Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Bát Ðại Nhân Giác

23 Tháng Ba 201100:00(Xem: 22666)
Kinh Bát Ðại Nhân Giác

KINH TÁM ĐIỀU GIÁC NGỘ của BẬC ĐẠI NHÂN
(KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC)
Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh

Giới thiệu
Kinh Bát Ðại Nhân Giác do ngài An Thế Cao dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán, vào thời Hậu Hán đời vua Hán Hoàn Ðế, niên hiệu Kiến Hòa năm thứ 2 (148 CN). Ngài là Thái tử xứ An Tức (Parthie), nay một phần thuộc Ba Tư (Persia, Iran) một phần thuộc A Phú Hãn (Afghanistan). Lúc bấy giờ Ðạo Phật từ Ấn Ðộ truyền sang rất thịnh hành trong vùng đó. Ngài xuất gia tu học, tinh thông kinh điển. Sau đó, ngài đi Trung Hoa hoằng hóa Phật Pháp và dịch quyển kinh nầy sang chữ Hán. Ðây là bài kinh số 779 trong Ðại Chánh Tân Tu Ðại Tạng Kinh (Hán Tạng). 

Dưới đây là bản dịch và chú giải của HT Thích Nhất Hạnh 

đệ tử Phật thì nên hết lòng, ngày cũng như đêm, đọc tụngquán niệm về tám điều mà các bậc đại nhân đã giác ngộ

Thứ Nhấtgiác ngộ rằng cuộc đờivô thường, chế độ chính trị nào cũng dễ xụp đổ, những cấu tạo của bốn đại [1] đều trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ, con người do tập hợp của năm ấm [2] mà có, lại không có thực ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, hư ngụy và không có thực quyền. Trong khi đó thì tâm ta lại là nguồn suối phát sinh điều ác và thân ta thì là một nơi tích tụ của tội lỗi. Quán chiếu như trên thì dần dần thoát được cõi sinh tử

Thứ Haigiác ngộ rằng càng lắm ham muốn thì lại càng nhiều khổ đau, rằng bao nhiêu cực nhọc trong cõi sinh tử đều do ham muốn mà có. Trong khi đó người ít ham muốn thì không bị hoàn cảnh sai sử, lại cảm thấy thân mình và tâm mình được thư thái

Thứ Bagiác ngộ rằng vì tâm ta rong ruổi chạy theo danh lợi không bao giờ biết chán cho nên tội lỗi cũng theo đó mà càng ngày càng lớn. Các bậc Bồ Tát [3] thì khác hẳn: họ luôn luôn nhớ nghĩ đến phép tri túc, an vui sống với đạm bạc để hành đạo và xem sự nghiệp duy nhất của mình là sự thực hiện trí tuệ giác ngộ

Thứ Tưgiác ngộ rằng tính lười biếng đưa đến chỗ đọa lạc; vì vậy con người phải chuyên cần hành đạo, phá giặc phiền não, hàng phục bốn loài ma, và ra khỏi ngục tù của năm ấm và ba giới [4]. 

Thứ Nămgiác ngộ rằng chính vì vô minh nên mới bị giam hãm trong cõi sinh tử. Các vị Bồ Tát thì thường xuyên nhớ rằng phải học rộng, biết nhiều, phát triển trí tuệ, đạt được biện tài để giáo hoá cho mọi người, để cho tất cả đạt tới niềm vui lớn. 

Thứ Sáugiác ngộ rằng vì nghèo khổ cho nên người ta sinh ra nhiều oán hậncăm thù, và vì thế lại tạo thêm những nhân xấu. Các vị Bồ Tát biết thế cho nên chuyên tu phép bố thí, coi kẻ ghét người thương như nhau, bỏ qua những điều ác mà người khác đã làm đối với mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đã làm ác. 

Thứ Bảygiác ngộ rằng năm thứ dục vọng [5] đã gây nên tội lỗihoạn nạn. Người xuất gia tuy là người sống trong thế tục nhưng không nhiễm theo cái vui phàm tục, thường quán niệm rằng tài sản của mình chỉ là ba chiếc áo cà sa và một chiếc bình bát, tất cả đều là pháp khí, rằng chí nguyện xuất gia của mình là sống thanh bạch để hành đạo, giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi để tiếp xử với tất cả mọi người

Thứ Támgiác ngộ rằng vì lửa sinh tử cháy bừng cho nên mọi loài đang chịu biết bao niềm thống khổ. Biết vậy cho nên ta phải phát tâm Ðại Thừa, nguyện cứu tế cho tất cả mọi người, nguyện thay thế cho mọi người mà chịu khổ đau vô lượng, khiến cho tất cả chúng sinh đều đạt tới niềm vui cứu cánh

Tám điều nói trên là những điều giác ngộ của các bậc đại nhân, Phật và Bồ Tát; những vị này đang tinh tiến hành đạo, tu tập từ bitrí tuệ, đã cưỡi thuyền pháp thân đến được Niết Bàn. Khi trở về lại cõi sinh tử độ thoát cho chúng sinh, họ đều dùng tám điều giác ngộ ấy để khai mở và chỉ đường cho mọi người, khiến chúng sanh ai cũng giác ngộ được cái khổ của sinh tử, lìa bỏ được ngũ dục và hướng tâm vào con đường thánh . 

Nếu đệ tử Phật mà thường đọc tụng tám điều này thì mỗi khi quán niệm diệt được vô lượng tội, tiến tới giác ngộ, mau lên chính giác, vĩnh viễn đoạn tuyệt với sinh tử, thường trú trong sự an lạc

Bản dịch và Chú thích của HT. Thích Nhất Hạnh
(Trích: "Nghi Thức Tụng Niệm", NXB Lá Bối, California, 1989) 

Chú Thích : 

Bốn Ðại là bốn nguyên tố hay là bốn chất cấu thành vũ trụ. Bốn đại gồm có: Ðịa đại, Thủy đại, Hỏa đại, và Phong đại

Năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành, và thức. Sắc là thân thể có hình có sắc. Thọ là cảm thọ vui buồn. Tưởng là tri giác bằng hình ảnh tưởng tượng lại. Hành là dụng tâm làm việc này hay việc khác. Thức là phân biệt, hay biết. Năm ấm cũng còn gọi là năm uẩn

Bồ Tát là dịch âm từ chữ Phạn, dịch âm đầy đủ là Bồ đề tát đỏa, có nghĩa là giác hữu tình Bồ Tát là người, sau khi tin Phật, học Phật, phát nguyện tự độ, độ tha, thậm chí hy sinh cả bản thân mình để cứu giúp người. Muốn làm Bồ Tát trước hết phải có tâm nguyện lớn, chủ yếu là bốn lời nguyện:"Chúng sinh vô biên thề nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, Pháp môn vô lương thệ nguyện học, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành". Mọi người từ khi phát tâm cho đến khi thành Phật được gọi là Bồ Tát, vì vậy mà có phân ra Bồ Tát phàm phuBồ Tát hiền thánh. Các vị Bồ Tát được nói tới trong các kinh Phật thường là các vị Bồ Tát hiền thánh

Ba giới là dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, là ba cõi sống của chúng sinh: Loài người thuộc về dục giới, cõi sống của chúng sinh còn có lòng tham dục. Sắc giới là cõi sống của loài Trời. Ở cõi Trời sắc giới này, chúng sinh đã thoát khỏi mọi lòng dục, nhưng vẫn còn sắc thân. Vô sắc giới là cõi gồm những chúng sinh, không những không còn có lòng dục mà cũng không còn có sắc thân nữa, chỉ còn có tinh thần thuần tuý mà thôi. 

Năm thứ dục vọng là năm thứ ham muốn: sắc, thanh, hương, vị, và xúc.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15034)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13468)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15152)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16522)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13232)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12595)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13495)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13441)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12779)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12077)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11996)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12670)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11499)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11804)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11175)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13300)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13171)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11608)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12186)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12363)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11966)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12753)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12387)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12213)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12283)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12028)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11959)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11249)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11394)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12387)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12484)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12017)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12982)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12051)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12621)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13033)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13963)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12761)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14882)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11933)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12194)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12890)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12780)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14791)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12775)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15410)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12597)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13236)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14267)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15568)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13750)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13148)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13589)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12506)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12094)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12920)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13009)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13246)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21344)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143687)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant