Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 5

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 12190)
Phần 5

KINH NHẬT TỤNG CỦA CƯ SĨ

TỲ KHEO TĂNG-ÐỊNH HỢP SOẠN
PL. 2539 - TL. 1995


KARAṆĪYA METTĀ SUTTAṂ - TỪ BI KINH

1) Karaṇīya matthakusalena
Yantaṃ santaṃ padaṃ abhisamecca
Sakko ujū ca suhujū ca
Suvaco c'assa mudu anatimāni.

2) Santussako ca subharo ca
Appakicco ca sallahukavutti
Santindriyo ca nippako ca
Appagabbho kulesu ananugiddho.

3) Na ca khuddaṃ samācare kīñci
Yena viññū pare upavadeyyuṃ
Sukhino vā khemino hontu
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.

4) Ye keci pāṇaphū tatthi
Tasā vā thāvarā vā anavasesā
Dīghā vā ye mahantā vā
Majjhimā rassakānukathưlā

5) Diṭṭhā vā yeva addiṭṭhā
Ye ca dưre vasanti avidū re
Bhū tā vā sambhavesi vā
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.

6) Na paro paraṃ nikubbetha
Nātimāññetha katthacinaṃ kiñci
Byārosanā patighasaññā
Nāñña maññassa dukkha miccheyya.

7) Mātā yathā niyaṃ puttaṃ
Āyusā ekaputtatamanurakkhe
Evampi sabbaphū tesu
Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ .

8) Mettañca sabba lokasmiṃ
Mānasaṃ bhāvaye aparimānaṃ
Uddhaṃ ādho ca tiriyañca
Asambādham averam asapattaṃ .

9) Tiṭṭhaṃ caram nisinno vā
Sayāno vā yāvat'assa vigatamiddho
Etaṃ satiṃ addhiṭṭheyya
Brahmametaṃ vihāraṃ idha māhu.

10) Diṭṭhiñca anupagamma sīlavā
Dassanena sampanno
Kămesu vineyya gedhaṃ
Nahijātu gabbhaseyyaṃ puna reti'ti.

Phiên dịch ra Việt ngữ:

1 - Người khôn lanh hằng tìm lợi ích cho mình và muốn đạt tới chỗ yên lặng (là Niết Bàn). Là người chánh trực, hoàn toàn chánh trực, nhu thuận, hiền lương và khiêm tốn.

2 - Biết kiên tâm, thủ phận thanh bần, ít phận sự, thu thúc lục căn, thận trọng, không liều lĩnh, không mê luyến gia đình.

3 - Không làm điều quấy nhỏ nhen nào mà các bậc trí tuệ hằng phê bình chỉ trích. Hằng mong muốn cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc an vui và đầy đủ tinh thần tráng kiện.

4 - Hằng mong muốn cho tất cả chúng sinh, không dư sót, bất luận yếu mạnh, dài vắn, trung bình, béo gầy, nhỏ lớn.

5 - Hữu hình hoặc vô hình, ở xa hoặc ở gần, đã sanh rồi hoặc sắp sanh ra, đều có một tinh thần hoan lạc.

6 - Chẳng hề lừa dối kẻ khác, chẳng khinh miệt người nào, bất cứ nơi đâu. Trong cơn phẫn nộ hoặc buồn phiền, chẳng hề toan tính hại kẻ khác.

7 - Luôn luôn có lòng bác ái rộng lớn bao la đối với tất cả chúng sinh, chẳng khác nào một bà mẹ bảo tồn đứa con duy nhất dám hy sinh thân mạng vì con.

8 - Hằng rải tư tưởng lành vô biên cùng khắp thế giới, bên trên, bên dưới, khoảng giữa, không chướng ngại, không thù oán không ác cảm.

9 - Trong khi tỉnh thức, lúc đi đứng nằm ngồi, hằng chuyên trì niệm niệm. Phương ngôn cho đó là một hạnh kiểm cao cả thế gian.

10 - Không tà kiến, có giới đức, đắc tuệ nhãn, đoạn tuyệt tình dục. Theo Chân Lý, người như thế không còn thọ sanh vào bào thai nữa.

TỪ BI KINH

(Phỏng dịch xuôi vần theo bài giảng của Ðại đức Narada.)

1. Người khôn có đủ đức tài,
Hằng tìm lợi ích tương lai cho mình.
Dọn lòng an tịnh thanh bình
Tiến vào Cực lạc Vô sinh Niết Bàn
Giữ lòng chánh trực đoan trang,
Nhu hòa lương thiện chẳng màng khoe khoang,

2. Thanh bần thủ phận an nhàn,
Không ham thế sự tịnh an cõi lòng.
Lục căn chế ngự nghiêm phòng,
Không cho liều lĩnh luyến mong dục trần.

3. Không làm nhơ bẩn tinh thần,
Tránh lời chê trách thánh nhân phê bình,
Mong cầu tất cả chúng sinh,
Dồi dào hạnh phúc hòa bình sinh nhai.

4. Cầu cho ba giới bốn loài,
Chúng sanh yếu mạnh, vắn dài bình trung.
Béo gầy nhỏ lớn không cùng,
Hữu hình, vô tướng muôn trùng gần xa.

5. Chưa sanh hoặc đã sanh ra
Thảy đều cộng hưởng hà sa phước lành.

6. Nguyện không lừa gạt, dối manh,
Khinh người, miệt chúng, hư danh trang hiền.
Dầu cho thân thuộc, xóm giềng,
Người dưng kẻ lạ các miền xa xăm.
Trong cơn phẫn nộ giận thầm,
Cũng không lo nghĩ mưu thâm hại người.

7. Như lòng từ mẫu thanh tươi,
Trăm cay ngàn đắng vui cười vì con.
Dầu cho một mất một còn,
Bảo tồn con trẻ vuông tròn ăn chơi.
Tình thương ghi tạc đời đời,
Từ bi rộng lớn bầu trời thênh thang.
Học đòi từ mẫu gương vàng,
Mở lòng thương xót bủa tràn gần xa.
Chúng sanh trong cõi Sa bà,
Thoát vòng khổ não, vượt ra luân hồi.

8. Hằng ngày rải khắp các nơi,
Bốn phương tám hướng gầm trời bao la.
Tấm lòng bác ái vị tha,
Gội nhuần tư tưởng đậm đà tình thương.
Lòng từ trong sạch như gương,
Không pha ác cảm không vương tư thù.

9. Cố tâm niệm niệm công phu,
Khi đi, khi đứng, chuyên tu tham thiền.
Nằm ngồi mặc niệm thường xuyên,
Sưu tầm đạo quả, gieo duyên Niết Bàn
Ðó là phương pháp thế gian,
Ðó là hạnh kiểm đưa đàng Vô sanh.
Thánh nhân ca tụng tán thành,
Xuôi dòng thánh vức, lữ hành Nhập lưu (Tu Ðà Hườn).

10. Vượt lên đến mức thắng ưu,
Khai thông tuệ nhãn, tầm sưu đỉnh đầu.
A Hàm đạo tuệ gươm mầu,
Ðoạn tuyệt tà kiến, xả câu dục tình.
Bất lai cảnh giới hữu hình,
Phạm thiên tạm ngự, nghiêm minh Niết Bàn.

KHANDHAPARITTA GĀTHĀ

Virū pakkhehi me mettaṃ
mettaṃ erāpathehi me
chabyāputtehi me mettaṃ
mettaṃ kanhāgotamakehi ca
apādakehi me mettaṃ
mettaṃ dipādakehi me
catuppadehi me mettaṃ
mettaṃ bahuppadehi me
māmaṃ apādako hiṃsi
māmaṃ hiṃsi dipādako
māmaṃ catuppado hiṃsi
māmaṃ hiṃsi bahuppado.

Sabbe sattā sabbe pāṇā
sabbe bhū tā ca kevalā
sabbe bhadrāni passantu
mā kiñci pāpamāgamā.

Appamāṇo Buddho appamāṇo Dhammo appamāṇo Saṅgho
pamāṇa vantāni siriṃsapāni ahivicchikā satabadī uṇṇānābhī sarabū mū sikā katā me rakkhā katā me parittā paṭikkamantu phū tāni.

So haṃ namo Bhagavato namo sattannaṃ Sammāambuddhānam'ti.

ANANTARIYA GĀTHA

Sīrasmiṃ me Buddhaseṭṭho
Sāriputto ca dakkhiṇe
Vāma aṃ se Moggallāno
Purato piṭakattayaṃ .
Pacchime mama Aanando
Catuddisā khīnāsavā
Samantā lokapālā ca
Indadeva sabrahmakā
Etesaṃ anubhāvena
Sabbe bhayā upaddavā
Aneka antarāyāpi
Vinassantu asesato
.

DASADISĀBUDDHASUTTA (KINH THẬP PHƯƠNG PHẬT)

1. Padumuttaro ca purabbāyaṃ
2. Āganeyye ca Revato
3. Dakkhine Kassapo Buddho
4. Haratiye ca Sumaṅgalo
5. Pacchime Buddha Sikhī ca
6. Bāyabbe ca Medhaṅkaro
7. Uttare Sakyamunī ceva
8. Isāne Saranaṅkaro
9. Kakusandho paṭhaviyaṃ
10. Ākāse ca Dīpaṅkaro

11. Ete dasadisābuddhā
Rājadhammassa pū jitā

12. Natthi rogabhayaṃ khemaṃ
Asokaṃ sampattidāyakaṃ
Dukkharogabhayaṃ natthi
Sabbā sattū viddhaṃ sentu

KINH THẬP PHƯƠNG PHẬT

1. Con xin đảnh lễ đức Phật Thượng-Liên- Hoa ở hướng đông
2. Con xin đảnh lễ đức Phật Li-Bà-Ða ở hướng đông nam
3. Con đảnh lễ đức Phật Ca-Diếp ở hướng nam
4. Con xin đảnh lễ đức Phật Phước-Toàn-Ða ở hướng tây nam
5. Con xin đảnh lễ đức Phật Tỳ-Khí ở hướng tây
6. Con xin đảnh lễ đức Phật Mỹ-Thắng-Ca ở hướng tây bắc
7. Con xin đảnh lễ đức Phật Thích-Ca-Mâu- Ni ở hướng bắc
8. Con xin đảnh lễ đức Phật Bảo-Trì-Ca ở hướng đông bắc
9. Con xin đảnh lễ đức Phật Câu-Lưu-Tôn ở hướng dưới
10. Con xin đảnh lễ đức Phật Nhiên-Ðăng ở hướng trên

11. Ấy mười phương Chư Phật
Cúng dường bậc Pháp Vương

12. An ổn, không bệnh tai
Không sầu, hưởng bổng lộc
Chẳng khổ, bệnh, sợ hãi,
Mọi cừu địch ắt giải.

MAHA JĀYAMANGALA GĀTHĀ

1. Mahākāruṇiko nātho
Hitāya sabba pāṇinaṃ
Pū retvā pāramī sabbā
Patto sambodhi muttamaṃ
Etena sacca vajjena
Hotu me jayamaṅgalaṃ .

2. Jayanto bodhiyā mū le
Sakyānaṃ nandivaddhano
Evaṃ mayhaṃ jayohotu
Jayassu jayamaṅgalaṃ

3.Sakkatvā buddha ratanaṃ
Osadhaṃ uttamaṃ varaṃ
Hitaṃ deva manussānaṃ
Buddha tejena sotthinā
Nassantu' paddavā sabbe-
Dukkhāvū pasamentu me.

4. Sakkatvā dhamma ratanaṃ -
Osadhaṃ uttamaṃ varaṃ
Parilāhū pasamanaṃ -
Dhamma tejena sotthinā
Nassantu' paddavā sabbe-
Bhayāvū pasamentu me.

5. Sakkatvā saṅgha ratanaṃ -
Osadhaṃ uttanaṃ varaṃ
Āhuṇeyyaṃ pāhuneyyaṃ -
Sangha tejena sotthinā
Nassantu' paddavā sabbe-
Rogāvū pasamentu me.

6. Yaṃ kiñci ratanaṃ loke-
Vijjati vividhā puthū
Ratanaṃ buddha samaṃ natthi-
Tasmā sotthī bhavantu me.

7. Yaṃ kiñci ratanaṃ loke-
Vijjati vividhā puthū
Ratanaṃ dhamma samaṃ natthi-
Tasmā sothī bhavantu me.

8. Yaṃ kiñci ratanaṃ loke-
Vijjati vividhā puthū
Ratanaṃ saṅgha samaṃ natthi-
Tasmā sotthī bhavantu me.

9. Natthime saraṇaṃ aññaṃ -
Buddho me saranaṃ varaṃ
Etena saccavajjena-
Hotu me jayamaṅgalaṃ .

10. Natthi me saranaṃ aññaṃ -
Dhammo saranaṃ varaṃ
Etena saccavajjena-
Hotu me jāyamangalaṃ .

11. Natthi me saranaṃ aññaṃ -
Saṅgho saranaṃ varaṃ
Etena saccavajjena-
Hotu me jayamaṅgalaṃ

12. Sabbītiyo vivajjantu-
Sabbarogo vinassatu
Mā me bhavatvantarāyo-
Sukhī dīghāyuko bhava.

13. Bhavatu sabbamangalaṃ -
Rakkhantu sabbadevatā
Sabbabuddhānubhāvena-
Sadā sotthī bhavantu me.

14. Bhavatu sabbamangalaṃ -
Rakkhantu sabbadevatā
Sabbadhammānubhāvena-
Sadā sotthī bhavantu me.

15. Bhavatu sabbamangalaṃ -
Rakkhantu sabbadevatā
Sabba sanghānubhāvena-
Sadā sotthī bhavantu me.

16. Nakkhatta yakkha phū tānaṃ
Pāpaggaha nivāranā
Parittassānubhāvena
Hantu mayhaṃ upaddave.

17. Devo vassatu kālena-
Sassa sampatti hotu ca
Phīto bhavatu loko ca-
Rājā bhavatu dhammiko.

18. Sabbe buddhā balappattā
Paccekānañca yaṃ balaṃ
Arahantānañca tejena
Rakkhaṃ bandhāmi sabbaso.

NARASĪHA - GĀTHĀ

1. Cakka varaṅkita rattasupādo
Lakkaṇamaṇdita āyatapaṇhi
Cāmarachatta viphū sitapādo
Esa hi tuyha pitā narasīho.

2. Sakyakumāravaro sukhumālo
Lakkhaṇavitthata puṇṇasarīro
Lokahitāya gato naravīro
Esa hi tuyha pitā narasīho.

3. Puṇṇasasaṅkanibho mukhavaṇṇo
Devanarāna piyo naranāgo
Mattagajinda vilāsitagāmi
Esa hi tuyha pitā narasīho.

4. Khattiyasambhava aggakulīno
Devamanussa namassitapādo
Sīlasamādhi patiṭṭhitacitto
Esa hi tuyha pitā narasīho.

5. Aayatatuṅga susaṇthita nāso
Gopamukho abhinīla sunetto
Indadhanū abhinīla bhamưkho
Esa hi tuyha pitā narasīho.

6. Vaṭṭa sumaṭṭa susanthitagīvo
Sīhahanū migarājasarīro
Kāñcana succhavi uttama vaṇṇo
Esa hi tuyha pitā narasīho.

7. Suniddha sugambhira mañjusu- ghoso
Hiṅgulabandhu surata sujivho
Vīsati - vīsati - seta sudanto
Esa hi tuyha pitā narasīho.

8. Añjanavaṇṇa - sunīla - sukeso
Kañcanapaṭṭa - visuddhalalāto
Osadhi paṇḍara suddhasuṇṇo
Esa hi tuyha pitā narasīho.

9. Gacchati nīlapatheviya cando
Tāragaṇā parivethitarū po
Sāvakamajjhagato samanindo
Esa hi tuyha pitā narasīho.

Nghĩa:

ANH HÙNG KỆ

Tức kệ Hùng sư nhân (Narasīha gāthā) do công nương Da-du-đà-la chỉ dạy Thái tử La-hầu-la về đức tướng (Lakkhana sutta) của Ðức Thế Tôn, khi Ngài đang bộ hành qua các nẻo đường trong thành Ca tì la vệ, với đoàn Thánh chúng.

1. Ðầu bàn chân son quí nổi dấu in bánh xe thiêng,
Tha thướt gót dài thon trổ lắm văn chỉ diệu huyền,
Lòng bàn chân tô sẵn chổi phất tử với lọng tiên,
Ðó chính phụ hoàng con, Sư tử vương của Thánh hiền!

2. Dòng Sakya kiêu dũng, tánh quân tử ưa tịnh yên,
Phong thái đại trượng phu, tướng tốt thân thảy hiện tiền,
Thường ra tay anh tuấn, cứu thế chúng đủ thiện duyên.
Ðó chính phụ hoàng con, Sư tử vương của Thánh hiền!

3. Tròn đầy gương trăng sáng, nhan sắc xinh rõ đẹp tươi,
Ai nấy cũng đều yêu chúa tượng chung giữa trời người,
Ngài dường voi giống quí, dáng đứng đi khéo tự nhiên,
Ðó chính phụ hoàng con, sư tử vương của Thánh hiền!

4. Ngài dòng sang, tông quí, cấp "Khatti" [*] của hoàng gia.
Nên khiến cả nhân thiên lễ dưới chân chẳng nệ hà,
Ngài thường xuyên tỉnh giác, tuệ tâm đủ giới, thiền na,
Sư tử đại hùng nhân đó, phụ vương của trẻ mà!

[*] Khatti: Bắc Phạn là Ksatri(Xá tri), Tàu âm là Sát đế lỵ tức chiến sĩ. Sakya: Tàu âm là Thích Ca.

5. Dài và cao, thẳng đứng, mũi khác chi mũi Hằng nga,
Mắt biếc tợ bò tơ, khuất dưới nheo mượt nõn nà,
Mày Ngài xanh xanh thẫm, thể cái mống tận trời xa,
Sư tử đại hùng nhân đó, phụ vương của trẻ mà!

6. Tròn đều, trơn, mịn mát, cổ khoáng đạt, và hào hoa,
Thân với quai hàm vua, chúa sơn lâm khó sánh qua,
Vàng ròng tuy chất tốt, nước sang kém thua màu da,
Sư tử đại hùng nhân đó, phụ vương của trẻ mà!

7. Dịu trầm sâu, êm ấm, tiếng thuyết ngân giống đồng chung,
Khi hé mở làn môi, lộ lưỡi son đượm ánh hồng,
Hàng đôi răng ngọc trắng, bốn chục cái đủ trọn nguyên,
Ðó chính phụ hoàng con, sư tử vương của thánh hiền!

8. Toàn màu xanh như thuốc nhỏ mắt đau, tóc đậm đen!
Như bát mĩ vàng tây đánh bóng trơn trán phẳng liền!
Bạch hào [*] như sao sớm, rực rỡ chói lúc tàn đêm.
Ðó chính phụ hoàng con, sư tử vương của thánh hiền!

[*] Chòm lông trắng giữa hai chân mày của Ðức Phật.

9. Dường vầng trăng đi trước, soi mở lối giữa trời đêm,
Ðông đủ các vì sao nối gót theo bóng ngọc thiềm [*]
Kìa Sa môn Giáo chủ dẫn Tăng chúng bước nhẹ êm
Ðó chính phụ hoàng con, sư tử vương của thánh hiền!

[*] Con cóc ngọc, ám chỉ mặt trăng.

(Tỳ khưu Pháp Minh dịch)

BUDDHAPĀDANĀMAKKĀRAGĀTHĀDVADASAPARITTA,
trích ở kinh tụng Paritta 12 bộ của Miên văn.

Vandāmi Buddhaṃ bhavapāratiṇṇaṃ
Tiloka ketuṃ tibhaveka nāthaṃ
Yo lokaseṭṭho sakalaṃ kilesaṃ
Chetvāna bodhesi jānaṃ anantaṃ
Yaṃ Nammadāya nadiyā puline ca tīre,
Yaṃ Saccabandhagirike sumanā ca lagge,
Yaṃ tattha Yonakapure munino ca pādaṃ
Taṃ pādalañchanamāhaṃ sirasā- namāmi:
Suvaṇṇamālike;
Suvaṇṇapabbate;
Sumanakū ṭe;
Yonakapure;
Nammadāya nadiyā
Pañca pādavaraṃ ṭhānaṃ, ahaṃ vandāmi dū rato.

Nghĩa:

KỆ LỄ PHẬT - TÍCH

1. Thành tâm con đảnh lễ Ðức Phật Tổ Gotama,
2. Cái-thế đại hùng anh, biển khổ đau, đã băng qua.
3. Còn nêu trong tam giới, chỗ quy-ngưỡng của quần sanh,
4. Phiền não đoạn trừ xong, giác ngộ tâm đến Vô - sanh.
5. Thành tâm con đảnh lễ những Thánh- tích Sakya,
6. Lưu dấu tại trần gian đủ năm noi Phật trải qua:

Một là trên bãi cát kế mé sông Nammāda;
Hai, ở tận đầu non Suvaṇṇa - mālika;
Ba là trên đảnh núi Suvaṇṇa Pabbata;
Bốn là trên thượng đảnh núi Sumana- konta;
Năm, ở trong thành đô hiệu Yonakapurī.

7. Thành tâm con đảnh lễ năm dấu chân Ðức Mâu - ni;
8. Châu báu khắp trần gian xét kỹ ra thật khôn bì.

(Tỳ khưu PHÁP MINH dịch)

KHAGGAVISĀṆA SUTTA - TÊ GIÁC KINH

1. Bỏ đao trượng xa lìa vũ khí
Không còn gây khổ lụy quần sanh
Không con không bạn đồng hành
Thà như tê giác một mình ra đi...

2. Sống chung chạ ít gì luyến ái?
Xưa ái tình, nay lại sầu tình,
Thấy rồi tội khổ tình si,
Thà như tê giác một mình ra đi...

3. Gần bạn hữu, từ bi phát khởi
Vì thương ai bỏ lợi chính mình
Thấy điều giao hợp mà kinh
Thà như tê giác một mình ra đi...

4. Vợ con khỏi bao vây bịn rịn
Như cây to tàn nhánh rợp xanh
Măng lên suông đuột chẳng cành
Thà như tê giác một mình ra đi...

5. Nay rừng nọ không chi buộc trói
Muốn ăn đâu lui tới thích tình
Thanh nhàn thay, bậc cao minh
Thà như tê giác một mình ra đi...

6. Ðược mời thỉnh, khi thì giữa bạn
Lúc vân du, lúc hoãn hành trình
Tự thân nào thấy an bình
Thà như tê giác một mình ra đi...

7. Nỗi khoái lạc đòi khi họp bạn
Tình yêu con phương quảng dễ kinh
Ái ly là khổ cực hình
Thà như tê giác một mình ra đi...

8. Biết tri túc, rày đây mai đó
Bốn phuơng xa, nào có bất bình
Ðối đầu hiểm họa chẳng kinh
Thà như tê giác một mình ra đi...

9. Khó cầm cọng xuất ly một bậc
Thí chủ ơi, lui bước gia đình
Nhân luân người đã trọn tình
Thà như tê giác một mình ra đi...

10. Lá đã rụng mong gì mọc nữa?
Tắt lịm rồi hương lửa ba sinh
Hùng hào đoạn thế gian tình
Thà như tê giác một mình ra đi...

11. Nếu gặp bạn trí tri cao kiến
Hãy đẹp lòng chí nguyện cộng sinh
Vượt bao hiểm họa đành hanh
Thà như tê giác một mình ra đi...

12. Chẳng gặp bạn trí tri cao kiến
Ðể đẹp lòng chí nguyện cộng sinh
Vua từ ngôi, bỏ đế kinh
Thà như tê giác một mình ra đi...

13. May gặp bậc trí tri xứng đáng
Hơn hay bằng, kết bạn đồng hành
Bằng không cứ sống trọn lành
Thà như tê giác một mình ra đi...

14. Ðã thấy xuyến vàng y rực rỡ
Khua động theo nhịp cổ tay xinh
Dễ gì hai chiếc lặng thinh
Thà như tê giác một mình ra đi...

15. Có đôi bạn càng gây vướng bận
Tiếng lại qua tranh luận bất bình
Thấy gương trước mắt mà kinh
Thà như tê giác một mình ra đi...

16. Tánh hảo ngọt, thích mùi dục lạc
Tâm động vì vô sắc, hữu hình
Ngủ trần tội khổ chẳng khinh
Thà như tê giác một mình ra đi...

17. Như ung nhọt, cơ nguy, bịnh tật
Ðòn xóc chờ ta, thật dễ kinh
Ngũ trần hiểm họa đành rành
Thà như tê giác một mình ra đi...

18. Nóng, lạnh, đói, khát gì chẳng quản
Rắn, muỗi, mòng, mưa, nắng thình līnh
Vượt qua trên khắp lộ trình
Thà như tê giác một mình ra đi...

19. Như voi chúa, xả ly đoàn tượng
Ẩn rừng sâu vui sướng thỏa tình
Thân vàng, sen báu lịch xinh
Thà như tê giác một mình ra đi...

20. Không thuận cảnh vui gì hợp mãi?
Cứ theo lời của Thái Dương huynh
Thoát ly tạm lánh gia đình
Thà như tê giác một mình ra đi...

21. Tuồng ảo hóa có chi đâu lạ?
Lý đạt rồi Ðạo quả phát sinh
Việc vô minh đã liễu minh
Thà như tê giác một mình ra đi...

22. Chẳng tham quấy dối khi thèm khát
Không dèm pha, sạch cát bùn sình
Nào mong thế nghiệp kinh dinh
Thà như tê giác một mình ra đi...

23. Tự thân quyết xa lìa bạn ác
Lý không thông khó đắc tâm bình
Dễ duôi, ai dại kết tình
Thà như tê giác một mình ra đi...

24. Bậc quảng kiến hành trì pháp chánh
Thông lý huyền dứt mạnh nghi tình
Nếu không được kết bạn lành
Thà như tê giác một mình ra đi...

25. Thú trần tục vui chi lợi dưỡng
Thôi mơ màng sắc tướng âm thinh
Ngữ ngôn thu thúc, chân thành
Thà như tê giác một mình ra đi...

26. Kìa phụ mẫu, thê nhi thúc phọc
Nọ của tiền, lúa thóc vây quanh
Dục trần, giả biệt phân minh
Thà như tê giác một mình ra đi...

27. Bả dục lạc ham chi bám níu?
Càng ham vui, càng chịu khổ hình
Lý chân, nhận thức đành rành
Thà như tê giác một mình ra đi...

28. Mười kiết sử trùng vi bị xé
Lưới rách tung, cá lẹ thoát sinh
Xa nơi rừng lửa dục tình
Thà như tê giác một mình ra đi...

29. Mắt ngó xuống tư duy từng bước
Giữ lục căn, khử trược lưu thanh
Lửa tình, tham ái không sanh
Thà như tê giác một mình ra đi...

30. Bỏ gia thế xuất ly hành đạo
Ðắp cà sa, đầu cạo tóc xanh
Lá vàng nay đã lìa cành
Thà như tê giác một mình ra đi...

31. Khỏi nuôi ai, vô vi, vô dục,
Ðối vị trần, tri túc trì bình
Tâm không luyến khách gia đình,
Thà như tê giác một mình ra đi...

32. Năm pháp cái với tùy phiền não
Ðã dứt rồi, tâm đáo đại hành
Diệt luôn sân hận ái tình
Thà như tê giác một mình ra đi...

33. Quay lưng lại bỏ vui và khổ
Tiền hỉ ưu, đắc độ xả bình
"Chỉ" rồi tâm hảo tịnh thanh
Thà như tê giác một mình ra đi...

34. Tinh cần đạt tế vi Chân đế
Giải thoát tâm, cùng giới tuệ minh
Hùng tài, đại lực viên thành
Thà như tê giác một mình ra đi...

35. Chốn cô tịch, kiên trì thiền định
Tâm thường xuyên đeo dính Pháp minh
Luân hồi quán thấy cảm kinh
Thà như tê giác một mình ra đi...

36. Chuyên cần nguyện xả ly Ái dục
Mặc nhiên thường nghe học, nhớ rành
Rán hành đắc pháp Vô sanh,
Thà như tê giác một mình ra đi...

37. Hùng sư há sợ chi tiếng động?
Gió lòn qua lỗ trống lưới mành,
Ao bùn sen vẫn lịch thanh
Thà như tê giác một mình ra đi...

38. Nhờ nanh vuốt cực kỳ dũng mãnh
Hùng sư làm chúa cảnh rừng xanh
Thảnh thơi vui thú độc hành
Thà như tê giác một mình ra đi...

39. Từ, Xả, Hỉ và Bi giải thoát
Niệm thường thường đồng loạt liên minh
Tâm bình, thế giới hòa bình
Thà như tê giác một mình ra đi...

40. Tham với Sân và Si dứt tuyệt
Kiết sử tan vĩnh biệt Vô minh
Ðiềm nhiên chẳng sợ Tử sinh
Thà như tê giác một mình ra đi...

41. Sum họp khó quyết nghi Chơn giả
Lìa bạn bè, lợi ngã phân minh
Xả ly thế tục, phàm tình
Thà như tê giác một mình ra đi...

(Tỳ khưu PHÁP MINH dịch)

DASA KĀMAGUṆA - TỘI NGŨ TRẦN

1. Ngũ trần như khúc xương không,
Mà con chó đói cố công gậm lỳ.

2. Ngũ trần như thịt tử thi,
Qua tranh nhau mổ kể gì thúi tha.

3. Ngũ trần như đuốc rơm phà,
Cầm đi ngược gió ắt là phỏng tay.

4. Ngũ trần hầm lữa đỏ gay,
Sa chân xuống đó hằng ngày khổ đau.

5. Ngũ trần tợ giấc chiêm bao,
Thấy rồi liền mất dễ nào bền dai.

6. Ngũ trần như vật mượn xài,
Xài xong phải trả giữ hoài được sao?

7. Ngũ trần như trái chín cao,
Nại cây gãy nhánh vỡ đao thợ rừng.

8. Ngũ trần lao kiếm sáng trưng,
Phạm nhầm ắt khổ mựa đừng dễ duôi.

9. Ngũ trần dao thớt đủ đôi,
Người mê đắm bị bầm nhồi nát tan.

10. Ngũ trần đầu rắn hổ mang,
Có hai túi nọc lại càng dễ kinh.

Ai tu nấy liệu giữ mình,
Mười điều tội khổ đinh ninh chớ sờn.

(Tỳ khưu PHÁP MINH dịch.)

KỆ CỦA ÐẠI ÐỨC SARIPUTTA

Ðây là bài kệ của Ðại Ðức Sariputta (Xá-Lợi-Phất) đọc lên cổ xúy chúng ta, bất cứ lúc nào, hoặc trong hoàn cảnh nào, cũng nên đặt trọn vẹn niềm tin tưởng nơi Tam Bảo.

"Hãy trương cao ngọn cờ Chân lý!
Hãy hoằng dương Chánh Pháp cao minh
Những lúc bàn tay kinh khủng
Lạnh lùng siết chặt tim ta,
Ðừng tưởng nhớ đến Chư thiên, Thần thánh,
Vì như ta, họ cũng run sợ hãi hùng.

"Giữa rừng già hiu quạnh, trong bóng tối trậptrùng,
Khi ngọn đèn hy vọng lao chao muốn tắt;
Ðừng tưởng nhớ đến Chư thiên, Thần thánh;
Vì như ta, ánh sáng họ cũng tàn.

"Trong giờ phút lâm ly hấp hối,
Lời nghẹn giữa đôi môi, lệ trào như suối.
Ðừng tưởng đến Chư thiên, Thần thánh,
Vì như ta, họ cũng nhỏ lệ biệt ly.

"Hãy ngước mắt lên:
Nhìn ngọn cờ Tam Bảo!
Tưởng nhớ đến Ðức Thế Tôn, bậc chiến thắng oai hùng,
Ðến Chánh Pháp, ánh sáng huy hoàng vĩnh cửu,
Ðến Tăng Già,tập đoàn giới tịnh đức cao.
Hỡi đạo hữu!
Là chiến sĩ giữa quân thù "phiền não",
Mắt đừng lìa ngọn Tam Bảo uy kỳ,
Tâm đừng xa ân đức Phật - Pháp - Tăng,
Hãy dũng tiến trên con đường "Giải Thoát".

MORAPARITTA

Udetayañcakkhumā (Apetayañcak-khumā) ekarājā
harissavaṇṇo paṭhavippabhāso
taṃ taṃ namassāmi harissavaṇṇaṃ paṭhavippabhāsaṃ

Tayajja guttā viharemu divasaṃ (rattiṃ)
ye brahmaṇā vedagu sabbadhamme
te me namo te camaṃ palāyantu
namatthu Buddhānaṃ namatthu bodhiyā
namo vimuttānaṃ namo vimuttiyā
imaṃ so parittaṃ katvā moro carati esanā. (vāsamakappayīti)

Nghĩa:

KHỔNG TƯỚC KINH

Mặt trời ánh sáng như vàng
Chiếu trong thế giới khắp tràn bốn châu
Tự do soi cả đâu đâu
Là tròng con mắt hoàn cầu sanh linh
Cho nên tôi mới nghiêng mình
Cúi đầu cung kỉnh tỏ trình Ân cao
Các Ngài luân chuyển cùng nhau
Thay phiên trị nhật vị nào ngày nay
Chúng tôi ở dưới quyền nầy
Xin nhờ ủng hộ ngày rày an vui
Làm cho ác độc phai phui
Cho dù oan trái mưu thù cũng hư
Thiền tăng đạo sĩ các Sư
Tu hành đắc pháp hoặc cư xa gần
Từ bi soi đến kẽ cần
Biết nay tôi kỉnh tự thân yêu cầu
Nương nhờ quyền lực phép mầu
Ðặng cho tránh khỏi nạn sầu ngày nay
Phạm thiên, Thiên chúng các Ngài
Thọ tôi kỉnh lạy hiện nay xin tường
Bảo tồn khỏi sự bất lương
Trọn ngày cho được tránh đường họa tai
Cúi đầu lạy cả Như Lai
Các hàng Bồ tát chư Ngài Thánh Tăng
Với cùng Pháp Bảo siêu thăng
Ngày nay nhớ tụng để ngăn các điều.

(Tỳ khưu SANTAKICCO dịch)

PHỤC NGUYỆN

Phước lành tôi đã tạo ra
Các đời quá khứ hay là đời nay
Nghiệp chưa cho quả phước nào
Nguyện thành Pháp Ðộ để vào thiện căn
Sau nầy dù tạo mấy lần
Từ đây cho đến siêu thăng Niết Bàn
Hể làm chuyện tốt sẵn sàng
Mỗi điều hạnh phúc thành đoàn Nhân Duyên
Giúp cho phiền não sớm yên
Trợ mau giải thoát kế liền kiếp sau
Nếu trể chẳng gặp Phật nào
Nhằm kỳ Ðộc Giác làm sao cũng thành.

THẬP NGUYỆN

Nguyện cầu Tam - Bảo từ hằng độ,
Nguyện thoát ba tai nước, lửa, binh,
Nguyện thảy chúng sanh khỏi oan kết,
Nguyện cho nhân loại ráng tu hành
Nguyện gìn tam học Giới - Ðịnh - Tuệ
Nguyện đoạn Tham - Sân - Si độc sanh
Nguyện giải căn nhân Sanh Tử khổ
Nguyện diệt tâm tham háo lợi danh
Nguyện tu tinh tấn không giải đảy
Nguyện sao đạo quả sớm viên thành.

BÀI CẦU CHƯ THIÊN

Chí thành miệng vái tâm cầu
Chư Thiên lớn nhỏ bất câu bậc nào
Bốn tầng Sắc Giới rộng cao
Xin nghe hiểu biết hiện vào trợ duyên
Ðặng tâm sáng kiến phát liền
Biết nơi đáng sắp bày tuyên vừa người
Dầu ai cản sái luận dư
Chuyển lòng tinh tấn ngăn trừ sự lui
Chư Thiên Dục Giới hưởng vui
Vừa nghe cầu khẩn, tạm ngừng xét qua
Từ trời Tha Hóa cao xa
Ðến cung Ðạo Lợi bao la năm tầng
Giàu lòng bác ái thọ xưng
Thảy đều bố cáo chuyển luân sắp bày
Vị nào hoan hỷ cầu đây
Ra ân trợ giúp chẳng chầy mau xong;
Hiện nay tôi rất hết lòng
Mong cho Thiên Tướng oai phong Bốn Ngài
Thường luôn an lạc vui thay
Tránh xa khổ não hằng ngày tiến lên
Ðặng ngôi Nguyên Soái vững bền
Lòng từ ủng hộ các nền Giáo chân
Chẳng nài khó nhọc ra ân
Chúng tôi hữu sự có nhân nên cầu
Vì e công chuyện trể lâu
Làm cho nhiều kẻ hao sầu thân tâm
Nhờ Ngài xuống lịnh quyền thâm
Chư Thiên lòng tốt quang lâm giúp thành
Rất là ân trọng cao thanh
Chúng tôi hồi hướng phước lành kính dâng.
Chư Thiên lớn nhỏ các tầng
Tùy hỷ công đức đồng mừng trợ chuyên.

(Tỳ khưu SANTAKICCO dịch)

(DỨT PHẦN CẦU AN)

 -ooOoo-

KINH CẦU SIÊU

SAMVEJANĪYA GĀTHĀ - KỆ ÐỘNG TÂM

Nagāmadhammo nigamassa dhammo
nacāpiyaṃ ekakulassa dhammo
sabbassa lokassa sade vakassa
eseva dhammo yadidaṃ aniccatā.

Nghĩa:

Pháp nào có tên gọi là Vô Thường, là pháp có trạng thái thay đổi không thường, pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu, pháp ấy để chung cho nhân loại, súc sanh, luôn đến Chư Thiên, Ma Vương cùng Phạm Thiên cả thảy.

Nagāmadhammo nigamassa dhammo
nacāpiyaṃ ekakulassa dhammo
sabbassa lokassa sadevakassa
eseva dhammo yadidaṃ dukkhatā.

Nghĩa:

Pháp nào có tên gọi là Khổ Não, là pháp có trạng thái đau đớn buồn rầu, pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu, pháp ấy để chung cho nhân loại, súc sanh, luôn đến chư Thiên, Ma Vương cùng Phạm Thiên cả thảy.

Nagāmadhammo nigamassa dhammo
nacāpiyaṃ ekakulassa dhammo
sabbassa lokassa sadevakassa
eseva dhammo yadidaṃ anattatā.

Nghĩa:

Pháp nào có tên gọi là Vô Ngã, là pháp có trạng thái không phải là của ta, pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu, Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến chư Thiên, Ma Vương cùng Phạm Thiên cả thảy.

Aciram vatayaṃ kāyo
paṭhaviṃ adhisessati
chuddho apetaviññano
niraṭṭhaṃ va kaliṅgaraṃ
(ba lần)

Nghĩa:

- Thân này chẳng tồn tại bao lâu đâu, khi tâm thức lìa bỏ rồi, thì nằm để trên mặt đất, như đống tro tàn, tìm sự lợi ích chẳng có.

Aayu usmā ca viññāṇaṃ
yadā kāyaṃ jahantimaṃ
apaviṭṭho tadā seti
niraṭṭhaṃ va kaliṅgaraṃ
(ba lần)

Nghĩa:

- Tuổi thọ, chất lửa, hoặc tâm thức, khi lìa bỏ thân này trong giờ nào rồi, (thân này không nên hoàn để trong nhà) (người đời) họ đem liệng bỏ nằm (trên mặt đất) trong giờ ấy, như đống tro tàn tìm sự lợi ích chẳng có.

Sabbe sattā marissanti
maranaṇtaṃ hi jīvitaṃ
yathākammaṃ gamissanti
puñña-pāpaphalū pagā
nirayaṃ pāpakammantā
puññakammā ca sugatiṃ
tasmā kareyya kalyāṇaṃ
nicayaṃ saṃ -parāyikaṃ
puññāni paralokasmiṃ
patiṭṭhā honti pāṇinaṃ .

Nghĩa:

- Tất cả chúng sanh chỉ sẵn dành để chịu chết đều nhau cả, vì sanh mạng (của tất cả chúng sanh) chỉ có sự chết là nơi cuối cùng.

Tất cả chúng sanh, đều phải chịu quả phước cùng quả tội, vừa theo cái nghiệp; của mình đã tạo rồi (đi thọ sanh trong kiếp sau, chúng sanh nào làm việc dữ, phải chịu khổ trong cõi địa ngục. Chúng sanh nào, làm việc lành, được thọ vui trong cõi thiên đàng. Cho nên (người đời) cần phải hối hả, làm việc phước đức, mà các bậc trí tuệ hằng thân thiết, cho đặng làm của để dành, dính theo trong đời vị lai (vì) các việc phước đức là nơi nương nhờ của tất cả chúng sanh trong ngày vị lai.

PATICCA SAMUPĀDA

Avijjā paccayā saṅkhārā
sankhārapaccayā viññānaṃ
viññānapaccayā nāma-rū paṃ
nāmarū papaccayā saḷāyatanaṃ
saḷāyatanapaccayā phasso
phassapaccayā vedanā
vedanāpaccayātanhā
tanhāpaccayā upādānaṃ
upādānapaccayābhavo
bhavapaccayā jāti
jātipaccayā jarāmaranaṃ

Sokaparidevadukkha domanassupāyāsā sambhavanti.
Evame tassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

Avijjāya tveva asesa virāganirodhā saṅkhāranirodho.
Sankhāranirodhā viññānanirodho.
Viññānanirodhā nāmarū panirodho.
Nāmarū panirodhā saḷāyatananirodho.
Saḷāyatananirodhā phassanirodho.
Phassanirodhā vedanānirodho.
Vedanānirodhā taṅhānirodho.
Tanhānirodhā upādānanirodho
Upādānanirodhā bhavanirodho.
Bhavanirodhā jātinirodho.
Jātinirodhā jarāmaranaṃ .

Sokaparidevadukkha domanassupă-yāsā nirujjhanti.
Evame tassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti.

Nghĩa:

Các Pháp Hành phát khởi vì duyên vô minh.
Thức phát khởi vì duyên hành,
Danh sắc phát khởi vì duyên thức.
Lục nhập phát khởi vì duyên danh sắc.
Tiếp xúc phát khởi vì duyên lục nhập.
Thọ phát khởi vì duyên tiếp xúc.
Ái phát khởi vì duyên thọ.
Thủ phát khởi vì duyên ái.
Hữu phát khởi vì duyên thủ.
Sanh phát khởi vì duyên hữu.
Lão tử phát khởiduyên sanh.
Uất ức sanh tử biệt ly khổ, trái ý, bực bội, hằng phát khởi (cũng vì duyên sanh).

Tánh cách phát khởi những thống khổ ấy, lý do như thế.
Hẳn thật, tánh cách diệt hành, vì diệt tận vô minh do theo thánh đạo.

Tánh cách diệt thức vì diệt hành.
Tánh cách diệt danh sắc vì diệt thức.
Tánh cách vì diệt lục nhập vì diệt danh sắc.
Tánh cách diệt tiếp xúc vì diệt lục nhập.
Tánh cách diệt thọ vì diệt tiếp xúc.
Tánh cách diệt ái vì diệt thọ.
Tánh cách diệt thủ vì diệt ái.
Tánh cách diệt hữu vì diệt thủ.
Tánh cách diệt sanh vì diệt hữu.
Lão tử diệt, vì tánh cách diệt sanh.

Sự uất ức, sự sanh tử biệt ly khổ, sự trái ý, và sự bực bội trong tâm, cũng đều diệt, vì tánh cách sự diệt sanh.
Tánh cách diệt những thống khổ ấy, lý do như thế.

Aniccā vata saṅkhārā uppāda vayadhammino upajjitvā nirujjhanti tesaṃ .
Vū pasamo sukho. (ba lần)

Nghĩa:

- Các Pháp Hữu Vi thật không bền vững, nó có tánh sanh diệt là thường, vì nhơn sanh rồi diệt, diệt rồi sanh (nên thường hay có sự khổ não) chỉ có Niết BànPháp tịch diệt, dứt cả Pháp Hữu Vi ấy được, mới có sự an vui tuyệt đối. (ba lần)

CHÚC NGƯỜI MỚI QUY Y

Ngưỡng cầu Ðức Phật ban ơn
Ðộ người chánh kiến tầm chơn đạo thiền
Ngưỡng cầu Ðức Pháp vô biên
Ðộ người hữu chí cần chuyên đạo hành.
Ngưỡng cầu hai bậc Tăng lành
Ðộ người mộ đạo tâm thành quy y
Cầu xin Thiên chúng hộ trì
Giúp người giới luật luôn khi giữ tròn
Chúc cho bạn mới lòng son
Tu hành tinh tấn dạ mong Niết bàn
Thiện nam Tín nữ lưỡng ban
Xin cùng đồng đạo bạn vàng nhận thâu
Phước lành đào tạo bấy lâu
Ðồng xin hồi hướng nguyện cầu quả cao
Ðạo mầu gắng chí giồi trau
Thoát đường tội lỗi trần lao dứt lần
Tìm người trí thức xa gần
Gặp người đạo đức ân cần hỏi han
Ngày đêm tụ tập đoan trang
Công phu hành đạo tìm đường siêu sinh
Dọn thân khẩu ý trọn lành
Kịp thời thoát tục thực hành đạo cao
Tìm đường Bát chánh lần vào
Siêu phàm nhập Thánh tiêu dao Niết Bàn.

CỜ PHẬT GIÁO

Cờ Phật giáo nêu cao thanh bạch
Xanh vàng đỏ trắng gạch biểu dương
Sau chót còn thêm một đường
Năm sắc hiệp lại hiện trương sáu màu
Sáu màu ấy bởi đâu mà có
Do theo kinh tỏ rõ còn ghi
Tiền kiếp Thích Ca Mưu Ni
Hồi còn Bồ tát đương khi thực hành
Ba la mật tâm thành đại thí
hào quang rất quý của Ngài
Sáu màu kế tiếp sau đây
Sắc xanh móc mắt cho rày Bàn môn
Sắc vàng ấy kính tôn lóc thịt
Cho thợ rèn Ðế Thích hiện ra
Mạ vàng vào cốt Phật Ðà
lòng thành kính dám mà hy sinh
Sắc đỏ ấy vì tình mẫu tử
Móc gan ra do tự tay Ngài
Thuốc hòa cứu mẹ rất hay
Do loài rắn độc trể chầy đặng đâu
Lòng hiếu thảo ai hầu dám sánh
Ðức Ðại bi hình ảnh còn đây
Sắc trắng Bạch tượng cho rày
Nên cha hành phạt đày Ngài tha phương
Cùng non vợ lên đàng xa lánh
Vào con cao tuyết lãnh tu hành
Vợ thời hái trái non xanh

Còn Ngài bao quản nhọc nhằn khổ thân
Sắc gạch giống màu chơn chim Phụng
Thịt cho chằng sử dụng đập ăn
Vui lòng cứu sống mẫu thân
Ðành cam bỏ mạng nghĩa danh trọn gìn
Màu dợn sóng hiệp toan sáng rỡ
Bởi xưa kia kiếp Thỏ cũng vì
Thấy người đói khổ lâm nguy
Bố thí xác thịt cũng vì Bàn môn
Ðức Ðế Thích lắm cơn khích dụ
Ba la mật tròn đủ hầu Ngài
Thợ rèn kẻ khó cả hai
Do Ngài Ðế Thích đại tài hiện ra
Trong Tam giới đều hòa ca tụng
Khắp năm châu cung phụng kính thờ
Quốc tế nhìn nhận lá cờ
Tung hô Phật giáo đến giờ sùng hưng.

HỒI HƯỚNG PHƯỚC ÐẾN CHƯ THIÊN

Aakāsaṭṭhā ca bhummaṭṭhā
Devānāgā mahiddhikā
Puññaṃ no anumodantu
Ciraṃ rakkhantu

1. Sāsanaṃ
2. Raṭṭhake
3. Ñātayo
4. Pānino
5. No sadā.

Chư Thiên ngự trên hư không
Ðịa cầu thượng ngự rõ thông mọi điều
Long vương thần lực có nhiều
Ðồng xin hoan hỷ phước đều chúng tôi
Hộ trì Phật giáo Tăng bồi
Các bậc Thầy tổ an vui lâu dài
Quyến thuộc tránh khỏi nạn tai
Chúng sanh được hưởng phước dài bền lâu
Chúng tôi vui thú đạo mầu
Tu hành tinh tấn ngõ hầu siêu sinh. (lạy)

NĂM ÐIỀU QUÁN TƯỞNG

Thế Tôn lời dạy tỏ tường
Năm điều quán tưởng phải thường xét ra
Ta đây phải có sự già
Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn
Ta đây bịnh tật phải mang
Thế nào tránh thoát đặng an mạnh lành
Ta đây sự chết sẵn dành
Thế nào tránh thoát tử sanh đến kỳ
Ta đây phải chịu phân ly
Nhơn vật quý mến ta đi biệt mà
Ta đi với nghiệp của ta
Dầu cho tốt xấu tạo ra tự mình
Theo ta như bóng theo hình
Ta thọ quả báo phân minh kết thành.

KỆ TỤNG KHI NHIỄU PHẬT

Ca sa oai đức chi bằng
Sắc vàng thanh bạch của hàng Sa Môn
Noi gương từ phụ Thế Tôn
Hoằng khai giáo pháp tám muôn bốn ngàn
Ngày nay Thiện tín các hàng
Ca sa đại lễ nghiêm trang cử hành
Dâng y với tấm lòng thành
Ba vòng nhiễu Phật đồng thanh nguyện cầu
Chư Tăng hoan hỷ lãnh thâu
Căn lành gieo giống để hầu mai sau
Nguyện mau thoát khỏi trần lao
Tu hành tinh tấn tiêu dao đạo mầu
Chúc cho Phật pháp bền lâu
Thấm nhuần trăm họ năm châu thạnh hành
Chúc cho cả thảy chúng sanh,
Hồi đầu hướng thiện tâm thành quy y
Noi theo gương đấng Từ bi,
Xuất gia hành đạo mang y ngồi kề
Tu tâm dưỡng tánh mọi bề,
Tham sân đoạn tuyệt Bồ đề đến nơi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 29904)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27183)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 21774)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22239)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23618)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20433)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20057)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21951)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24761)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18996)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 24772)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 30988)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 24000)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27766)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26530)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 21332)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23234)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 38146)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18807)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18439)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19994)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19055)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23183)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 23894)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22822)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 22933)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 29593)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20650)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 18718)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15852)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18867)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19695)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20169)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19960)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18130)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 22958)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 34190)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 16429)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16928)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39270)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26087)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20110)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18865)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24075)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29155)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22907)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30971)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 21017)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26870)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20679)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26270)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23347)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19826)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 24693)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30051)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20233)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20416)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15149)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 15843)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 23916)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant