Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Tác Giả Authors
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ

08 Tháng Hai 201200:00(Xem: 14216)
  • Tác giả :
Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ


GS. TS. Trương Nguyện Thành. Ảnh: Xaluan.com
GS. TS. Trương Nguyện Thành. Ảnh: Xaluan.com

Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.

Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trởchi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.

Tiến sĩ Thành chia sẻ:

“Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.”

Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo.

Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại:

“Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.”

19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê.

Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ.

Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ?
Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết:

“Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không.

Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy?

Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.”

Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình:

“Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.”

Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam.

Tiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự:

“Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở đáy xã hội Việt Nam. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.”

Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến:

“Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.”

Con đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.


VOA

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19373)
Phật Ngọc Hòa Bình Đã Về Tới Chùa Bát Nhã, Santa Ana; Phật Ngọc Được Rước Diễn Hành Qua Nhiều Đường Phố Ở Quận Cam
(Xem: 16450)
Đại lễ thỉnh Phật sẽ được cử hành long trọng bằng đoàn xe Cung nghinh và xe Hoa rước Phật vào lúc 10 giờ sáng thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2010
(Xem: 20041)
Khoảng 15.000 người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư khổng lồ của cá hồi đỏ, được cho là lớn nhất trong 1 thế kỷ trở lại đây
(Xem: 16663)
Được thành lập từ năm 1996, Project Vietnam hằng năm đều đặn tổ chức những chuyến đi nhân đạo về Việt Nam để khám chữa bệnh, phẫu thuật, cấp thuốc miễn phí cho người nghèo...
(Xem: 16667)
Cuộc giải cứu thợ mỏ Chile sẽ bất thành nếu thiếu sự đồng lòng của chính phủ và người dân, cũng như sự đấu tranh không khoan nhượng của gia đình nạn nhân.
(Xem: 17854)
Nhất Hạnh Thiền Sư đã hướng dẫn 500 tu sĩ và cư sĩ Phật Giáo từ 15 quốc gia trong trong một khóa tu thiền quán tại Ngôi đền nổi tiếng Borobudur ở Megelang, Trung Java, vào thứ Năm.
(Xem: 18184)
Hai người Mỹ Peter Diamond và Dale Mortensen, và người Anh gốc Hy Lạp từ đảo Síp Christopher Pissarides, đã giành giải thưởng Nobel kinh tế 2010.
(Xem: 17487)
Các đội cứu cấp Chile đã kết thúc công tác giải cứu 33 thợ mỏ, chấm dứt một cơn ác mộng mà cả nước và toàn thế giới vừa trải qua trong 2 tháng.
(Xem: 18680)
Giải Nobel Văn Chương năm 2010 thật bất ngờ được trao cho tiểu thuyết gia, ký giả kiêm chính trị gia Mario Vargas Llosa, một người cũng nổi tiếng không kém trong sự nghiệp chính trị.
(Xem: 20886)
Hai khoa học gia Nhật Bản, Ei-ichi Negishi và Akira Suzuki, cùng với nhà khoa học Mỹ, Richard Heck, đã phát triển phương pháp gọi là liên kết nhờ xúc tác palladium.
(Xem: 20025)
Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng cũng bày tỏ hy vọng nỗ lực của các trí thức Trung Quốc sẽ mang lại kết quả trong tương lai.
(Xem: 19962)
Một nhà khoa học người Anh đã đoạt giải Nobel y học năm 2010 vì công trình phát triển quá trình thụ tinh trong ống nghiệm.
(Xem: 20075)
Hai khoa học gia Nga đã đoạt giải Nobel Vật lý 2010 nhờ những cuộc thí nghiệm “có tính chất đột phá” với một dạng carbon cứng và dẫn điện rất tốt.
(Xem: 20767)
Hôm nay ngày 25-9, tại Khách sạn Istana, thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, Hội nghị Phật giáo Thế giới (WBC) chính thức khai mạc với sự tham dự của Thiền sư Thích Nhất Hạnh...
(Xem: 19784)
Trong lều có những vật nhỏ quý giá: một chiếc nồi nấu, vài tấm nệm, và hai hoặc ba bộ quần áo cho bọn trẻ.
(Xem: 22180)
Có họa sĩ đã ví Borobudur như đóa sen rực rỡ nổi giữa lòng hồ. Điều ấy quả không ngoa khi Borobudur có kiến trúc, hình dáng và cảnh quan khác xa những đền thờ truyền thống của Indonesia.
(Xem: 24390)
Đức Dalai Lama đã chi hàng chục ngàn bảng Anh để làm từ thiện sau khi bất ngờ có được một khoản tiền công đức tương đối khá từ chuyến du hành đến Nottingham gần đây của Ngài
(Xem: 23823)
Ngài vị pháp thiêu thân tại giao lộ Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt cũ (nay là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám), UBND TP.HCM, Sở VH - TT & DL phối hợp cùng THPG TP tổ chức lễ an vị tôn tượng Bồ tát Thích Quảng Đức tại Công viên Tượng đài Thích Quảng Đức, số 70-72 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q.3, TP.HCM.
(Xem: 24006)
Please enjoy this interview with His Holiness by Barkha Dutt from NDTV, on his 75th Birthday.
(Xem: 23525)
Ấn Độ: Trên một vạn người Ấn cải đạo sang Phật giáo tại Ahmedabad
(Xem: 24973)
Đúng vào lúc 9 giờ 20 phút thứ tư ngày 1 tháng 9 năm 2010 (nhằm ngày 23/07/Canh Dần) bước chân đầu tiên của Đại Đức Thích Tâm Mẫn bước vào địa phận Thành phố Quảng Ngãi.
(Xem: 21765)
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant