Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

14. Những nguồn năng lượng tinh thần

17 Tháng Hai 201100:00(Xem: 6302)
14. Những nguồn năng lượng tinh thần

HẠNH PHÚC LÀ ĐIỀU CÓ THẬT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
NXB : Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Những nguồn năng lượng tinh thần

 

Từ khi tôi còn học ở bậc tiểu học, tôi nhớ có một câu nói rằng: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”[1]

Đã từ lâu người ta nhận biết rằng sức mạnh của chúng ta không chỉ nằm ở phần thể lực, mà phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần. Thậm chí, một khi tinh thần đã sa sút, dù cho thể lực có mạnh mẽ đến đâu người ta cũng tự cảm thấy yếu đuối và chẳng làm được gì.

Những gì mà chúng ta gọi là ý chí, nguyện vọng, lòng ham muốn... đều là những nguồn năng lượng tinh thần. Ý chí càng mạnh mẽ, nguyện vọng càng tha thiết, ham muốn càng mãnh liệt... chúng ta càng có nhiều năng lực hơn trong việc đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nhưng còn có những hình thức năng lượng tinh thần khác nữa mà chúng ta thường gặp hơn trong đời sống hàng ngày. Lòng ghen tức, sự giận dữ, nỗi đau buồn, thù hận... đều là những nguồn năng lượng tinh thần. Chúng ta có thể nói một cách khái quát hơn, tất cả những cảm xúc, tình cảm của chúng ta thảy đều là những nguồn năng lượng tinh thần. Tùy theo cường độ phát sinh và tăng trưởng, chúng chi phối vào năng lực hoạt động chung của cơ thể ta.

Vấn đề cần chú ý ở đây là, nếu mỗi cảm xúc mạnh mẽ đều là một nguồn năng lượng, chúng ta sẽ không thể làm triệt tiêu chúng.[2] Khi chúng ta muốn quên đi một nỗi đau, hoặc dập tắt một cơn giận dữ... thường thì chúng ta luôn luôn thất bại.

Giống như bất kỳ một loại năng lượng nào khác, chúng ta có thể sử dụng năng lượng tinh thần vào nhiều mục đích khác nhau. Đó là sự chuyển hóa. Trong chiến tranh, chúng ta rất thường nghe đến khẩu hiệu: “Biến đau thương thành hành động.” Đó cũng là một cách chuyển hóa. Người ta không thể tự nhiên quên đi nỗi đau, nhưng họ có thể chuyển hóathành sự căm thù, giận dữ.

Để có được cuộc sống hạnh phúc, điều quan trọng là chúng ta cần học biết chuyển hóa những nguồn năng lượng tinh thần theo một cách tích cực, mang lại sự yên vui, thanh thản cho tâm hồn ta.

Chúng ta có thể tạm phân chia năng lượng tinh thần của chúng ta thành hai nhóm. Nhóm năng lượng tích cực là nhóm thúc đẩy cuộc sống yên vui, hạnh phúc, chẳng hạn như lòng yêu thương, sự cảm thông... Nhóm năng lượng tiêu cực là nhóm thúc đẩy ta theo chiều hướng ngược lại, nghĩa là dẫn đến sự khổ đau, buồn chán, chẳng hạn như lòng thù hận, sự giận dữ... Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện sự phân chia như thế này bằng vào cảm nhận của riêng mình. Và bằng vào sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn, chúng ta sẽ có thể chuyển hóa những nguồn năng lượng tiêu cực trở thành tích cực.

Khi ta tức giận ai, ta cảm thấy sự thôi thúc phải làm một điều gì đó để giải tỏa sự tức giận. Ta bị cuốn hút về đối tượng đã gây nên sự tức giận của ta, và cảm thấy bị thôi thúc phải nói hoặc làm bất cứ điều gì để gây thương tổn cho người ấy. Sự thôi thúc ấy làm ta bị nung nấu trong đau khổ và cho rằng chỉ khi nào ta làm được điều gì đó gây thương tổn cho đối tượng ta mới hết tức giận.

Nếu chúng ta bình tĩnh phân tích vấn đề, chúng ta sẽ thấy rằng nguyên nhân chính của cơn giận không nằm ở nơi đối tượng. Sự giận dữ thường phát sinh từ một sự bất mãn, không hiểu biết, kiêu ngạo, hay tham muốn... Vì thế, chúng hoàn toàn nằm ngay trong ta, và đối tượng của sự tức giận chỉ là một nguyên nhân phụ thuộc.

Lấy ví dụ, một trận lụt xảy ra và tài sản ta bị thiệt hại rất nặng nề. Ta không hề tức giận trận lụt ấy, vì ta có đủ hiểu biết để hiểu rằng trận lụt do đâu mà có, và thật là ngây ngô khi nổi giận với trận lụt. Nhưng một người lái xe hơi bị hỏng thắng đâm vào hiên nhà ta gây ít nhiều thiệt hại sẽ làm ta tức giận. Bởi vì ta không có đủ hiểu biết để hiểu rằng do đâu mà người lái xe hơi ấy gây thiệt hại cho ta. Ta không chịu suy xét để hiểu, cho dù vấn đề rất đơn giản. Bản thân anh ta cũng chịu đựng sự thiệt hại, và tai nạn xảy ra là ngoài mong muốn của anh ta. Nếu ta hiểu được như thế, ta sẽ cảm thôngtha thứ, thay vì tức giận.

Một buổi sáng nhiều sương mù, có một người chèo thuyền đi ven sông. Anh ta nhìn thấy một thuyền khác phăng phăng nhắm hướng mình lao tới. Anh ta hét lên: “Cẩn thận, cẩn thận, có người ở đây.” Nhưng chiếc thuyền kia không đổi hướng, vẫn lao nhanh đến. Thuyền anh ta bị đâm vào và lật úp. Anh ta bơi vào bờ với tâm trạng tức giận vì mình đã cảnh báo mà người lái thuyền bên kia không chịu nghe. Nhưng khi lên bờ anh ta mới nhận thấy không còn ai khác, bởi thuyền kia là một chiếc thuyền không người lái! Cơn giận của anh ta tiêu tan. Anh ta đã có đủ hiểu biết để hiểu rằng do đâu con thuyền kia không chuyển hướng mà vẫn cứ đâm vào mình.

Trong phần lớn trường hợp, nếu chúng ta chịu suy xét, tìm hiểu về nguyên nhân một sự việc, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thôngtha thứ. Chúng ta sẽ nhận ra rằng rất nhiều khi đối tượng cơn giận của ta vốn dĩ đã phải chịu đựng rất nhiều và đáng được thương hại hơn là tức giận.

Có những nguyên nhân gần và xa mà ta đều có thể hiểu được nếu chịu suy xét. Một người nào đó nói với ta những lời cau có, bởi vì ngay trước đó anh ta đã hứng chịu những lời tương tự từ người khác. Nếu hiểu được như vậy, ta sẽ không còn giận anh ta nữa. Đó là một nguyên nhân gần, nhưng còn có những nguyên nhân xa hơn nữa. Chẳng hạn người ấy đã lớn lên trong một gia đìnhcha mẹ luôn nói với anh ta bằng những lời cau có, bực dọc. Anh ta đã tập nhiễm thành thói quen nói những lời cau có, bực dọc, nhưng không hẳn trong lòng anh ta có gì đáng ghét. Hiểu được như vậy, chúng ta cũng sẽ không còn giận anh ta nữa. 

Khổ đau, buồn chán, thù hận... đều có thể được chuyển hóa bằng vào sự hiểu biếtcảm thông. Chúng ta luôn có được sự hiểu biết khi ta chịu suy xét. Chúng ta luôn có được sự cảm thông khi ta chịu nghĩ đến những đau khổ, bất hạnh mà người khác đang gánh chịu.

Khi chúng ta thiếu sự hiểu biếtcảm thông, chúng ta sống trong đau khổ và gây ra đau khổ cho người khác. Những gì chúng ta làm mà ta cho rằng có thể giúp ta vơi đi đau khổ, thật ra chỉ làm tăng thêm khổ đau nhiều hơn nữa, và càng gây ra nhiều khổ đau cho người khác. 

Sự hiểu biếtcảm thông là một kỹ năng cần có quá trình rèn luyện. Hay có thể nói một cách khác đi, sự thiếu hiểu biếtcảm thông vốn là một thói quen tập nhiễm từ rất lâu mà ta không dễ loại trừ ngay trong chỉ một đôi lần. Đôi khi, những cơn giận nổi lên và ta không sao kiềm chế được cho dù ta biết là mình hoàn toàn vô lý. Nhưng với một sự tỉnh thứckiên nhẫn, qua nhiều lần như vậy chúng ta sẽ dần dần kiểm soát được chúng.

Sự thiếu hiểu biết thường là do không chịu lắng nghe từ người khác. Bởi vì có những điều chúng ta không thể suy ra được mà cần phải được nghe người khác giải thích. Nhưng thói quen của chúng ta khi nóng giận thường là không chịu lắng nghe người khác. Và điều đó dẫn đến sự thiếu hiểu biết.

Trong câu chuyện nổi tiếng về người thiếu phụ Nam Xương, người chồng đã thiếu hiểu biết vì không chịu lắng nghe. Qua nhiều năm chinh chiến trở về, anh ta không thể hiểu hết mọi việc ở nhà. Nhưng khi nghe đứa con nói rằng: “Ông không phải ba tôi. Ba tôi về đêm mới đến. Mẹ tôi nói chuyện và khóc với ba tôi. Khi mẹ tôi ngồi, ba tôi cũng ngồi. Khi mẹ tôi nằm xuống, ba tôi cũng nằm.” Anh ta cho rằng mình đã hiểu hết vấn đề qua lời nói của đứa con. Nhưng nếu anh chịu lắng nghe, anh sẽ hiểu được sự thật. Đứa bé đang nói về cái bóng đen trên vách tường mà mẹ nó mỗi đêm vẫn thường chỉ vào và bảo với nó đó là ba nó. Sự tức giận làm cho anh ta không còn biết lắng nghe. Và vì thế, anh ta không có đủ hiểu biết để hóa giải cơn giận. Hậu quảchúng ta ai cũng biết là người vợ đã trầm mình xuống sông tự vẫn.

Người vợ cũng đã sai lầm khi hành động như vậy. Bà đã không cảm thông được với cơn giận của người chồng. Lẽ ra bà phải hiểu được là người chồng đang giận, và những lời giải thích của bà có thể đưa ra sau đó, vì không có cơn giận nào kéo dài vô thời hạn. Bản thân bà cũng có một cơn giận. Nó là nguồn năng lượng tiêu cực thúc đẩy bà hành động sai lầm khi không nghĩ đến hậu quả cho người chồng và đứa con. Nếu bà hiểu được và cảm thông với nỗi đau khổ của người chồng đang tức giận, bà sẽ có thể kiên nhẫn chờ đợi giải thích vấn đề, và chúng ta hẳn đã có một kết quả tốt đẹp hơn cho câu chuyện.

Nguyên nhân gây ra những cơn giận cũng thường là nằm trong quá khứ. Khi có ai đó nói hoặc làm điều gì khiến ta nổi giận, thường là bởi vì điều ấy có liên hệ nhất định với những điều không hay nào đó trong quá khứ của ta. Vì thế, nếu ta ý thức được giá trị của hiện tại và không bị chi phối bởi quá khứ, chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát những cơn giận của mình hơn.

Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần phải nhớ là, khi chúng ta tức giận hoặc hận thù hoặc đau khổ... những cảm xúc ấy là ở nơi ta, không thuộc về bất cứ một người nào khác. Chúng ta chỉ có thể chuyển hóa những năng lượng tinh thần tiêu cực ấy bằng chính sự hiểu biếtcảm thông của mình, không thể bằng cách tác động vào ai đó như một đối tượng của lòng căm tức, hận thù hoặc đau khổ.

Những năng lượng tinh thần tiêu cực giống như những ngọn lửa. Chúng cần có gì đó để thiêu đốt. Khi chúng ta thiếu sự hiểu biết, chúng thiêu đốt chính bản thân ta. Nếu chúng ta chuyển hóa được chúng, chúng sẽ trở thành lòng yêu thương, sự hiểu biếtcảm thông chia sẻ... những nguồn năng lượng tích cực thúc đẩy ta làm được những điều tốt đẹp cho chính mình và cho mọi người chung quanh ta.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7912)
Trứng chay ăn với bánh mì nướng thật là tuyệt vời. Đây là một món ăn điểm tâm chay lành mạnh, thịnh soạn...
(Xem: 8342)
Lòng đỏ thì làm bằng đậu xanh với bột carrot xào với tí dầu và tí xíu muối.
(Xem: 8338)
Cắt nấm hương, măng, cà rốt thành hạt gạo, cho các hạt vừa cắt cùng với khoai tây nhuyễn, đậu xanh, muối, bột ngọt...
(Xem: 8262)
Cho khoai tây nhuyễn và cà rốt nhuyễn, muối, bột ngọt vào thố trộn đều thành miếng hình chữ nhật dài 5cm, rộng 1.5cm để làm thịt tôm...
(Xem: 10041)
Trộn tất cả các vật liệu trên với nhau, nêm gia vị vào hỗn hợp chủ yếu là lợ lợ không mặn, sau đó trộn vào hỗn hợp 1tsp bột năng.
(Xem: 8079)
Hòa tan các vật liệu nước xốt trong một nồi nhỏ. Nấu sôi và để ra chén. - Hòa tan các vật liệu bột chiên dòn trong một tô nhỏ.
(Xem: 8730)
Cắt tàu hũ ki lá thành từng miếng vuông khoảng 8cm, phủ 1 lớp khăn sạch lên. Nấm hương ngâm nước, để ráo, xắt nhỏ.
(Xem: 7509)
Dầu ăn, xả, muối, bột ngọt chay quậy đều, cho tôm (để tan đá) vào trộn đều cho thấm gia vị. - Spagetti luộc chín, để ráo
(Xem: 8462)
Đậu hủ ky frozen để mềm, lựa chỗ không rách dùng để cuộn tôm (xem hình) - phần còn lại ngâm với nước cho mềm - sau đó rửa sạch.
(Xem: 12164)
Ngâm cho bánh mềm, xong vớt ra rổ cho ráo bớt nước. Cho chút nước cốt dừa (không có cũng được, nước dừa là cho bánh được béo và thơm)...
(Xem: 12406)
Trứng luộc chín bóc vỏ để vào tô. Tofu cắt vuông vuông chiên vàng cho đều. Thịt ba chỉ chay thái miếng...
(Xem: 8066)
Cho thịt bò chay khô và gia vị để nấu thịt bò chay vào một nồi nhỏ, nấu cho mềm và sạch mùi bột. Vắt ráo.
(Xem: 8190)
Nấm mèo ngâm nở, băm nhuyễn. Nấm bào ngư chẻ đôi. Khoai lang đỏ gọt vỏ, cà rốt xắt cọng khoảng 5cm.
(Xem: 8927)
Tàu hủ ky để cho rã đá, thái miếng, lấy giấy napkin thấm thật khô rồi bỏ ra rổ, bắc chảo lên cho dầu ăn vào chiên như chiên tofu...
(Xem: 8236)
Đậu hũ tươi bóp nhuyễn trộn đều với Ham chay, tí muối, tiêu, bột ngọt rau cải, mè dầu, tí dầu gừng, nêm nếm chả đậu hũ lại cho vừa ăn...
(Xem: 7919)
Ðặt chảo lên bếp, vặn lửa trung bình, cho nước, ớt bột, và bột nêm taco vào. Khuấy đều và nấu cho sôi. Cho thịt chay vụn vào...
(Xem: 14963)
Phi hành cho thật thơm, sau đó cho thịt sườn vào xào, đảo nhẹ tay, giảm lửa nhỏ xuống medium. Cho xì dầu + tiêu + đường vào, trộn đều...
(Xem: 8712)
Bánh mì cắt thành miếng vuông. Măng đông cắt thành khúc. Khoét một cái lỗ ở giữa miếng bánh mì, cắm măng đông vào.
(Xem: 8184)
Rót dầu canola vào chén hành lá, cho vào lò vi ba nấu khoảng 1 phút (hoặc có thể phi trong nồi nhỏ, khi dầu vừa nóng thì tắt lửa).
(Xem: 8849)
Củ Sắn: gọt vỏ, rửa sạch thái chỉ, sau đó đem nấu với chút muối để lấy nước dùng (độ 2 lít). Hớt bọt cho nước được dùng trong.
(Xem: 8797)
Rau dền rửa sạch, để ráo nước, xắt nhỏ và ướp 1/3 muỗng cà phê muối khoảng 15 phút, vắt rau lấy 1/2 muỗng canh nước để lấy màu đỏ...
(Xem: 8500)
Lấy cái nồi nhỏ, cho nước + nước tương, hắc xì dầu, bột xá xíu, quế, tai vị, gừng vào nồi, canh sao cho vừa bằng với tàu hủ ky...
(Xem: 7307)
Lặt rau muống, rửa sạch. Chao tán nhuyễn, trộn với đường, xì dầu. Cho dầu vào chảo chờ thật nóng...
(Xem: 7282)
Bỏ cà rốt, ngô bao tử vào tô cùng với nước ấm, phủ giấy bảo quản, để vào lò vi sóng, đặt chế độ Micro khoảng 4 phút.
(Xem: 7995)
Bạn sẽ chọn mua những loại rau củ nhiều màu sắc như cà rốt, bông cải, củ dền, hành tây còn nhỏ để hấp.
(Xem: 7634)
Cho dầu ăn phi thơm với hành củ trong nồi nhỏ, cho cà chua vào xào trước kế đến cà rốt, khoai tây, đảo đều khoảng 5 phút...
(Xem: 8088)
Cho một tí dầu vào nồi canh xào sơ gia vị phá lấu cho thơm, cho nửa nồi nước sôi vào nấu với củ cà rốt, củ cải trắng...
(Xem: 9742)
Gọt sạch những màn đen trên thân nấm, khía một hình chữ thập (+) rửa sạch và để ráo.
(Xem: 7800)
Cho củ cải, củ sắn vào nồi, đổ nước lọc, hầm chừng 1 tiếng với lửa riu riu, nướng củ hành, cinnamon, tai hồi...
(Xem: 7833)
Nấm rơm rửa sơ, để ráo cắt đôi những búp lớn. Bắp non rửa sạch và chia mỗi trái làm đôi.
(Xem: 8688)
Nấm rơm: rửa sạch có pha chút muối, để ráo nước. - Ham chay cắt hột lựu,chiên vàng
(Xem: 7503)
Cho nấm đuôi phượng vào nước sôi luộc chín, vớt ra làm nguội bằng nước lạnh, để ráo nước rồi chẻ làm đôi.
(Xem: 7905)
Ðặt chảo lên bếp lửa trung bình, cho thịt khô chay và dầu hào chay vào. Rưới nước súp chay vào từ từ và nấu cho mềm...
(Xem: 9991)
Mì spaghetti: nấu nước sôi, cho mì vô luộc khoảng 10 phút. Vớt ra, rửa nước lạnh cho sạch nhớt.
(Xem: 8458)
Chả chay cắt miếng bán nguyệt để sẵn. - Mì căn ướp gia vị, xíu hoặc nướng, cắt lát mỏng.
(Xem: 8854)
Mì căn tươi cắt sợị sẵn. Củ Cải mặn ngâm nước sả hết mặn bóp khô. Phi leak or hành cho thật thơm...
(Xem: 7254)
Cho dầu canola vào chảo nóng. Thả mì căn non vào và chiên ngập dầu cho vừa vàng để được cứng chắc.
(Xem: 7354)
Cắt mì căn thành miếng hình thoi, cắt nấm đông cô làm đôi, cắt măng, nấm, cà rất thành miếng, chẻ đôi ruột cải xanh.
(Xem: 7239)
Chiên mì căn trong chảo dầu cho đến khi vàng đều. Gắp ra đĩa và để một bên.
(Xem: 7100)
Mì căn rửa sạch và để ráo. Dùng tay xé nhỏ. (Bằng cách này mì căn sẽ thấm ngon hơn.)
(Xem: 6887)
Thơm gọt vỏ, bỏ mắt thơm, chẻ làm tư. Xắt lát mỏng - Cần tàu rửa sạch, xắt nhỏ. Cà chua xắt múi.
(Xem: 6765)
Chiên kỹ các viên mì căn trong dầu nóng cho bột cứng chắc lại. Đun sôi gia vị và 2 muỗng canh dầu...
(Xem: 7628)
Trong các lớp bậc trung học chúng ta cũng đã biết chút ít thế nào là tương tự. Hai bài toán có thể dùng cùng một phương cách để giải thì ta gọi đó là "quá trình tương tự hoá".
(Xem: 7145)
Ngâm đậu phộng trong vòng 30 phút, đổ vào chảo và cho vỏ quít và nước vào, đun sôi. Ninh thêm 30 phút khi đậu mềm vớt ra.
(Xem: 7541)
Mì căn rửa sạch và để ráo (hay mì căn làm bằng bột). Dùng tay xé nhỏ. (Bằng cách này mì căn sẽ thấm ngon hơn)
(Xem: 7163)
Mì căn rửa sạch, để ráo nước. Ðể một bên. - Nấu gói ngũ vị hương, nước tương và đường với một ít nước cho sôi lên.
(Xem: 6987)
Cắt miếng mì căn thành từng lát dầy, trụng nước sôi 2 phút, trụng nước lạnh để ráo. Trụng rau vào nước nóng...
(Xem: 9540)
Nấm hương ngâm nước, cắt bỏ chân, để ráo, những búp lớn cắt làm đôi, trộn 1/4 muỗng cà phê đường và 1/4 muỗng cà phê bột năng.
(Xem: 7036)
Cho dầu canola vào chảo. Khi chảo nóng, để đậu hủ vào chiên ngập dầu cho vàng, rồi thái miếng vừa ăn.
(Xem: 6921)
Cho 1 cái nồi lên bếp cho 2 muỗng dầu ăn phi kiệu cho thơm, sau đó cho tất cả nguyên liệu vô đảo sơ, trừ đậu hoà lan, cho nước sâm sấp vào nồi măng...
(Xem: 6825)
Dưa leo cắt theo chiều dọc, bỏ ruột, cắt mỏng. Cà rốt gọt bỏ vỏ bảo chỉ, cả 2 bỏ vô thau với 1 muỗng cà phê muối...
(Xem: 6830)
Dưa leo, càng đặc ruột càng ngon, để vỏ, chẻ dọc moi bỏ hột, cắt xéo thành lát mỏng, xốc trộn với ít muối bọt...
(Xem: 9731)
Đậu hủ bóp nhỏ đem trộn với bún tàu + nấm rơm + nấm mèo + kiệu bằm nhỏ + 2 muỗng súp chao nghiền...
(Xem: 16005)
Tinh bột năng nhồi cho vừa dẻo và cho vào cối giã nhuyễn chao dầm nhỏ, sả, ớt, boarô bằm nhỏ.
(Xem: 13228)
Bắc xoong lên bếp, cho dầu vào, dầu nóng cho xả + giềng, xào thơm.
(Xem: 6771)
Chopped Spinach đem nấu trong microwave như trong hộp dạy, để cho ráo nước. Trộn với cheeese Ricotta.
(Xem: 6480)
Cho dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng, cho thịt chay vào xào chín, khoảng 5 phút.
(Xem: 7220)
Nấu đậu phọng cho mềm, hay nấu hạt sen cho mềm ,cho những thứ còn lại (1 - 5) vào nấu cho chín tới (hoặc nấu nhừ...
(Xem: 11135)
Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo chờ nóng, xong cho nấm vào trước đảo đều kế đến khoai tây và đậu hủ đã chiên hơi vàng...
(Xem: 11789)
Cắt khổ qua thành từng khoanh tròn có bề dày khoảng 2 phân - Dùng dao nhọn để nạo bỏ ruột và hột ở giữa khoanh khổ qua.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant