Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

12 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 23937)
Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng

KINH TRÁI TIM TUỆ GIÁC VÔ THƯỢNG

(PRAJÑĀPĀRAMITĀSŪTRA-HRDAYA-SÙTRA) 
Khải Thiên Dịch và chú giải (bản mới -2007)

blank

Nội Dung 

Lời Dẫn.
Phần một Nguyên Bản và Dịch Bản.

I. Tâm Kinh nguyên Bản Sanskrit 
II. Tâm Kinh- bản Hán dịch của Huyền Trang 
III. Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh (Ngữ âm Hán -Việt) 
IV.Tâm Kinh-bản Anh Ngữ 
V. Tâm Kinh (bản dịch tiếng Việt) 
Chú thích đặc biệt của bản dịch tiếng Việt
Phần hai Cấu trúc Kinh Trái Tim.

I. Cấu Trúc 
II.Phân Tích 
Phần Ba Thông Điệp.

I. Thông điệp từ Kinh Trái Tim (bản mới-2007) 
Phần Bốn Nghi thức thọ trì Kinh Trái Tim.

Phụ Lục.

I. Message from the Heart Sutra (American version-2007) 
II. Words from Heart of Wisdom 

 

Lời dẫn 

Bản kinh được dịch và chú giải dưới đây tiếng Phạn (Sanskrit) gọi là Prajñāpāramitā Hrdaya Sūtra; Hán dịch: Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh; Việt dịch: kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng; gọi tắt là Kinh Trái Tim hay Tâm Kinh (Heart Sutra). 

Về mặt lịch sử, Bát Nhãbộ kinh đầu tiên truyền bá tư tưởng Ðại thừa (Mahāyāna) với giáo thuyết trung tâmTánh Không (Śūnyatā). Theo các nghiên cứu hiện đại, bản kinh cổ nhất của văn hệ Bát Nhã là bản Aşţasāhasrikā Prajñāpāramitā (Bát Nhã Bát Thiên Tụng), gồm tám ngàn câu kệ (ślokas) hay còn gọi là Tiểu Phẩm Bát Nhã, xuất hiện khoảng 100 năm trước Tây lịch. Đến khoảng đầu thế kỷ thứ nhất Tây lịch, kinh Bát Nhã đã từ từ được mở rộng thành Đại Phẩm Bát Nhã với ba bản khác nhau, bao gồm bản 100.000 câu, bản 25.000 câu, và bản 18.000 câu. Nghiên cưú của Eward Conze cho thấy rằng nội dung chính của ba bản trên đều giống nhau, chỉ khác nhau ở những chi tiết được lặp lai.[i] Đặc biệt là, trong số các bản Bát Nhã, có những bản được tinh lược rất ngắn; hai trong số các bản ngắn nhất và xuất hiện sớm nhất (khoảng trước thế kỷ thứ IV Tây lịch) là bản Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra) và Kim Cương Bát Nhã (Diamond Sutra). Nghiên cứu của Edward Conze xác định rằng sự tập thành của kinh Bát Nhã được diễn ra theo một trình tự: trước hết là Bát Nhã 8.000 câu (ślokas), tiếp theo sau là Bát Nhã 10.000 câu, 18.000 câu, 25.000 câu, và 100.000 câu; sau đó Bát Nhã lại được tinh giản thành 2.500 câu, 700 câu, 500 câu, 300 câu (kinh Kim Cương), 150 câu, 25 câu (Tâm kinh) và sau cùng chỉ có một âm tiết “A”. Sự tập thành kéo dài này hoàn tất vào khoảng năm 700 Tây lịch (A.D.)[ii]

Lịch sử tư tưởng của văn học Bát Nhã đã được nghiên cứu rất phổ biến, đáng chú ý nhất là những nghiên cứu của Thiền sư Suzuki và nhà Phật học nổi tiếng Edward Conze[iii]. Và như đã đề cập, tinh yếu của hệ tư tưởng này được gói trọn trong bài Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra), trong đó bản dịch được hâm mộ nhất đối với Phật tử Á Đông là bản của ngài Huyền Trang (dịch vào năm 649)[iv], dài không hơn 300 chữ, hay nói chính xác hơn là 262 chữ. Bản dịch này là bản kinh thuộc lòng của Phật tử ở các nước Viễn Ðông châu Á và nó cũng được lưu hành rất phổ biến tại các cộng đồng Phật giáo ở châu Âu và Bắc Mỹ với tên gọi quen thuộc là Heart Sutra, tức là Kinh Trái Tim. Theo Eward Conze, “Bát Nhã Tâm Kinh (Heart Sutra), một trong những văn bản tâm linh hùng vĩ nhất của nhân loại, là một tái thẩm định về bốn Chân lý, được minh giải dưới ánh sáng ưu việt của Tánh Không luận.”[v] 

Bản Tâm kinh này hiện nay đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bản Anh ngữ đầu tiên do Max Muller dịch, in năm 1884; bản thứ hai do Shaku Hannya dịch, in năm 1923; bản dịch lần thứ ba do Thiền sư Suzuki dịch, và được in trong bộ Thiền Luận (Essay in Zen Buddhism) vào năm 1934. Và đến năm 1948, Eward Conze công bố thêm một bản dịch mới. Trên đây là các bản dịch nổi tiếng của các học giảthẩm quyền chuyên môn về Phật học

Về nội dung, Tâm kinh được xem như là “trái tim” của toàn bộ tư tưởng Phật giáo Đại thừa được nói ra bởi Tuệ giác Vô thượng của Phật, nhằm dắt dẫn chúng sinh đi vào thực tại–giải thoát. Do đó, mặc dầu bản kinh dài không qúa 300 âm tiết nhưng nó đã đề cập hầu hết các giáo lý truyền thống như bốn Thánh đế, mười hai Nhân duyên, năm Uẩn .v.v., đặc biệt là những giáo lý truyền thống đó được soi sáng bằng con mắt của Tánh Không

Nói về sự kỳ vĩ của Tánh Không, người viết đã nhấn mạnh rằng: “Ðiều độc nhất vô nhị ở đây là sự lôi kéo về trần thế này và con người này một trú xứ nhân gian Tịnh độ... mà chúng ta cứ những tưởng trú xứ của niềm phúc lạc vô biên đó không có ở đây, ở mảnh đất gổ ghề, cấu nhiễm của những sinh linh đang thất thểu trong vui buồn, say tỉnh với bao nỗi khổ trầm luân. Dưới ánh sáng của Tánh Không, lần đầu tiên chúng ta biết rằng quê hương của Niết bàntrần thế.”[vi]

Nội dung của tập sách mà bạn đang cầm trên tay không phải là một nghiên cứu đúng nghĩa về Tánh Không luận hay về tư tưởngvăn học Bát Nhã, mà trái lại chỉ là một sự chuyển ngữ từ Hán văn sang Việt văn dựa trên nguồn cảm hứng tâm linh mà người viết muốn diễn đạt bằng ngôn ngữ ‘quê hương’ của mình. Bên cạnh đó, người viết cũng đưa ra một vài ghi chú quan trọng về bức thông điệp của Tâm Kinh. Tuy Nhiên, để tránh những ngộ nhận về ngôn từ khi đọc bản dịch này, độc giả nên tham khảo bản gốc tiếng Phạn và Hán được đính kèm. Ở đây, nội dung của tập sách này được bố cục thành bốn phần: Phần một: Nguyên bản và một số bản dịch Bát Nhã Tâm Kinh; phần hai: Cấu trúc của kinh; Phần ba: thông điệp của kinh, và phần bốn: nghi thức thọ trì kinh. Trong lần tái bản này, một vài chi tiết được sửa chửa và bổ sung so với bản in lần đầu mười năm trước đây, in vào năm 1997.

Sau cùng, ước mong bản dịch và những ghi chú về Tâm kinh này, một cách nào đó, giúp người đọc khơi gợi nguồn thiêng cảm nội tại và khát vọng thể nghiệm đời sống “xa rời cuồng si mộng tưởng”, một đời sống của thực tại-giải thoát. Nguyện đem công đức này, hướng về khắp muôn loài, cầu cho muôn chúng sinh, chóng viên thành Phật đạo.

Los Angeles, Mùa An Cư 2007
Khải Thiên

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15005)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13444)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15128)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16493)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12584)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13461)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13411)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12759)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12075)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11974)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12647)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11474)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11782)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11149)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13279)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13162)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11588)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12168)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12357)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11950)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12745)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12367)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12192)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12261)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12009)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11954)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11222)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11370)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12375)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12468)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11994)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12960)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12039)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12601)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13007)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13944)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12736)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14867)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11924)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12186)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12883)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12772)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14766)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12746)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15390)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12575)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13215)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14239)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15547)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13746)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13137)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13568)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12481)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12087)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12896)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12980)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13208)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21333)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143642)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant