi 250g, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, dầu ăn, gừng băm, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát mỏng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm khổ qua, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, hành, gừng băm cùng vào chảo xào sơ, sau cùng nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.

Điều trị viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ: khổ qua tươi 250g, rau sam tươi 250g, đường trắng 30g. Khổ qua và rau sam lần lượt loại bỏ tạp chất, rửa sạch, mát khô, khổ qua thái lát, rau sam thái nhuyễn, hai thứ cùng xay nhuyễn, cho vào tô, nêm đường trắng trộn đều, sau 2 giờ chắt ra nước cốt. Chia dùng mỗi sáng và chiều.

Điều trị hội chứng mỏi mệt: khổ qua 1 kg, rửa sạch, phơi sấy khô, tán bột, chứa trong lọ hoặc trong túi lọc, mỗi gói 10g, miệng túi đính sợi dây, dán kín miệng. Cho vào ly hãm với nước sôi, ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.

Điều trị sưng tuyến mang tai: khổ qua 1 quả, rong biển, muối, bột nêm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát, cho vào nồi có nước dùng, đun sôi, vớt váng, sau khi khổ qua nhừ, thêm rong biển, muối, bột nêm, dầu mè thì dùng.

Điều trị loãng xương: khổ qua tươi 200g, đậu phụ non 2 lát, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát mỏng, trụng qua nước sôi, vớt ra, đậu phụ cho vào nồi nóng có dầu mè chiên sơ, thêm nước dùng, khổ qua lát, hành hoa, gừng băm, hầm với lửa vừa 10 phút, nêm muối, bột nêm thì dùng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7459)
nếp vo sạch, cho dầu ăn, nước lá dứa và nước dừa (dừa non sợi để dành riêng để làm nhân) trộn đều ngâm một đêm, vài tiếng sau xới gạo nếp...
(Xem: 11474)
Trộn đều hai loại “ham” chay. Sau đó, trộn đều các vật liệu còn lại (gồm gà chay, đậu Hòa Lan, cà-rốt, nấm mèo, củ hành). Nêm muối, tiêu cho vừa ăn.
(Xem: 7440)
Cho vào chảo 1 tí dầu (1 teaspoon), chờ nóng cho cua vào đảo cho chín, trút ra bát cho nguội, xong cho mayonaise, tiêu, bột muối tỏi, hành lá vào trộn đều...
(Xem: 8315)
Bắc chảo lên bếp lửa trung bình, chảo khô, cho chút dầu ăn vào, cho hành tây vào xào cho thơm, cho "ham" chay, thịt chay và đậu xanh tán nhuyễn...
(Xem: 10124)
Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình...
(Xem: 8650)
Bắt khuôn bánh khọt lên bếp lửa trung bình. Khi khuôn nóng, thao dầu đều, hay dùng chai PAM sịt vào khuôn. Múc một muỗng bột đổ vào khuôn khoảng 2/3 khuôn...
(Xem: 7743)
Nấm đông cô, nấm mèo ngâm nước cho nở, rửa sạch, vắt ráo, thái sợi. Nếu dùng hành lá: rửa sạch, thái nhỏ. "Ham" chay (hoặc đậu hủ) chiên vàng, thái sợi.
(Xem: 7174)
Dùng chảo non-stick để tráng, đổ dầu ăn vào chảo để nóng. Phải chờ chảo nóng rồi để một muỗng bột vào quấy đều để bột phủ khắp mặt chảo...
(Xem: 8778)
Nếp vo sạch, ngâm 6 tiếng đồng hồ cho mềm. Khi nếp nở, vớt ra cho ráo nước. Trộn 2 muỗng cà-phê muối, xốc cho thật đều.
(Xem: 11288)
Đậu đen được trồng phổ biến ở nước ta chủ yếu dùng làm thực phẩm (nấu xôi, chè, chế biến thành bột làm bánh…). Trong y học cổ truyền, đậu đen là một vị thuốc để chế thành đạm đậu xị...
(Xem: 12472)
Thay vì ăn các loại đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, cứ mỗi 2 tiếng, bạn ăn 1 quả chuối, vừa giúp giảm căng thẳng, vừa giúp giữ cân.
(Xem: 7629)
Uống nước là một trong những cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm cho bản thân. Bằng cách chọn nước tinh khiết, sức khỏe sẽ được cải thiện nhờ tránh xa được những hợp chất gây hại.
(Xem: 8772)
Có những điều tưởng chừng rất đơn giản, hàng ngày thường dễ bị bỏ qua nhưng lại có tác dụng rất tốt cho sức khỏe & sắc đẹp. Đó là:
(Xem: 9336)
Ăn đậu rất tốt cho sức khỏe song không phải ai cũng biết chế biến sao cho ngon…
(Xem: 7750)
Gà tây… chay, một khái niệm vừa làm chúng tôi nặng lòng, cũng như có cái gì đó hơi hài hước, buồn cười.
(Xem: 7373)
Trong cuộc sống hàng ngày, một số người có thói quen, sau khi ăn cơm là ăn hoa quả ngay, vì họ cho rằng như vậy vừa có thể tăng thêm dinh dưỡng, lại giúp tiêu hóa.
(Xem: 10272)
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số phương pháp đơn giản giúp ngăn ngừa các “vấn đề” ở cổ họng mà không phải dùng đến thuốc kháng sinh.
(Xem: 8348)
Đi thăm người ốm, quan niệm chung là biếu túi cam sành. Nhưng không phải người bệnh nào cũng có thể dùng loại quả bổ dưỡng hàng đầu này.
(Xem: 7837)
Có rất nhiều những thói quen xấu trong sinh hoạt và ăn uống dẫn tới bệnh dạ dày như đau, viêm loét, ung thư… Vậy hãy tránh xa những thói quen sau nhé.
(Xem: 8600)
Bàn về chế độ dinh dưỡng của người da vàng mà không nhắc đến hạt gạo ắt hẳn là thiếu sót lớn. Bằng chứng là nhiều người dù dự tiệc ê hề vẫn thấy đói nếu không dằn bụng với chén cơm.
(Xem: 8817)
Trà không chỉ là đồ uống khởi đầu một ngày mới. Nó còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, đái tháo đường, bệnh nướu và giảm stress...
(Xem: 8007)
Các nhà khoa học Mỹ và Canada hôm qua cho biết chế độ ăn chay ít béo và không dùng sản phẩm bơ sữa có tác dụng hạ đường huyết và giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường.
(Xem: 8330)
Một chế độ dinh dưỡng cao bao gồm protein, cacbohyđrát phức tạp, chất xơ, chất béo cao cấp và phytonutrients là đòi hỏi cần thiết cho hoạt động tại trường hay tại công sở.
(Xem: 8961)
Lời Phật dạy: “Tất cả chỉ là phương tiện.” Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay xuất phát từ việc con người đã quên đi sự thật này.
(Xem: 26765)
Cách đây 26 thế kỷ, trưởng giả Cấp Cô Độc - nhà tỷ phú Ấn Độ, biết trọng đức mà khinh tài nên danh thơm của ông còn mãi với sử xanh.
(Xem: 9544)
Anh có một tính cách bộc trực hiếm thấy trong các ngôi sao Hollywood. Anh luôn đứng về phía những người bất hạnh, luôn đấu tranh vì sự sống của họ.
(Xem: 8967)
Các nhà khoa học đã có bằng chứng cho thấy tín đồ Phật giáo hạnh phúc và điềm tĩnh hơn những người khác.
(Xem: 19462)
Gấc mọc hoang và được trồng khắp nước ta. Nhưng tác dụng của gấc tới sức khoẻ con người ra sao thì ít ai nắm được. Không phải ngẫu nhiên mà người Tây phương gọi gấc là “một loại quả đến từ thiên đường”.
(Xem: 10111)
Loại rau này giúp làm giảm đường huyết, ngăn chuyển hóa chất bột thành mỡ nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, béo phì.
(Xem: 8714)
Quả me không chỉ là gia vị chế biến các món ăn mát bổ trong mùa hè như canh cá, nước rau muống luộc dầm me, làm ô mai... mà còn là vị thuốc.
(Xem: 9577)
Theo Đông y tử uyển có vị đắng, cay, tính ôn, không độc có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, chỉ phái, hạ khí, chữa ho có đờm, hen suyễn...
(Xem: 11022)
Ngày nay tên khoa học của tam thất là Panax Notoginseng (Bark.) F.H. Chen, họ nhân sâm Araliaceae (ngũ gia bì).
(Xem: 11142)
Ðó chính là cây Phyllanthus ninuri, một cây thuốc cùng họ với cây Phyllanthus amarus mà dân ta gọi là diệp hạ châu đắng...
(Xem: 16159)
Các nhà khoa học Canada vừa phát hiện ra rằng, trong quả đậu Hà Lan có chứa các chất có ảnh hưởng rất tốt tới hoạt động của hệ tim mạch cũng như chức năng làm việc của thận.
(Xem: 25512)
Đậu bắp rất dồi dào chất xơ, cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
(Xem: 8665)
Những người đau đầu kinh niên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu đắp lá cải cúc hơ nóng và uống nước cải cúc.
(Xem: 15007)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 8549)
Hãy cẩn trọng về các tư tưởng của bạn vì những gì được xuất phát từ tâm của bạn sẽ bị hoàn trở về mình. Mỗi một niệm mà bạn khởi lên đều được phản hồi.
(Xem: 6745)
Đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng. Cơm bưởi vị ngọt, chua, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu.
(Xem: 7406)
Hạnh phúc là điều con người luôn tìm kiếm. Có nó chắc chắn đời bạn sẽ dài hơn.
(Xem: 8753)
Bạn đang cảm thấy mệt mỏi, buồn chán? Hãy thực hiện theo lời khuyên sau của chuyên gia dinh dưỡng Deepshikha Agarwal...
(Xem: 9439)
Nếu thích đi bộ và coi đó là một phần hoạt động rèn luyện thân thể thường xuyên, có một số lưu ý giúp cho việc đi bộ của bạn trở nên hiệu quả hơn.
(Xem: 13022)
Đậu hủ là thức ăn làm từ đậu nành giàu protein. Đậu hủ còn có thể hấp thu hương vị của các thành phần khác trong món xào, súp, canh…
(Xem: 12844)
So với gạo trắng, gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại khó ăn hơn. Gần đây, phong trào ăn gạo lứt trị bệnh cũng dần trở nên phổ biến.
(Xem: 8167)
Ăn tối muộn có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư ruột kết, sỏi tiết niệu…
(Xem: 8896)
Tự Điển Y Khoa - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 8432)
Hay còn được gọi là âm nhạc liệu pháp, giúp điều trị các chứng bệnh thần kinh và tâm lý như bệnh tự kỷ, alzheimer, thiểu năng trí tuệ.
(Xem: 8536)
Mộc nhĩ tươi có độc tố porphyrin làm cho da bị ngứa và niêm mạc miệng bị phồng rộp. Trong quá trình phơi nắng độc tố porphyrin bị phân giải.
(Xem: 8682)
Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua… là một loại quả làm rau và chế biến mứt rất thông dụng.
(Xem: 7523)
Các loại hạt nổi tiếng là giàu chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
(Xem: 8109)
Những món ăn dưới đây rất dễ chế biến, bạn có thể thực hiện để thực đơn mùa ăn chay thêm phong phú
(Xem: 9412)
Trà hoa được người Việt coi trọng và yêu thích có lẽ bởi hương thơm dịu nhẹ, tự nhiên. Thưởng thức xong chén trà, vị thơm ngọt vẫn còn vương vấn...
(Xem: 7536)
Thông thường, hạt và vỏ trái cây và rau được vất vào thùng rác nhưng hóa ra chúng có rất nhiều vitamin và khoáng chất ...
(Xem: 9384)
Theo một nghiên cứu mới của các nhà thực phẩm học từ ĐH Bang Florida (Mỹ), dưa hấu có thể là một vũ khí tự nhiên hữu hiệu chống lại hiện tượng tiền cao huyết áp...
(Xem: 8832)
Một nghiên cứu đã phát hiện rằng những người ở tuổi trung niên và tuổi già uống hai cốc nước trước khi ăn thì lượng calo tiêu thụ sẽ ít đi...
(Xem: 8212)
Tia UVA và UVB từ mặt trời không chỉ là "kẻ thù" của làn da mà còn là "sát thủ" của đôi mắt. Bởi khi mắt phải chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời...
(Xem: 8219)
Dầu ô liu là một chất bôi trơn rất tốt vì những phân tử của nó dễ dàng trượt qua vật thể khác, bằng cách đó mà loại dầu này chống lại được sự ma sát.
(Xem: 8480)
Chanh có nhiều công dụng tuyệt vời ngoài tác dụng là một axit thực phẩm mạnh, giúp chúng ta chống lại nhiều loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
(Xem: 7203)
Ăn nhiều trái cây trong mùa đông là giải pháp được nhiều người lựa chọn để giảm thiểu việc khử nước do thời tiết hanh khô, ngoài ra nó còn có tác dụng tránh rét...
(Xem: 9412)
Cafein là chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant