Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Cái Chết Là Một Thứ Bệnh Ung Thư

22 Tháng Tư 201400:00(Xem: 12692)
Cái Chết Là Một Thứ Bệnh Ung Thư


Cái Chết Là Một Thứ Bệnh Ung Thư


Nhà sư Ajhan Liem bật cười và trả lời rằng : Đã là người thì tất cả đều mang bệnh "ung thư" - kể cả chúng ta đang ngồi đây ! Tất cả mọi người đều bị "ung thư", đấy là một thứ bệnh ngặt nghèo không sao chữa lành được: ấy là cái chết. Dù có chữa chạy cách mấy đi nữa thế nhưng loại "ung thư" này không sao chữa lành được. Các bạn có hiểu được điều ấy hay chăng?

Chúng ta không thể suốt đời cứ tin rằng rồi đây mình sẽ vượt thoát tất cả mọi thứ khó khăn (có nghĩa là bệnh nào cũng sẽ chữa lành được). Thân xác con người là cả một ổ bệnh tật - bản chất của nó là như thế. Không nên quá lo nghĩ... thế thôi. Hãy tận dụng những gì mình đang có một cách hữu ích. Lo lắngbuồn phiền chỉ là cách tạo ra thêm sự lo sợ và gây trở ngại cho sự vận hành suông sẻ của toàn thể thân xác.

Chính tôi cũng đang mang bệnh "ung thư" trong người. Tôi đi khám bệnh, sau khi khám xong bác sĩ bảo rằng nhịp tim của tôi không đều: "Không được bình thường lắm". Tôi đáp lại ngay: "Không, phải nói là bình thường chứ! Trái tim của tôi hoạt động đã lâu rồi, nay nó thấm mệt, chỉ có thế thôi".

Trong kiếp sống của con người, vào một lúc nào đó thân xác sẽ suy sụp. Tất cả mọi sự đều vận hành phù hợp với các quy luật thiên nhiên - chẳng có gì phải lo lắng cả. Khi thời điểm đã đến thì mọi sự cũng sẽ tự động xảy ra, đúng với những gì sẽ phải xảy ra. [Vị sư Ajahn Liem nở một nụ cười thật nhân ái]. Hãy cố giữ sự thư giãn. Nếu tim mình không bị xao động thì mình cũng sẽ cảm nhận được hạnh phúc.

Dù phải tiếp tục sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, thì Đức Phật cũng đều khuyên chúng ta nên giữ thái độ "ai mà biết được" (xem mọi sự "là như thế"), và nên tiếp cận với sự sống này như thế nào hầu giúp mình buông xả và để cho mọi sự vận hành phù hợp với dòng luân lưu của chúng. Nếu biết buông xả thì chúng ta cũng sẽ cảm thấy nhẹ nhàng. Chỉ khi nào vác lên người đủ mọi thứ thì chúng ta mới cảm thấy nặng nề. Vác lên người các thứ ấy có nghĩa là bám víu vào chúng và xem chúng là thuộc của mình, thế nhưng trên thực tế thì chẳng có gì trong thế giới này là của mình cả.

Có hai thế giới: thế giới bên ngoài - tức là những gì trên mặt hành tinh này – và thế giới bên trong. Thế giới bên trong gồm có các thành phần thân xác tạo ra một con vật mà chúng ta gọi là "chính mình". Dầu sao cũng không thể nào bảo rằng cái tổng thể gồm các thành phần ấy là "chính mình" được, bởi vì đến một ngày nào đó thì nó cũng sẽ phải sụp đổ. Tất cả những gì hiện hữu sẽ phải tan rã. Tất cả đều biến đổi và sau cùng sẽ đưa đến một tình trạng mà chẳng còn có gì thuộc về mình nữa .

Đức Phật khuyên chúng ta nên nhìn vào cuộc sống của mình theo chiều hướng ấy, đấy là cách giúp chúng ta nhận biết mọi sự một cách đúng đắn. Nếu không sẽ khiến chúng ta nắm bắt và bám víu vào chúng; và đấy cũng chính là cách tự tạo ra cho mình đủ mọi thứ lo buồn và mang lại cho mình cảm tính bị bủa vây và trói chặt bởi đủ mọi thứ ràng buộc –chúng ta sẽ không còn một chút tự do nào nữa.

Dù các bạn phải gánh chịu bất cứ một thứ bệnh tật nào thì tôi cũng xin các bạn đừng xem đấy là một vấn đề to lớn. Tất cả cũng là tự nhiên mà thôi. Bất cứ gì hiện ra sẽ phải biến đổi khác đi. Thật hết sức bình thường.

Bệnh tật là một thứ gì đó thật bình thườngtự nhiên. Vì thế mà Đức Phật khuyên chúng ta hãy xem nó như một đề tài để khảo sát và nghiên cứu hầu giúp mình khám phá ra các phương pháp thích nghi nhằm tìm hiểu nó. Nhờ đó chúng ta sẽ có thể hướng sự cảm nhận của mình vào con đường giúp mình loại bỏ mọi thứ chướng ngại. Thể dạng an bình, tươi mát hay một hình thức an trú nào đó đều có thể hiện ra với chúng ta từ bệnh tật.

Trái lại nếu chúng ta cố tình bám víu vào mọi sự vật, thì các yếu tố khác theo đó cũng sẽ hiện ra và bủa vây chúng ta, chẳng hạn như giận giữ, thèm muốn và vô mình. Dục vọng, ác cảm và các ý niệm sai lầm là những nguyên nhân chính yếu nhất mang lại đủ mọi thứ khó khăn tàn phá chúng ta. Đức Phật dạy chúng ta nên luyện tập và tìm hiểu thấu đáo mọi sự vật và nhờ đó chúng ta sẽ có thể ngăn chận các thể dạng bất an không thể xảy ra được nữa. Một cách thật ngắn gọn thì trên đây là cốt lõi của toàn bộ giáo lýĐức Phật đã giảng dạy.

Sở dĩ dukkha (khổ đau) hiện hữu là do nguyên nhân thèm khát(ham muốn, dục vọng)làm phát sinh ra nó. Sự thèm khát ấy sẽ trở nên thật mạnh mẽ nếu cứ mặc cho nó tự do tung hoành. Trái lại nó sẽ phải giảm xuống nếu chúng ta biết cách ngăn chận nó và ý thức được là tại sao lại phải ngăn chận nó. Nếu muốn loại bỏ khổ đau thì chúng ta phải biết buông xả. Do đó chúng ta phải cần một số phương pháp giúp mình buông xả các thứ bám víu ấy. Chúng ta phải tập trung sự chú tâm vào các phương pháp luyện tập nhằm giúp mình làm giảm bớt cảm tính về "cái tôi", tức là sự nắm bắt mà Đức Phật gọi là attavâdupâdâna: sự bám víu vào cái ngã.

Đức Phật dạy chúng ta một phương pháp thật đơn giản nhằm làm giảm bớt sự nắm bắt "cái tôi " và xem nó như là một thứ gì đó thật quan trọng: đấy là cách phải biết dừng lại và phát huy một thể dạng tâm thức gọi làekaggatâ (tập trung vào một điểm duy nhất) – nói cách khác là phải hoàn toàn tỉnh thức trong từng giây phút của hiện tại - tức là trong khoảnh khắc hiện đang xảy ra. Tự đặt mình trong khoảnh khắc hiện tại với một tâm trí thật cảnh giác sẽ mang lại cho chúng ta không những một thể dạng thăng bằng và vững chắc mà còn giúp chúng ta hiểu được chính mình (trở về với con người của mình hầu hiểu được chính mình là gì).

Các phương phápĐức Phật đem ra giảng dạy cho chúng ta cũng không đến nỗi nào quá phức tạp. Đấy là cách phát huy sự chú tâm và khảo sát những gì hiện ra với một tâm thức đã hoàn toàn loại bỏ được mọi sự lo lắng, hoang mang và mọi hình thức lo sợ.

Trước hết chúng ta hãy tập trung sự chú tâm vào các thành phần vật chất của thân xác, các cấu hợp và các cơ duyên tác tạo ra nó, sau đó sẽ tiếp tục suy tư về toàn bộ thân xác và các ý niệm quy ước của thế giới thường tình về chính cái thân xác ấy(có nghĩa là tự hỏi thân xác từ đâu mà sinh ra, nó có trường tồn hay không, nó có phải là "cái tôi" của mình hay không, hay đấy chỉ là những thứ cấu hợp tạm thời, mang đầy bệnh tật và khổ đau. Các tên gọi như đầu, mình, chân, tay, đẹp, xấu, đàn ông, đàn bà, thơm tho, hôi hám... cũng chỉ là những quy uớc của thế giới thường tình), và sau cùng sẽ tự hỏi xem có thứ nào thuộc của mình hay không (đầu, tóc, lông, đàn ông, đàn bà, thơm tho, hôi hám... có phải là "cái tôi" của mình hay không?). Người ta có thể phân chia thân xác ra nhiều thành phần: trên đầu có tóc, trên thân thể có lông, móng chân, móng tay, răng và sau hết là một lớp da bao trùm toàn thể những thứ ấy.

Đức Phật khuyên chúng ta hãy quan sát và phân tích các thành phần thân xác ấy để thấy rằng chúng không hề vững bềntrường tồn. Một ngày nào đó chúng cũng sẽ tan rã và lại trở thành các thành phần căn bản (đất, nước, lửa, khí). Khi nào nhận thấy được điều ấy thí chúng ta cũng sẽ không còn xem chúng là "chính mình" hay thuộc "của mình" nữa. Chúng ta cũng không thể cho rằng mình có quyền giữ nguyên các thành phần ấy trong tình trạng giống như hiện nay. Sư nối kết giữa chúng ta và thân xác chỉ mang tính cách tạm thời.

Có thể ví chuyện ấy như ngủ qua đêm ở một khách sạn hay trong một gian nhà thuê mướn. Thời gian lưu ngụ có giới hạn – một đêm chẳng hạn. Khi giới hạn ấy đã hết thì chủ nhà tất sẽ mời mình ra đi. Kiếp sống của mình cũng chỉ là như thế.

Đức Phật xem các quá trình ấy(tức là sự đổi thay và tính cách tạm thời của các hiện tượng)là các biểu hiện của thiên nhiên, chúng gắn liền với tất cả mọi sự vật. Và các sự vật một khi đã hiện ra thì sẽ phải chấm dứtcuối cùng sẽ biến mất. Thấu hiểu được sự kiện ấy sẽ khiến các thứ đam mê phải lắng xuống. Nhờ đó chúng ta sẽ bớt bám víu vào các sự vật và các cảm tính cho rằng mình là một nhân vật quan trọng. Chúng ta sẽ không còn lo sợ khi nghe nói đến bệnh tật hay bất cứ thứ gì khác. Tất cả mọi người đều mang bệnh, ít nhất là một thứ bệnh gọi là dukkha vedâna - tức là cảm tính về sự bất toại nguyên - một căn bệnh mà ngày nào chúng ta cũng phải lo tìm cách để chạy chữa: đấy là cảm giác đau đớn do cái đói gây ra. Mỗi khi chúng ta làm cho sự đau đớn của cái đói phải giảm xuống bằng cách đút thức ăn cho thân xác, thì nó lại hiện ra dưới các nhu cầu khác và các đòi hỏi khác, chẳng hạn như phải tiểu tiện và đại tiện, đấy là cách làm phát sinh ra các sự trói buộc khác. Tất cả những thứ ấy đều là bệnh tật.

Bệnh tật là một thứ gì đó cần phải nghiên cứu và suy tư, thế nhưng đồng thời Đức Phật cũng khuyên chúng ta không nên quá lo lắng về các chuyện ấy(nghiên cứu và suy tư để hết sợ, không phải là cách mang thêm lo lắng), chỉ cần luyện tập một cách "nhẹ nhàng", có nghĩa là chỉ cần vừa phải - chẳng hạn như khi hô hấp, chẳng cần phải cố gắng hít vào mà cũng chẳng cần phải cố gắng thở ra.

Từ bản chất, các thành phần và các cấu hợp thân xác đều biết tự quán xuyến lấy chúng. Đấy cũng chính là cách mà chúng ta phải nhìn vào các hiện tượng nhằm giúp mình tránh khỏi mọi sự nắm bắt và bám víu. Chúng ta phải luôn đặt mình trong một vị thế thật bình thản.

Chúng ta may mắn(nhờ sự giảng dạy của Đức Phật)sớm nhận biết được ba đặc tính của sự hiện hữu: anica, dukkhaanatta [vô thường, khổ đau và vô ngã], nhờ đó tâm thức cũng sẽ lắng xuống. Chúng ta hiểu rằng chẳng có gì bền vữngtrường tồn cả, và phải chấp nhận hiện thực là như thế. Đấy là phương cách phải nhìn vào mọi sự vật hầu mang lại cho mình một sự quán thấy đúng đắn (và nếu muốn vượt xa hơn tầm nhìn đó thì dù đang ốm đau thế nhưng cũng nên cố gắng ngồi thiềnsử dụng hơi sức còn lại để mang lại một chút lợi ích nào đó cho tất cả chúng sinh).

Ajahn Liem

 

 

Bures-Sur-Yvette, 11.10.13 - Hoang Phong chuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 870)
Trong bất kỳ tổ chức hay hội đoàn nào, các nhà lãnh đạo đều có nhiều đức tính tốt và phẩm chất tâm linh. Để làm những nhà lãnh đạo tâm linh, chúng ta phải sống an bình và hài hòa với chính mình, với thiên nhiên và với tha nhân, trong đó có gia đình, cộng đồng, xã hội và quê hương của mình.
(Xem: 1066)
Trong chúng ta cũng đã từng được sinh ra và lớn lên dưới một mái gia đình. Tùy vào nghiệp báo sai biệt mà mỗi người có một hoàn cảnh gia đình khác nhau.
(Xem: 5459)
Thật là một điều khó khăn, để quên đi những chuyện không vui xảy ra trong quá khứ, tuy nhiên, đây là một bước quan trọng giúp cho chúng ta khỏe mạnh.
(Xem: 4548)
Nói đến giản dị là nói đến một lối sống tích cực không phô trương hình thức, biết vừa đủ và trân trọng những giá trị vật chất dù là nhỏ nhất trong đời sống.
(Xem: 3421)
Ta phải siêng năng chăm chỉ học hành, làm sao để thực hiện được ước mơ và hoài bão của mình là thành tựu việc học để hoàn thiện chính mình nhằm đóng góp lợi ích cho xã hội. Ai có ý sắt đá, có quyết tâm cao độ thì mọi việc ta đang theo đuổi trước sau gì cũng sẽ được thành công tốt đẹp, ngay tại đây và bây giờ.
(Xem: 7856)
Khi chúng ta cống hiến một phần công sức và thời gian của mình cho việc bảo vệ môi trường, thì ta có thể cảm nhận được thế giới đang nằm trong sự quan tâm của chúng ta, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp biết bao.
(Xem: 10714)
Do hiểu được sự khổ đau của con vật khi bị giết cho mình ăn, sanh lòng từ bi mà phát tâm bỏ thịt thật là đáng quí và đáng khen.
(Xem: 8620)
Thiền định cho phép chúng ta sống trong sự thanh thản và trung hòa cảm xúc.
(Xem: 5440)
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người phụ nữ cảm nhận cơ thể chuyển biến từng ngày, từng đêm, từng giờ…
(Xem: 16343)
Hai năm về trước, ngẫu nhiên đọc được bài diễn văn ‘Giá Trị của Khoa Học’ (The Value of Science) bởi Dr. Richard Feynman, Mùa Thu, 1955...
(Xem: 8125)
Quá trình cân bằng tự nhiên duy trì sự sống bị phá vỡ khi có sự can thiệp bất cẩn của con người vào thiên thiên. Những hoạt động của con người như ...
(Xem: 7866)
Con người can thiệp nhiều vào thiên nhiên, và dù cố gắng đến mấy họ không thể chữa lành những vết thương họ đã gây ra.
(Xem: 8879)
Người tu Phật, căn bản là phải tránh sát sanh vì lòng từ bi đối với muôn loài chúng sanh .
(Xem: 9897)
Thuyết phục người thân, bạn bè hay bất kể ai chuyển chế độ ăn mặn sang chế độ ăn chay dù vài ngày trong tháng là điều không phải dễ dàng vì
(Xem: 13945)
Cách nấu mì quảng chay ngon tuyệt thơm phức hương vị đậm đà cho ngày rằm.
(Xem: 11132)
Món chay với nguyên liệu đơn giản là bông cải được bọc một lớp bột mỏng bên ngoài, chiên giòn rồi nấu cùng sốt cay ngon tuyệt. Tuy là món chay nhưng thơm ngon, hấp dẫn không kém gì món ăn mặn.
(Xem: 10908)
Bài viết này được trình bày qua công trình nghiên cứu, suy luận, tham khảo, sáng tác và phóng dịch từ những...
(Xem: 11369)
Kinh Địa Tạng, Đức Phật nói rằng thời gian 1 ngày trên cõi Trời Đao Lợi tương đương gấp 3 tháng thời gian ở Trái Đất.
(Xem: 10354)
Những người xuất thân từ những gia đình có truyền thống ăn chay lâu dài qua nhiều thế hệ có thể bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư lớn hơn nếu...
(Xem: 10172)
Thịt và xúc-xích chay thật sự có hương vị và hiện nay đang chinh phục các siêu thị. Phải chăng đây là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng về thực phẩm sắp diễn ra?
(Xem: 15921)
Khoa học thần kinh ngày hôm nay đã chứng minh một cách khách quan và cụ thể rằng chánh niệm (samma-sati) là con đường trực tiếp nhất để gạt bỏ vọng tưởng về cái "ta"
(Xem: 15513)
Trong các ngành khoa học, rất có thể khoa học thần kinh (neurosciences) sẽ là ngành phát triển mạnh và gây nhiều ảnh hưởng nhất trong những thập niên tới.
(Xem: 11059)
Nói theo ngôn ngữ Bát Nhã của Phật Giáo, sắc tất thị 95% không; không tất thị 95% vô sắc tướng.
(Xem: 10523)
Trong vật lý có rất nhiều thứ được gọi là sóng. Khi ném đá xuống nước thì nó tạo thành sóng lan tỏa từ ...
(Xem: 10021)
Pulses (tạm dịch là các loại đậu) là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, sạch và an toàn, ngày càng được đánh giá cao về vai trò cải thiện sức khỏe cho con người...
(Xem: 12864)
Có năm thứ mà chúng ta có thể thêm vào chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe, tăng cường chức năng miễn dịch và giúp chúng ta chống lại bệnh.
(Xem: 9801)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn.
(Xem: 11354)
Hai nghiên cứu mới đây cho thấy rằng những người thực hành chánh niệm ít có nguy cơ béo phì và mắc bệnh tim mạch.
(Xem: 11115)
Tiêu thụ các loại thịt lợn ướp là gây ung thư và tiêu thụ các loại thịt khác (trừ thịt gia cầm) rất có thể bị ung thư
(Xem: 10990)
Phật giáo quan niệm , theo như tôi hiểu, tất cả những gì có trên thế gian này đều vận hành, biến dịch liên tục, chúng dính líu tới nhau, không có gì là độc lập,
(Xem: 12338)
Bạn có thích ăn xúc xích (hot-dog) hoặc bánh mì thịt nguội không? (Nói chung là ăn thịt chế biến). Có thể bạn nên suy nghĩ lại.
(Xem: 14444)
Bỏ được ăn tối thì sẽ khỏe và đầu óc minh mẫn hơn, bỏ được là tốt Muốn bỏ được thì ngoài quyết tâm, phải có hiểu biết
(Xem: 10457)
Tôi nghĩ rằng lâu nay tôi đã áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh - không ăn thịt đỏ, không ăn các loại thực phẩm chiên xào,,,
(Xem: 14608)
Mục đích của Đức Phật ra đời là dạy đạo giải thoát, cứu chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Bên cạnh đó, Ngài là một một nhà Bác học, Bác sĩ giỏi ...
(Xem: 11105)
Hàng chục triệu người Mỹ đã chuyển đổ chế độ ăn từ ăn thịt sang chế độ ăn có nguồn thực vật ăn rau quả, ngũ cốc, đậu và các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác.
(Xem: 13741)
Vật lý hạt có liên quan gì đến thế giới quan hay hiện tượng quan của đạo Phật ? Đạo Phật chủ ý đưa phương pháp diệt khổ cho chúng sinh .
(Xem: 14010)
Các thành phần bốc lửa như ớt có thể làm nhiều điều tốt hơn là đốt cháy lưỡi của bạn. Những thực phẩm này có thể giúp bạn sống lâu hơn.
(Xem: 15106)
Một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư.
(Xem: 12029)
Chỉnh thể các hệ thống trong não bộ, nếu có sự hỗ trợ tác động của chúng ta, thì hạnh phúc sẽ được kết nối mật thiết với hệ thống các cơ quan khác nhau trong cơ thể...
(Xem: 21856)
"No mất ngon, giận mất khôn" là thế. Sau đây là 5 phương pháp thực tập để xoa dịu cơn giận và tận hưởng thời gian quý báu, quan trọng của mình với nhau.
(Xem: 28116)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới.
(Xem: 18661)
Tết Nguyên Đán của người Việt Nam luôn đậm đà bản sắc. Đó không chỉ là những lễ nghi, phong tục, mang tính cổ truyền, thể hiện hồn dân tộc mà còn là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc.
(Xem: 20891)
Hướng dẫn làm bánh Giò chay... Nhật Thảo
(Xem: 14333)
Viên thuốc bổ sung làm từ củ nghệ đã cho thấy rằng các chất chống viêm trong nghệ có tác dụng điều trị hữu hiệu chứng ợ nóng (heartburn) và các bất ổn về hệ tiêu hóa.
(Xem: 12407)
Bệnh là nghiệp nên nhiều trường hợp dẫu đủ khả năng đến bất cứ bệnh viện tối tân nào trên thế giới vẫn phải nhận lãnh cái chết.
(Xem: 12801)
Động lực ăn chay có thể nhiều và khác nhau, nhưng ba động lực chính được kể đến là sức khỏe, lòng bất nhẫn đối với các loài sinh vật, và ý thức bảo vệ môi trường.
(Xem: 13386)
Theo tuệ giác Thế Tôn, ngày nào chúng ta có những phẩm chất tốt đẹp như suy nghĩ điều lành, nói lời thiện ích và làm những việc giúp người, cứu vật thì ngày đó chính là ngày tốt.
(Xem: 16629)
Có nhiều loại thực phẩm thiên nhiên mà khi chúng ta ăn vào sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, hệ thống động mạch không bị tắc nghẽn.
(Xem: 12954)
“Ta cứ chạy hoài, Qua những bước đời say men, Qua những ước mơ trắng màu ký ức, Qua những dấu hỏi trầm lên khuôn mặt, Ta chạy đuổi một đời, Không tới đích.”
(Xem: 17719)
Có một loại thức ăn mà các bác sĩ y khoa, chuyên gia dinh dưỡng hoặc thậm chí mẹ của bạn - bảo bạn nên ăn nhiều hơn, đó là rau lá xanh...
(Xem: 13004)
Phẫn nộ (kodha) là hình thái bùng vỡ của tâm giận dữ bất mãn hay lòng sân hận bực phiền.
(Xem: 15692)
Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện...
(Xem: 14775)
Tuyển tập một số mẹo vặt làm bếp cho đời sống thường nhật... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 14440)
Hầu như chúng ta đều biết ngồi quá lâu không hề tốt. Nhưng chính xác điều gì diễn ra trong cơ thể khi ngồi suốt 8 tiếng mỗi ngày hoặc lâu hơn? Thu Hiền
(Xem: 11728)
Sức khỏe và bệnh tật là những kinh nghiệm thông thường của đời người, và vì vậy cũng là điều được tôn giáo quan tâm đặc biệt... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13638)
Ăn chay không phải là đổi món ăn cho ngon miệng... mà là một cách tu hành... Toàn Không
(Xem: 20196)
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực... Nguyễn Hữu Đức
(Xem: 16927)
Đây là lối suy nghĩ chín chắn, thể hiện thái độ hiểu biết sáng suốt của người con Phật trước một quyết định quan trọng liên quan đến đời sống hạnh phúc gia đình... Chơn Hằng Tịnh
(Xem: 13873)
“Đau tim”, ở đây muốn nói đến tình trạng “đột quỵ tim”, hay “trụy tim”, tức “heart attack”, đa phần lại không làm đau đớn gì ở trái tim cả... Bác sỹ Hồ Ngọc Minh
(Xem: 14255)
Trộn đều cốm, đậu xanh và dừa, thêm đường theo khẩu vị... Hoavouu sưu tầm
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant