Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 1: Nhân Duyên

02 Tháng Năm 201100:00(Xem: 8661)
Phẩm 1: Nhân Duyên

GIẢI THOÁT ĐẠO LUẬN
VIMUTTI MAGGA
Thiện Nhựt chuyển dịch sang tiếng Việt

Quyển Một

Phẩm 1: Nhân Duyên

Kính lễ Đức Thế tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri,

"Giới, Định, Trí huệ,
Vô thượng giải thoát,
Tùy giác thử pháp,
Hữu xứng Cồ-đàm."

Người muốn thoát các khó khăn, muốn cởi được mọi ràng buộc, muốn thành tựu tâm trí ưu thắng dứt sợ hãi về sanh, già, chết, muốn vui giải thoát đạt tới Niết-bàn còn khó đến, thì phải rộng hiểu thấu đáo Kinh tạng, Luận tạng, Luật tạng. Đó là con đường Giải Thoát Đạo mà tôi sắp nói. Hãy lắng nghe kỹ.

Hỏi: Giới là gì?

Đáp: Giới là nghĩa uy nghi. Định là chẳng loạn động. Huệ là sự hiểu biết. Giải thoát là lìa khỏi các dây ràng buộc. Vô thượng vô lậu, dứt hết các phiền não. Tùy giác là trí hiểu được. Thử pháp Tứ Thánh pháp (Tứ Diệu đế). Cồ-đàm là họ của Đức Phật Thích-ca. Hữu xứng nói đến Thế tôn đã dùng giới, định, huệ, giải thoát tạo nên công đức thù thắng mới xứng danh cao tột.

Hỏi: Giải thoát đạo nghĩa là gì?

Đáp: Giải thoát đạo gồm có năm: (1) phục giải thoát, (2) bỉ phần giải thoát, (3) đoạn giải thoát, (4) khinh an giải thoát, (5) ly giải thoát.

Hỏi: Phục giải thoát là gì?

Đáp: Phục giải thoát là hiện tu hành Sơ thiền điều phục được các triền cái. Bỉ phần giải thoát là hiện tu đạt được một phần định, khiến tri kiến được giải thoát. Đoạn giải thoát tu xuất thế gian, diệt trừ được các kết sử. Khinh an giải thoát như tâm vui của người chứng đắc được quả vị thì an ổn. Ly giải thoát là cõi Vô dư Niết-bàn.

Con đường nầy đưa đến sự giải thoát hoàn toàn, qua Giới, Định, Huệ, nên được gọi là Giải thoát đạo.

Giờ đây, tôi xin giảng về Giải thoát đạo.

Hỏi: Giảng Giải thoát đạo với dụng ý gì?

Đáp: Có người kia muốn được giải thoát, nhưng chẳng được nghe về giải thoát, chẳng được hiểu, hoặc hiểu sai về giải thoát, kẻ ấy như người mù lang thang một mình nơi đất nước xa lạ, chịu mọi khổ sở. Kẻ ấy muốn được giải thoát mà chẳng có nhân duyên (= ở đây, có nghiã là phương tiện). Tại sao vậy? Giải thoát chính là nhân duyên đó. Như Đức Phật có nói: "Chúng sanh trần lao khổ nhọc, chẳng được nghe pháp, nên rốt cuộc phải chịu thoái chuyển." Lại như lời Phật: "Nầy chư Tỳ-kheo, có hai nhân, hai duyên, khiến sanh ra Chánh kiến. Hai là những gì? Một là nghe kẻ khác nói. Hai là tự mình có Chánh niệm."

Vì lẽ đó, giảng Giải thoát đạo cho kẻ chưa nhận biết về giải thoát khiến cho y sanh ra chán ghét sự ham muốn; cho kẻ đã nghe lầm về giải thoát, khiến cho y trừ được con đường bất chánh, mà đắc được thiền giải thoát. Giảng Giải thoát đạo cũng như người đi xa gặp được kẻ khéo dẫn đường.

Người theo Phục giải thoát đạo thành tựu được ba ấm (= ba nhóm). Ba ấm là những gì? Đó là Giới ấm, Định ấm, Huệ ấm.

Hỏi: Giới ấm là gì?

Đáp: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, và các loại hành động tương tợ, hoặc là khối công đức của mọi giới hạnh khác đem lại

Hỏi: Định ấm là gì?

Đáp: chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, các loại hành động tương tợ, hoặc là khối công đức của mọi hình thức định đem lại.

Hỏi: Huệ ấm là gì?

Đáp: chánh kiến, chánh tư duy, và các hành động tương tợ, hoặc là khối công đức của mọi hình thức huệ đem lại

Đấy là sự thành tựu đầy đủ ba ấm.

Kẻ theo Phục giải thoát đạo cần học kỹ ba học, đó là tăng thượng giới học, tăng thượng tâm học, tăng thượng huệ học. (Tăng thượng = thêm hơn) Có giới học, có tăng thượng giới học. Có định tâm học, có tăng thượng tâm định học. Có huệ học, có tăng thượng huệ học.

Lại nữa, có giới về giới học, có giới về tăng thượng giới học. Có định tâm học, có định học về tăng thượng tâm học. Có huệ học, có huệ học về tăng thượng huệ học.

Hỏi: Giới học là gì?

Đáp: Khi nói tướng giới, đó là tên của giới học. Khi nói đạt được phần giới, đó là tăng thượng giới học. Lại nữa, giới của phàm phugiới học; thánh giới là tăng thượng giới học.

Hỏi: Tâm học là gì?

Đáp: Tâm học định thuộc về cõi dục giới.

Hỏi: Tăng thượng tâm học là gì?

Đáp: Định thuộc về cõi Sắc giới và cõi Vô sắc giới tăng thượng tâm học. Lại nữa, khi có tướng định tâm học mà đạt được phần định và đạo định, đó là tăng thượng tâm học.

Hỏi: Huệ học là gì?

Đáp: Học Thế gian tríhuệ học. Học Tứ Diệu đế, Tương tự trí và Đạo trítăng thượng huệ học.

Như Thế tôn vì người độn căn (= kém thông minh) giảng về tăng thượng giới học; vì người trung căn (= thông minh vừa vừa) giảng về tăng thượng tâm học; vì người lợi căn (thông minh nhiều) giảng về tăng thượng huệ học.

Hỏi: Học nghiã là sao?

Đáp: Học là học khả học (= học điều cần phải học), học tăng thượng học (= học cao hơn điều cần phải học) và học vô học (= học vượt lên trên hai cấp học trước), có được như vậy mới gọi là như thị học. Học trọn vẹn ba cấp đó thì gọi là theo Phục giải thoát đạo.

Học xong ba học thì thành tựu được ba thanh tịnh, nghiã là giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, kiến thanh tịnh. Như thế, Giới giới thanh tịnh, Định tâm thanh tịnh, Huệ tri kiến thanh tịnh. Giới tẩy trừ các sự cấu nhiễm của việc phạm giới. Định trừ được các triền cấu, khiến cho tâm thanh tịnh. Huệ trừ được vô tri cấu, khiến cho tri kiến được thanh tịnh.

Lại nữa, giới trừ ác nghiệp, định trừ triền cấu, huệ trừ kết sử. Như thế, xuyên qua ba thanh tịnh nầy là theo Phục giải thoát đạo.

Lại do ba điều lành nầy mà theo Phục giải thoát đạo. Lấy Giới làm sơ thiện (= điều lành đầu tiên), lấy Định làm trung thiện (= ở giữa), lấy Huệ làm hậu thiện (= điều lành ở sau).

Hỏi: Thế nào là Giới làm sơ thiện?

Đáp: Có người tinh tấn tu hành được đến mức chẳng lùi sụt, do được chẳng lùi sụt nên sanh mừng; do mừng nên sanh nhảy nhót; do nhảy nhót nên thân sanh khích động; do thân khích động nên sanh vui, do vui nên sanh định. Đó là sơ thiện. Do định, nên sanh tri kiến như thật, đó là trung thiện.

Huệ sanh ra là hậu thiện. Do tri kiến như thật sanh ra nhàm chán sự lo lắng, do nhàm chán sự lo lắng sanh lià xa các ham muốn, do lià xa các ham muốnđược giải thoát, do được giải thoát mà biết chính mình được giải thoát. Như thế, thành tựu được ba đường lành.

Do theo Phục giải thoát đạođắc được ba niềm vui: đó là vô quá lạc, tịch diệt lạc chánh giác lạc. Do giới mà được niềm vui vô quá lạc (= vui vì biết mình chẳng lỗi lầm). Do định mà được niềm vui tịch diệt lạc (= vui yên tịnh). Do huệ mà được niềm vui chánh giác lạc (= vui hiểu biết chơn chánh). Như thế, thành tựu được ba niềm vui.

Người biết theo Phục giải thoát đạo lìa xa nhị biên (= hai cực đoan) theo được trọn vẹn con đường Trung Đạo. Người ấy lấy điều lành về giới mà trừ các ham muốn còn đang ràng buộc, do nơi niềm vui thấy mình chẳng lầm lỗi mà sanh lòng mừng vui. Lấy định nơi niềm vui tĩnh lặng để trừ sự mỏi mệt của thân thể và tăng thêm niềm vui an lành. Lấy huệ phân biệt được Tứ Đế, Trung Đạo đầy đủ, để hưởng niềm vui chánh giác mà lòng hằng ôm ấp. Như thế là lià xa được nhị biên đắc Trung Đạo đầy đủ.

Người biết theo Phục giải thoát đạo lấy giới trừ được các đường dữ ác, lấy định trừ được cõi dục giới, lấy huệ trừ được tất cả cảnh tái sanh.

Nếu tu nhiều nơi giới định, huệ lại ít hơn, thì chứng được quả Tu-đà-hườn, Tư-đà-hàm. Nếu tu nhiều nơi giới định huệ ít hơn, thì chứng quả A-na-hàm. Nếu tu đầy đủ cả ba loại, thì chứng thành quả A-la-hán, được giải thoát cao tột.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15013)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13447)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15133)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16499)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13217)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12588)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13467)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13423)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12772)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12076)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11976)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12649)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11478)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11783)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11158)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13281)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13165)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11590)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12171)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12358)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12751)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12372)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12204)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12263)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12010)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11956)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11230)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11374)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12379)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12468)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11998)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12966)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12048)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12604)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13016)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13945)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12740)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14875)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11929)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12192)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12884)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12774)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14770)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12751)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15394)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12581)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13219)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14248)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15548)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13141)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13572)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12488)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12092)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12898)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12987)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13218)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21338)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143674)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant