Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiên Văn Học Và Phật Giáo

24 Tháng Mười Một 201509:21(Xem: 11118)
Thiên Văn Học Và Phật Giáo
THIÊN VĂN HỌC VÀ PHẬT GIÁO

Nguyễn Quang Riệu


Thiên Văn Học Và Phật GiáoLTS: Giáo sư Nguyễn Quang Riệu, nhà thiên văn học, tiến sĩ khoa học vật lý Đại học Sorbonne, Pháp, hiện là Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm quốc gia Nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS), công tác tại Đài Thiên văn Paris. Ông là tác giả của hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học giá trị về thiên văn đăng trên nhiều tạp chí khoa học quốc tế. Độc giả Việt Nam biết đến tên tuổi của ông qua nhiều cuốn về Thiên văn với cách viết đầy chất thơ như: “Bầu trời tuổi thơ”, “Lang thang trên dãi Ngân Hà”, “Sông Ngân khi tỏ khi mờ”, “Vũ trụ: phòng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại”, “Thiên văn học vật lý”…xuất bản từ 1995 cho đến gần đây. Là một nhà khoa học và là người có truyền thống Phật giáo, ông đã tham dự buổi thảo luận bàn tròn về đề tài”Thế giới quan của Vật lý học hiện đại và của Phật giáo”. VHPG trân trọng giới thiệu đến bạn đọc phần trình bày ý kiến của ông, về những điểm gặp gỡ và không gặp gỡ giữa Thiên văn học và Phật giáo.

Trước hết, tôi xin cảm ơn các anh Cao Huy Thuần và Trịnh Đình Hỷ, đại diện ban tổ chức chùa Khuông Việt đã mời tôi đến cuộc gặp mặt hôm nay. Mục tiêu của các anh đã đạt được một phần. Bởi vì các anh đã làm thế nào mà để bốn chúng ta họp mặt với nhau, ý kiến có thể khác nhau, vấn đề này chúng ta sẽ thảo luận sau, nhưng trước hết là chúng ta đã đồng ý họp với nhau.

Một nhà khoa học như tôi cũng có truyền thống Phật giáo, giống như đại đa số các anh chị em ở đây, tuy nhiên tôi không am hiểu nhiều về Phật giáo. Vì thế, những lời của anh Nguyễn Tường Bách phát biểu trước đây đã làm cho tôi hiểu thêm về đạo Phật. Anh Bách cũng đã có nhã ý lướt qua về lịch sử vật lý học hơn hai mươi thế kỷ nay trong 15 phút. Điều này đã đỡ cho chúng tôi, các nhà khoa học không phải nhắc lại chuyện đó.

Hôm nay, tôi chỉ xin trình bày quan điểm của tôi về một số sự kiện xảy ra trên thế giới này. Sau khi trình bày, tôi mong muốn các anh chị em đặt câu hỏi. Đó là những giây phút lý thú nhất, còn độc thoại thì sợ mất thì giờ của các anh chị ở đây.

Tôi xin trình bày những vấn đề tương đối khó hiểu của khoa học và có thể một phần nào cả về Phật giáo. Tại sao người ta lại để ý đến thiên văn học nhiều, nhất là trong tôn giáo? Theo ý tôi, thiên văn học có những đề tài rất hấp dẫn, nó chạm đến siêu hình học (metaphysique). Tôi thêm những từ tiếng Pháp để các anh chị hiểu, bởi vì chỉ nói từ chuyên môn về triết học và khoa học vật lý sợ các anh chị không quen. Các đề tài thiên văn nhiều khi dính líu đến siêu hình họctriết học, nên đã thu hút rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có niềm tin tôn giáo.

Cách tiếp cận những hiện tượng trong vũ trụ đối với Phật giáo và đối với khoa học là hoàn toàn khác nhau. Nhà khoa học dùng logic kiểu Descartes để tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên, còn Phật giáo, theo tôi hiểu, dùng tư duy đạo đức, triết học để đạt giác ngộ và giúp nhân loại diệt khổ. Tuy nhiên, khoa học và Phật giáo không phải là không tương hợp với nhau. Một Phật tử có thể là một nhà khoa học lỗi lạc. Nhưng nếu dùng khoa học để giải thích một hiện tượng siêu hình, đối với tôi, là không thực tế.

Hiện nay có hai đề tài chính, đó là vũ trụ luận và sự săn tìm các hành tinh ở bên ngoài hệ mặt trời. Đề tài trong thiên văn cũng như trong y khoa có rất nhiều, nhưng vũ trụ luận sở dĩ hấp dẫn vì nó dính líu đến siêu hình học, mặc dù nó chỉ là một phần nhỏ trong thiên văn học mà thôi. Người ta để ý đến vũ trụ luận nhiều, vì môn học này nói về trời đất nên trở nên hấp dẫn.

Vũ trụ luận (cosmology) nghiên cứu nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ, trong đó có cả vấn đề tại sao chúng ta có mặt ở đây, trên hành tinh trái đất này? Vũ trụ nguyên thủy có rất nhiều hạt cơ bản. Muốn nghiên cứu về vũ trụ nguyên thủy, chúng ta rất cần đến những nhà chuyên nghiên cứu về hạt, về vật lý lượng tử. Vũ trụ nguyên thủy chỉ là hạt và ánh sáng.

Đề tài thứ hai là săn tìm các hành tinh ở bên ngoài hệ mặt trời, nhằm phát hiện sự sống trên các hành tinh. Nhà vật lý nổi tiếng Fermi đã tự hỏi khi ông đến thăm Trung tâm Nguyên tử Los Alamos vào năm 1945, sau khi bàn bạc với các nhà vật lý nguyên tử rằng tại sao chỉ có chúng mình có mặt ở trong vũ trụ bao la này thôi? Ở Mỹ có thói quen vừa ăn vừa bàn về khoa học, ông ta tính toán trong một góc bàn và kết luận hẳn phải có con người trên những thế giới khác. Tại vì có hàng trăm tỷ thiên hà trong vũ trụ, trong mỗi một thiên hà có đến hàng trăm tỷ ngôi sao, mà mỗi một ngôi sao như ngôi sao mặt trời có đến một chục hành tinh. Nếu tính toán thì có đến hằng hà sa số hành tinh, và khi nói đến hành tinh thì phải nói đến sinh vật như con người chúng ta. Trong 9 hành tinh của hệ mặt trờichúng ta đã biết được chỉ có một hành tinh là trái đất là có người ở. Thế thì giả thử, nếu có con người trên những hành tinh khác và có những nền văn minh siêu việt hơn nền văn minh ở hành tinh chúng ta, vậy tại sao họ không tới thăm chúng ta? Có nhà khoa học đã tính toán, chỉ trong khoảng mấy trăm triệu năm, nếu có những nền văn minh siêu việt như vậy thì họ đã phải đến thăm chúng ta, và nếu họ đã tuần tự nhi tiến, đi từ hành tinh nọ sang hành tinh kia để chinh phục vũ trụ thì mình đã phải gặp được họ. Nhưng chưa ai thấy được mặt mũi của một người từ một hành tinh nào đó tới thăm trái đất. Vì thế người ta gọi câu hỏi của Fermi là nghịch lý Fermi. Trên  lý thuyết, có rất nhiều hành tinh, có rất nhiều người, rất nhiều nền văn minh siêu việt nhưng mà chúng ta không tìm thấy.

Đấy là hai đề tài rất hấp dẫn đối với con người trên trái đất hiện nay, không chỉ về mặt khoa học, triết học mà còn cả về siêu hình học.

Tôi thấy có một số điểm tương đồng giữa Phật giáo và khoa học. Phật giáo quan niệm , theo như tôi hiểu, tất cả những gì có trên thế gian này đều vận hành, biến dịch liên tục, chúng dính líu tới nhau, không có gì là độc lập, không có gì là thực tại, như anh Bách đã nói. Trong thiên văn học, vũ trụ biến dịch liên tục, chúng mình đang quay chung quanh mặt trời với chu kỳ 365 ngày, rồi mặt trời cùng với chúng ta quay chung quanh trung tâm của thiên hà, và Thiên hà của chúng ta cũng quay và chạy lùi ra xa những Thiên hà khác. Trong thế giới này, tất cả đều động, không có gì là ở trạng thái tĩnh cả. Phật giáo và khoa học đi trên những con đường song song với nhau để tìm chân lý. Tôi không đồng ý với việc dùng khoa học để giải thích sự hiện hữu của một Đấng tối cao. Bởi tôi thấy cách tiếp cận những hiện tượng trong vũ trụ đối với Phật giáo và đối với khoa học là hoàn toàn khác nhau. Nhà khoa học dùng logic kiểu Descartes để tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên, còn Phật giáo, theo tôi hiểu , dùng tư duy đạo đức, triết học để giác ngộ và giúp nhân loại diệt khổ. Tuy nhiên, khoa học và Phật giáo không phải là không tương hợp với nhau. Một Phật tử có thể là một nhà khoa học lỗi lạc. Nhưng nếu dùng khoa học để giải thích một hiện tượng siêu hình, đối với tôi, là không thực tế.

Thời Phục hưng, ở phương Tây, người ta cho rằng thế giới của chúng taduy nhất, nhân loại là độc nhất, khi đưa ra quan niệm thế giới địa tâm, cho trái đất là trung tâm của vũ trụ. Người Trung Quốc gọi nước của họ là nước trung tâm của thế giới. Còn một số nhà thiên văn đề nghị rằng , ông trời làm ra cái vũ trụ này là vì có con người chúng ta sống trong đó, khái niệm rất trừu tượng này cho rằng trung tâm của vũ trụcon người. Còn ở phương Đông, Phật giáo coi thế gian này có chứa nhiều thế giới , con người chỉ là một tiểu vũ trụ trong một đại vũ trụ, hằng hà sa số đại vũ trụ. Phật giáo có khái niệm Nghiệp, mình là con người như bây giờ là do những kiếp trước mình đã làm gì để thành con người hôm nay. Nếu mình làm những việc tốt thì hôm nay mình có tiền bạc, danh vọng, xinh đẹp; còn nếu mình đã làm những việc ác thì ngày nay có lẽ mình thành…con quỷ! Tôi xin mạn phép nói nôm na như thế cho dễ hiểu, bởi không có gì là cao siêu cả.

Tôi xin nói qua về sự tiến hóa của vũ trụ. Các nhà thiên văn bây giờ tìm cách miêu tả sự kiện ở thời điểm sau Big Bang, một vụ nổ vĩ đại tạo ra vũ trụ cách đây khoảng 14 tỷ năm. Hồi đó, vũ trụ từ một hạt cơ bản rất nhỏ đã phát triển để ngày nay trở thành một vũ trụ có đầy thứ trong đó. Big Bang là nguyên nhân của thế giới hiện nay. Trong thời Big Bang, nếu có sự thay đổi những hằng số của vũ trụ, dù chỉ là một chút; thì vũ trụ hiện nay đã khác và có thể khôngchúng ta ở trong đó, nghĩa là vũ trụ đã được điều chỉnh một cách rất tinh tế. Đó không phải là vấn đề. Điều tôi muốn nêu ra ở đây là, đã có những nhà khoa học nêu lên vấn đề ai là người đã điều chỉnh vũ trụ tinh tế như vậy? Từ đó, họ cho là có một Đấng sáng tạo tối cao điều khiển vũ trụ. Theo tôi, quan niệm đó là không phù hợp với Phật giáo. Bởi Phật giáo không tin có một Đấng Sáng tạo. Phật giáo quan niệm vũ trụ vô thủy vô chung không thích hợp với những kết quả mà đa số các nhà thiên văn đã tìm thấy.

Nói theo kiểu cách mạng Trung Quốc, Phật giáo có ba cái”vô”, đó là vô thường, vô ngãvô minh. Ba cái “vô”đó miêu tả khái niệm ảo của sự vật: Hiện tượng không phải là những thực thể độc lập, như anh Bách vừa nói, chúng phụ thuộc lẫn nhau theo luật nhân quả. Chẳng hạn, trong vũ trụ nguyên thủy có toàn những hạt cơ bản, những hạt li ti, nhỏ hơn cả electron mà anh Bách dịch là”hạ nguyên tử”. Từ trước đến nay người ta cho quark (tôi nhường lời để anh Yêm sẽ nói nhiều hơn) là hạt cơ bản của vật chất. Nhưng những năm gần đây, có các nhà khoa học, các nhà thiên vănvật lý cộng tác với nhau, đã đề nghị trong vật chất có những hạt còn nhỏ hơn hạt cơ bản, đó là những “dây”, như anh Bách đã nói, có kích thước nhỏ hơn electron 10 lần, không nhìn thấy được. Đó là lý thuyết hiện đại. Liệu những “dây”đó có phải là thực tại hay không? Tại vì cả hàng trăm năm nay, ai cũng cho “hạt”là đơn vị cơ bản, thì nay lại còn có cả “dây”. Người ta cho rằng, hạt phản ảnh cơ chế sinh động của “dây”. Như dây đàn khi ấn ngón tay vào một vị trí trên cần đàn thì nó sẽ phát ra một nốt nhạc. Cũng tương tự như vậy, tùy cách rung dây có thể tạo ra electron , và khi rung ở những mức khác sẽ tạo ra hạt nọ hạt kia. Lý thuyết này hiện rất phát triển, rất mode. Nhưng theo tôi thì chưa chắc đúng. Sở dĩ người ta để ý đến lý thuyết “dây” bây giờ vì những người làm ra lý thuyết “dây” cho rằng, thuyết này có thể giải thích được những gì có trong vũ trụ , nên gọi là”lý thuyết của mọi vật”(theory of everything). Đó cũng là ước vọng cuối cùng của A.Einstein. Liệu khái niệm”dây”có đúng hay không? Theo tôi hiện giờ chưa biết. Tôi xin tạm dừng ở đây và mong các anh các chị đặt câu hỏi.

(P.V.ghi, tựa do VHPG đặt) Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 10 |  Thế giới quan của Vật lý học hiện đại và của Phật giáo |  Nguyễn Quang Riệu
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15252)
Nếu tạo màu theo lớp như hình trên bên phải thì cho xôi theo từng lớp một vào khuôn... Hoavouu sưu tầm
(Xem: 18211)
khổ qua thường dùng chữa các chứng do bệnh nhiệt gây thử nhiệt phiền khát, trúng thử , ung sưng, mắt đỏ đau nhức, kiết lỵ, viêm quầng, nhọt độc, tiểu ít…
(Xem: 18000)
Bài nói chuyện của bác sĩ William Li về một phương thức tiếp cận mang tính đột phá trong y học để chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là các loại ung thư và béo phì... William Li
(Xem: 14337)
Một chế độ ăn nhiều thịt có thể làm cho người ta mắc một số bệnh... Bùi Thị Thu Hương
(Xem: 13710)
Trong thực tế, cơ thể con người được hình thành bằng vật chất mà nó được cung cấp bởi những yếu tố bên ngoài chẳng hạn như prô-tê-in, li-pít, chất khoáng .v.v... Nghiệp Đức dịch
(Xem: 15733)
Vitamin B-12 thường không có ở những thực phẩm chay, chỉ có ở các sản phẩm chế biến từ thịt động vật và một số ít có trong trứng và bơ sữa.
(Xem: 18224)
Quyển sách này cho thấy những nét đẹp và khả năng phục hồi của não bộ con người, do khả năng nội tại của nó không ngừng thay đổi và luôn thích ứng để tồn tại.
(Xem: 18988)
Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền định.
(Xem: 11874)
Nhân loại và thế giới thực sự đang đứng trước nguy cơ tự diệt vong do sự tàn phá môi trường khủng khiếp, dân số quá tải...
(Xem: 13558)
Các khoa học gia đã chọn chế độ dinh dưỡng chay áp dụng cho các phi hành gia và họ đã nghiên cứu cách trồng rau...
(Xem: 24619)
Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc...
(Xem: 13709)
Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trong nhận thức của con người hay không?”
(Xem: 14417)
Bức thư là cách thể hiện phản ứng của Einstein đối với một cuốn sách mang tựa đề “Choose Life: The Biblical Call to Revolt”.
(Xem: 31501)
Hiện có hai nguồn tin đối nghịch về Bột Nêm. Một bên cho rằng Bột Nêm KHÔNG AN TOÀN vì có chứa hai chất "sodium 5 va guanylate" (I&G).
(Xem: 21606)
Đối với những người ăn chay, hai loại hạt Chia và Flaxseed, đặc biệt là hạt Chia có thể nói là thực phẩm chay lý tưởng vì là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời...
(Xem: 37980)
Hàm lượng vitamin K trong một bát cải tím được nấu chín có thể được cơ thể bạn hấp thu cao gấp 10 lần so với những bữa ăn hàng ngày thông thường.
(Xem: 17769)
Ăn chay, theo các nhà dinh dưỡng học định nghĩa là một chế độ dinh dưỡng mà thực phẩm được lấy từ các nguồn thực vật bao gồm rau đậu quả củ và ngũ cốc...
(Xem: 15136)
Trong bối cảnh cao điểm cơn sốt hóa chất tăng trọng, tạo nạc, kích thích heo nuôi, thì nếu Phật tử chúng ta khéo sách tấn việc ăn chay, thì chắc chắn hiệu quả rất lớn.
(Xem: 15227)
Hiện nay, nhiều bằng chứng cụ thể cho thấy đậu nành có khả năng làm giảm lượng cholesterol của những người bị bệnh cao mỡ.
(Xem: 16294)
Những ngày qua, thời tiết nóng bức làm cơ thể bị nhiệt, khiến nhiều người bị viêm họng, lở miệng...
(Xem: 15362)
Ăn các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây... có tác dụng cải thiện trí não và giúp ngừa chứng mất trí nhớ liên quan tới tuổi già.
(Xem: 13017)
Các chất chống ô xy hóa trong vỏ táo có thể giúp mở ra các liệu pháp cũng như hướng điều trị mới cho những ai bị các rối loạn do viêm ruột kết...
(Xem: 15398)
Để đáp ứng đủ lượng kali cho cơ thể, 4.700 mg/ngày, khoai tây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bạn...
(Xem: 15613)
Cà phê chứa hàng trăm hợp chất, bao gồm các chất chống ô xy hóa và chất kháng viêm - vốn có thể hạn chế những dấu hiệu sinh học của tình trạng viêm...
(Xem: 31535)
Bậc giác ngộ, đức Phật Gotama, sử dụng từ bhavana để diễn tả những thực tập về sự phát triển của tinh thần. Từ này được dịch đại khái là thiền định.
(Xem: 14944)
Những người ăn chay và loài động vật ăn rau quả ra mồ hôi làm mát cơ thể, không giống như loài động vật ăn thịt phải thở mạnh (thở hổn hển) để làm mát cơ thể.
(Xem: 60396)
Ớt ngọt có tên khoa học: Capsicum annum L. Nó được gọi là ớt ngọt vì nó không có vị cay gắt như ớt cay; vì được trồng nhiều ở Đà Lạt nên còn được gọi là ớt Đà Lạt.
(Xem: 14297)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
(Xem: 16688)
Món ăn ngày Tết - Mứt dứa ngọt mềm
(Xem: 13695)
Thêm một sự lựa chọn thú vị cho những người thích ăn chay trong dịp năm mới - món bánh muffin làm từ bí xanh và các nguyên liệu tự nhiên.
(Xem: 28832)
Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản...
(Xem: 16358)
Gần Tết rồi bạn hãy trổ tài làm mứt cho gia đình cùng thưởng thức nhé, mứt khoai lang dẻo, bùi, không quá ngọt như ở ngoài hàng bán.
(Xem: 16022)
Khoai lang bí, khoai môn, khoai mì luộc chín riêng mỗi thứ, lưu ý khoai lang và khoai môn nên luộc chín dòn đừng luộc chín mềm.
(Xem: 14884)
Cho vỏ cam vào bát nhỏ, thêm chút nước sôi, để khoảng 3- 4 phút, vớt ra để ráo. Hòa tan đường, cho vào chảo đun sôi.
(Xem: 13898)
Vắt nước cam rồi bỏ vào máy sinh tố với dâu xay lên. Sau đó, bỏ chút đường quậy đều và cho chút đá vào.
(Xem: 13353)
Xoài mua về để cho chín mùi rồi ta mới gọt vỏ lấy cơm của nó xay cho nhuyễn để vào tủ đá cho gần đông đặc lại, sau đó để xoài vào thố lớn dầm xoài ra...
(Xem: 12027)
Nấm mối thường mọc khắp nơi nhưng nhiều nhất là ở miền quê, nơi có vùng đất thịt bazan. Ở những vùng đất này, nấm có khi mọc lên trong bờ rào...
(Xem: 13461)
Chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên ổi được xem là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày.
(Xem: 15811)
Nâng chén chè có sắc màu tím đậm in trong lòng chén trắng phau, người ăn cảm thấy tâm hồn bâng khuâng xao xuyến, dịu đi những mệt mỏi ngày thường.
(Xem: 17589)
Theo dân gian, nhai lá ổi hoặc ăn ổi sống có thể làm nướu răng chắc khỏe hơn và răng sáng hơn. Ngoài ra ổi còn có khả năng khử trùng, chống vi khuẩn...
(Xem: 15495)
Những lát sen ngào được bảo quản trong lọ thủy tinh trong veo, đậy kín. Sen ngào được đặt lên bàn thờ cúng ông bà để tỏ lòng hiếu thảo.
(Xem: 16129)
Bánh lá dứa không phải là món ăn chơi của người Kinh, người Hoa địa phương, mà là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc Khmer “sáng chế”.
(Xem: 13403)
Nhóm nghiên cứu của ông Castro nhận thấy vỏ chuối băm nhỏ có thể nhanh chóng tách lọc chì và đồng khỏi nước sông cũng tốt như những loại vật liệu khác.
(Xem: 11656)
Việc nghiên cứu xương đầu của chim gõ kiến có thể giúp giới khoa học chế tạo mũ bảo hiểm bảo vệ não khỏi chấn thương nghiêm trọng.
(Xem: 11346)
Dưa gang có vị ngọt nhạt, tính hàn, có lợi cho tràng vị, giải rượu và ngộ độc. Muốn giảm cân, lấy dưa gang luộc rồi bóc vỏ, đánh tơi...
(Xem: 12181)
Không mất nhiều thời gian, lại tận dụng được nhiều nguyên liệu có sẵn trong gian bếp, bạn có thể tự chăm sóc da của mình theo phương châm “rẻ mà đẹp”.
(Xem: 13215)
Sâm sương là một loại dây leo, rất quen thuộc với người dân Việt Nam, có người gọi là sương sâm, là món dùng giải khát phù hợp cho tất cả mọi người...
(Xem: 10691)
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Có một số cách chữa đau mắt đỏ mà người dân ở vùng sâu vùng xa có thể áp dụng từ cây, lá...
(Xem: 9801)
Các nhà khoa học Úc cho biết bổ sung sữa chua hằng ngày có thể giúp ngừa tình trạng thành mạch máu dày lên, vốn có thể dẫn tới các cơn trụy tim và đột quỵ.
(Xem: 10208)
Bổ sung gừng có thể giúp giảm nguy cơ bị viêm sưng ở ruột, một trong những tác nhân dẫn đến ung thư ruột kết.
(Xem: 18520)
Ngâm nấm mèo cho nở, rửa sạch, bỏ gốc. Cà rốt, đậu hủ, nấm mèo xắt lát mỏng, dài cỡ 5cm. Bắc chảo dầu nóng, phi boarô cho thơm...
(Xem: 11445)
Bệnh nổi gân trên da hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch là hiện tượng mao mạch nhỏ hoặc tĩnh mạch ở da bị giãn nở. Phần lớn là do di truyền, tuổi tác...
(Xem: 12153)
Người Tây Tạng đã khám phá ra nhiều bài thuốc cơ bản, như dùng bơ nấu chảy đắp lên vết thương để cầm máu, hay dùng nước nóng để trị chứng không tiêu.
(Xem: 21793)
Cải xoăn là một loại rau màu xanh mà lá nhăn nheo. Không chỉ là một món ăn ngon, cải xoăn còn có rất nhiều chất dinh dưỡng.
(Xem: 9873)
Những lúc ngồi ngẫm nghĩ, tôi lại càng thấm thía câu nói mà ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” hay “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”.
(Xem: 12678)
Trộn đường vào cream quấy đều cho tan ra, dùng một nửa số sầu riêng vào hỗn hợp xay nát chung với vanilla ice cream...
(Xem: 11747)
Ðể đường và nước vào xoong nhỏ nấu lên cho tan đường ra và hơi đặc lại, để thử độ đặc, ta có thể thấy đường dính vào muỗng gỗ là được.
(Xem: 14706)
Trộn tất cả, cho lên bếp khuấy cho bột đặc thành 1 miếng to, bột không cần chín hoàn toàn. Bỏ ra cắt thành miếng nhỏ, nhận nhân vào giữa và túm lại...
(Xem: 11475)
Bánh nướng, dẻo là món quà quen thuộc trong dịp trung thu, nhưng bạn đã bao giờ thử bánh trung thu từ rau câu chưa. Vỏ bánh giòn mát...
(Xem: 12558)
Từ thời văn minh cổ, con người đã biết dùng lô hội làm thuốc và thức ăn uống. Do loại cây này nhiều tính năng chữa trị nên cả thế giới đều biết đến.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant