Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

15. Kinh Vị Mâu Ni Thành Đạt

14 Tháng Tư 201100:00(Xem: 10894)
15. Kinh Vị Mâu Ni Thành Đạt

ĐẠO BỤT NGUYÊN CHẤT - KINH NGHĨA TÚC
Thích Nhất Hạnh
Đạo Tràng Mai Thôn 2011

Kinh Vị Mâu Ni Thành Đạt

(Phụ Tử Cọng Hội Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 15, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Puràbheda Sutta, Sutta-Nipàta 848-861

 

 

Bối Cảnh

Đây là kinh Phụ Tử Cọng Hội. Phụ Tử Cọng Hội nghĩa là cha con gặp nhau. Khung cảnh dựng lên: Thái tử Tất Đạt Đa thuộc bộ tộc Thích Ca sau khi thành đạo, dựng lên Tăng đoàn, đã về thăm gia đình và có dịp giáo hóa cho hoàng gia cũng như cho dân chúng trong nước Ca Tỳ La. Bụt độ được cho vua Tịnh Phạn. Vua Tịnh Phạn tỏ thái độ rất cung kính đối với Bụt. Dân chúng lấy làm ngạc nhiên tại sao vua cha lại phải cung kính đứa con mình đến mức ấy. Vua mới nói cho mọi người biết nhân cách vĩ đại của con mình, ngay từ khi còn bé. Giới phụ nữ thuộc dòng họ Thích Ca tới quy y học đạo rất đông. Sau khi mọi người tiếp nhận giới pháp, Bụt dạy kinh này.

1. Đã tiếp nhận đầy đủ giới pháp, chúng con phải nhận diện như thế nào và phải nói như thế nào cho đúng về bậc có chánh kiến, bậc đã được sinh ra như một vị anh hùng trên thế gian, bậc đã vượt thoát mọi ràng buộc khổ nạn? Xin đức Gotam chỉ dạy.

2. Đó là người đã buông bỏ được mọi hiềm hận về quá khứ, mọi thắc mắc lo âu về tương lai. Trong giây phút hiện tại, người ấy cũng không bị hệ lụy vào bất cứ gì, cũng không bị kẹt vào hư danh và sự tôn kính của kẻ khác.

3. Không tham đắm vào tương lai, không ưu sầu về quá khứ, người ấy trên đường mình đi đã buông bỏ mọi tham cầu, mọi tà kiến, không giữ lại một tư kiến nào.

4. Đã buông bỏ mọi sợ hãi, đã trở nên vững chãi, nuôi dưỡng được chánh tín, người ấy diệt trừ được mọi nghi nan, không tật đố, lòng hoan hỷ với những gì đang có và yêu nếp sống thảnh thơi.

5. Có khả năng tiết chế, không tham vọng, có nhiều tuệ giác, không ganh ghét ai, không nói xấu ai, không trau chuốt bên ngoài, không nói lưỡi hai chiều, người ấy buông bỏ mọi hý luậnnghi ngờ.

6. Tâm ý giải thoát, không đắm trước, lìa tư kiến, không thêu dệt hư vọng, bước đi an tường, người ấy có khả năng giải tỏa được mọi tranh chấp, không bị dục kéo đi, và đoạn trừ được mọi dục tưởng.

7. Không mưu toan để đạt tới một cái gì mình muốn, cũng không lo lắng khi mình không có cái kia, người ấy không oán giận, không bị vị ngọt của ái dục sai sử.

8. Không tự cao, thấy được tự tánh bình đẳngvô ngã, không có mặc cảm thua người hay bằng người, biết quán chiếu, biết đình chỉ tâm ý, người ấy thấy được cái gì là thiện cái gì là ác và buông bỏ được những vọng cầu về tương lai.

9. Không kẹt vào cái đang xảy ra, không bị cột chân lại bất cứ ở đâu, người ấy biết quán chiếu, nhìn thẳng vào các pháp và không còn bị vướng mắc vào gì nữa. Dù trong cõi dục, cõi sắc hay cõi vô sắc cũng thế, người ấy luôn luôn sử dụng thông tuệ của mình, do đó không có gì mà không vượt thoát được.

10. Ái đã diệt, tâm đã tĩnh, người ấy đã vượt qua những cơn lũ lụt sầu khổ để tới bến bờ vô ưu, không còn theo đuổi tìm cầu lạc thú gì nữa trong ba cõi. Đã cởi trói, đã buông bỏ tất cả, người ấy không còn có gì để gọi là sở đắc.

11. Không cần con trai, không cần ruộng đất, không cần trâu bò, không cần của cải, người ấy không còn gì để nắm bắt hoặc để đuổi xua.

12. Dù bị đám đông công kích, phỉ báng, xúc phạm, dù có bị các vị phạm chísa môn chê bai, người ấy vẫn ngồi yên bất động, vẫn cứ đường mình mình đi.

13. Không tật đố, không xan tham, dù có được thế gian tôn kính người ấy cũng không bị vướng mắc. Người ấy không tự tôn, không tự ti, không đòi bằng người, cái gì đúng pháp thì làm, phi pháp thì bỏ.

14. Thấy được tự tính không, đạt tới vô cầu, vô đắc, không còn vui cái vui phàm tục của thế gian, tâm ý đã thực sự dừng lại, vị mâu ni vượt thoát thời gian, đạt tới bản môn, đi vào kiếp ngoại.

 

 

Đại Ý

Kinh này nói về một con người xuất gia lý tưởng. Đây là một vị mâu ni, một người thành đạt trên con đường tâm linhtrở thành một bậc thầy, một người gương mẫu cho tất cả những ai muốn sống một cuộc đời xuất trần thượng sĩ. Mâu Ni có nghĩa là người tĩnh lặng (tịch mịch), người đã đạt tới bình an, không còn nắm bắt, không còn trông ngóng, hoàn toàn thảnh thơi, không có nhu yếu phô trương.

 

  • Bài kệ đầu là câu hỏi về hạnh đức của một vị mâu ni.
  • Bài kệ thứ hai: Người ấy không bị kẹt vào hư danh.
  • Bài kệ thứ ba: Người ấy đã buông bỏ được mọi tham cầu.
  • Bài kệ thứ tư: Người ấy biết sống tri túc, hạnh phúc, không còn sợ hãi, không còn tật đố; có khả năng sống thảnh thơi.
  • Bài kệ thứ năm: Người ấy đã hết nghi ngờ, không còn nhu yếu lý luận.
  • Bài kệ thứ sáu: Người ấy tâm ý giải thoát, không còn kẹt vào tư kiến, không bị ái dục lôi kéo.
  • Bài kệ thứ bảy: Không còn trông cầu mong ước.
  • Bài kệ thứ tám: Nắm vững được chỉ và quán, thấy được bình đẳngvô ngã. Không còn mặc cảm.
  • Bài kệ thứ chín: Không bị vướng vào hiện tại, không bị kẹt vào trong tam giới.
  • Bài kệ thứ mười: Đạt tới chỗ vô ưu, giải thoát, viễn ly.
  • Bài kệ thứ mười một: Không có nhu yếu làm sở hữu chủ của bất cứ một cơ sở nào, dù là chùa hay tu viện.
  • Bài kệ thứ mười hai: Bất động trước mọi công kíchphỉ báng.
  • Bài kệ thứ mười ba: Không bị sự cung kính của thế gian làm lay chuyển tâm ý.
  • Bài kệ thứ mười bốn: Thấy được tự tính không, đã thực sự dừng lại, đã đạt tới vô đắc, đã vượt thoát thời gian, đi vào kiếp ngoại.


Bài kệ 1
Hữu giới cụ đương hà kiến 有 戒 具 當 何 見
Vân thuyết ngôn tùng ấm khổ 云 說 言 從 陰 苦
Nguyện Cồ Đàm giải thuyết thử 願 瞿 曇 解 說 此
Vấn chánh ý thế hùng sanh 問 正 意 世 雄 生

Bài kệ 2
Tiên dĩ hành khí trọng nhuế 先 已 行 棄 重 恚
Diệc bất trước hậu lai nguyện 亦 不 著 後 來 願
Lai hiện tại diệc bất thủ 來 現 在 亦 不 取
Diệc bất thọ tôn kính không 亦 不 受 尊 敬 空

Bài kệ 3
Vị lai tưởng bất trước ái 未 來 想 不 著 愛
Cửu viễn tưởng diệc bất ưu 久 遠 想 亦 不 憂
Hành viễn khả xả tế nhuyễn 行 遠 可 捨 細 軟
Tà kiến tận thiểu vô hữu 邪 見 盡 少 無 有

Bài kệ 4
Dĩ khứ khủng vô úy bố 已 去 恐 無 畏 怖
Bất khả động tín vô nghi 不 可 動 信 無 疑
Vô tật tâm lạc bỉ dữ 無 嫉 心 樂 彼 與
Hành như thị ái tôn mạng 行 如 是 愛 尊 命

Bài kệ 5
Năng tự thủ bất đa vọng 能 自 守 不 多 望
Tự đa đắc tuệ vô tật 自 多 得 慧 無 嫉
Bất ác xú bất mô dã 不 惡 醜 不 嫫 冶
Bất lưỡng thiệt xả hí nghi 不 兩 舌 捨 戲 疑

Bài kệ 6
Ý tất thoát vô sở trước 意 悉 脫 無 所 著
Khí tự kiến vô ỷ vọng 棄 自 見 無 綺 妄
An tường hành năng giải đối 安 庠 行 能 解 對
Diệc bất dục đoạn dục tưởng 亦 不 欲 斷 欲 想

Bài kệ 7
Bất học cầu sở lạc dục 不 學 求 所 樂 欲
Tất vô hữu diệc bất ưu 悉 無 有 亦 不 憂
Vô oán nhuế xả ái dục 無 怨 恚 捨 愛 欲
Bất vi vị sở khả sử 不 為 味 所 可 使

Bài kệ 8
Bất tự cao ngã vô đẳng 不 自 高 我 無 等
Đắc đối hủy hoành thủ kính 得 對 毀 橫 取 敬
Đương hành quán chỉ ý niệm 當 行 觀 止 意 念
Kiến thiện ác phi thứ vọng 見 善 惡 非 次 望

Bài kệ 9
Khứ sở tại vô sở chỉ 去 所 在 無 所 止
Quán hướng pháp đương hà trước 觀 向 法 當 何 著
Dục sắc không diệc vô sắc 欲 色 空 亦 無 色
Tùng hiệt kế bất dục thoát 從 黠 計 不 欲 脫


Bài kệ 10
Ái dĩ diệt nãi dĩ tức 愛 已 滅 乃 已 息
Tam giới không vô lạc ý 三 界 空 無 樂 意
Tất giải ly hà tùng đắc 悉 解 離 何 從 得
Đa tùng hải độ vô ưu 多 從 海 度 無 憂

Bài kệ 11
Bất nguyện sinh kiến hữu tử 不 願 生 見 有 子
Liệt địa hành nguyện bảo tăng 列 地 行 願 寶 增
Lai bất sinh khứ bất đáo 來 不 生 去 不 到
Dục hà sách tùng hà đắc 欲 何 索 從 何 得

Bài kệ 12
Tất vô năng thuyết đáo xứ 悉 無 能 說 到 處
Chúng học sa môn du tâm 眾 學 沙 門 遊 心
Tất lệnh cầu sở tại xứ 悉 令 求 所 在 處
Như xúc mạo tri như khứ 如 觸 冒 知 如 去

Bài kệ 13
Diệc bất tật diệc vô tham 亦 不 嫉 亦 無 貪
Tuy tại cao tôn bất lạc 雖 在 高 尊 不 樂
Bất lạc trung hạ bất lạc 不 樂 中 下 不 樂
Tùng pháp sinh phi pháp xả 從 法 生 非 法 捨

Bài kệ 14
Thị tất không diệc vô hữu 是 悉 空 亦 無 有
Tùng bất đắc diệc bất cầu 從 不 得 亦 不 求
Mạc dục thế tà lạc nhân 莫 欲 世 邪 樂 人
Ý dĩ chỉ tiện đáo tận 意 已 止 便 到 盡


Kinh Hang Động Ái Dục
(Ưu Điền Vương Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ nhì, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Guhatthaka Sutta, Sutta-Nipàta 772-779


Bối Cảnh

Kinh này tên là kinh Ưu Điền Vương (Phạn dịch là Udayana hay Udena). Khung cảnh dựng lên: Vua này đi chơi núi với các cung nữ. Trên núi có một vị khất sĩ sống khổ hạnh trong một cái động đá, tóc tai ra dài, áo quần tơi tả. Một cô cung nữ thấy thế sợ hãi la lên rằng có quỷ. Vua giận dữ muốn trừng phạt vị khất sĩ. Có một vị thiên giả muốn cứu mạng cho vị khất sĩ mới biến thành một con gấu lớn đi tới, vua phải bỏ chạy. Vị khất sĩ thoát chết về bạch lại với Bụt. Bụt kể chuyện tiền thân: trong kiếp trước vị khất sĩ đã làm gì đó cho nên nay mới suýt bị nạn và Bụt dạy kinh này.


1. Bị nhốt vào cái hang động của đủ thứ ham muốn, bị tri giác sai lầm của mình che lấp, người ta đi tách ra khỏi con đường chánh đạo. Cái nhớ tưởng về dục vọng của mình làm cho mình khó có cơ hội thành tựu được tuệ giác.

2. Vướng vào vòng sắc dục là vướng vào vòng sinh tử. Một khi sợi dây sắc dục đã cột vào kiên cố quá thì khó có thể tháo gỡ ra. Nếu không biết quán chiếu cái tới và cái đi của các pháp, nếu không thành tựu được tuệ giác thì không thể nào chặt đứt được gốc rễ của tham dục.

3. Tham dục được phát sinh từ mù quángsi mê. Người ta không biết rằng chạy theo tham dục thì cái mê lầm của mình càng ngày càng lớn, rằng sống trong tham dục thì phải gánh chịu nhiều thống khổ và bi ai, và trong khi chịu đựng, người ta chẳng biết phải nương tựa vào đâu cho bớt khổ.

4. Con người phải thức tỉnhtrở về với giây phút hiện tại. Phải thấy rằng thế gian đang sống trong mê lầm, ta không thể nương tựa vào cấu trúc của thế gianđi theo cái đà của nó. Phải quán niệm về buông bỏ, về sự trở về với con đường chính, về sự thoát ly vướng mắc. Phải nhớ mạng sống là ngắn ngủi và quán chiếu cái chết gần kề.

5. Cuộc đời đi từ khổ đau này đến khổ đau khác, cái ham muốn trong cõi sinh tử đang lan tràn như một cơn lũ lụt. Khi cái chết đến, oán thù và sợ hãi phát sinh, và năng lượng của cái dục ấy sẽ kéo ta đi luân hồi.

6. Người đang nhận chịu khổ đau cảm thấy mình như một con cá thiếu nước, dòng nước chảy vào hồ đã bị cắt đứt. Thấy như thế là có thể dừng lại được và sẽ không còn có khuynh hướng muốn đi về trong ba cõi.

7. Đừng bị kẹt vào một trong hai cực đoan. Những gì mà ta tiếp xúc nếu biết là chúng có tính cách nguy hại thì ta phải quyết tâm buông bỏ, đừng vướng víu. Đừng làm một điều gì để sau này ta sẽ oán trách chính ta. Phải biết từ khước nhìn và nghe những gì có thể làm cho tự thân ta ô nhiễm.

8. Phải sử dụng những giáo pháp của đạo giác ngộ để quán chiếuvượt qua biển khổ. Vị mâu ni buông bỏ những lo toan, trau chuốt cho cái ngã và tu tập tinh chuyên để nhổ cho được mũi tên tham dục ra khỏi thân mình. Làm như thế vị ấy đạt được tới chỗ không còn nghi nan.


Đại Ý

Kinh Hang Động Ái Dục tiếp nối chủ đề mà kinh thứ nhất đưa ra. Kinh này cũng chỉ có tám bài kệ. Bị nhốt vào hang động ngũ dục, con người không tìm ra được con đường chánh đạo thênh thang. Ham muốn là hang động giam hãm con người và cũng là những sợi giây trói buộc làm cho con người mất hết tự do. Nguồn gốc của tham dụcsi mê, chỉ có quán chiếu mới buông bỏ được. Ham muốn là gốc của luân hồi sinh tử. Có ba hình ảnh rất sống động trong kinh này: đó là hình ảnh của một cơn lũ lụt, tượng trưng cho tham dục, kéo ta đi; hình ảnh của một con cá thiếu nước, tượng trưng cho khổ đau và hệ lụy; và hình ảnh của một mũi tên cắm vào thân thể, tượng trưng cho tham dục.

Một trong những phương pháp thực tập là tránh nhìn và nghe những gì có thể tưới tẩm hạt giống tham dục trong ta. Phương pháp khác là quán chiếu cái tới và cái đi của các pháp. Phương pháp thứ ba là thực tập con đường trung đạo, đừng bị kẹt vào một trong hai cực đoan: hoặc kham khổ quá, hoặc hưởng thụ nhiều. Trong bài kệ thứ tám, có một chữ chép sai. Đó là chữ tiêm (尖) có nghĩa là mũi nhọn, chép nhầm thành chữ vị (未), làm cho câu kinh mất nghĩa. Hai chữ viết na ná như nhau cho nên có sự nhầm lẫn.



Bài kệ 1
Hệ xá đa sở nguyện 繫 舍 多 所 願
Trú kỳ tà sở giá 住 其 邪 所 遮
Dĩ già viễn chánh đạo 以 遮 遠 正 道
Dục niệm nan khả tuệ 欲 念 難 可 慧
Bài kệ 2
Tọa khả hệ bào thai 坐 可 繫 胞 胎
Hệ sắc kiên tuy giải 繫 色 堅 雖 解
Bất quán khứ lai pháp 不 觀 去 來 法
Tuệ thị diệc đoạn bổn 慧 是 亦 斷 本

Bài kệ 3
Tham dục dĩ si manh 貪 欲 以 癡 盲
Bất tri tà lợi tăng 不 知 邪 利 增
Tọa dục bị thống bi 坐 欲 被 痛 悲
Tùng thị đương hà y 從 是 當 何 依
Bài kệ 4
Nhân sanh đương giác thị 人 生 當 覺 是
Thế tà nan khả y 世 邪 難 可 依
Xả chánh bất trước niệm 捨 正 不 著 念
Mạng đoản tử thậm cận 命 短 死 甚 近
Bài kệ 5
Triển chuyển thị thế khổ 展 轉 是 世 苦
Sanh tử dục khê lưu 生 死 欲 溪 流
Tử thời nãi niệm oán 死 時 乃 念 怨
Tùng dục để thai cực 從 欲 詆 胎 極
Bài kệ 6
Tự khả thọ thống thân 自 可 受 痛 身
Lưu đoạn thiểu thủy ngư 流 斷 少 水 魚
Dĩ kiến đoạn thân khả 以 見 斷 身 可
Tam thế phục hà tăng 三 世 復 何 增

Bài kệ 7
Lực dục ư lưỡng diện 力 欲 於 兩 面
Bỉ khả giác mạc trước 彼 可 覺 莫 著
Mạc hành sở tự oán 莫 行 所 自 怨
Kiến văn mạc tự ô 見 聞 莫 自 污
Bài kệ 8
Giác tưởng quán độ hải 覺 想 觀 度 海
Hữu ngã tôn bất kế 有 我 尊 不 計
Lực hành bạt tiêm xuất 力 行 拔 尖 出
Trí sử nãi vô nghi 致 使 乃 無 疑

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15612)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15052)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14888)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13318)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14510)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20274)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18491)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30802)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12467)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15552)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13804)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13980)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13576)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14523)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13781)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16779)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15446)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31303)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18881)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15068)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14674)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14628)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13852)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19747)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14495)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14570)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14774)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14819)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17998)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13645)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13764)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15013)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14216)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16494)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15389)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13568)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13207)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13328)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13044)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14141)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14764)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14296)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14662)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13059)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13830)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13298)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13805)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14735)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14847)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13365)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12891)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13786)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13731)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13381)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13928)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13741)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12669)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14880)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12913)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12515)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant