Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tôn giả A Na Luật

22 Tháng Ba 201100:00(Xem: 9409)
Tôn giả A Na Luật

GIẢNG GIẢI KINH DUY MA CẬT
Tác giả Lê Sỹ Minh Tùng

Chương Thứ Ba
Phẩm Đệ Tử
(The Disciples’ Reluctance to Visit Vimalakirti)
Hàng Thanh Văn

Tôn giả A Na Luật (Anurudha)

Vấn Đề Thiên Nhãn

Tôn giả A Na Luật sinh ra trong dòng dõi vua chúa. Ông là em họ của Thái tử Tất Đạt Đa. Khi Đức Phật thành đạo thì Ngài trở về cung thành Ca Tỳ La Vệ thuyết pháp giáo hóa dòng họ Thích Ca. Về sau A Na Luật cùng với sáu vị vương tử khác là Bạt Đề, A Nan, Đề Bà Đạt Đa, Kiếp Tân Na, Bà SaNan Đề cùng xuất gia quy y theo Phật. Sống trong tăng đoàn, đạo tâm A Na Luật rất kiên cố cho dù gặp sắc đẹp cũng không hề xao động. Một hôm, trong lúc Thế Tôn đang thuyết pháp, A Na Luật ngủ gục nên bị Phật quở trách. Ông hổ thẹnquyết tâm không ngủ đến nỗi đôi mắt bị mù. Chính Đức Phật đã dạy môn “Kim Cang Chiếu Minh Tam Muội” và chẳng bao lâu A Na Luật đạt được Thiên nhãn thôngchứng quả A La Hán. A Na Luật mất nhục nhãn mà được thiên nhãn làm tất cả chúng tăng hết lòng ái mộkính trọng. Vì tôn giả có thể thấy được tam thiên đại thiên thế giới nên Đức Phật khen tặng ông là đệ nhất Thiên nhãn trong hàng Thanh văn.

Một hôm A Na Luật đến hỏi Xá Lợi Phất rằng:

- Thưa tôn giả! Tôi dùng thiên nhãn thanh tịnh có thể thấy được ba ngàn đại thiên thế giới. Tôi được chánh niệm tinh tấn không lay động, hiện tại thân thể tôi khinh an như dạo chơi trong trời đất tịch mịch và tâm tôi đã lìa chấp trước. Vậy có phải là tôi đã ly phiền não đắc giải thoát không?

Xá Lợi Phất là bậc thượng thủ trong tăng đoàn, bèn nói:

Tôn giả A Na Luật! Vừa rồi ông nói nhờ có thiên nhãn nên thấy rõ ba ngàn đại thiên thế giới, đó là tâm ngã mạn. Ông nói ông có chánh niệm bất động là tâm kiêu ngạo. Tâm ông lìa chấp trước, không còn tán loạn là tâm cuồng vọng. Theo sự hiểu biết của tôi phải xa lìa tâm ngã mạn, tâm kiêu ngạo, tâm cuồng vọng mới thật là lìa phiền não đắc giải thoát.

Đức Phật gọi ngài A Na Luật bảo:

A Na Luật! Ông hãy đi thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật.

A Na Luật thưa:

- Bạch Thế Tôn! Con không kham lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật. Bởi vì con nhớ một hôm nọ, con đang kinh hành, bấy giờ có vị Phạm Vương tên là Nghiêm Tịnh và hàng ngàn Phạm Vương khác phóng hào quang vào chỗ con, dập đầu làm lễ và hỏi con rằng:

- Thưa ngài A Na Luật! Thiên Nhãn ngài chứng được có thể quan sát được bao xa?

- Bạch Thế Tôn! Con trả lời với Phạm Thiên Vương rằng:

Thiên nhãn của tôi trông thấy cõi Tam thiên Đại thiên thế giới của Đức Phật Thích Ca như xem trái quít trên bàn tay.

Bạch Thế Tôn! Lúc bấy giờ trưởng giả Duy Ma Cật đến hỏi con rằng:

- Thưa ngài A Na Luật! Thiên nhãn của ngài thấy đó là làm ra tướng mà thấy hay không làm ra tướng mà thấy? Nếu như làm ra tướng thì khác gì ngũ thông của ngoại đạo. Nếu không làm ra tướng thì là vô vi. Vô vi thì không có thấy?

- Bạch Thế Tôn! Lúc đó con chẳng biết nói gì, đành im lặng.

Một tiểu thiên thế giới có 1,000 thế giới tức là 1,000 trái đất chúng ta đang ở. Trung thiên thế giới có 1,000 tiểu thế giới tức là một triệu trái đất. Đại thiên thế giới có 1,000 trung thiên hay một tỷ trái đất. Do đó mỗi cõi của một Đức Phật giáo hóa chẳng hạn như cõi Ta bà của Đức Phật Thích Ca gồm có một tỷ trái đất.

Trong thế gian nầy có năm loại mắt khác nhau, đó là:

1) Nhục nhãn: là mắt thịt của chúng sinh, chỉ nhìn gần chớ không nhìn xa được.

2) Thiên nhãn: là mắt của các vị Trời ở cõi Sắc giới và của những người tu thiền định đắc quả. Loại mắt nầy thì thấy gần, thấy xa, thấy trong, thấy ngoài và sáng tối đều thấy được cả.

3) Huệ nhãn: là mắt của các vị A La Hán hay Bích Chi Phật để thấy rõ vạn phápvô thường, vô ngã, khổ, Không nên họ mong cầu chứng đắc Niết bàn. Niết bàn là vì thấy khổ là thật, sinh lão bệnh tử là thật nên nếu muốn đạt được Niết bàn nầy thì các vị A La Hán phải xa lánh thế gian, chạy trốn cái khổ.

4) Pháp nhãn: là mắt sáng suốt của chư Bồ-tát vì đã thực hành sâu xa Bát Nhã Ba-La-Mật để thấy rõ căn cơ của chúng sinhtùy duyên hóa độ. Bồ-tát thì có vô trụ xứ Niết bàn tức là bất cứ ở đâu cũng có an vui tịch diệt cả. Vì các Ngài nhận biết vạn pháp giai Không tức là tất cả nhân sinh vủ trụ đều là giả huyễn nên tâm không dính mắc. Các Ngài vào đời để cứu chúng sinh là làm việc huyễn, giúp cho huyễn chúng sinh thoát ra khỏi huyễn tai ách. Cái gì cũng huyễn nên tâm lúc nào cũng thường lạc. Thật thì thấy Có rồi sợ mất, còn huyễn là không thật Có thì mất hay còn cũng vậy thôi, lòng không tiếc tức là Niết bàn vậy.

5) Phật nhãn: là mắt của Phật. Vì thường ở trong Chánh định nên tâm lúc nào cũng thanh tịnh, không bị ngăn ngại nên Phật thấy rõ tất cả và đầy đủ chẳng những tam thiên đại thiên thế giới mà còn tất cả các cõi Phật khác nữa.

Phạm Vương là các vua cõi Trời có nhiều phước báo nên thân và cung điện có hào quang sáng chói. Riêng vị Trời Nghiêm Tịnh chẳng những có hào quang chiếu sáng rực rỡ mà còn có đầy đủ vẻ trang nghiêmthanh tịnh. Các vị Trời đều có Thiên nhãn nên họ có thể phóng hào quang mà nhìn xa thấy rộng cho nên khi gặp đệ nhất Thiên nhãn A Na Luật thì họ muốn thử tài là ai nhìn xa hơn. Ông A Na Luật bị mù nhưng nhờ tu Kim Cang Chiếu Minh Tam Muội mà có được Thiên nhãn nên có thể thấy một tỷ thế giới như trái đất rất rõ ràng như xem trái quít trên bàn tay thì Thiên nhãn của tôn giả chắc chắn thấy xa hơn Thiên nhãn của các vị Trời. Thật ra đối với các vị A La Hán của hàng Thanh văn thì phải nói là Huệ nhãn vì đây là Thiên nhãn do tu mà được. Các vị Trời có Thiên nhãn là do quả báo từ đời trước biết tu thập Thiện nên họ sử dụng tự nhiên Thiên nhãn mà không cần tác tướng. Không tác tướng tức là không khởi ý dụng công. Còn các vị A La Hán nhờ công phu tu tập chứng đắc mà có vì thế khi sử dụng Thiên nhãn họ phải cần tác tướng. Nhưng nếu nhờ dụng công mà có thì Thiên nhãn của các vị A La Hán đâu khác gì ngũ thông của ngoại đạo. Ngày xưa lúc Đức Phật còn tại thế thì chẳng những hàng Thanh văn chứng được năm phép thần thông mà ngay cả ngoại đạo do công phu tu tập cũng đạt được. Đó là:

1) Thiên Nhãn Thông: là có nhãn lực nhìn thấy khắp muôn loài cùng sự sinh hóa trong thế gian bao la hiện tại.

2) Thiên Nhĩ Thông: là có nhĩ lực để nghe khắp mọi nơi bao gồm loài người và loài vật.

3) Túc Mạng Thông: là có trí lực hiểu biết các kiếp trước của đời mình.

4) Tha Tâm Thông: là có tâm lực biết được tâm niệm sở cầu của kẻ khác.

5) Thần Túc Thông: là có thần lực để bay cao hay độn thổ.

Ngoài năm phép thần thông trên, Lậu Tận Thông là có trí tuệ thông suốt ba đời để không còn đau khổ, phiền nãosinh tử luân hồi. Chỉ riêng Đức Phật có được Lậu Tận Không mà thôi.

Nếu ông A Na Luật do công phu tu tập mà có được Thiên nhãn cũng giống như ngoại đạo thì có gì đáng quý để các vua Trời phải cúi đầu đãnh lễ. Khi ông Duy Ma Cật hỏi ông A Na LuậtThiên nhãn của ngài thấy đó là do làm ra tướng mà thấy hay không làm ra tướng mà thấy? có nghĩa là những vật mà A Na Luật nhờ Thiên nhãn thấy được là được tạo ra hay không tạo ra? là có tướng hay không có tướng? Đây chính là tư tưởng nhị nguyên tức là còn đối đãi, có trên dưới, đúng sai, trong ngoài, thiện ác…Các vật được tạo ra là vật có hình tướnggiác quan có thể thấy được chẳng hạn như khi mắt thấy cái nhà thì cái nhà là hình tướng hiện ra trên võng mô của con mắt. Còn vật không được tạo ra là vật không có hình tướng mà các giác quan không thấy được. Thí dụ như khi chúng ta tưởng nhớ đến chiếc Lexus thì thời điểm nầy đâu có chiếc xe để thấy nên không có hình chiếc xe hiện trên võng mô của con mắt, nhưng hình bóng chiếc xe vẫn hiễn hiện rõ ràng trong tâm của chúng ta thì chiếc xe Lexus nầy là không làm ra tướng mà vẫn thấy. Khi mắt thấy hình tướng nào tức là nhãn căn tiếp xúc với sắc trần để tạo ra cái biết của sự thấy tức là nhãn thức. Ông A Na Luật đã bị mù thì nhãn căn không thể tiếp xúc với sắc trần được tức là không có hình ảnh hiện ra trên võng mô của mắt thì rõ ràng Thiên nhãn của ông A Na Luật là không làm ra tướng tức là vô vi. Mà vô vi thì không có thấy. Không có hình tướng nơi mắt mà tại sao ông A Na Luật lại thấy mọi vật gần xa rất rõ ràng? Nếu ông có thể thấy bằng trí tưởng tượng để nhớ lại những hình tướng mà ông đã thấy trước khi bị mù thì theo Duy Thức Học đây chính là Độc Đầu Ý Thức tức là chỉ một mình Ý Thức tác động mà không có liên quan gì tới năm thức khác. Nhưng Thiên nhãn của ông A Na Luật chẳng những thấy được mọi vật chất trong thế giới nầy mà còn có thể thấy được rất rõ ràng tất cả những gì rất xa nằm trong tam thiên đại thiên thế giới như thấy trái quít trên bàn tay mà trước kia ông chưa từng được thấy. Do đó Thiên nhãn nầy không phải chỉ do Độc Đầu Ý Thức mà thôi. Như vậy tất cả những hình tướng mà ông A Na Luật thấy được là thật hay giả, chân hay vọng, là do làm ra tướng mà thấy hay không làm ra tướng mà thấy? Câu hỏi khó quá làm ông A Na Luật không trả lời được, đành nín lặng.

Các Phạm Thiên thì được sự khinh an chưa từng có. Họ bèn làm lễ ông Duy Ma Cật và hỏi:

- Thưa trưởng giả! Trên đời nầy có ai là người được chơn thiên nhãn?

Ông Duy Ma Cật đáp:

- Chỉ có Phật Thế Tôn là người được chơn thiên nhãn, thường ở trong chánh định và thấy tất cả cõi nước chư Phật không do hai tướng.

Tuy Thiên nhãn của tôn giả A Na Luật có thể thấy được một tỷ thế giới trong cõi Ta bà của Đức Phật Thích Ca, nhưng không thể thấy được các cõi Phật khác. Chỉ có Đức Phậtthường trụ Chánh Định, phát huy được Đại Trí Tuệ sẳn có khiến tâm hoàn toàn thanh tịnh nên chẳng những thấy rõ thế giới Ta bà nầy mà còn thấy được các cõi Phật khác. Hướng Tây thì có cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà, hướng Đông có cõi Phật Dược Sư…thì đây mới là chân Thiên nhãn. Cho dù tôn giả A Na Luật có được Thiên nhãn thôngchứng đắc A La Hán thì trí tuệ vẫn còn quá hạn hẹp cho nên ông Duy Ma Cật dạy cho các vị Trời chỉ có Đức Phật mới là người có đủ lục đại thần thông và trí tuệ thông suốt ba đời. Đối với đạo Phật nếu tâm bất an thì trí rối loạn cho nên tu thiền, niệm Phật là cốt làm cho tâm được yên tịnh. Mà tâm yên thì trí sáng. Trí sáng ở đây không những trí tuệ được sáng suốt mà còn sáng cả sáu căn. Vì sáu căn được thông suốt nên mới gọi là lục thông. Cái khác nhau giữa thần thông do tâm thanh tịnh và do luyện tập là khi nào còn tập luyện, còn vận công thì còn thần thông đến khi không tập luyện thì thần thông biến mất. Còn thần thông do tâm an định là bởi trí tuệ sáng suốt mà có nên đây mới là thần thông chân thật. Trong Kinh Hoa Nghiêm có vị Thiện Tài Đồng Tử trong số hai ngàn người đến đánh lễ nghe pháp phát tâm cầu đạo Bồ-đề. Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát khuyên ngài nên đi tham vấn 53 vị Thiện Tri Thức từ Tỳ Kheo Đức Vân đến Phổ Hiền Bồ-tát. Mỗi vị Thiện Tri Thức đều hướng dẫn ngài về phương cách tu tập riêng của họ nhưng không có phương pháp nào được rốt ráo cả. Cuối cùng Bồ-tát Văn Thù dạy nếu muốn tiếp nhận tất cả những tinh hoa của giáo nghĩa thì phải cầu Đức Phật. Cũng như trăm sông đều đổ về biển lớn vì Phật là Đại Trí Tuệ.

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật dạy rằng:”Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai” có nghĩa là trong thế gian vủ trụ nầy cái gì có hình sắc thì là giả huyễn, còn nếu thấy được cái Thật Tướng của mọi vật thì thấy được Chân lý. Đức Phật thấy rõ Thật tướng của tất cả vạn phápvô tướng, là Tướng Không. Ngài lìa hai bên tương đối, không cần phân biệt, so sánh để thể nhập vào pháp môn Bất nhị tuyệt đối nên chơn Thiên nhãn của Đức Phật không do hai tướng là vậy. Chơn Thiên nhãnbất nhị, là nhất chơn. Ngài lìa Sự Tướng giả dối sinh diệt bên ngoài để thấy được Thể Tánh thanh tịnh thường hằng bất biến bên trong mà nhà Phật gọi là Thật Tướng, là Chân Như, là Bản Lai Diện Mục, là Chơn Tâm… Mặc dầu Thật TướngKhông Tướng tức là không hình, không sắc, không nặng không nhẹ, không tăng không giảm nhưng chính cái Thật Tướng nầy lại sinh ra muôn sinh vạn vật nên cái Không nầy được gọi là Chân Không Diệu Hữu vậy.

Ý của ông Duy Ma Cật là cho dù các vị Trời có Thiên nhãn là do phước đức tu thập Thiện, hay ngoại đạoThiên nhãn là do công phu tu tập thì họ vẫn còn nằm trong vòng sinh tử luân hồi, có gì phải quan trọng. Thiên nhãnthiên nhãn. Thấy gần thấy xa không có gì quan trọng mà hiểu xa biết rộng, thấy được Chân lý mới là điều cần thiết để khai mở trí tuệ mà được giác ngộ. Phàm phu thì thấy thần thông là quan trọng, còn bậc Thánh thì trí tuệChân lý mới là cứu cánh do đó đối với họ thấy là để mà thấy, dù thấy gần thấy xa cũng vậy thôi. Cũng như trong số bạn bè của chúng ta có người có nhiều tiền thì họ đi du lịch chỗ nầy, chổ kia. Tuy có cơ hội thấy nhiều mà tánh nào tật nấy tức là dầu đi tới đâu, thấy những gì mà tánh tham không giảm,tật đố không chừa, lòng từ bi không mở, trí tuệ không thông thì đâu có hơn những người không đi xa thấy nhiều mà tâm hằng thanh tịnh, cuộc sống an vui tự tại.

Tôn giả A Na Luật còn chấp thấy xa thấy gần tức là còn chấp tướng sinh diệt. Còn chấp tướng là còn kẹt trong vòng nhị nguyên đối đãi tức là thấy có trong có ngoài, có cao có thấp, có gần có xa…Còn thấy nhị nguyên là còn kẹt trong trí phân biệt tức là còn thấy khổ, vô thường, không và vô ngã. Ngược lại ông Duy Ma Cật muốn phá cả tướng trong lẫn ngoài. Lìa hai tướng thì không còn phân biệt, so sánh. Bỏ nhị nguyênThể nhập bất nhị thì phá tan phiền não, tâm an định thì trí tuệ sẽ phát sinh. Tôn giả A Na Luật tuy phá được chấp ngã nhưng chấp tướng vẫn còn vì thế nếu còn chấp tướng tức là còn sống với Sự Tướng tương đối sinh diệt. Mà còn nằm trong vòng nhị nguyên đối đãi phân biệt tức là còn thấy khổ. Bây giờ nếu quay về sống với Thể Tánh bất sinh bất diệt, phá tan biên giới nhị nguyên để hòa cùng Bản Thể Chân Như thì phân biệt đối đãi không còn, tâm được bình đẳnghoàn toàn thanh tịnh.

Con người chúng ta thì cũng thế. Nếu sống theo Sự Tướng là còn thấy có tam khổ, bát khổ. Vì còn phân biệt nên tâm chạy theo vọng trần mà thấy có phiền não khổ đau. Biết thế gianvô thường nên con người tham sống sợ chết. Nếu ngày nào chúng ta còn đi chùa, tụng kinh, niệm Phật mà tâm còn giận còn hờn, còn buồn còn khổ, còn bất bình bất mãn, còn tranh còn chấp thì ngày ấy chúng ta chưa hiểu đạo, chưa biết đạo và chưa sống vì đạo. Bây giờ nếu quay về sống với tự tánh thanh tịnh bản nhiên có nghĩa là sáu căn thường sáng tỏ, không dính mắc nơi sáu trần thì sẽ nghiệm được Thể Tánh thanh tịnh của mình. Vì Thể Tánhbất sinh bất diệt, thường hằng bất biến cho nên con người có ai chết thật đâu mà sợ. Chết là để thay thân củ mà lấy thân mới cũng như người khách trọ bỏ khách sạn nầy để chuyển sang khách sạn khác vậy thôi. Trong Bản Thể thì làm gì có khổ! Khổ thì không có mà con người vì sống trong vọng thức mê lầm nên mới thấy có khổ. Thí dụ như rượu đâu có làm con người say mà hằng ngày con người vẫn chết lên chết xuống cũng vì rượu. Say là tại người chứ đâu phải tại rượu. Trong viện bào chế thuốc tây, dược phẩm là chất độc nhưng nó có giết vị dược sĩ nào đâu? Vậy khổ hay vui đều là do tâm tạo. Nếu thấy đời còn sinh diệt, còn tham đắm, còn dính mắc thì còn thấy có vui có khổ. Bây giờ đổi lối nhìn nhục nhãn bằng lối nhìn trí tuệ của Bô-tát thì vạn pháp là huyễn.

 Tại sao các vị Bồ-tát dễ phá trừ chấp ngã chấp pháp? Bởi vì chính họ là huyễn, vào trong huyễn thế gian để làm việc huyễn mà cứu độ huyễn chúng sinh. Đây là thực hành huyễn Tam ma đề vậy. Bồ-tát không chấp việc họ làm cho nên làm cũng như không làm, không có gì thật nên không có phiền não khổ đau. Thấy thế gian vủ trụ là tạm bợ, không thật cho nên Có cũng vậy mà Không cũng vậy thì lòng tham không dấy khởi. Mình cũng Không, người cũng Không và vạn vật cũng Không thì cái chấp đâu còn. Tâm thanh tịnh là hết khổ đau. Tất cả vạn pháp đều nằm trong tiến trình duyên khởi tức là bất biến tùy duyên thì từ Chơn Không sanh ra vạn pháptùy duyên bất biến thì từ vạn pháp trở lại với Bản Thể thanh tịnh ban đầu. Do đó không có cái gì thật sanh hay thật mất cả. Có trở thành Không rồi Không thành Có. Nếu không còn thấy có vô thường, khổ, không, vô ngã thì không mong cầu Niết bàn. Sống với Bản Thể Chân Như thì tâm thanh tịnh, an vui và tự tại. Không đau khổ thì cầu Niết bàn để làm gì? Bởi vì nếu không tham, không đắm, không giận, không hờn, không hơn, không thua thì tâm được thanh tịnh tức có Niết bàn.

Tất cả nhân sinh vủ trụ dựa theo Phật giáo chẳng qua là hiện tượng duyên khởi chớ không do một bàn tay mầu nhiệm nào tác tạo cả. Các vật thể làm nhân làm quả cho nhau, khi có nhân duyên thì thành mà duyên tan thì hoại. Ngày nay với khoa học không gian con người đã chứng minh rằng trái đất của chúng ta có được khoảng bốn tỷ rưỡi năm là do những vẫn thạch trong không gian kết tụ và chỉ còn tồn tại khoảng hai tỷ rưỡi năm nửa mà thôi. Tiến trình nầy kéo dài mấy tỷ năm thì mặt địa cầu mới nguội được. Trong những vẫn thạch lớn nầy đã chứa thành phần nước nên khi hòa nhập với hơi nóng của khí đốt đã tạo thành vần mây che phủ quả địa cầu. Những làn sóng điện từ trường trong không gian tạo ra những làn sấm sét và mưa bắt đầu đổ xuống. Thật ra con người có mặt trong thế gian nầy trên một triệu năm. Vì thế Kinh Phật mới dùng chữ vô thỉ vô chung là như vậy. Và một ngày nào đó nhân loại sẽ bị hủy diệtloài người mới sẽ được thành lập thì lúc đó Phật Di Lặc mới ra đời. Ngày nay biết bao nhà địa chất học đã gom góp rất nhiều vẫn thạch khắp năm châu bốn bể để chứng minh những gì Đức Phật đã chứng từ mấy ngàn năm về trước. Tuy nhiên có nhiều tôn giáo khác đã xác nhận trái đất và con người chỉ được tạo thành trên dưới mười ngàn năm. Nếu chỉ có mười ngàn năm thì làm sao mà gọi là xưa như trái đất được.

Đối với Phật giáo thì thần thông biến hóa xuất quỷ nhập thần không có gì quan trọng cả vì thần thông không thắng nổi nghiệp lực. Khi nghiệp lực phát khởi thì cho dù con người có trốn trên mây, có lặn tận đáy biển hay núp trong hang núi thì vẫn chết như thường. Ngày xưa vua Lưu Ly đem trăm vạn đại quân để tiêu diệt cung thành Ca Tỳ La Vệ thì đệ nhất thần thông Mục Kiền Liên bay vào thành, chọn năm trăm người ưu tú trong dòng họ Thích Ca, rồi hóa phép để họ trong bình bát và bay ra. Đến một nơi an ổn, khi mở nắp bình bát làm ngài một phen thất kinh hồn vía vì năm trăm người trong bình bát đều hóa thành máu cả. Ngay cả tôn giả Mục Kiền Liênkiếp trước làm nghề chài lưới giết hại quá nhiều chúng sinh. Tuy kiếp nầy tu đã thành Thánh nhưng khi nghiệp quả đã đến thì thần thông biến mất và đành chịu chết dưới tay bọn ngoại đạo.

Bấy giờ Nghiêm Tịnh Phạm Vương và năm trăm Phạm Vương quyến thuộc đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tất cả lễ lạy dưới chân ông Duy Ma Cật và thoạt nhiên biến mất.

duyên cớ đó, con không dám lãnh trách nhiệm đi thăm bệnh trưởng giả Duy Ma Cật.

Ông vua Trời Nghiêm Tịnh và năm trăm quyến thuộc vì nhờ tu Thập Thiện nên được phước báo làm Trời. Họ tu phước mà không tu huệ nên trí tuệ chưa khai. Nay nghe được Chân lý rốt ráo làm tâm khai trí mở nên ai ai cũng đều phát tâm cầu đạo Bồ-đề, đãnh lễ tạ ơn ông Duy Ma Cật rồi biến mất mà về lại Thiên cung.

Vì thấy sự hiểu biết của mình còn thua kém trí tuệ sáng suốtbiện tài vô ngại của trưởng giả Duy Ma Cật nên tôn giả A Na Luật từ chối, không dám đi thăm bệnh ông Duy Ma Cật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 29892)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27179)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 21767)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22233)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23603)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20430)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20056)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21948)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24752)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18989)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 24763)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 30974)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23988)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27764)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26511)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 21316)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23225)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 38130)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18799)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18439)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19976)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19045)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23169)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 23879)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22802)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 22910)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 29574)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20641)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 18709)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15847)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18858)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19681)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20154)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19954)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18117)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 22935)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 34167)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 16423)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16918)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39245)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26071)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20098)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18852)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24060)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29141)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22903)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30962)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 21009)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26851)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20678)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26266)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23325)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19818)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 24676)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30047)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20222)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20404)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15145)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 15829)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 23899)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant