Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Kinh Buông Bỏ Sở TriNgôn Từ

14 Tháng Tư 201100:00(Xem: 10667)
3. Kinh Buông Bỏ Sở Tri Và Ngôn Từ

ĐẠO BỤT NGUYÊN CHẤT - KINH NGHĨA TÚC
Thích Nhất Hạnh
Đạo Tràng Mai Thôn 2011

Kinh Buông Bỏ Sở Tri Ngôn Từ
(Tu Đà Lợi Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ ba, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Dutthatthaka Sutta, Sutta-Nipàta 780-787

Bối Cảnh

Kinh này tên là kinh Tu Đà Lợi. Tu Đà Lợi (Sundari) là tên một cô gái trẻ đẹp, được một nhóm đạo sĩ Bà La Môn sai phái lui tới tu viện Kỳ Viên nơi Bụt và các thầy cư trú. Nhóm đạo sĩ này ganh tức với giáo đoàn của Bụt vì họ không còn được vua Ba Tư Nặc trọng đãi như trước. Sau đó, Tu Đà Lợi bị giết và thi thể được chôn giấu ở tu viện Kỳ Viên. Người ta vu oan là Bụt và các thầy đã giết cô gái và tạo dư luậngiáo đoàn của Bụt tu tập giả dối. Có nhiều thầy đi vào thành Xá Vệ khất thực bị tẩy chay. Bụt bảo trong bảy hôm sự thực sẽ bung ra và dân chúng sẽ thấy rõ là giáo đoàn của Bụt luôn luôn thanh tịnh. Quả nhiên bảy hôm sau thám tử của vua Ba Tư Nặc khám phá ra được âm mưu giết người và vu khống.

 

1. Mình còn mang theo tà niệm mà cứ lo chỉ trích người khác (về những sai lầm thiếu sót của họ). Mình chỉ ham đề cao cái thấy của mình về sự thật. Khi gặp được một vị chân tu đích thực, thì mình thấy rằng vị ấy chẳng quan tâm gì tới chuyện thị phi và hơn thua cả.

2. Làm sao sử dụng được công phu hành trì của mình để buông bỏ tham dục trong cuộc đời? Làm sao đạt tới được cái đức hạnh cao quý và vượt thoát mọi nhu yếu tranh cãi? Làm sao chế ngự được tham dục? Người ta sẽ đặt cho mình những câu hỏi (thực tế) như thế.

3. Giả dụ có người, không ai hỏi mà tự khoe là mình giữ giớithực tập giỏi, người ta sẽ nghi rằng người này không nói thật và không đi đúng vào con đường của đạo pháp. Vì vậy những ai muốn học hạnh sa môn phải biết lo tự tịnh hóa mình trước.

4. Đã thực sự dừng lại rồi, và để không còn bị kẹt vào cuộc đời thế tục thì phải thường tự nhắc nhở là mình phải nắm giữ giới luật cho vững chắc. Phải có đức tin nơi đạo pháp, không nên chỉ ba hoa lo dạy đời.

5. Giáo pháp nói lên không có gì bí hiểm mà cũng không bị hư nát. Khi giảng dạy đừng đưa cái ngã của mình lên, không nên vì vui mà dạy, vì giận mà không dạy. Phải thấy được trong sự hành trì của mình không có gì sai lạc và rơi rụng. Nếu mình không bị kẹt vào cái ý riêng của mình thì còn gì để mừng hoặc để giận?

6. Những cái gì ta đã ngỡ là của ta, cần được buông bỏ. Những giáo pháp minh sát cần phải nắm lấy để hành trì. Nếu tha thiết muốn có lợi ích chân thực thì mình sẽ đạt được tuệ giác về không, bởi vì nhìn vào các pháp và thấy được tướng không của chúng cho nên mình biết tất cả vốn là không.

7. Không nên vướng vào bất cứ một xứ nào (của bốn thiền về sắc giới), trong đó có vô sở hữu xứ. Hành trì mà không có ý định sinh về một trong ba cõi. Nếu tất cả những gì vô minhđiên đảo đã được đoạn trừ thì làm sao cái hành của mình lại còn mang tính cách xứ sở?

8. Ý niệm về “có” được phá vỡ tan tành; ngôn ngữ để sử dụng giải bày cũng không còn bị vướng mắc. Đã không bị vướng mắc, đã có khả năng buông bỏ (mọi ý niệm) thì cái hành của mình sẽ có công năng đưa mình tới cái tuyệt đối không kỳ thị.


Đại Ý

Kinh này tuy cũng chỉ có tám bài kệ nhưng ý tứ rất sâu sắc. Câu nói: giáo pháp không có gì bí mật (che giấu) và không có gì hư nát là từ kinh này. Một vị mâu ni chân thực không quan tâm đến chuyện thị phiđắc thất. Vị ấy không có nhu yếu tranh cãi và gặt hái tiếng khen. Vị ấy lo tự tu tự độ để có giải thoát trước, chứ không ba hoa lo dạy đời. Vị ấy có khả năng buông bỏ sở tri của mình, cho nên khi được khen không mừng mà khi bị chê cũng không giận.

Kinh này đã nói tới tuệ giác không. Nhìn vào tướng trạng các pháp, thấy được tướng không của các pháp cho nên vị mâu ni vượt thoát được ý niệm về có và đồng thời cũng vượt được ý niệm về không như là ý niệm vô sở hữu xứ.

Kinh này cũng đã nói tới sự phá vỡ các khái niệm trong đó có khái niệm có và khái niệm không, và nhất là đã đề cập tới ý niệm ngôn ngữ đạo đoạn, ta không nên bị kẹt vào ngôn từ.

Cuối cùng kinh này cũng đã nói tới sự buông bỏ (xả) để đạt tới cái không còn kỳ thị.

 
Bài kệ 1
Tà niệm thuyết bỉ đoản 邪 念 說 彼 短
Giải ý đế thuyết thiện 解 意 諦 說 善
Khẩu trực thứ cập tôn 口 直 次 及 尊
Thiện ác xả bất ưu 善 惡 捨 不 憂


Bài kệ 2

Dĩ hành đương na xả 以 行 當 那 捨
Khí thế dục tự tại 棄 世 欲 自 在
Bão chí đức bất loạn 抱 至 德 不 亂
Chế dục nhân sở cật 制 欲 人 所 詰


Bài kệ 3
Như hữu thủ giới hành nhân 如 有 守 戒 行 人
Vấn bất cập tiên cụ diễn 問 不 及 先 具 演
Hữu nghi chánh phi pháp đạo 有 疑 正 非 法 道
Dục lai học thả tự tịnh 欲 來 學 且 自 淨



Bài kệ 4
Dĩ chỉ bất câu thị thế 以 止 不 拘 是 世
Thường tự thuyết trước giới kiên 常 自 說 著 戒 堅
Thị đạo pháp hiệt sở tín 是 道 法 黠 所 信
Bất trước ỷ hành giáo thế 不 著 綺 行 教 世



Bài kệ 5
Pháp bất nặc bất hủ ngôn 法 不 匿 不 朽 言
Hủy tôn ngã bất hỉ khủng 毀 尊 我 不 喜 恐
Tự kiến hành vô tà lậu 自 見 行 無 邪 漏
Bất trước tưởng hà sân hí 不 著 想 何 瞋 憙



Bài kệ 6
Sở ngã hữu dĩ chuyển xả 所 我 有 以 轉 捨
Tiên minh pháp chánh trước trì 鱻 明 法 正 著 持
Cầu chánh lợi đắc tất không 求 正 利 得 必 空
Dĩ tưởng không pháp bản không 以 想 空 法 本 空



Bài kệ 7
Bất trước dư vô sở hữu 不 著 餘 無 所 有
Hành bất nguyện tam giới sanh 行 不 願 三 界 生
Khả minh minh tất dĩ đoạn 可 瞑 冥 悉 已 斷
Vân hà hành hữu xứ sở 云 何 行 有 處 所



Bài kệ 8
Sở đương hữu tất liệt khứ 所 當 有 悉 裂 去
Sở đạo thuyết vô ái trước 所 道 說 無 愛 著
Dĩ bất trước diệc khả ly 已 不 著 亦 可 離
Tùng hành bạt tất xả khứ 從 行 拔 悉 捨 去


Kinh Hang Động Ái Dục
(Ưu Điền Vương Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ nhì, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Guhatthaka Sutta, Sutta-Nipàta 772-779


Bối Cảnh

Kinh này tên là kinh Ưu Điền Vương (Phạn dịch là Udayana hay Udena). Khung cảnh dựng lên: Vua này đi chơi núi với các cung nữ. Trên núi có một vị khất sĩ sống khổ hạnh trong một cái động đá, tóc tai ra dài, áo quần tơi tả. Một cô cung nữ thấy thế sợ hãi la lên rằng có quỷ. Vua giận dữ muốn trừng phạt vị khất sĩ. Có một vị thiên giả muốn cứu mạng cho vị khất sĩ mới biến thành một con gấu lớn đi tới, vua phải bỏ chạy. Vị khất sĩ thoát chết về bạch lại với Bụt. Bụt kể chuyện tiền thân: trong kiếp trước vị khất sĩ đã làm gì đó cho nên nay mới suýt bị nạn và Bụt dạy kinh này.


1. Bị nhốt vào cái hang động của đủ thứ ham muốn, bị tri giác sai lầm của mình che lấp, người ta đi tách ra khỏi con đường chánh đạo. Cái nhớ tưởng về dục vọng của mình làm cho mình khó có cơ hội thành tựu được tuệ giác.

2. Vướng vào vòng sắc dục là vướng vào vòng sinh tử. Một khi sợi dây sắc dục đã cột vào kiên cố quá thì khó có thể tháo gỡ ra. Nếu không biết quán chiếu cái tới và cái đi của các pháp, nếu không thành tựu được tuệ giác thì không thể nào chặt đứt được gốc rễ của tham dục.

3. Tham dục được phát sinh từ mù quángsi mê. Người ta không biết rằng chạy theo tham dục thì cái mê lầm của mình càng ngày càng lớn, rằng sống trong tham dục thì phải gánh chịu nhiều thống khổ và bi ai, và trong khi chịu đựng, người ta chẳng biết phải nương tựa vào đâu cho bớt khổ.

4. Con người phải thức tỉnhtrở về với giây phút hiện tại. Phải thấy rằng thế gian đang sống trong mê lầm, ta không thể nương tựa vào cấu trúc của thế gianđi theo cái đà của nó. Phải quán niệm về buông bỏ, về sự trở về với con đường chính, về sự thoát ly vướng mắc. Phải nhớ mạng sống là ngắn ngủi và quán chiếu cái chết gần kề.

5. Cuộc đời đi từ khổ đau này đến khổ đau khác, cái ham muốn trong cõi sinh tử đang lan tràn như một cơn lũ lụt. Khi cái chết đến, oán thù và sợ hãi phát sinh, và năng lượng của cái dục ấy sẽ kéo ta đi luân hồi.

6. Người đang nhận chịu khổ đau cảm thấy mình như một con cá thiếu nước, dòng nước chảy vào hồ đã bị cắt đứt. Thấy như thế là có thể dừng lại được và sẽ không còn có khuynh hướng muốn đi về trong ba cõi.

7. Đừng bị kẹt vào một trong hai cực đoan. Những gì mà ta tiếp xúc nếu biết là chúng có tính cách nguy hại thì ta phải quyết tâm buông bỏ, đừng vướng víu. Đừng làm một điều gì để sau này ta sẽ oán trách chính ta. Phải biết từ khước nhìn và nghe những gì có thể làm cho tự thân ta ô nhiễm.

8. Phải sử dụng những giáo pháp của đạo giác ngộ để quán chiếuvượt qua biển khổ. Vị mâu ni buông bỏ những lo toan, trau chuốt cho cái ngã và tu tập tinh chuyên để nhổ cho được mũi tên tham dục ra khỏi thân mình. Làm như thế vị ấy đạt được tới chỗ không còn nghi nan.


Đại Ý

Kinh Hang Động Ái Dục tiếp nối chủ đề mà kinh thứ nhất đưa ra. Kinh này cũng chỉ có tám bài kệ. Bị nhốt vào hang động ngũ dục, con người không tìm ra được con đường chánh đạo thênh thang. Ham muốn là hang động giam hãm con người và cũng là những sợi giây trói buộc làm cho con người mất hết tự do. Nguồn gốc của tham dụcsi mê, chỉ có quán chiếu mới buông bỏ được. Ham muốn là gốc của luân hồi sinh tử. Có ba hình ảnh rất sống động trong kinh này: đó là hình ảnh của một cơn lũ lụt, tượng trưng cho tham dục, kéo ta đi; hình ảnh của một con cá thiếu nước, tượng trưng cho khổ đau và hệ lụy; và hình ảnh của một mũi tên cắm vào thân thể, tượng trưng cho tham dục.

Một trong những phương pháp thực tập là tránh nhìn và nghe những gì có thể tưới tẩm hạt giống tham dục trong ta. Phương pháp khác là quán chiếu cái tới và cái đi của các pháp. Phương pháp thứ ba là thực tập con đường trung đạo, đừng bị kẹt vào một trong hai cực đoan: hoặc kham khổ quá, hoặc hưởng thụ nhiều. Trong bài kệ thứ tám, có một chữ chép sai. Đó là chữ tiêm (尖) có nghĩa là mũi nhọn, chép nhầm thành chữ vị (未), làm cho câu kinh mất nghĩa. Hai chữ viết na ná như nhau cho nên có sự nhầm lẫn.



Bài kệ 1
Hệ xá đa sở nguyện 繫 舍 多 所 願
Trú kỳ tà sở giá 住 其 邪 所 遮
Dĩ già viễn chánh đạo 以 遮 遠 正 道
Dục niệm nan khả tuệ 欲 念 難 可 慧
Bài kệ 2
Tọa khả hệ bào thai 坐 可 繫 胞 胎
Hệ sắc kiên tuy giải 繫 色 堅 雖 解
Bất quán khứ lai pháp 不 觀 去 來 法
Tuệ thị diệc đoạn bổn 慧 是 亦 斷 本

Bài kệ 3
Tham dục dĩ si manh 貪 欲 以 癡 盲
Bất tri tà lợi tăng 不 知 邪 利 增
Tọa dục bị thống bi 坐 欲 被 痛 悲
Tùng thị đương hà y 從 是 當 何 依
Bài kệ 4
Nhân sanh đương giác thị 人 生 當 覺 是
Thế tà nan khả y 世 邪 難 可 依
Xả chánh bất trước niệm 捨 正 不 著 念
Mạng đoản tử thậm cận 命 短 死 甚 近
Bài kệ 5
Triển chuyển thị thế khổ 展 轉 是 世 苦
Sanh tử dục khê lưu 生 死 欲 溪 流
Tử thời nãi niệm oán 死 時 乃 念 怨
Tùng dục để thai cực 從 欲 詆 胎 極
Bài kệ 6
Tự khả thọ thống thân 自 可 受 痛 身
Lưu đoạn thiểu thủy ngư 流 斷 少 水 魚
Dĩ kiến đoạn thân khả 以 見 斷 身 可
Tam thế phục hà tăng 三 世 復 何 增

Bài kệ 7
Lực dục ư lưỡng diện 力 欲 於 兩 面
Bỉ khả giác mạc trước 彼 可 覺 莫 著
Mạc hành sở tự oán 莫 行 所 自 怨
Kiến văn mạc tự ô 見 聞 莫 自 污
Bài kệ 8
Giác tưởng quán độ hải 覺 想 觀 度 海
Hữu ngã tôn bất kế 有 我 尊 不 計
Lực hành bạt tiêm xuất 力 行 拔 尖 出
Trí sử nãi vô nghi 致 使 乃 無 疑

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15563)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 14997)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14845)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13262)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14441)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20199)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18422)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30751)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12417)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15518)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13755)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13925)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13529)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14447)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13721)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16728)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15383)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31225)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18818)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14991)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14586)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14574)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19695)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14434)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14518)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14714)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14757)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17912)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13564)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13688)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14941)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14153)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16422)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15319)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13147)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14082)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14217)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14610)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13001)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13808)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13260)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13741)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14685)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14755)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13273)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12830)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13735)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13672)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13324)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13885)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13688)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12587)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14811)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12874)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12445)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant