Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

14. Kinh Phòng Hộ

14 Tháng Tư 201100:00(Xem: 10566)
14. Kinh Phòng Hộ

ĐẠO BỤT NGUYÊN CHẤT - KINH NGHĨA TÚC
Thích Nhất Hạnh
Đạo Tràng Mai Thôn 2011

Kinh Phòng Hộ
(Tỳ Khưu Ni Liên Hoa Sắc Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ 14, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Sàriputta Sutta, Sutta-Nipàta 955-975


Bối Cảnh

Đây là kinh Liên Hoa Sắc Tỳ Khưu Ni. Tỳ Khưu Ni Liên Hoa Sắc là một sư cô đã tu chứng, đã đắc quả a la hán và đã có thần thông. Khung cảnh dựng lên: Bụt lên cung trời Đao Lợi để thăm mẹ là phu nhân Mahamaya và dạy đạo cho Ngài. Chư thiên nhân dịp này được thừa hưởng sự giáo hóa của Bụt đầy đủ. Bụt ở trên ấy ba tháng. Dưới này thầy Mục Kiền Liên hướng dẫn tứ chúng tu tập. Sau ba tháng, thầy Mục Kiền Liên được tứ chúng khẩn cầu đi mời Bụt về. Bụt về đại chúng đi đón tiếp rất đông đảo. Hai giới trời và người quy tụ lại để được nghe Bụt giảng dạy và hướng dẫn thực tập. Sư cô Liên Hoa Sắc cũng có mặt tại đây. Cùng các vị hiền giả khác, sư cô đọc lên những lời tán thán đức Thế Tôn. Thầy Xá Lợi Phất cũng có dịp tán dương Bụt và sau đó đặt những câu hỏi về những khó khăn và hiểm nguy mà một vị xuất gia có thể gặp phải trên bước đường tu học. Và Bụt đã trả lời bằng kinh này.

 

1. Chưa từng thấy ai (sáng rỡ) như Bụt. Chưa từng nghe ai nói lời (tuyệt diệu) như Ngài. Từ cung trời Đao Lợi đi xuống, Đức Thế Tôn là bậc có uy lực tuyệt vời.

2. Được cả hai cõi thiên và nhân ngưỡng mộ, Ngài là hiện thân của một cái thấy có khả năng soi sáng cho cõi đời đầy tục lụy và tham đắm này. Cái bình an vĩ đại của Ngài không có gì có thể lay chuyển được. Mang niềm vui, một mình Ngài đi giữa cõi thế gian.

3. Con đã may mắn tìm tới được với Ngài, bậc giác ngộ, bậc vô ưu. Bậc đã lên tới đỉnh cao của sự giác ngộ và đã trở về cõi trần thế để giáo hóa. Ngài là người đã để ra bao nhiêu công phu tâm ý để đạt tới giải thoát. Đã đánh tan được dục vọng, đã thoát ra khỏi được cuộc đời ác trược. Xin Ngài ban cho chúng con một ít những giáo nghĩa tốt đẹp của Ngài.

4, 5. Nếu một vị khất sĩ quyết tâm từ bỏ cuộc sống trần lụy, can đảm đi tìm tới một chỗ vắng người, dưới một gốc cây, một vùng khoáng dã, nơi rừng sâu, hoặc trong một am thất. Hoặc ở trên núi cao, tìm một chỗ để ngồi và để nghỉ lưng thì vị ấy sẽ có thể gặp những tai nạn hiểm nguy nào? Làm sao để vị ấy đừng có sợ hãi? Làm sao để vị ấy có thể thực tập mà đạt tới chỗ thoát ly sinh tử?

6. Có bao nhiêu loại tai nạn và hiểm nguy của cuộc đời đang chờ đợi vị ấy? Có những dấu hiệu và âm thanh nào báo cho vị ấy biết những tai nạn và hiểm nguy kia?
Làm sao khi qua lại, khi nghỉ ngơi vị khất sĩ được vắng yên, không bị xáo động bởi những âm thanh vọng tới?

7. Vị khất sĩ muốn đạt tới an lành cần phải nói gì? Phải làm gì cho đúng?
Phải trì giới như thế nào? Phải thực tập làm sao để đừng nửa chừng đánh mất sự hành trì của mình?

8. Tu tập như thế nào để giới thân không bị sứt mẻ? Làm sao để khi đi thì đi một mình, không đàn đúm với ai? Làm sao để có ý chí gột sạch được u mê, để tìm cầu tuệ nhãn, giống như một người thợ rèn luyện thép, loại ra được những chất quặng dơ bên trong?

9. Bụt dạy có năm cái hiểm nguy: ác thú bốn chân, sâu, muỗi, rắn rết và những con người có ý đồ không tốt. Nhưng nếu biết sống có chánh niệmtinh cần thì vị khất sĩ sẽ không bị những thứ ấy làm hại. Vị ấy phải hết lòng tu tập, quyết tâm đừng chạy theo những cái khả ái.

10. Thấy những người ngoại đạo đừng để tâm tới họ. Đừng xuất hiện, đừng nói nhiều, đừng phô trương hình thức. Nếu biết quán chiếuvô ngã một cách sâu sắc thì có thể nhẫn xả được tất cả. Đừng ham tới lui chốn phố xá đông người.

11. Đau nhức, bệnh tật, đói lạnh, những cái ấy hãy học cách chịu đựng cho quen, đừng sợ hãi chúng. Hãy sử dụng chánh tinh tiến để chống cự lại và để tự bảo hộ mình.

12. Đừng chạy theo những cái vỏ quyến rũ bên ngoài. Diệt tận gốc những mầm mống của cái ác, đừng cho chúng tiếp tục. Đừng nắm bắt những cái không thể nắm bắt và cả những cái có thể nắm bắt. Đừng vướng mắc vào quá khứ, đừng trông ngóng về tương lai.

13. Duy trì tâm bồ đề, nuôi lớn thiện tâm. Vượt qua hàng rào thị phi, không bao giờ nói lời thô ác. Nhẫn nhịn được những điều bất như ý. Khi đi cũng như khi ngồi thực tập bốn phép nhẫn nhục để vượt qua nhu yếu than trách.

14. “Đêm nay ta sẽ ngủ ở đâu? Sáng nay ta sẽ đi khất thực ở xóm nào? Khi trong người có bệnh, làm sao cho hết bệnh, hết đau nhức?” Nếu cả ngày chỉ cứ suy nghĩ về những chuyện như thế thì thật là đáng thương. Phải biết học hỏi cách thức buông bỏ, phải biết hành trì để có thể đạt tới viễn ly.

15. (Khi được cúng dường thức ăn và y dược), đừng nghĩ tới chuyện ngon hay dở, nhiều hay ít. Phải biết tiếp nhậnđiều độ. Phải biết dừng lại khi nên dừng lại. Trong khi bước đi giữa thôn làng nếu nghe tiếng người chửi bới thì hãy giữ im lặng, đừng nói lời thô ác để đáp lại.

16. Vị khất sĩ bước đi, hai mắt nhìn xuống, không láo liêng. Dùng thì giờthực tập thiền quán, đừng ham ngủ. Quán duyên khởi, làm cho tâm ý an lành. Đình chỉ vọng niệm, đoạn trừ mọi mối nghi ngờ.

17. Đừng nhận những gì không đáng nhận. Không cho những gì không đáng cho. Phải biết nhìn kẻ khác bằng con mắt từ bi, đừng nạt nộ ai. Nếu có xảy ra chuyện tranh chấp, thì biết đối xử với tâm bình đẳng. Đừng quan trọng hóa chuyện ai đúng ai sai.

18. Mỗi khi bị chửi mắng, đừng nổi cơn thịnh nộ. Đừng nói nặng lời với các bạn đồng tu. Lời nói dịu dàng sẽ thấm dần vào được như nước. Đừng có ý tìm cách dìm người khác xuống.

19. Nếu có ai muốn tỏ bày sự cung kính phải thực tập để đừng bị sự tôn kính ấy chạm đến mình. Sắc đẹp, tiếng hay, vị ngọt, hương thơm, cảm xúc dễ chịu, đừng để cho những cái ấy làm tổn hại đến tự thân.

20. Đối với những cám dỗ, đừng để bị đắm trước. Phải biết điều phục tâm ý mới không bị vướng vào chúng. Vị khất sĩ biết sử dụng giới phápthiền quán để đạt tới minh tuệ. Đưa tâm chuyên về một mối để phá cho vỡ được khối vô minh đã được chứa chất từ lâu đời.


Đại Ý

Kinh này bổ túc cho kinh đi trước, nói thêm về Công Phu Thực Tập Căn Bản của người xuất sĩ. Ta thấy rất rõ ràng là thầy Xá Lợi Phất đang đặt những câu hỏi để Bụt trả lời không phải là cho thầy mà cho tất cả các vị khất sĩ đang có mặt trong lúc ấy. Ngay chính những câu hỏi này đã là những lời dạy dỗ của một vị huynh trưởng cho đàn em rồi. Ví dụ những câu hỏi trong các bài thi kệ thứ bảy và thứ tám: vị khất sĩ muốn được an ổn, cần phải nói gì? Không nên nói gì? Phải làm gì cho đúng? Phải trì giới thế nào? Làm sao để đừng bỏ cuộc nửa chừng? Làm thế nào cho giới thân không bị sứt mẻ? Làm sao để mỗi khi bước đi thì đi một mình, đừng đàn đúm với ai? Làm thế nào để loại trừ các chất độc phiền não nội tâm?

Những câu trả lời của Bụt rất thiết thực. Cố nhiên các loài dã thú bốn chân, rắn, rết, sâu, muỗi v.v... có thể làm hại mình, nhưng nếu có chánh niệm thì mình sẽ không bị những thứ ấy làm hại. Nhưng còn một hiểm nguy khác: đó là loài người hai chân. Có những người có ý đồ không tốt, họ không muốn cho mình tu học. Lại có những người cũng ở trong giới tu tập nhưng vì ganh tỵ, vì sợ hãi cũng muốn loại trừ mình. Đối với những tai nạn do giới “hai chân” này gây ra, thì cách thức hay nhất là đừng tranh dành với họ, “Đừng xuất hiện, đừng nói nhiều, đừng phô trương hình thức. Đừng ham tới lui chốn phố xá đông người.” Đó là lời dặn dò của Bụt trong bài thi kệ thứ mười.

Đã đi xuất gia thì đừng lo lắng về chuyện tối nay ngủ ở đâu, sáng mai ăn ở đâu, khi có bệnh thì ai săn sóc cho mình, khi đói lạnh thì ai lo lắng cho mình. Nếu nương vào Tăng thân và hết lòng tu tập thì mọi việc sẽ được sắp xếp, mình không cần lo lắng về những thứ ấy.

Đừng nắm bắt những cái không thể nắm bắt và ngay cả những thứ có thể nắm bắt. Đừng tiếc thương quá khứ, đừng trông ngóng tương lai. Đừng chạy theo cái vỏ hào nhoáng bên ngoài. Nội lời nhắn nhủ này trong bài thi kệ thứ mười hai cũng đã làm kim chỉ nam cho sự thực tập suốt đời của một vị khất sĩ.

Bài kệ thứ mười lăm dặn ta tiêu thụ cho có chừng mực. Phải biết dừng lại khi cần dừng lại. Gặp người chửi bới thì giữ im lặng đừng đáp lại. Như vậy sẽ có an ninh.

Bài kệ thứ mười sáu dặn vị khất sĩ khi bước đi hai mắt phải nhìn xuống, đừng láo liêng.

Bài kệ thứ bảy dạy về cách cho và cách nhận. Chỉ nhận những gì đáng nhận, cho những gì đáng cho. Phải đối xử bình đẳng, không thiên vị. Phải tập nhìn bằng mắt từ bi. Từ nhãn thị chúng sanh.

Bài kệ thứ mười chín dạy ta thực tập khiêm cung đừng để sự cung kính của người khác làm hại đến pháp thân của mình. Phải phòng hộ sáu căn, đừng để sắc đẹp, tiếng hay, vị ngọt, hương thơm, lạc xúc và tiếng khen kéo mình đi về nẻo hưởng thụ.

Cuối cùng bài kệ thứ hai mươi nhắc ta phải thực tập thiền quán để đạt tới minh tuệ, phá vỡ vô minh.

 


Bài kệ 1
Vị thường kiến hữu thị giả 未 嘗 見 有 是 者
Vị thường văn hữu thuyết giả 未 嘗 聞 有 說 者
Tôn như thị uy thần Thiên 尊 如 是 威 神 天
Tùng đâu thuật lai chí thị 從 兜 術 來 至 是

Bài kệ 2
Thiên Nhân thế tất ủng hộ 天 人 世 悉 擁 護
Trọng ái tục như thân nhãn 重 愛 俗 如 身 眼
Nhất thiết an bất vi chuyển 一 切 安 不 為 轉
Lạc độc hành trước trung ương 樂 獨 行 著 中 央

Bài kệ 3
Vô ưu giác ngã thiện hành 無憂 覺 我 善 行
Đáo thượng giáo phục hoàn thế 到 上 教 復 還 世
Nhiêu tâm giải hoại dục thân 饒 心 解 壞 欲 身
Ác hành xuất hữu thiện nghĩa 惡 行 出 有 善 義

Bài kệ 4
Nhược Tỳ-kheo hữu yểm tâm 若 比 丘 有 厭 心
Hành hữu bại hữu không sanh 行 有 敗 有 空 生
Tại thụ hạ nhược khoáng dã 在 樹 下 若 曠 野
Tại thâm sơn vu thất trung 在 深 山 于 室 中

Bài kệ 5
Nhược cao xứ hạ sàng ngọa 若 高 處 下 床 臥
Lai khủng bố phàm kỷ bối 來 恐 怖 凡 幾 輩
Hành hà tùng chí bất úy 行 何 從 志 不 畏
Hoặc cửu hậu sở hành xứ 或 久 後 所 行 處

Bài kệ 6
Thế kỷ bối bỉ lai thanh 世 幾 輩 彼 來 聲
Nhược vãng lai tại phương diện 若 往 來 在 方 面
Tỳ-kheo xứ bất trước ý 比 丘 處 不 著 意
Sở chỉ xứ tịch vô hướng 所 止 處 寂 無 嚮

Bài kệ 7
Khẩu dĩ xuất thiện ác hưởng 口 已 出 善 惡 響
Tại hành xứ đương hà tác 在 行 處 當 何 作
Trì giới trú hành bất xả 持 戒 住 行 不 捨
Tỳ-kheo học cầu an tường 比 丘 學 求 安 祥

Bài kệ 8
Vân hà học giới bất lậu 云 何 學 戒 不 漏
Độc tại hành thường vô bạn 獨 在 行 常 無 伴
Dục tẩy minh cầu minh mục 欲 洗 冥 求 明 目
Dục cổ mân xuy nội cấu 欲 鼓 岷 吹 內 垢

Bài kệ 9
Ngũ khủng bố tuệ bất úy 五 恐 怖 慧 不 畏
Chí tâm học viễn khả dục 至 心 學 遠 可 欲
Cần trách mãnh diệc thuế trùng 勤 蚱 蜢 亦 蛻 蟲
Nhân ác thanh tứ túc thú 人 惡 聲 四 足 獸

Bài kệ 10
Phi thân Pháp ý mạc thức 非 身 法 意 莫 識
Vô sắc thanh quang vô hình 無 色 聲 光 無 形
Tất phi ngã tất nhẫn xả 悉 非 我 悉 忍 捨
Mạc văn thiện tham phụ huyền 莫 聞 善 貪 婦 縣

Bài kệ 11
Sở bị thống bất khả thân 所 被 痛 不 可 身
Khủng nhược các tất thọ hành 恐 若 各 悉 受 行
Thị tào khổ thống nan nhẫn 是 曹 苦 痛 難 忍
tinh tấn tác cự hãn 以 精 進 作 拒 扞


Bài kệ 12
Nguyện ỷ tưởng niệm mạc tùy 願 綺 想 念 莫 隨
Quật ác tài căn bạt chỉ 掘 惡 栽 根 拔 止
Trước ái khả nhược bất khả 著 愛 可 若 不 可
Hữu dĩ quá hậu mạc vọng 有 已 過 後 莫 望

Bài kệ 13
Tồn hiệt tưởng thục thành thiện 存 黠 想 熟 成 善
Việt thị khứ tị thô thanh 越 是 去 避 麤 聲
Nhẫn bất lạc tọa tại hành 忍 不 樂 坐 在 行
Tứ khả nhẫn ai bi pháp 四 可 忍 哀 悲 法

Bài kệ 14
Thường hà chỉ tại hà thực 常 何 止 在 何 食
Khủng hữu thống vân hà chỉ 恐 有 痛 云 何 止
Hữu thị tưởng thậm khả bi 有 是 想 甚 可 悲
Học tạo khí hành viễn khả 學 造 棄 行 遠 可

Bài kệ 15
Hữu vị hữu khổ lạc khổ 有 未 有 苦 樂 苦
Tri kỳ độ thủ khả chỉ 知 其 度 取 可 止
Văn quan bế huyền quốc hành 聞 關 閉 縣 國 行
Thô ác thanh ưng mạc nguyện 麤 惡 聲 應 莫 願

Bài kệ 16
Cử nhãn nhân mạc vọng chiêm 舉 眼 人 莫 妄 瞻
Dữ thiền hội đa mạc ngọa 與 禪 會 多 莫 臥
Quán nhân duyên ý an tường 觀 因 緣 意 安 祥
Chỉ an niệm nghi tưởng đoạn 止 安 念 疑 想 斷

Bài kệ 17
Thủ mạc tà dữ vô khi 取 莫 邪 與 無 欺
Từ ai thị mạc khủng khí 慈 哀 視 莫 恐 氣
Như đối kiến đẳng tâm hành 如 對 見 等 心 行
Minh vô minh tùng cầu tiên 冥 無 明 從 求 鮮

Bài kệ 18
Bị ác ngữ mạc tăng ý 被 惡 語 莫 增 意
Cố oán ngữ ư đồng học 故 怨 語 於 同 學
Phóng thanh ngôn nhu nhược thủy 放 聲 言 濡 若 水
Quý tàm pháp thức mạc tưởng 媿 慚 法 識 莫 想

Bài kệ 19
Nhược vi bỉ kiến tôn kính 若 為 彼 見 尊 敬
Hữu hành ý ly mạc thọ 有 行 意 離 莫 受
Nhược sắc thanh nhược hảo vị 若 色 聲 若 好 味
Hương tế hoạt thị dục quyên 香 細 滑 是 欲 捐

Bài kệ 20
Ư thị pháp mạc tiết trước 於 是 法 莫 媟 著
Học chế ý thiện khả thoát 學 制 意 善 可 脫
Giới biến quán đẳng minh pháp 戒 遍 觀 等 明 法
Hành hữu nhất cựu khí minh 行 有 一 舊 棄 冥


Kinh Hang Động Ái Dục
(Ưu Điền Vương Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ nhì, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Guhatthaka Sutta, Sutta-Nipàta 772-779


Bối Cảnh

Kinh này tên là kinh Ưu Điền Vương (Phạn dịch là Udayana hay Udena). Khung cảnh dựng lên: Vua này đi chơi núi với các cung nữ. Trên núi có một vị khất sĩ sống khổ hạnh trong một cái động đá, tóc tai ra dài, áo quần tơi tả. Một cô cung nữ thấy thế sợ hãi la lên rằng có quỷ. Vua giận dữ muốn trừng phạt vị khất sĩ. Có một vị thiên giả muốn cứu mạng cho vị khất sĩ mới biến thành một con gấu lớn đi tới, vua phải bỏ chạy. Vị khất sĩ thoát chết về bạch lại với Bụt. Bụt kể chuyện tiền thân: trong kiếp trước vị khất sĩ đã làm gì đó cho nên nay mới suýt bị nạn và Bụt dạy kinh này.


1. Bị nhốt vào cái hang động của đủ thứ ham muốn, bị tri giác sai lầm của mình che lấp, người ta đi tách ra khỏi con đường chánh đạo. Cái nhớ tưởng về dục vọng của mình làm cho mình khó có cơ hội thành tựu được tuệ giác.

2. Vướng vào vòng sắc dục là vướng vào vòng sinh tử. Một khi sợi dây sắc dục đã cột vào kiên cố quá thì khó có thể tháo gỡ ra. Nếu không biết quán chiếu cái tới và cái đi của các pháp, nếu không thành tựu được tuệ giác thì không thể nào chặt đứt được gốc rễ của tham dục.

3. Tham dục được phát sinh từ mù quángsi mê. Người ta không biết rằng chạy theo tham dục thì cái mê lầm của mình càng ngày càng lớn, rằng sống trong tham dục thì phải gánh chịu nhiều thống khổ và bi ai, và trong khi chịu đựng, người ta chẳng biết phải nương tựa vào đâu cho bớt khổ.

4. Con người phải thức tỉnhtrở về với giây phút hiện tại. Phải thấy rằng thế gian đang sống trong mê lầm, ta không thể nương tựa vào cấu trúc của thế gianđi theo cái đà của nó. Phải quán niệm về buông bỏ, về sự trở về với con đường chính, về sự thoát ly vướng mắc. Phải nhớ mạng sống là ngắn ngủi và quán chiếu cái chết gần kề.

5. Cuộc đời đi từ khổ đau này đến khổ đau khác, cái ham muốn trong cõi sinh tử đang lan tràn như một cơn lũ lụt. Khi cái chết đến, oán thù và sợ hãi phát sinh, và năng lượng của cái dục ấy sẽ kéo ta đi luân hồi.

6. Người đang nhận chịu khổ đau cảm thấy mình như một con cá thiếu nước, dòng nước chảy vào hồ đã bị cắt đứt. Thấy như thế là có thể dừng lại được và sẽ không còn có khuynh hướng muốn đi về trong ba cõi.

7. Đừng bị kẹt vào một trong hai cực đoan. Những gì mà ta tiếp xúc nếu biết là chúng có tính cách nguy hại thì ta phải quyết tâm buông bỏ, đừng vướng víu. Đừng làm một điều gì để sau này ta sẽ oán trách chính ta. Phải biết từ khước nhìn và nghe những gì có thể làm cho tự thân ta ô nhiễm.

8. Phải sử dụng những giáo pháp của đạo giác ngộ để quán chiếuvượt qua biển khổ. Vị mâu ni buông bỏ những lo toan, trau chuốt cho cái ngã và tu tập tinh chuyên để nhổ cho được mũi tên tham dục ra khỏi thân mình. Làm như thế vị ấy đạt được tới chỗ không còn nghi nan.


Đại Ý

Kinh Hang Động Ái Dục tiếp nối chủ đề mà kinh thứ nhất đưa ra. Kinh này cũng chỉ có tám bài kệ. Bị nhốt vào hang động ngũ dục, con người không tìm ra được con đường chánh đạo thênh thang. Ham muốn là hang động giam hãm con người và cũng là những sợi giây trói buộc làm cho con người mất hết tự do. Nguồn gốc của tham dụcsi mê, chỉ có quán chiếu mới buông bỏ được. Ham muốn là gốc của luân hồi sinh tử. Có ba hình ảnh rất sống động trong kinh này: đó là hình ảnh của một cơn lũ lụt, tượng trưng cho tham dục, kéo ta đi; hình ảnh của một con cá thiếu nước, tượng trưng cho khổ đau và hệ lụy; và hình ảnh của một mũi tên cắm vào thân thể, tượng trưng cho tham dục.

Một trong những phương pháp thực tập là tránh nhìn và nghe những gì có thể tưới tẩm hạt giống tham dục trong ta. Phương pháp khác là quán chiếu cái tới và cái đi của các pháp. Phương pháp thứ ba là thực tập con đường trung đạo, đừng bị kẹt vào một trong hai cực đoan: hoặc kham khổ quá, hoặc hưởng thụ nhiều. Trong bài kệ thứ tám, có một chữ chép sai. Đó là chữ tiêm (尖) có nghĩa là mũi nhọn, chép nhầm thành chữ vị (未), làm cho câu kinh mất nghĩa. Hai chữ viết na ná như nhau cho nên có sự nhầm lẫn.



Bài kệ 1
Hệ xá đa sở nguyện 繫 舍 多 所 願
Trú kỳ tà sở giá 住 其 邪 所 遮
Dĩ già viễn chánh đạo 以 遮 遠 正 道
Dục niệm nan khả tuệ 欲 念 難 可 慧
Bài kệ 2
Tọa khả hệ bào thai 坐 可 繫 胞 胎
Hệ sắc kiên tuy giải 繫 色 堅 雖 解
Bất quán khứ lai pháp 不 觀 去 來 法
Tuệ thị diệc đoạn bổn 慧 是 亦 斷 本

Bài kệ 3
Tham dục dĩ si manh 貪 欲 以 癡 盲
Bất tri tà lợi tăng 不 知 邪 利 增
Tọa dục bị thống bi 坐 欲 被 痛 悲
Tùng thị đương hà y 從 是 當 何 依
Bài kệ 4
Nhân sanh đương giác thị 人 生 當 覺 是
Thế tà nan khả y 世 邪 難 可 依
Xả chánh bất trước niệm 捨 正 不 著 念
Mạng đoản tử thậm cận 命 短 死 甚 近
Bài kệ 5
Triển chuyển thị thế khổ 展 轉 是 世 苦
Sanh tử dục khê lưu 生 死 欲 溪 流
Tử thời nãi niệm oán 死 時 乃 念 怨
Tùng dục để thai cực 從 欲 詆 胎 極
Bài kệ 6
Tự khả thọ thống thân 自 可 受 痛 身
Lưu đoạn thiểu thủy ngư 流 斷 少 水 魚
Dĩ kiến đoạn thân khả 以 見 斷 身 可
Tam thế phục hà tăng 三 世 復 何 增

Bài kệ 7
Lực dục ư lưỡng diện 力 欲 於 兩 面
Bỉ khả giác mạc trước 彼 可 覺 莫 著
Mạc hành sở tự oán 莫 行 所 自 怨
Kiến văn mạc tự ô 見 聞 莫 自 污
Bài kệ 8
Giác tưởng quán độ hải 覺 想 觀 度 海
Hữu ngã tôn bất kế 有 我 尊 不 計
Lực hành bạt tiêm xuất 力 行 拔 尖 出
Trí sử nãi vô nghi 致 使 乃 無 疑

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15013)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13448)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15134)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16503)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13217)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12590)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13469)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13425)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12776)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12076)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11979)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12654)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11478)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11785)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11158)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13281)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13168)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11591)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12171)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12359)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11959)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12751)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12372)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12207)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12264)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12011)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11956)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11232)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11375)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12381)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12468)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12001)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12966)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12049)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12605)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13017)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13945)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12744)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14879)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11932)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12193)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12885)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12776)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14771)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12752)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15394)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12581)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13219)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14250)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15551)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13144)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13572)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12489)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12093)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12901)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12992)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13224)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21341)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143678)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant