Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

20-Sống đời sống tôn giáonhạy cảm đến thực tại

28 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8837)
20-Sống đời sống tôn giáo là nhạy cảm đến thực tại

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Things by Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 20
Sống đời sống tôn giáonhạy cảm đến thực tại

 Cánh đồng xanh đó với những bông hoa vàng sậm và một dòng suối đang chảy qua là một cảnh dễ thương khi nhìn ngắm, phải vậy không? Chiều hôm qua tôi đang nhìn ngắm nó, và khi thấy được vẻ đẹp và sự yên lặng tuyệt vời của vùng quê người ta luôn luôn tự hỏi cái gì là vẻ đẹp. Có một phản ứng ngay lập tức đến cái đẹp đẽ và cũng đến cái xấu xí, phản ứng của vui thú hay của đau khổ, và chúng ta diễn tả cảm thấy đó thành từ ngữ khi nói rằng, “Cái này đẹp” hay “Cái này xấu.” Nhưng điều gì cần chú ý không là vui thú hay đau khổ; trái lại nó là hiệp thông cùng mọi thứ, nhạy cảm đến cả xấu xí lẫn đẹp đẽ.
 
Bây giờ, vẻ đẹp là gì? Đây là một trong những câu hỏi căn bản nhất, nó không hời hợt, vì vậy đừng gạt nó đi. Hiểu rõ vẻ đẹp là gì, có ý thức của tốt lành đó mà thể hiện khi cái trí và tâm hồn hiệp thông cùng một thứ gì đó dễ thương và không có bất kỳ ngáng trở để cho người ta cảm thấy hoàn toàn thoải máichắc chắn rằng, điều này có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống; và chỉ cho đến khi chúng ta cảm thấy được trạng thái đáp lại đến vẻ đẹp này thì cuộc sống của chúng ta mới không còn nông cạn. Người ta có lẽ được vây quanh bởi vẻ đẹp lớn lao, bởi núi non và những cánh đồng và những dòng sông, nhưng nếu người ta không sinh động với tất cả người ta có lẽ đã chết rồi.
 
Bạn, những cô gái và những cậu trai và những người lớn hơn chỉ cần đặt cho mình câu hỏi này: vẻ đẹp là gì? Sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, một nụ cười, một cử chỉ duyên dáng, nhịp nhàng khi bước đi, một bông hoa trên mái tóc của bạn, cách cư xử tốt, nói năng rõ ràng, đầy ý tứ, ân cần với những người khác, mà gồm cả sự đúng giờ – tất cả việc này là một phần của vẻ đẹp; nhưng nó chỉ ở trên bề mặt, phải vậy không? Và đó là tất cả đối với vẻ đẹp, hay còn có một cái gì đó sâu xa hơn.
 
Có vẻ đẹp của hình dáng, vẻ đẹp của sắp xếp, vẻ đẹp của cuộc sống. Bạn có khi nào quan sát hình dáng dễ thương của một cái cây khi nó um tùm lá, hay sự tinh tế lạ thường của một cái cây trơ trụi đứng tương phản với bầu trời hay không? Những cảnh như thế đó đầy vẻ đẹp khi nhìn ngắm, nhưng tất cả chúng là những diễn tả hời hợt của một cái gì đó sâu xa hơn nhiều. Vì vậy chúng ta định nghĩa vẻ đẹp là gì?
 
Bạn có lẽ có một khuôn mặt đẹp, một nét mặt sáng sủa rõ ràng, bạn có lẽ ăn mặc thời trang và có cách cư xử chải chuốt, bạn có lẽ vẽ đẹp hoặc viết hay về vẻ đẹp của phong cảnh, nhưng nếu khôngý thức bên trong của tốt lành thì tất cả những diễn tả bên ngoài của vẻ đẹp chỉ dẫn đến một cuộc sống rất hời hợt, giả tạo, một cuộc sống không có nhiều ý nghĩa
 
Vì vậy chúng ta phải hiểu được vẻ đẹp thực sự là gì, phải vậy không? Bạn làm ơn lưu ý, tôi không đang nói rằng chúng ta nên tránh những thể hiện bên ngoài của vẻ đẹp. Tất cả chúng ta đều phải có sự cư xử đúng đắn, chúng ta phải giữ gìn thân thể sạch sẽ và ăn mặc đàng hoàng, mà không phô trương quá, chúng ta phải đúng giờ, rõ ràng trong lời nói của chúng ta, và mọi chuyện như thế. Những sự việc này là cần thiếtchúng ta tạo ra một bầu không khí dễ chịu; nhưng nó không có nhiều ý nghĩa trong chính nó. 
 
Chính vẻ đẹp bên trong mới mang lại nét duyên dáng, sự nhã nhặn lạ thường cho hình dáng và điệu bộ bên ngoài. Và vẻ đẹp bên trong này là gì mà nếu không có nó cuộc sống của người ta sẽ rất nông cạn? Bạn có bao giờ suy nghĩ điều đó hay không? Có thể là không. Bạn quá bận rộn, cái trí của bạn quá bận rộn bởi công việc học hành, bởi chơi đùa, bởi chuyện trò, cười cợt và chọc ghẹo nhau. Nhưng giúp đỡ bạn khám phá cái gì là vẻ đẹp bên trong, mà nếu không có nó hình dáng điệu bộ bên ngoài chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, là một trong những chức năng của giáo dục đúng đắn; và sự trân trọng sâu xa về vẻ đẹp là một phần thiết yếu trong cuộc sống riêng của bạn.
 
Liệu một cái trí nông cạn có thể nào trân trọng vẻ đẹp hay không? Nó có lẽ nói về vẻ đẹp; nhưng liệu nó có thể trải nghiệm sự tràn trề của hân hoan vô tận này khi nhìn ngắm một cái gì đó rất dễ thương hay không? Khi cái trí chỉ quan tâm đến chính nó và những hoạt động riêng của nó, nó không đẹp đẽ; dù nó làm gì chăng nữa, nó vẫn còn xấu xa, bị giới hạn, vì vậy nó không có khả năng nhận biết vẻ đẹp là gì. Trái lại, một cái trí không quan tâm đến chính nó, một cái trí được tự do khỏi tham vọng, một cái trí không bị trói buộc trong những ham muốn riêng của nó hay là bị thúc đẩy bởi sự theo đuổi thành công riêng của nó – một cái trí như thế rất khoáng đạt, và nó nở hoa trong tốt lành. Bạn hiểu không? Chính tốt lành bên trong này mới mang lại vẻ đẹp, thậm chí cho cả một khuôn mặt tạm gọi là xấu xí. Khi có tốt lành bên trong, khuôn mặt xấu xí được chuyển đổi, vì tốt lành bên trong thực sự là trạng thái cảm thấy rất sâu sắc của tôn giáo.
 
Bạn có biết sống đời sống tôn giáo là gì không? Nó không liên quan gì đến tiếng chuông của đền chùa, mặc dù chúng ta nghe hay hay từ khoảng cách xa, cũng không liên quan gì đến nghi lễ, và cũng chẳng liên quan gì đến những buổi lễ của những vị giáo sĩ và tất cả những vô lý của nghi thức đó. Sống đời sống tôn giáo là sống nhạy cảm đến thực tại. Toàn thân tâm bạn – thân thể, cái trí và tâm hồnnhạy cảm đến đẹp đẽ và đến xấu xí, đến con lừa bị trói vào cái cột, đến sự nghèo đói và bẩn thỉu trong thị trấn này, đến tiếng cười và những giọt nước mắt, đến mọi thứ quanh bạn. Từ nhạy cảm đến toàn thể hiện hữu này nẩy mầm tốt lành, tình yêu; và nếu khôngnhạy cảm này không có vẻ đẹp, mặc dù bạn có lẽ có tài năng, bạn có lẽ ăn mặc rất tươm tất, đi những chiếc xe đắt tiền và ý tứ đến từng chi tiết nhỏ nhặt.
 
Tình yêu là một cái gì đó lạ thường lắm, phải vậy không? Bạn không thể thương yêu nếu bạn đang suy nghĩ về chính mình – mà không có nghĩa rằng bạn phải suy nghĩ về một người khác. Tình yêu là, nó không có mục tiêu. Thực ra cái trí thương yêu là một cái trí tôn giáo bởi vì nó ở trong chuyển động của thực tại, của sự thật, của Chúa, và chỉ một cái trí như thế mới biết được vẻ đẹp là gì. Cái trí không bị trói buộc trong bất kỳ triết lý nào, không bị vây bủa trong bất kỳ hệ thống hay niềm tin nào, không bị lay động bởi tham vọng riêng của nó và vì vậy nhạy cảm, tỉnh táo, canh chừng – cái trí như thế có vẻ đẹp.
 
Khi còn bé bạn rất cần học cách sống ngăn nắp và sạch sẽ, ngồi đàng hoàng mà không cử động liên tục, có tư thế nghiêm chỉnh khi ngồi tại bàn và ân cần, ý tứ, đúng giờ; nhưng tất cả những sự việc này, dù cần thiết bao nhiêu chăng nữa, đều là hời hợt, và nếu bạn chỉ vun quén những điều hời hợt mà không hiểu rõ sự việc sâu xa hơn, bạn sẽ không bao giờ biết được ý nghĩa thực sự của vẻ đẹp. Một cái trí không lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia, nhóm người hay tổ chức nào, không có uy quyền, không bị thúc đẩy bởi tham vọng hay bị giam giữ bởi sợ hãi – một cái trí như thế luôn luôn đang nở hoa trong tình yêu và tốt lành. Bởi vì nó ở trong chuyển động của thực tại, nó biết vẻ đẹp là gì; nhạy cảm đến cả xấu xíđẹp đẽ, nó là một cái trí sáng tạo, nó có hiểu biết không giới hạn.

Người hỏi: Nếu tôi có tham vọng trong thời niên thiếu, liệu tôi có thể thành tựu nó khi tôi lớn lên không?

Krishnamurti: Một tham vọng thời niên thiếu thường không kéo dài lắm, phải không? Một cậu bé nhỏ muốn làm một tài xế; hay cậu ấy thấy một chiếc máy bay phản lực bay thật nhanh qua bầu trời và muốn làm một phi công; hay cậu ấy nghe một nhà hùng biện chính trị nào đó và muốn giống ông ấy, hay cậu ấy thấy một vị khất sĩquyết định trở thành người đó. Một cô gái có lẽ muốn có nhiều con cái, hay làm vợ của một người đàn ông giàu có sống trong ngôi nhà to lớn, hay cô ấy thích vẽ hay làm thơ.
 
Bây giờ, liệu cái giấc mộng thời niên thiếu sẽ được thành tựu hay không? Và những giấc mộng đó có xứng đáng để thành tựu hay không? Tìm kiếm sự thành tựu của bất kỳ ham muốn, không đặt thành vấn đề nó là gì, luôn luôn mang lại đau khổ. Có lẽ bạn vẫn chưa nhận thấy việc này, nhưng bạn sẽ hiểu ra khi bạn lớn lên. Đau khổ là cái bóng của ham muốn. Nếu tôi muốn giàu có hay nổi tiếng, tôi tranh đấu đạt được mục đích của tôi, gạt những người khác qua một bên và tạo ra những kẻ thù; và, thậm chí tôi có thể có được cái gì tôi muốn, chẳng chóng thì chầy một cái gì đó luôn luôn xảy ra. Tôi bị bệnh, hay trong chính thành tựu của ham muốn tôi lại ao ước một cái gì đó nhiều hơn nữa; và luôn luôn có cái chết rình rập quanh góc đường. Tham vọng, ham muốnthành tựu hiển nhiên dẫn đến sự thất vọng, buồn khổ. Bạn có thể quan sát qui trình này cho chính bản thân bạn. Hãy học những người lớn tuổi hơn quanh bạn, những người nổi tiếng, những người vĩ đại ở địa phương, những người này đã dựng lên tên tuổi cho chính họ và có quyền hành. Hãy nhìn khuôn mặt của họ; hãy nhìn thử xem họ buồn bã như thế nào, hay béo phị và kênh kiệu làm sao đâu. Khuôn mặt của họ có những nếp nhăn xấu xí. Họ không nở hoa trong tốt lành bởi vì trong tâm hồn của họ có đau khổ.
 
Liệu không thể sống trong thế giới này mà không có tham vọng, chỉ là cái gì bạn là hay sao? Nếu bạn bắt đầu hiểu rõ bạn là gì mà không có sự cố gắng để thay đổi nó, vậy thì bạn là gì trải qua một chuyển đổi. Tôi nghĩ người ta có thể sống không là ai cả trong thế giới này, hoàn toàn không được biết đến, hoàn toàn không nổi tiếng, không tham vọng, không tàn nhẫn. Người ta có thể sống rất hạnh phúc khi không có sự quan trọng nào được trao cho cái tôi; và đây cũng là một phần của giáo dục đúng đắn.
 
Toàn thế giới này đang tôn sùng sự thành công. Bạn nghe những câu chuyện của cậu bé nghèo nàn học hành suốt đêm như thế nào và cuối cùng trở thành một quan tòa, hay cậu ấy bắt đầu bằng việc bán báo và trở thành một triệu phú như thế nào. Bạn được nhồi nhét sự vinh quang của thành công. Khi đạt được thành công to tát cũng kèm theo đau khổ lớn lao; nhưng hầu hết chúng ta đều bị trói buộc trong sự ham muốn thành tựu, và thành công có nhiều ý nghĩa cho chúng ta hơn là hiểu rõ và xóa sạch đau khổ.
Người hỏi: Trong hệ thống xã hội hiện nay liệu không khó khăn khi thực hiện điều gì ông đang nói hay sao?

Krishnamurti: Khi bạn cảm thấy mãnh liệt về một sự việc gì đó, bạn có thấy khó khăn khi đưa nó ra thực hiện hay không? Khi bạn thích chơi cricket, bạn chơi nó bằng toàn thân tâm của bạn, phải vậy không? Và bạn gọi nó là khó khăn à? Chỉ khi nào bạn không cảm thấy mãnh liệt sự thật của một điều gì đó thì bạn mới thấy khó khăn khi đưa ra thực hành. Bạn không yêu thích nó. Cái gì bạn yêu thích bạn làm đầy hăm hở, có hân hoan trong nó, và rồi điều gì xã hội hay cha mẹ chỉ trích cũng chẳng đặt thành vấn đề. Nhưng nếu bạn không tin chắc, nếu bạn không cảm thấy tự dohạnh phúc khi làm công việc gì bạn nghĩ là đúng, chắc chắn sự thích thú của bạn trong nó là giả dối, không thật; vì vậytrở thành nặng nề và bạn nói rằng đưa nó vào hành động thật khó khăn.
 
Trong khi làm cái gì bạn yêu thích dĩ nhiên sẽ có những khó khăn nhưng điều đó không đặt thành vấn đề cho bạn đâu, nó là một phần của cuộc sống. Bạn thấy không, chúng ta đã tạo ra một triết lý của sự khó khăn, chúng ta coi nó là một đức hạnh khi cố gắng, khi tranh đấu, khi đối chọi.
 
Tôi không đang nói về hiệu quả qua sự cố gắng và tranh đấu, nhưng nói về tình yêu khi đang làm một cái gì đó. Nhưng đừng chống chọi lại xã hội, đừng cản ngăn cái truyền thống đã chết rồi, nếu bạn không có tình yêu này trong bạn, thì việc tranh đấu của bạn trở thành vô nghĩa, và bạn chỉ tạo thêm nhiều tổn thương. Trái lại nếu bạn cảm thấy sâu sắc điều gì là đúng và vì vậy có thể đứng một mình, vậy thì hành động của bạn được sinh ra từ tình yêu sẽ có ý nghĩa lạ thường, nó có sức mạnh, vẻ đẹp.
 
Bạn biết không, chỉ với một cái trí rất yên lặng thì những sự việc lớn lao mới được sinh ra; và một cái trí yên lặng không có được qua nỗ lực, qua kiểm soát, qua kỷ luật.

Người hỏi: Ông có ý nói gì qua từ ngữ một thay đổi tổng thể, và làm thế nào có thể nhận ra được nó trong thân tâm riêng của người ta?

Krishnamurti: Bạn nghĩ rằng có thể có một thay đổi tổng thể nếu bạn cố gắng tạo ra nó hay sao? Bạn có biết thay đổi là gì không? Giả sử rằng bạn tham vọng và bạn đã bắt đầu thấy rằng tất cả những sự việc liên quan đến tham vọng: hy vọng, hài lòng, thất vọng, tàn nhẫn, đau khổ, dửng dưng, tham lam, ganh tị, gây ra sự thiếu vắng tình yêu. Thấy tất cả việc này rồi, bạn sẽ làm gì đây? Cố gắng thay đổi hay chuyển đổi tham vọng là một hình thức khác của tham vọng, phải vậy không? Nó ngụ ý một ham muốn là một cái gì khác. Bạn có lẽ khước từ một ham muốn, nhưng trong chính qui trình đó bạn nuôi dưỡng một ham muốn khác mà cũng gây ra đau khổ.
 
Bây giờ, nếu bạn hiểu rằng tham vọng mang lại đau khổ, và ham muốn chấm dứt tham vọng cũng mang lại đau khổ, nếu bạn hiểu được sự thật của việc này rất rõ ràng cho chính bạn và không hành động, nhưng cho phép sự thật hành động, vậy thì sự thật đó tạo ra một thay đổi cơ bản trong cái trí, một cách mạng tổng thể. Nhưng việc này đòi hỏi nhiều chú ý, thâm nhập, thấu triệt.
 
Khi bạn được người ta dạy bảo, như tất cả các bạn đều được dạy bảo, rằng bạn nên tốt lành, rằng bạn nên thương yêu, thông thường điều gì xảy ra? Bạn nói rằng, “Tôi phải luyện tập tốt lành, tôi phải thể hiện tình yêu với cha mẹ tôi, với người hầu, với con lừa, với mọi thứ.” Điều đó có nghĩa bạn đang tạo ra một nỗ lực để thể hiện tình yêu – và vì vậy “tình yêu” trở thành rất tầm thường, rất nhỏ nhoi, giống như những người theo chủ nghĩa quốc gia rất xuẩn ngốc và ngu dốt khi luôn luôn luyện tập tình huynh đệ. Chính tham lam mới sinh ra những luyện tập này. Nhưng nếu bạn hiểu sự thật của chủ nghĩa quốc gia, của tham lam, và cho phép sự thật đó tác động ngay vào bạn, cho phép sự thật đó hành động, vậy thì bạn sẽ có tình huynh đệ mà không cần nỗ lực. Một cái trí luyện tập tình yêu không thể nào thương yêu được. Nhưng nếu bạn thương yêu và không ngăn cản nó, vậy thì tình yêu sẽ vận hành.

Người hỏi: Thưa ông, tự bành trướng là gì?

Krishnamurti: Nếu bạn muốn trở thành một thống đốc hay một giáo sư nổi tiếng, nếu bạn bắt chước một người quan trọng hay vị anh hùng nào đó, nếu bạn cố gắng theo sau vị đạo sư của bạn hay một vị thánh, vậy thì qui trình của trở thành, của bắt chước, của theo sau đó là một hình thức của tự bành trướng, phải vậy không? Một con người tham vọng, một con người muốn vĩ đại, một con người muốn thỏa mãn cho chính mình có lẽ rằng, “Tôi đang làm việc này nhân danh hòa bình và vì lợi ích của quốc gia tôi”; nhưng hành động của anh ấy vẫn còn là sự bành trướng của chính anh ấy.

Người hỏi: Tại sao người giàu có lại kiêu hãnh?

Krishnamurti: Một cậu bé hỏi tại sao người giàu có lại kiêu hãnh. Bạn thực sự nhận ra rằng người giàu có kiêu hãnh hay sao? Và những người nghèo khổ không kiêu hãnh à? Tất cả chúng ta đều có sự kiêu hãnh riêng của chúng ta được thể hiện trong nhiều cách khác nhau. Người giàu có, người nghèo khổ, người có học thức, người có tài năng, vị thánh, người lãnh đạo – mỗi người trong cách riêng của anh ấy đều có cảm thấy rằng anh ấy đã thành đạt, rằng anh ấy là người thành công, rằng anh ấy là một người nào đó hay có thể làm được một việc gì đó. Nhưng cái người không là ai cả, không muốn là một người nào đó, chỉ là chính anh ấy – một con người như thế được tự do khỏi kiêu hãnh, tự phụ.

Người hỏi: Tại sao chúng tôi lại luôn luôn bị trói buộc trong “cái tôi lệ thuộc” và “cái thuộc về tôi,” và tại sao chúng tôi lại cứ duy trì những cuộc gặp gỡ của chúng tôi với ông bằng những vấn đề do trạng thái của cái trí này sinh ra?
Krishnamurti: Bạn thực sự muốn biết, hay có một ai đó nhắc bạn hỏi câu hỏi này? Vấn đề của “cái tôi lệ thuộc” và “cái thuộc về tôi” là một vấn đề mà trong đó chúng ta đều liên quan. Đó thực sự là một vấn đề duy nhấtchúng ta có, và chúng ta liên tục nói về nó bằng nhiều cách khác, thỉnh thoảng trong chủ đề về thành tựuthỉnh thoảng trong chủ đề về thất vọng, đau khổ. Ham muốnhạnh phúc vĩnh cửu, sợ hãi chết hay mất mát tài sản, vui thú được nịnh nọt, bực bội khi bị chỉ trích, cãi cọ về Chúa của bạn và Chúa của tôi, cách sống của tôi và cách sống của bạn – cái trí liên tục bị bận rộn với tất cả việc này và không còn gì thêm nữa. Nó có lẽ giả vờ tìm kiếm hoà bình, cảm thấy tình huynh đệ, sống tốt lành, thương yêu, nhưng phía sau bức màn của những từ ngữ này nó tiếp tục bị trói buộc trong sự xung đột của “cái tôi lệ thuộc” và “cái thuộc về tôi”, và đó là lý do tại sao nó tạo ra những vấn đề mà bạn đưa ra mỗi buổi sáng bằng những từ ngữ khác nhau.

Người hỏi: Tại sao phụ nữ thích ăn mặc chưng diện như thế?

Krishnamurti: Bạn không hỏi họ à? Và bạn không bao giờ nhìn ngắm những con chim hay sao? Thường thường những con chim trống mới có nhiều mầu sắc hơn, nhiều sinh động hơn. Thu hút ở khía cạnh thân thểthành phần của dục tình để sinh ra những mầm non. Đó là cuộc sống. Và những cậu trai cũng làm việc đó. Khi các em lớn lên các em thích chải tóc theo một kiểu đặc biệt, đội một cái mũ xinh xinh, mặc quần áo quyến rũ – mà là cùng sự việc. Tất cả chúng ta đều muốn phô trương. Người giàu có trong chiếc xe hơi đắt tiền của anh ấy, người con gái trang điểm cho mình đẹp hơn, cậu con trai cố gắng trở thành rất thông minh – tất cả họ đều muốn khoe khoang rằng họ có một cái gì đó. Nó là một thế giới lạ lùng, phải không? Bạn thấy không, một bông huệ tây hay một đóa hồng không bao giờ giả vờ, và vẻ đẹp của nó là rằng nó là cái gì nó là.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 189069)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43974)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25150)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30861)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21070)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38801)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27466)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31162)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33184)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 24041)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 17020)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20563)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31965)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18127)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20613)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27068)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 18088)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25637)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26724)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36686)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 28092)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27361)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30391)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37167)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37332)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23912)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32320)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55181)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 37005)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27630)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28350)
Công Phu Khuya
(Xem: 37987)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25464)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24174)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11290)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14568)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10655)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant