Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

III. Tâm yếu bình thường giản dị

19 Tháng Tư 201100:00(Xem: 13524)
III. Tâm yếu bình thường giản dị

Một Sức Sống Chân Thật Giữa Thế Gian
THIỀN TÔNG ĐỐN NGỘ
Thích Thông Phương
Hội Thiền Học Việt Nam PL. 2547 - DL. 2003

TÂM YẾU NHÀ THIỀN

III. TÂM YẾU BÌNH THƯỜNG GIẢN DỊ

Sự thật tâm yếu này rất bình thường giản dị, ngay chỗ dùng hàng ngày của chúng ta đây thôi, không phải ở đâu xa. Bởi chúng ta quen sống theo ý thức, rồi tưởng tượng quá nhiều, gán cho nó đủ thứ lạ lùng kỳ bí, thành tự cách xa. Cách xa là tự cách chứ không ai xen vào trong đó.
Có vị tăng hỏi Trần Tôn Túc:
- Hằng ngày ăn cơm mặc áo làm sao khỏi được?
Sư bảo:
- Mặc áo ăn cơm.
Tăng thưa:
- Con chẳng lãnh hội.
Sư bảo:
- Chẳng lạnh hội thì ăn cơm mặc áo.
Thực là Thiền sư không nhọc công phí sức chút nào! Người học cứ muốn tìm cái gì khác lạ, phi thường ngoài cuộc sống này mới cho là quý. Nhưng có cái khác tức thành cái khác rồi. Không ngờ chỗ sống chân thật chính ngay nơi mình, ở trong mình, hằng ngày sống trong ấy, lại luôn chạy tìm. Này nhé! Nghe đánh bảng biết mặc áo đi ăn cơm, cơm dọn xong biết sớt vào bát, vào chén mà chưa qua niệm thứ hai thì đó là gì? Phật thành đạo nhưng hằng ngày vẫn đắp y, ôm bát, ăn cơm, uống nước như người, vậy trong đó cái đạo Ngài sống ở chỗ nào? Trong đây kỵ nhất là theo tiếng, theo sắc, ngay đó liền mất mình!
Có vị tăng hỏi Hòa thượng Tịnh Không đời thứ 10 dòng Vô Ngôn Thông Việt Nam:
- Ý Tổ sư và ý kinh là đồng hay khác?
Sư đáp:
- Muôn dặm nhờ thuyền đều đến triều vua.
Tăng hỏi:
- Hòa thượng có việc kỳ đặc, tại sao không nói cho con?
Sư đáp:
- Người thổi lửa, ta hốt gạo, ngừơi khất thực, ta ôm bát, có gì cô phụ ngươi ?
Tăng nghe liền tỉnh ngộ.
Chỗ này giống nhân duyên giữa ngài Đạo Ngộ với Sùng Tín. Sùng Tín xuất gia vói Đạo Ngô và theo hầu hạ thầy. Một hôm Sư thưa với Đạo Ngộ:
- Từ ngày con vào đây đến giờ chưa đựơc thầy chỉ dạy tâm yếu?
Đạo Ngộ bảo:
- Từ ngày nhà ngươi vào đây, ta chưa từng chẳng chỉ dạy tâm yếu cho ngươi.
Sùng Tín thưa:
- Thầy chỉ dạy ở chỗ nào?
Đạo Ngộ bảo:
- Ngươi dâng trà lên, ta vì ngươi mà tiếp. Ngươi bưng cơm đến, ta vì người mà nhận. Ngươi xá lui ra thì ta gật đầu, chỗ nào chẳng dạy tâm yếu cho ngươi?
Sùng Tín cúi đầu lặng thinh giây lâu. Đạo Ngộ bảo:
- Thấy thì thẳng đó liền thấy, suy nghĩ liền sai.

Ngay câu nói đó, Sùng Tín tỏ ngộ.

Vậy Sùng Tín cũng như ông tăng trên đã ngộ cái gì? Ngộ cái thổi lửa hốt gạo, khất thực ôm bát, dâng cơm cuối đầu chăng? Trong ấy, tâm yếu ở chỗ nào? Quả thực, không tâm thì cái gì biết thổi lửa hốt gạo, dâng cơm, xá chào? Tuy nhiên vừa có cái ta xen vào thiền thành mờ tối, nghi ngại! Có ta xen vào, ngay đó liền có đây kia, ta người có ta dâng cơm, ta thổi lửa, ta cúi đầu, ta xá chào v.v… Một dọc dài ta và ta và ta… còn đâu thấy tâm yếu ?

Ngay đây loại hết mọi cái ta biết sai biệt đó, chỉ còn nguyên vẹn một cái biết tinh thuần, ròng rặc xem nào! Trong đó có gì sai khác, chẳng phải? Tức là, phải trở về cái biết trước động niệm, trước khi có cái ta xen vào thì cùng Phật Tổ gặp nhau ngay torng cái xá chào, cái mặc áo, ôm bát! Chính đó là chỗ thầy trò tâm tâm in nhau, truyền trao cho nhau. Yếu chỉ thiền ngay sẵn chỗ bình thường hằng ngày ấy chớ không xa đâu.

Có vị tăng hỏi Hòa thượng Triệu Châu:

- Con mới vào tòng lâm, xin thầy từ bi chỉ dạy.
Sư hỏi:
- Ông ăn cháo xong chưa?
Tăng thưa:
- Dạ ăn cháo xong rồi.
Sư bảo:
- Rửa chén đi!
Hãy nói Triệu Châu đã chỉ dạy cái gì? Giống như Sư chỉ nói chuyện bình thường, nhưgn chính tâm yếu thiền là ở chỗ đó! Đã ăn cháo xong thì rửa bát đi, còn chạy hỏi lăng xăng làm gì? Chính ngay chỗ ăn cháo, rửa bát mà chưa từng mê thì đó là gì? Còn đòi hỏi chỉ dạy thêm nữa sao? Bởi Triệu Châu vốn ngộ từ “tâm bình thường là đạo” nên chỗ chỉ dạy của Sư cũng rất bình thường, nhưng xác thật. Không nói lời đạo lý cao siêu, không dùng từ ngữ kiêu kỳ, không chuộng văn chương chữ nghĩa màu mè, song mỗi lời nói ra đều sáng ngời ánh sáng chân thật không thể nghĩ bàn! Với Sư thì tâm yếu hiện bày sáng ngời sờ sờ trong chỗ ăn cháo, rửa bát đó rồi. Tuy nhiên với Sư nói như thế thì được, với mọi người nói thì đó là tâm luân hồi, không phải tâm yếu. Đây là chỗ cần phải chín chắn, không thể bắt chước!

Kinh Kim Cang nói: “Như Lai là nghĩa như của các pháp.” Nghĩa là, ngay các pháp trước mắt thấy rõ tất cả đúng như nó là nó không chút sai lầm, không thêm bớt gì trong đó, thì thấy cái gì cũng Như Lai hiện tiền, cũng là Như Lai thấy. Thấy như thế thì chỗ nào cũng có thiền, không còn phân biệt kia đây. Trái lại vừa động niệm liền hết như.

Có một bà nọ đến dự một buổi thuyết giảng của Thiền sư Bạch Ẩn và được nghe Sư bảo rằng: “Tâm tịnh thì cõi nước thanh tịnh. Đức Phật torng mỗi chúng sanh: Một khi đức Phật xuất hiện, mọi vật trên thế gian đều chiếu ánh quang minh. Nếu ai muốn nhận được điều này, phải phản quan tự kỷ, đến chỗ nhất tâm bất loạn. Vì tâm tịnh tức độ tịnh, thì làm sao để trang nghiêm tịnh độ? Vì Phật vốn sẵn trong mỗi chúng sanh thì tướng tốt và vẻ đẹp của Phật là gì?

Nghe xong, bà nghĩ: “Điều đó không quá khó.” Trở về nhà, bà bắt đầu quán chiếu suốt ngày đêm, đeo đuổi mãi trong tâm dù ngủ hay thức.

Rồi một hôm khi đang rửa nồi, bà thình lình tỏ ngộ. Ném cái nồi qua một bên, bà đến gặp Bạch Ẩn, bà nói:
- Tôi bỗng gặp đức Phật trong thân tôi. Mọi vật rạng ngời ánh sáng. Thật kỳ diệu! Kỳ diệu!
hết sức vui mừng. Ngay đó Bạch Ẩn liền bảo:
- Bà nói như thế nhưng còn cái hầm phân thì sao? Nó có chiếu sáng không?
bước lên đấm vào Bạch Ẩn nói:
- Ông già này chưa ngộ.

Bạch Ẩn cười to.

Với người đã thật ngộ thì luôn luôn sáng ngời, thấy cái gì cũng sáng, thấy hầm phân cũng sáng. Nếu nghe đến hầm phân liền nghĩ nhơ nhớp làm sao sáng, thì bị đuổi ra khỏi cửa, chưa phải thứ thiệt. Bà này đã thực có chỗ sống, không bị ngôn ngữ bên ngoài che mờ, nghe nói đã thấu qua ý Bạch Ẩn ngay nên thoi Bạch Ẩn nói: “Ông già này chưa ngộ.” Đó là chứng minh chỗ thấy của mình rõ ràng không nghi ngờ. Chính đây là cách trình kiến giải khéo, người bên ngoài không hiểu, tưởng bà chê bai Bạch Ẩn là lầm!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15567)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15001)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14847)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13264)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14447)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20219)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18423)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12421)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15521)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13757)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13928)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13531)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14452)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13724)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16731)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15386)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31232)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18822)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 14997)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14592)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14579)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13788)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19696)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14438)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14521)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14716)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14767)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17913)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13567)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13696)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14949)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14157)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16426)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15331)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13486)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13155)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13265)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12987)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14085)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14724)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14224)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14617)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13003)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13811)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13262)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13745)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14689)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14757)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13275)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12835)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13737)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13673)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13327)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13888)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13695)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12594)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14820)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12880)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12447)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant