Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

II. Một sức sống sáng tạo

19 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13428)
II. Một sức sống sáng tạo

Một Sức Sống Chân Thật Giữa Thế Gian
THIỀN TÔNG ĐỐN NGỘ
Thích Thông Phương
Hội Thiền Học Việt Nam PL. 2547 - DL. 2003

Ý CHỈ GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN


II. MỘT SỨC SỐNG SÁNG TẠO

Học Phật nói chung, học thiền nói riêng, là phải học cái sống, học cái linh diệu sáng ngời luôn hiện hữu, không thể học cái chết, cái đóng khung con người khiến mất đi sức sống tự tại. Chính bản hoài của đức Phật ra đời là nhằm khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, đó gọi là một nhân duyên của việc to tát nhất thế gian – đại sự nhân duyên. Song tri kiến Phật đó ở đâu mà khai thị? Rõ ràng không thể tìm nó trong sách vở, giấy mực hay văn tự chữ nghĩa, vì đó là những khuôn chết. Chính ngay buổi đầu khi Phật thành đạo, Ngài đã định nhập Niết bàn không muốn nói pháp, vì thấy chỗ đó rất khó hiểu, ngôn ngữ không thể nói đến được. Phải đợi Phạm thiên thỉnh cầu ba lần Phật mới tùy thuận hứa khả. Vậy có nói ra là Phật bất đắc dĩ, là phương tiện mà nói, không thể cho đó là chỗ cứu cánh.

Trong bài kinh Thánh Cầu thuộc kinh Trung Bộ, Phật đã tự thuật như sau: “Này các Tỳ kheo! Rồi ta suy nghĩ như sau: Pháp này do Ta chứng được thực là sâu kín khó thấy, khó chứng, tịch tĩnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới thấu hiểu.”

Trong đó Phật đã tự nói rõ, Pháp do Ngài chứng được, nó vượt ngoài lý luận, sâu kín khó thấy, không thể tìm trong văn tự chữ nghĩa. Đó là Phật ngầm nhắc trước rồi, vậy mà đệ tử sau này vẫn cứ kẹt, chỉ lo phân tích câu văn, chia chẻ ngôn cú, vạch tìm chữ nghĩa, lấy đó làm sự nghiệp.

Trước kia Thiền sư Thần Tán đã từng đánh thức vị bổn sư của mình khi vị này đang ngồi xem kinh bên cửa sổ. Lúc đó, có con ong chui đầu vào tấm giấy dán ở cửa sổ để tìm lối ra nhưng ra không được. Sư trông thấy, chợt nói:

- Thế giới thênh thang như thế mà chẳng chịu ra, cứ vùi đầu vào giấy cũ, biết năm nào mới ra được!

Sư liền nói bài kệ:

Cửa không chẳng chịu ra

Quá ngu chui cửa sổ

Trăm năm dùi giấy cũ

Ngày nào mới được qua?

Xem kinh mà không sáng được ý kinh là đang vùi đầu vào giấy cũ, vào ý nghĩa chết mà Phật đã nói hơn hai ngàn năm rồi. Cần nhận rõ: Ánh sáng chân thật đang phóng qua sáu cửa, chiếu khắp mọi nơi, mọi lúc, giấy mực đâu thể ghi được ánh sáng này. Kìa, ngay khi xem kinh thì cái gì đang rọi vào quyển kinh đó? Cái gì đang lật từng trang, từng trang kia? Thấy lại điểm sáng này mới là then chốt. Chỗ này phải có một sức sống sáng tạo, vươn lên mới cảm thông được với Phật Tổ.

Trong kinh Kim Cang, khi Trưởng lão Tu Bồ Đề hỏi tên kinh, Phật đáp: “Kinh này tên là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật.” Song vừa nói tên kinh xong Phật liền bảo: “Nói Bát Nhã Ba La Mật tức chẳng phải Bát Nhã Ba La Mật.” Tại sao lạ vậy? Thông thường giáo lýthế gian, vị chủ xướng nói ra thì phải bảo xem đây là khuôn vàng thước ngọc, là lời thánh thiêng liêng, không được đụng đến, không được phủ nhận. Trái lại ở đây, Phật vừa nói xong liền phủi ngay, vậy nói làm gì? Nhưng đó mới là chỉ lẽ thật. Bởi cái tên Kim Cang Bát Nhã đó đâu phải là bản thân Bát Nhã thật. Phải nhảy qua cái tên đó, thấy lại nơi chính mình, mở mang trí tuệ nơi tâm mình, mới cảm được ánh sáng Kim Cang Bát Nhã chân thật. Lời thánh thiêng liêngthiêng liêng ở chỗ đó, đâu phải thiêng liêng ở những trang, những hàng chữ kia. Nhà Thiền nói “giáo ngoại biệt truyền” chính là ý này! Như Tổ Lâm Tế từng bảo: “Như 12 phần giáo đều là lời nói biểu hiện bên ngoài, người học chẳng lãnh hội, liền nhằm trên những câu nói biểu hiện bên ngoài sanh hiểu, đều là nương tựa, rơi vào nhân quả, chưa khỏi sanh tử trong ba cõi. Nếu ông muốn sống chết đi ở thong dong tự tại thì ngay đây hãy nhận rõ “người nghe pháp” không hình không tướng, không gốc không rễ, không chỗ trụ, tự nhiên sống động, ứng ra có muôn thứ phương cách hành động, chỗ dùng chỉ là không chỗ.”

Rõ ràng ngay hiện tiền đây, ai cũng có sẵn “người đang nghe” ấy. Người này không có trong sách vở, kinh điển, giấy mực, không có gì ghi chép được nó, mà nó luôn có mặt với chúng ta. Đó mới là bộ kinh sống, là lời Phật sống. Nhưng chú ý: Nó ứng ra muôn thứ hành động song chỗ dùng chỉ là ‘không chỗ’. Sao gọi là chỗ dùng chỉ là không chỗ? Vì nó ứng dụng ra tất cả mà không ở một chỗ nào, không trụ vào đâu hết nên nó vẫn nguyên vẹn là nó, vẫn luôn hiện tiền không mê. Nếu vừa có chỗ tức liền vắng mặt ngay chỗ đó!

Vì nhận được chỗ này nên thiền luôn luôn sáng tạo, không bắt chước theo lối mòn, không đạp theo dấu cũ đã chết.

Chẳng hạn về TÁNH THẤY. Kinh Pháp Hoa khai thị tri kiến Phật qua tánh thấy bằng hình ảnh Phật phóng quang giữa chân mày soi suốt đến các cõi ở phương đông, trên thấu trời sắc cứu cánh, dưới thấu cả địa ngục, nhưng chỉ người trong pháp hội thấy thôi, người ngoài không thấy được.

Trong nhà Thiền, thì Thiền sư Thiện Đạo một hôm thượng đường cầm cây gậy chỉ và nói: “Chư Phật quá khứ thì cũng chỉ thế ấy!” ‘Chư Phật quá khứ cũng chỉ thế ấy’ là ở cây gậy sao? Ở kinh Pháp Hoa thì phóng quang, ở đây thì cầm gậy chỉ, có gì khác? Song chính khi cầm gậy chỉ đó, tức đã phóng quang soi đến tròng mắt của mỗi người đang có mặt rồi! Chỗ này người ngoài cuộc làm sao thấy được? Phải mở con mắt thiền thôi.

Hoặc kinh Lăng Nghiêm, Phật giơ tay xòe nắm, phóng ánh sáng qua bên phải bên trái A Nan để khai thị tánh thấy. Thiền sư thì giơ phất tử, chỉ lồng đèn, giơ ngón tay, đâu bắt buộc phải y khuôn phóng hào quang mới được.

Như có vị tăng hỏi Hòa thượng Càn Phong:

- Mười phương Bạc già phạm đều đồng một con đường Niết bàn, thế nào là đầu đường?

Sư lấy cây gậy vạch một đường trong hư không, bảo:

- Đây này!

Vậy ngay khi vạch đường gậy đó, có phóng quang chăng? Phải thấy hào quang đó, nó không thuộc tướng xanh, vàng, đỏ, trắng. Chỗ này vốn vượt ngoài chữ nghĩa, không thể suy nghĩ bắt chước.

Về TÁNH NGHE, như trong kinh Lăng Nghiêm, Phật bảo La Hầu La đánh chuông khai thị cho A Nan: “Tiếng có, tiếng không, tánh nghe vẫn thường trụ.”

Thiền sư thì gọi dạ vẫn đánh thức cho người.

Như bà già đến Thiền sư Đại Đồng thưa:

- Nhà tôi vừa mất trâu, thỉnh thầy bói cho một quẻ xem!

Sư gọi:

- Bà lão!

Bà ứng:

- Dạ!

Sư bảo:

- Đây rồi!

Bà liền vui vẻ ra về, nhận rõ trâu chẳng mất đi đâu. Trâu mất là do theo tiếng mà quên mình. Nghe gọi liền dạ, thì trâu vẫn sẵn đó, rất là ngoan!

Hoặc có vị tăng đến hỏi Hòa thượng Huyền Sa:

- Học nhân mới vào tòng lâm, xin thầy chỉ cho đường vào!

Sư bảo:

- Ông có nghe tiếng nước khe Yển chảy chăng?

Tăng thưa:

- Dạ nghe.

Sư bảo:

- Từ trong ấy mà vào.

Rõ ràng cũng ý đó nhưng Thiền sư dùng rất sáng tạo, đâu cố định phải đánh chuông mới được. Tôn giả A Nan từ tiếng chuông mà vào, thì ở đây ông tăng từ tiếng nước khe mà vào. Bởi then chốt là ở ngay người đang có mặt, không phải ở tiếng chuông hay tiếng nước.

Bởi vậy đối trong nhà Thiền, không thể bắt chước theo lối mòn của người mà phải có chỗ sống chân thật. Bắt chước để nuôi dưỡng tập khí của mình, đó là bệnh không phải thiền.

Như trường hợp hai huynh đệ Tarzan và Ekido đang đi đến ngã quẹo trên con đường lầy lội sau cơn mưa, hai người gặp cô gái xinh xắn trong chiếc áo kimono đứng tần ngần trước khoảng đường lầy. Tarzan không nghĩ ngợi bảo ngay:

- Đi thôi này cô bé!

Tarzan đưa tay nhấc bổng cô gái đưa qua quãng đường lầy.

Từ đó về đến chùa Ekido không buồn nói chuyện một tiếng. Đến chùa Ekido chịu hết nỗi bèn nói với Tarzan:

- Chúng ta là người tu hành, không được gần người nữ, sao sư huynh lại làm như vậy?

Tarzan cười bảo:

- À, tôi đã bỏ cô ấy xuống bên đường đó rồi, còn anh anh mang về tới đây sao?

Giờ đây người học thiền đọc qua chuyện này thấy thích thú rồi cũng bắt chước làm lại để tỏ ra mình là người tự tại, không ngờ chính đó là đã rơi vào cái khuôn của người xưa. Có người đã làm rồi, nay làm lại là đã bắt chước, trong đó chỉ ngầm biểu lộ cái ta, cho thấy ta là người đạt lý thiền sâu xa, tự tại nhưng ở mặt tráiche đậy tâm phóng túng của mình. Như vậy tức đã lộ bản ngã trong đó, lại lầm cho là thiền. Rất nguy! Phải biết chúng ta học ở đó là học yếu nghĩa: Qua rồi liền thôi, không mang theo mãi trong lòng để chịu khổ. Làm rồi không để lại dấu vết trong tâm. Chứ không phải bắt chước y khuôn ở hình tướng.

Người học thiền từng đọc chuyện Thiền sư Thiên Nhiên ở Đơn Hà, thấy đoạn Sư đến chùa Huệ Lâm gặp lúc trời rét, Sư bèn thỉnh tượng Phật bằng gỗ xuống đem đốt để sưởi ấm. Viện chủ Hướng thấy vậy liền quở trách:

- Sao đốt tượng Phật của tôi?

Sư lấy gậy bới tro nói:

- Tôi đốt để lấy xá lợi.

Viện chủ bảo:

- Phật gỗ làm gì có xá lợi?

Sư nói:

- Nếu như thế sao ông lại trách tôi?

Ngay đó Viện chủ rụng lông mày. Sau có bài kệ:

Đơn Hà đốt Phật gỗ

Viện chủ rụng lông mày.

Giờ đây cũng bắt chước thỉnh tượng Phật đem đốt, hoặc bảo là tượng gỗ, tượng đá rồi khinh thường không lễ lạy, là mang họa! Đã có người làm rồi, mình làm lại là thừa, hơn nữa trở thành ngã mạn tội lỗi mà không hay biết thì càng đọa sâu. Khó cứu!

Trên đây là ngài Đơn Hà đánh thức ông Viện chủ, khiến ông vượt qua những phương tiện bên ngoài, thấy lại Phật sống ngay chính mình. Người học thiền cốt đạt được ý sống đó, chớ bắt chước theo việc làm e thành lố bịch.

Để rõ thêm ý này, chúng ta đọc kỹ câu chuyện sau đây:

Trong hội chúng của Thiền sư Bạch Ẩn, có một tăng điên nghĩ rằng mình đã chứng đạt nhất tính với Phật. Ông xé kinh sách và dùng làm giấy vệ sinh. Những thầy khác bắt ông phải sám hối nhưng ông không chịu nghe, còn ngạo nghễ vặn lại:

- Có lỗi gì khi dùng kinh Phật chùi đít Phật?

Có người mách việc này với Bạch Ẩn. Ngài bèn hỏi ông ta:

- Người ta nói anh dùng giấy kinh để đi cầu, phải không?

- Vâng! Chính tôi là Phật. Có lỗi gì khi dùng giấy Phật lau đít Phật?

Bạch Ẩn bảo:

- Anh lầm rồi! Nếu là đít Phật tại sao dùng giấy cũ đã viết rồi? Anh phải chùi bằng giấy trắng sạch.

Vị tăng điên xấu hổsám hối.

Câu nói của ông tăng điên “kinh Phật chùi đít Phật”, mới nghe qua tưởng chừng như phải, song với người mắt sáng thấy rõ chỉ là người nói rỗng. Đã là đít Phật thì phải dùng giấy trắng sạch, tức là thấy thấu trước khi nói năng phân biệt, chưa rơi vào chữ nghĩa thì mới khế hợp. Còn ở đây ông bắt chước theo lối mòn cũ rích, tâm ông còn phàm phu thì đít ông là đít chúng sanh chứ đít Phật gì? Đây là gạt người thôi! Bởi vậy người học thiền phải thật sự mở sáng mắt tâm, tự có sức sống chân thật rõ ràng mới không lầm lẫn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15593)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15032)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14869)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13289)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14462)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20227)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18448)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30769)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12428)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15527)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13781)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13955)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13553)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14491)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13733)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16740)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15395)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31265)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18844)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15024)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14621)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14601)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13816)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19704)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14457)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14530)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14737)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14788)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17942)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13600)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13733)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14980)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14192)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16462)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15368)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13521)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13185)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13294)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13017)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14112)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14729)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14250)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14643)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13029)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13818)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13281)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13773)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14708)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14784)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13313)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12866)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13777)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13708)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13351)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13910)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13718)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12630)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14860)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12890)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12471)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant