Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

5. Phẩm Chánh Tín

22 Tháng Ba 201100:00(Xem: 9318)
5. Phẩm Chánh Tín

KINH BÁT CHU TAM MUỘI
Ðời Tùy Tam Tạng, Khất Ða và Cấp Ða
Việt dịch: HT Thích Minh Lễ

Quyển Thứ Hai 
Phẩm Thứ Năm - Chánh Tín

Đức Thế Tôn lại bảo Hiền Hộ:

Nầy Hiền Hộ! Nếu có đại Bồ tát nào cầu báu vật tam muội như thế, nên cần siêng năng hăng hái tu học tự nhiên sẽ được nhập tam muội nầy.

Hiền Hộ! Thí như có người đi trên chiếc thuyền lớn vào bể cả tha hồ chở đầy những báu vật hy hữu, vượt qua hết những nỗi khó khăn to tát giờ đây kề cận bên bờ, bỗng đâu thuyền bị vỡ chìm mang theo hết những châu báu. Ngay khi đó các người ở Diêm Phù Đề nầy hô hoảng lên lòng cực kỳ khổ sở vì sự kiện mất châu báo vô giá như thế. Nầy Hiền Hộ! Cũng giống như vậy, như có kẻ thiện nam thiện nữ nào tai nghe được báu tam muội nầy lại không in chép đọc tụng, thọ trì, lại cũng không nghĩ sẽ thực hành như pháp. Nầy Hiền Hộ! Ngay lúc đó tất cả trời thần ở cả thế gian cũng nên kêu to lên như vậy sanh sự sót thương vô hạn và nói rằng: Các chúng sanh nầy rất đáng thương xót, tại sao ngay ở báu vật tam muội siêu việt của chư Phật Thế Tôn, được các ngài ca ngợi, các ngài ấn chứng, các ngài dạy dỗ, công đức tối thượng mà các ngài đã thành tựu viên mãn không còn thiếu sót, hàng Bồ tát nghe được rồi hết lòng siêng năng tu học, tại sao kẻ đặng nghe trở lại bỏ rơi không ra công in chép, không thích đọc tụng, không thể thọ trì, không giải thích được nghĩa lý cũng không có khả năng suy tưởng sống trong pháp nầy! Hạng chúng sanh biếng nhát như thế tương lai sẽ chịu sự thiệt hại lớn lao.

Nầy Hiền Hộ! Thí dụ như có người cầm khúc chiên đàn đỏ tía đưa cho kẻ ngu si xem, hắn ta vì ngu si nên nghĩ tưởng khúc chiên đàn là vật dơ bẩn. Khi ấy chủ nhân mua chiên đàn là kẻ trí bảo hắn rằng: Ông đừng nên đối với khúc chiên đàn nầy lại nghĩ cho là vật dơ bẩn. Tại sao? Vì chiên đàn nầy rất tinh sạch hương thơm đệ nhứt, giờ đây ông do duyên cớ gì lại nghĩ ngược cho là dơ bẩn? Nếu như ông không tin hãy thử ngửi coi là thối hay thơm và ông cũng nên mở to mắt ra để xem sắc vân của chiên đàn là xấu hay đẹp, tròn trịa hay ghồ ghề? Kẻ ngu si dù được nghe người trí nói thế bằng đủ mọi cách nhưng vì do ngu si hắn trở lại sanh lòng ghen ghét lấy tay bịt mũi không thèm ngửi, che mắt lại không thèm nhìn.

Cũng giống như vậy đó Hiền Hộ! Trong đời tương lai sẽ có hạng tỳ kheo hung ác oán ghét kinh nầy, hạng nầy không biết tu tập thân, giới, tâm, huệ, ngu si vô trí như con dê trắng ngây ngô khờ khạo. Kẻ hung ác nầy vì do kém phước nên dù có nghe kinh điển vi diệu Chánh niệm chư Phật hiện tiền tam muội như vậy cũng không cần in chép, không đọc tụng được, cũng không có khả năng thọ trì, không thể suy tưởng không có năng lực nói cho kẻ khác hiểu biết lại cũng không sanh tâm tùy hỷ rộng rãi, làm thế nào để được tu hành như lời Phật dạy. Lại có khi họ nghĩ rằng: Kinh điển nầy không phải Phật dạy mà kẻ ác tự trứ tác văn chương rồi nói dối là kinh Phật.

Nầy Hiền Hộ! Ông nên biết hạng như trên đã vĩnh viển bỏ rơi báu vật tối thượng vi diệu như kẻ ngu si kia thấy gỗ chiên đàn lại tự che mắt bịt mũi không cần ngửi nhìn. Như có kẻ tỳ kheo tín căn sâu dày huệ nhãn sáng suốt đã từng gần gũi cúng dường pháp, tu hành như lời các ngài dạy, vun trồng nhiều căn lành, tỳ kheo nầy nghe được tam muội Bồ tát niệm như Phật hiện tiền liền vâng lãnh đọc tụng, suy gẫm nghĩa lý thực hành tam muội, đắc được tam muội nầy rồi dạo chơi các thế giới Phật, khắp giảng nói cho kẻ khác nghe giải thích các ý nghĩa sâu xa, thường nguyện như thế nầy: Sẽ làm cho kinh điển dạy về môn tam muội Bồ tát niệm Phật được truyền bá rộng rãi trong đời và hằng tồn tạithế gian.

Phật bảo Hiền Hộ:

Ta lại nói cho ông nghe: Lúc ta đang đối trước tất cả thế gian Phạm thiên, Ma vương, Sa môn, Bà la môn và các trời người a tu la v.v... dạy về môn tam muội vi diệu nầy nếu có thiện nam thiện nữ nào nghe rồi tùy hỷ đọc tụng thọ trì niệm Phật tam muội suy gẫm tin hiểu phát lời như vầy: "Đây chơn thật là lời Phật nói", nên biết người nầy đã tom góp phước đức rất nhiều không thễ nghĩ lường được.

Nầy Hiền Hộ! Nếu có thiện nam thiện nữ nào dùng các thứ châu báo đầy cả tam thiên đại thiên thế giới dùng để cúng dường tất cả đức Phật, Như Lai, Ứng Cúng, Chánh đẳng giác được công đức dù to tát nhưng sánh với công đức người trì kinh nầy trăm, ngàn, muôn phần không được một, cho đến không được một phần trong vô lượng, vô biên a tăng kỳ.

Khi đó Thế Tôn nói lên bài kệ để lập lại nghĩa trên: 
Kẻ ngu mê u tối 
Buông lung, căn chưa thuần 
Bị bạn ác phá hoại 
Không có tâm chánh tín 
Phá giới tạo các tội 
Chấp say đắm ngã mạn 
Họ đều nói kinh nầy 
Không phải lời Phật nói. 
Kẻ nào đối kinh nầy 
Nghe rồi sanh vui vẻ
Kẻ nầy không nghi nan 
Không nói là ngụy tạo. 
Như kẻ giới thanh tịnh 
Kính pháp sanh tôn trọng 
Báu vật đầy tam thiên 
Đem cúng dường chư Phật 
Để cầu đại bồ đề 
Phước đó khó thể nói 
Nếu có các tỳ kheo 
Nghe Phật ca ngợi định 
Vừa nghe sanh tin nhận 
Phước đức hơn kẻ trên. 

Nầy Hiền Hộ! Có hạng Bồ tát hoặc tại gia hay xuất gia nghe được môn tam muội nầy không sợ hãi hủy báng, nghe rồi vui theo sanh tăm kính tin quyết định chơn thật không còn nghi ngờ gì nữa, chịu đọc tụng thọ trì suy gẫm ý nghĩa. Nầy Hiền Hộ! Các hạng người như trên đức Thế Tôn đã thấy biết hiễu hết về họ cả hết rồi.

Nầy Hiền Hộ! Nếu ai có khả năng đọc tụng thọ trì tưởng nhớ môn tam muội nầy họ không bao giờ làm việc ác, không phá vỡ tịnh giới, không hủy hoại chánh tín, không theo bọn tà kiến. Hiền Hộ! Thiện namthiện nữ nầy phân biệt một cách hoàn hảo, thành tựu đức suy tư, hoàn toàntín tâm đối với pháp nầy lại có khả năng thọ trì gìn giữ. Hiền Hộ! Ông nên biết rằng kẻ nầy đã từng trải qua trăm ngàn vô lượng vô biên các đức Như Lai đời quá khứ tu hành cúng dường vun trồng căn lành mới có năng lực vừa nghe môn tam muội niệm Phật hiện tiền, nghe rồi phát lòng tin nhận tâm mở mang ý hiểu biết cho đây là chơn thật không còn nghi hoặc, đã được nghe xong lại ưa thích in chép đọc tụng thọ trì cho đến đem ý nghĩa sâu rộng ra giảng cho người khác biết. Tại sao lại làm như thế? Nầy Hiền Hộ! Là vì các thiện namthiện nữ nầy đã từng đích thân nghe các Đức Như Lai đời quá khứ nói về môn tam muội nầy rồi đọc tụng thọ trì. Vì lý do nầy, sau khi Đức Như Lai nhập diệt khoảng cuối năm trăm năm sau lúc chánh pháp sắp hoại diệt lại còn nghe được môn tam muội nầy, nghe rồi lại sanh tâm tin nhận không có sợ hãi kinh hoàng thối lui, lòng còn vui mừng khấp khởi ra công đọc tụng thọ trì suy gẫm ý nghĩa lại đem nói cho kẻ khác nghe cho đến trọn cả ngày đêm thực hành môn tam muội nầy. 

Hiền Hộ! Nếu có ai nghe về môn tam muội nầy không sợ hãi, không thối lui, không hủy báng, nghe rồi lại vui theo, chịu suy gẫm kỹ lưỡng, nhập pháp nầy là chơn thật, tâm mở mang trí hiểu biết rồi chỉ tạm thời ca ngợi cho người khác nghe, cũng đã thu hoạch phước đức vượt bực không thể tính đếm được, còn nói gì đến việc có thể đọc tụng thọ trì siêng năng tưởng nhớ để thực hành nói cho kẻ khác nghe, trọn cả ngày đêm tu môn tam muội Niệm Phật. Hiền Hộ! Ông phải biết thiện nam thiện nữ nầy nhơn việc trên đã thu hoạch được vô lượng vô số công đức vĩ đại trụ bực bất thối chuyển, tùy theo tâm nguyện đều được thành tựu. Nầy Hiền Hộ! Sự kiện đã rõ ràng như vậy giờ đây ta lại nói thêm thí dụ để ý nghĩa càng rõ hơn. 
Thí dụ như có người đem tất cả đất đai trong cả tam thiên đại thiên thế giới đều nghiền nát ra bụi rồi lại đem tất cả cây cỏ lá nhánh đủ cỡ lớn nhỏ cũng nghiền nát ra bụi. Lúc đó người nầy mới lấy một hạt bụi trong đống bụi hết sức vĩ đại kia ra chia chẻ như thế số bằng đống bụi trên, mỗi hạt bụi đều chia chẻ như thế cả lần lần cho đến hết số đống bụi trên. Nầy Hiền Hộ! Theo ý ông nghĩ thế nào? Số bụi kia nhiều hay ít? 

Hiền Hộ đáp: 
Hết sức nhiều, bạch Thế Tôn
Phật lại tiếp: 
Nầy Hiền Hộ! Nếu có thiện nam thiện nữ nào đem số châu báu bằng như số bụi trên ra bố thí, ý ông lại nghĩ ra sao? Phước đức kẻ thiện nam thiện nữ nầy thu hoạch được sẽ nhiều không? 
Hiền Hộ thưa: 
Bạch Thế Tôn! Thật hết sức nhiều! Kẻ thiện nam thiện nữ nầy do hạnh bố thí trên đã thu hoạch phước đức nhiều vô lượng vô số

Phật lại bảo: 
Nầy Hiền Hộ! Ta lại nói thêm cho ông nghe: Như kẻ thiện nam thiện nữ bố thí bảy báu bằng đống bụi trên được phước như thế và kẻ thiện nam thiện nữ nghe môn tam muội Niệm Phật hiện tiền tạm thời sanh tin nhận, phân tích rõ ràng nhìn nhận pháp nầy chơn thật, tâm ý mở mang bằng lòng đọc tụng thọ trì cho đến tạm thời nói cho kẻ khác nghe tu hoạch được phước đức. Đem so sánh cả hai đàng lại thì phước đức kẻ dưới thật là vô lượng vô biên không thể tính đếm so sánh suy lường được, vượt bực kẻ trên rất nhiều. 

Nầy Hiền Hộ! Kẻ thiện nam thiện nữ nào nghe được môn tam muội sanh tâm tin nhận.... vì nói cho kẻ khác nghe như thế thu hoạch phước đức vô lượng vô biên, huống gì kẻ thiện nam thiện nữ đối với kinh điển dạy về môn tam muội nầy sanh tâm tin nhận như chỗ được nghe thấy, thọ trì theo đức tin, diễn nói trên sự kinh nghiệm, thọ trìthực hành theo như lời nói
Khi ấy đức Thế Tôn muốn lập lại nghĩa trên nên nói bài kệ

Nếu ai chất báu đầy tam thiên 
Thành tâm hành hạnh bố thí độ 
Ta bảo phước nầy dù rất nhiều 
Nhưng không bằng nghe kinh công đức 
Bồ tát mong cầu chứa phước đức 
Tin hiểu thọ trì lại suy tưởng 
Diễn giảng tu hành: Niệm tam muội 
Phước thu hoạch được hơn trên nhiều. 
Nghiền ba ngàn cõi ra bụi cả 
Lại chia hạt bụi bằng số trên 
Đem báu bằng như số bụi đó 
Thành tâm bố thí mức cứu cánh 
Các Phật ca ngợi tam muội kinh 
Chỉ đem một kệ dạy kẻ khác 
Ta nói công đức của người nầy 
Vượt lên phước thí trên rất nhiều 
Nếu nói đầy đủ cho người nghe 
Cho đến chỉ nói một chút ít 
Suy gẫm tăng trưởng các căn lành 
Lại hưởng lâu dài vô lượng phước. 
Tất cả chúng sanh đều làm Phật 
Tịnh huệ rốt cuộc chứng chơn như 
Giả sử trong số ức nhiều kiếp 
Kể phước kệ nầy khó cùng tận
Các Phật lần lượt nhập diệt hết. 
Nhiều ức số kiếp thường nói ra 
Cũng không làm sao hết bờ phước 
Của người duyên theo kệ kinh nầy. 
Tất cả thế giớitrong đời 
Bốn phương, trên, dưới và bốn góc 
Chất chứa dẫy đầy các báu lạ 
Vì cầu phước báo đem dâng Phật 
Công đức kẻ nầy khó lường được 
Tính ra số bằng các thế giới
Lại kẻ nghe được tam muội nầy 
Khéo léo giảng nói, phước hơn trên. 
Kẻ nào không nghi nơi kinh nầy 
Với các pháp khác cũng rõ thấu 
Chắc chắn dứt hẳn vào đường ác 
Lại nhập thắng tịch tam muội thiền. 
Kẻ nầy nếu thường cúng dường ta 
Chắc hưởng nhiều phước khó suy lường 
Tăng trưởng đa văn chứng bồ đề 
Do nghĩ nhớ Phật khen định nầy 
Nay ta bảo ông lời thành thật 
Nên siêng năng nhớ đừng buông lung 
Nhứt tâm ca ngợi, lòng hăng hái
Tự nhiên mau chứng bồ đề nầy 
Lại vì cúng dường trăm số Phật 
Có thể lănh thọ tam ma đề 
Dù ở vào đời cực ác độc 
Tự sẽ mau chứng định vi diệu 
Hoặc có thấy ta và tỳ kheo 
Và ông Bồ tát Hiền Hộ đây, 
Bồ tát như vậy thích đa văn 
Quyết định sẽ đắc tam muội nầy 
Hoặc ai nghe được thánh tam muội 
Nói cho kẻ khác hay biên chép 
đà la ni, Thế Tôn khen 
Sẽ chứng tất cả Phật Bồ đề
Nếu người hằng tưởng tam muội nầy 
Tất cả chư Phật cùng ca ngợi 
Sẽ đắc vô sanhđa văn 
Các Phật lần lượt dạy dỗ pháp.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15606)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15044)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14883)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13315)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14489)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20255)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18478)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30788)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12460)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15548)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13799)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13970)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13562)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14509)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13771)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16759)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15428)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31291)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18872)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15051)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14654)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14617)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13840)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19742)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14487)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14758)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14812)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17983)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13625)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13751)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14997)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14206)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16486)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15384)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13560)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13200)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13318)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13032)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14134)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14759)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14287)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14656)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13054)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13825)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13295)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13800)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14726)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14828)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13350)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12883)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13378)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13926)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13731)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12662)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14877)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12904)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12510)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant