Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Phẩm Thứ Tư: Tín giải

22 Tháng Năm 201100:00(Xem: 10883)
4. Phẩm Thứ Tư: Tín giải

SEN NỞ TRỜI PHƯƠNG NGOẠI
Thầy Nhất Hạnh giảng kinh Pháp Hoa
Nhà xuất bản Lá Bối 2001

Phần II: Kiến giải Pháp Hoa Kinh

Phẩm Thứ Tư: Tín giải

Chúng ta đi sang Phẩm thứ tư, Phẩm Tín Giải. Phẩm này đưa ra một ví dụ về đứa con nghèo túng cùng cực. Thật ra ví dụ này không phải do Bụt nói, mà do một số các thầy đã đạt được giác ngộ nhờ những điều mà Bụt vừa chỉ dạy, nên họ đã có thể nói ra ví dụ này. Các thầy đó là thầy Tu Bồ Đề (Subhũti), thầy Đại Ca Chiên Diên (Maha KatyẠyana), thầy Đại Ca Diếp), (Maha KẠỐyapa), và thầy Đại Mục Kiền Liên (Maha MaudgalyẠyanẠ). Các thầy này sau khi nghe Bụt giảng thuyết, giật mình tỉnh thức và quỳ xuống bạch với Bụt rằng: Chúng con thuộc về hàng Thượng tọa trong giới Thanh văn, tuổi chúng con đã lớn, chúng con nghĩ rằng mình đã được Niết Bàn tuyệt đối và không còn trách vụ gì nữa, và cũng không có ý định trở nên một vị toàn giác như Bụt. Nhưng bây giờ chúng con biết rằng điều đó không đúng. Chúng con được nghe Bụt khai thị rồi, nên mới cảm thấy mình có cái tiềm lực rất lớn ở trong tim, và chúng con đã từ bỏ cái mặc cảm nghèo hèn của một người tự túc, tự mãn, và chúng con mang trong lòng cái năng lượng vô lượng vô biên của một vị Bồ Tát. Nhờ Bụt giúp chúng con mở mắt ra, nên chúng con mới có được cái năng lượng vô lượng vô biên đó, chúng con xin đền ơn Bụt bằng cách nói ra cho đại chúng hôm nay một thí dụ. Và các vị đó đã nói ra cái thí dụ gọi là Cùng tử.
Cùng tử là đứa con nghèo khó cùng cực. Người con đó, từ hồi bé thơ, đã bỏ nhà trốn qua một nước khác, trên hai, ba mươi năm nay. Lớn lên, người đó rất là nghèo khổ, đi tha phương cầu thực để nuôi thân, rồi tình cờ một hôm về tới quê hương của mình mà không biết. Người đó không biết gốc tích của mình từ đâu, không biết gia thế của mình ngày xưa ra sao.

Trong khi đó người cha lại là một người rất giàu, ba mươi năm nay đã cố ý tìm con và trong lòng luôn luôn thương tiếc đứa con đã bỏ đi từ hồi thơ ấu. Ông ta giàu quá mức mà không có người nối giỏi. Tuy nhớ thương con bao nhiêu năm, nhưng chưa bao giờ có cơ hội bộc bạch với bạn bè, vì vậy mà niềm nhớ thương càng lớn. Ông cứ nghĩ rằng một mai kia khi mình chết thì cái tài sản khổng lồ này sẽ đi vào trong kho tàng của nhà nước, vì vậy cho nên ông thương tiếc và nhớ nghĩ đến đứa con không thôi.

Hôm ấy, anh chàng cùng tử tình cờ đi tới nhà giàu ấy để xin làm thuê làm mướn. Đứng ngoài cửa nhìn vào, thấy một ông ngồi trên một chiếc giường sư tử, có một cái ghế rất quí đỡ dưới hai chân, và có những hàng Bà la môn, Sát đế lợi và các hàng giàu sang, trưởng giả cung kính bao quanh. Ông ta giàu quá mức nên các chính trị gia và các hàng Vương tử cũng đều phải tới để cầu thân cận. Phía trên có che màn báu, phía dưới có những tràng phan đẹp thòng xuống, nước thơm rưới trên đất, và tất cả các thứ bông hoa đẹp nhất trong vùng đều được đem tới để chưng bày. Chàng cùng tử thấy ông ta sang trọng như một vị vua, nên tự hỏi: tại sao mình đến đây? nguy hiểm quá, họ có thể bắt mình đem bỏ vào tù, thân phận như mình không được bén mảng tới những chỗ sang trọng như thế này. Nghĩ vậy xong chàng liền bỏ chạy. Nhưng lúc chàng vừa ló mặt qua cửa rào, thì vị trưởng giả đã liền nhận được ra con mình. Quá xúc động, ông sai một gia nhân chạy theo bắt lại đứa con. Vì xúc động, mất bình tĩnh nên ông đã ra một cái lệnh không được thông minh cho lắm, và người gia nhân chạy đuổi theo chàng cùng tử kia đã làm chàng ta sợ quá. Chàng bèn nói: Thưa ông tôi đâu có làm nên tội tình gì, tôi đâu có xúc phạm đến ai đâu mà tại sao lại bắt tôi? Người gia nhân vẫn bắt chàng, trói lại rồi đem về. Anh chàng cùng tử nghĩ rằng, thôi chết rồi, bị bắt như thế này, thế nào mình cũng bị giết chết. Sợ quá chàng bị bất tỉnh, ngã xuống. Lúc đó người cha mới thấy cái lầm lỗi của mình, thấy mình đã dùng những phương tiện quá mạnh. Chúng ta hay thương theo cách đó, khi thương mình làm cho người kia ngộp luôn, không thở nổi! Thương thì phải có phương tiện truyền cảm. Đôi khi thương, mình nên giả bộ nói tôi không thương!

Khi thấy gia nhân đem về một anh chàng bị bất tỉnh như vậy thì vị trưởng giả rất hối hận. Ông bảo: Làm vậy không được, hãy lấy nước lạnh phun vào mặt cho nó tỉnh lại. Khi chàng cùng tử tỉnh lại, vị trưởng giả liền nói: Ta không làm gì ngươi đâu, ta bắt lầm ngươi vì tưởng ngươi có tội, kỳ thực thì ngươi không có tội lỗi gì cả, ngươi là người lương thiện và có tự do, bây giờ ngươi muốn đi đâu thì đi. Theo lệnh của vị trưởng giả, gia nhân trao trả tự do cho chàng cùng tử. Đó là ý nghĩa chân thực của sự thương yêu. Khi thương thật sự, mình phải trả tự do cho người mình thương. Còn nếu bắt trói người đó lại, dù bằng những sợi dây tình cảm tơ tóc của mình, thì chưa phải là thương.

Khi chàng cùng tử tỉnh dậy và được nghe câu nói ngươi được tự do thì mừng quá. Trong đời của chàng, chưa bao giờ chàng sung sướng như vậy. Chàng có được gì đâu? nhưng chàng sung sướng vô cùng vì chàng có cái quí nhất ở trên đời, chàng có tự do! Lúc đó vị trưởng giả mới dùng phương tiện quyền xảo, bảo gia nhân đi theo, ăn mặc rách rưới xấu xa, rất nghèo khổ, đến làm bạn với chàng đó, rủ đi tìm công ăn việc làm, rồi từ từ trả tiền công cho người đó thêm nhiều hơn trước. Tuy vậy vị trưởng giả ra lệnh rằng phải thuê chàng ta làm những nghề hèn mọn nhất, như là đi hốt phân, gánh nước, những việc mà người có chút máu mặt không bao giờ làm. Tại vì người cùng tử này có đầy mặc cảm, chàng nghĩ mình không ra gì trong xã hội, nên mình chỉ muốn những pháp nhỏ thôi, tức là pháp gánh phân, đổ rác, đổ thùng. Cố nhiên khi được những công việc như vậy, chàng thấy thích hợp với khả năng của mình, và chàng rất lấy làm sung sướng khi được làm những công việc đó, nhất là khi mình làm việc ấy mà lại được trả công gấp hai ba lần những việc khác. Hạnh phúc tràn trề và chàng nghĩ rằng mình chỉ cần từng đó hạnh phúc thôi, mình không cần hạnh phúc nhiều hơn.

Vài tháng sau, chàng cùng tử được dụ về ở gần nhà vị trưởng giảKế hoạch của ông là kế hoạch lâu dài. Biết con ở cách mình không quá ba trăm thước, nhưng lòng nhớ thương vẫn tràn đầy, vì vậy ông bèn giả dạng, tháo hết vàng bạc châu báu đeo trên người, ăn mặc tầm thường, mon men sang làm quen với chàng cùng tử để được nhìn mặt đứa con của mình. Ông chủ tuy làm ra vẻ tầm thường, không sang cả, nhưng vẫn có phong độ, uy thế của một ông chủ. Khi đến với chàng cùng tử, ông rất ngọt ngào, săn đón, hỏi han: "Anh từ đâu tới, làm ở đây được bao lâu rồi, ăn uống có đầy đủ không, có được trả lương hậu hỉ không?" v.v... Tất cả những thương yêu đều được gói ghém trong những câu han hỏi như vậy. Nghĩ cho kỹ thì cũng tội nghiệp, tội nghiệp cho Bụt. Ông nói thêm: "Tuy anh không phải là con tôi nhưng đối với tất cả những người làm, tôi đều xem họ như con tôi cả, thành ra anh đừng sợ gì hết". Vị trưởng giả dùng những phương tiện như vậy để làm cho sự sợ hãi, và những mặc cảm của đứa con từ từ bớt đi.

Với phương pháp đó, ông làm thân với người con. Có lần ông bảo rằng, tuy là chủ nhưng ta đã già yếu, còn ngươi thì còn trẻ, còn mạnh, ngươi lại có một tấm lòng rất trung thực, rất tốt, trong khi làm việc ngươi không đến trễ, về sớm, không ăn nói hỗn hào, nên ta rất thương ngươi, thôi để ta sẽ coi ngươi như con nuôi của ta. Từ từ ông làm nẩy sinh cái tình cảm đối với ông ở trong lòng của đứa con. Không dám nhận là con ruột, vì nếu ông nhận chàng cùng tử là con ruột thì chàng đâu dám tin.
Ta thấy rất rõ ở đây sự so sánh với câu chuyện chánh pháp, ban đầu nói rằng học trò ta có thể không được thành Bụt như ta, chỉ có thể thành Thanh văn, chỉ có thể chứng được Niết Bàn của Tiểu Thừa mà thôi. Đó là vì các người này mang quá nhiều mặc cảm, nên chỉ có thể cho họ một chiếc xe dê, mà không thể cho họ được một chiếc xe trâu bạch, và xe này chỉ có mình ta mới được ngồi. Ở đây cũng vậy, vị trưởng giả bảo rằng tuy được ta thương, nhưng ngươi chỉ được làm con nuôi của ta thôi. Và ông từ từ dẫn dụ nó đi tới. Chàng cùng tử sung sướng hết mức, coi mình là người có phước nhất ở trên đời. Biết mình đang có công ăn việc làm, chàng thấy rõ trong mấy mươi năm nay chưa bao giờ có người đối đãi với mình tử tế như vậy. Giờ đây mình được niềm tin của chủ, được chủ cho phép, mình có thể đi ra đi vào trong nhà mà không sợ sệt nữa. Lúc đó chàng cùng tử đã được giao phó cho một số công tác rất quan trọng, nhưng chàng vẫn có mặc cảm rằng mình là người ngoài. Tuy được lòng tin của chủ, nhưng mình vẫn là một đứa con nuôi, một đứa gia nhân được chủ tin cẩn. Từ từ chàng cùng tử được đóng vai quản gia, nghĩa là chàng có thể làm những quyết định quan trọng, thu xuất những món tiền lớn. Tuy vậy chàng vẫn mang tâm trạng gia nhân, một người con nuôi được thương, trong khi làm những công việc đó.

Một thời gian sau, vị trưởng giả lâm bệnh nặng. Biết mình sắp lìa đời, ông thấy rằng đã đến lúc mình có thể nói thật với con. Đâu có phải lúc nào mình cũng có thể nói sự thật được, mình phải biết nói cho đúng lúc, nếu không sự thật có thể làm đứng tim người khác! Vì vậy mà vị trưởng giả phải đợi đến lúc này mới nói được sự thật với con. Ông cho triệu tập một buổi họp lớn, trong đó ông mời luôn cả quốc vương, các đại thần, các vị võ quan trong dòng sát đế lợi, hàng cư sĩ và tất cả quyến tộc của ông. Như vậy ông trưởng giả này đúng là một người có quyền thế rất lớn. Chế độ tư bảnẤn độ thời đó đã phát triển rất mạnh, và cái địa bàn trong đó kinh Pháp Hoa xuất hiện là xứ Ấn độ vào thượng bán thế kỷ thứ nhất. Tại đó có một vị vua cai trị, nhưng trong vương quốc của ông, cái chế độ tiền tệ đã đi đến tình trạng khi giàu quá thì mình có thể nắm được luôn cả nhà Vua trong tay. Giống hệt nước Mỹ bây giờ vậy, mình không cần làm tổng thống, nhưng nếu mình là giám đốc của một công ty quốc tế lớn, thì tổng thống cũng phải riu ríu nghe theo mình. Vì chi tiết này mà người nghiên cứu kinh điển đã kết luận rằng kinh Pháp Hoa xuất hiện sau thượng bán thế kỷ thứ nhất. Thực ra thì nó đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ hai, và theo tôi, kinh Pháp Hoa đã có thể xuất hiện sau kinh Duy Ma độ chừng 10 hay 20 năm, trễ nhất là 30 năm.

Khi tất cả mọi người đã có mặt đầy đủ, thì ông trưởng giả mới cho gọi chàng cùng tử ra và, trước mặt đông đủ mọi tân khách, ông nói: người này tuy gọi là quản gia trong nhà tôi, nhưng kỳ thực là con ruột của tôi. Ông bắt đầu nói tất cả sự thật ra. Vì cái thời điểm đã tới, trái cây đã chín muồi, cho nên sự thực có thể trình bày ra được mà không tạo ra những nứt rạn, đổ vỡ, và đứa con đã chấp nhận được sự thật đó, và đạt tới được một cái gọi là vị tằng hữu, nghĩa là chưa từng có. Trong đời chàng, không bao giờ chàng đã dám nghĩ mình là con đích tử của một vị trưởng giả, quyền thếtài sản lớn lao tới mức đó. Điều này tương đương với giây phút Bụt thuyết kinh Pháp Hoa, nói ra cho tất cả mọi người biết ai cũng đều có thể thành Bụt được cả. Và đó là tâm trạng của các vị Thanh văn khi nhận ra rằng mình là con đích tôn của Bụt, mình là những vị Bồ Tát, mình là những vị Bụt sẽ thành, và mình không nên mang mặc cảm của những người Thanh văn, những người Duyên giác nữa. Đó là đại ý của thí dụ cùng tử.

Cái thí dụ này, như tôi đã nói, không phải do Bụt trực tiếp nói ra, mà là do sự trình bày của các thầy Tu Bồ Đề, Ca Chiên Diên, Ca DiếpMục Kiền Liên mà thủ lãnh của bốn thầy nầy là thầy Ma-ha Ca Diếp. Sau khi trình bày cái thí dụ tuyệt vời đó ra rồi thì thầy Ca Diếp mới tóm tắt lại nghĩa lý của thí dụ này trong phần kệ tụng, từ trang 161 đến 175, đoạn 10 đến 16. Quý vị nhớ đọc phần kệ tụng cho thật kỹ, còn kỹ hơn cả phần trường hàng, tại vì phần kệ tụng đã có trước phần văn xuôi.

Trang 170, đoạn kệ thứ 15: Chỉ xong được việc này, lại không biết việc khác. Chúng con những người Thanh văn đệ tử của Bụt, khi thực hiện được tịch diệt bên trong lòng, tức là đã trừ được kiến-hoặc và tư-hoặc, tức là những phiền não đứng về phương diện nhận thức cũng như đứng về phương diện tình cảm, thì đã tự cho là đầy đủ, và tưởng làm như vậy là đã làm xong công việc của mình rồi, chúng con không biết cái sứ mạng của người Phật tử còn lớn lao hơn. Chúng con dầu có nghe, Pháp tịnh cõi nước Phật, cùng giáo hóa chúng sanh, đều không lòng ưa vui. Dầu chúng con có thoáng nghe Bụt nói về bồ đề tâm, về sự giáo hóa chúng sanh, về sự thành lập các cõi tịnh độ, nhưng chúng con không thấy náo nức, là tại vì chúng con không có cái chí nguyện lớn. Nhưng giờ đây chúng con đã được nghe, đã được thấy cái sứ mạng của mình, cho nên chúng con có một nguồn năng lượng vô biên trong tâm, và chúng con sẽ đi theo con đường mà Bụt muốn chúng con đi, tức là kế thừa sự nghiệp của Bụt.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15594)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13309)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14485)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20249)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18467)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30785)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12459)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15536)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13795)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13968)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13559)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14505)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13759)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15424)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31287)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18872)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15047)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14650)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14616)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13840)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19739)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14486)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14557)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14755)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14805)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17973)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13625)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13751)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14992)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14204)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16482)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15383)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13554)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13200)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13315)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13026)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14134)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14758)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14284)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14654)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13050)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13825)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13293)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13793)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14725)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14824)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13348)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12879)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13723)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13375)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13924)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13731)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12656)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14871)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12901)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12507)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant