Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

20-Ly Sắc Ly Tướng

23 Tháng Mười 201000:00(Xem: 10715)
20-Ly Sắc Ly Tướng


KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ĐOẠN 20

ÂM:

LY SẮC LY TƯỚNG.

- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Phật khả dĩ cụ túc sắc thân kiến phủ?
- Phất dã Thế Tôn! Như Lai bất ưng dĩ cụ túc sắc thân kiến. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết cụ túc sắc thân tức phi cụ túc sắc thân, thị danh cụ túc sắc thân.
- Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Như Lai khả dĩ cụ túc chư tướng kiến phủ?
-Phất dã Thế Tôn! Như Lai bất ưng dĩ cụ túc chư tướng kiến. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tướng cụ túc tức phi cụ túc, thị danh chư tướng cụ túc.

DỊCH:

LÌA SẮC, LÌA TƯỚNG.

- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Phật có thể do đầy đủ sắc thân mà thấy chăng?
- Bạch Thế Tôn, không vậy! Như Lai không nên do đầy đủ sắc thân mà thấy. Vì cớ sao? Như Lai nói đầy đủ sắc thân tức chẳng phải đầy đủ sắc thân ấy gọi là đầy đủ sắc thân.

- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có thể do đầy đủ các tướng mà thấy chăng?

- Bạch Thế Tôn, không vậy! Như Lai không nên do đầy đủ các tướng mà thấy. Vì cớ sao? Như Lai nói các tướng đầy đủ tức chẳng phải đầy đủ, ấy gọi là các tướng đầy đủ.

GIẢNG:

Tựa của đoạn này là lìa sắc lìa tướng tức là lìa chấp sắc và lìa chấp tướngCăn cứ vào đâu mà lìa chấp? Tức là căn cứ ngay nơi thân Phật, nên đức Phật mới hỏi: Có thể do đầy đủ sắc thân mà thấy Như Lai chăng? Trong kinh nói đức Phật có đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, đó là đầy đủ sắc thân. Có thể do những cái đó mà thấy Phật chăng? Ngài Tu-bồ-đề thưa: Không. Tại sao? Vì Như Lai thường nói đầy đủ sắc thân tức không phải đầy đủ sắc thân, ấy gọi là đầy đủ sắc thân.

Đầy đủ sắc thân tức chẳng phải đầy đủ sắc thân, nghĩa là cái sắc thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp đó không có tự thể, tánh nó là không, nên mới nói là không phải đầy đủ sắc thân, nhưng do duyên hợp nên gọi là đầy đủ sắc thân. Quí vị nhớ hai câu đó rõ ràng như vậy. Cũng như tôi nói cái bàn không phải cái bàn, vì sao? Vì nó không có thể thực của cái bàn, nhưng do duyên hợp nên tạm gọi là cái bàn. Như vậy mới hiểu được lời Phật nói. Sắc thân là giả tướng, mà giả tướng đó không có thật thể. Tỉ dụ nói ba mươi hai tướng tốt của Phật, thì ba mươi hai tướng tốt đó, cái gì là thể cố định thật? Như nói Ngài có trái tai dài hay Ngài có cái ngực no tròn hình chữ vạn v.v., những cái đó chúng ta nói cái nào là thật, là chủ của thân. Ba mươi hai tướng chẳng qua là nhiều phần ráp lại, đủ ba mươi hai tướng gọi là Phật, như vậy ba mươi hai tướng đó chỉ là những giả tướng chớ không phải thật. Nếu cho ba mươi hai tướng là Phật thì không thấy Phật vì đó là mắc kẹt trên tướng. Lại nữa, ba mươi hai tướng hiện nay còn không? Ba mươi hai tướng là duyên hợp cho nên khi đủ duyên thì còn, thiếu duyên thì mất. Còn Như Lai có mất hay không? Như vậy để chúng ta hiểu rằng đừng căn cứ vào sắc thân, đừng chấp ba mươi hai tướng tốt là Phật, mà phải biết Như Lai là thể bất sanh bất diệt. Ba mươi hai tướng là tướng không có chủ thể, nên nói là tánh không. Vì tự tánh nó là không nên nói không phải đầy đủ sắc thân, do duyên hợp tạm có nên gọi là đầy đủ sắc thân.

Đến phần các tướng, tướng đây chỉ sáu căn đầy đủ: mắt, tai, mũi v.v. toàn bộ của thân. Đức Phật hỏi: Có thể do đầy đủ các tướng mà thấy Như Lai chăng? Khi nãy là sắc, là hình sắc trắng đen hoặc là những vẻ tốt biểu hiện ra, ở đây nói về tướng tức là các phần trong thân. Ngài Tu-bồ-đề trả lời: Không thể do các tướng đầy đủ mà thấy Như Lai. Vì cớ sao? Vì Phật nói các tướng đầy đủ tức không phải các tướng đầy đủ, ấy gọi là các tướng đầy đủ. Chúng ta tưởng các tướng đầy đủ là Phật nhưng sự thật thì không phải. Vì các tướng không có tự thể cho nên nói không phải các tướng đầy đủ, nhưng duyên hợp có đủ các tướng gọi là các tướng đầy đủ. Hiểu như vậy thì chúng ta có chấp sắc, chấp tướng là thật không? Đây là đức Phật căn cứ vào Ngài, nay thử căn cứ vào chúng ta xem thế nào? Giả sử có một đạo hữu tên Chánh Đức, tôi hỏi rằng có thể do sắc trắng đen của Chánh Đức mà thấy Chánh Đức không. Quí vị trả lời thế nào? Không phải. Nếu do cái đó mà thấy Chánh Đức, khi những cái đó tan rã thì không còn Chánh Đức nữa. Tôi lại hỏi: Có thể do các tướng hoặc là tay chân v.v. ráp lại mà thấy Chánh Đức không. Quí vị trả lời thế nào? Cũng không phải. Như thế thì các tướng đó chỉ là tướng duyên hợp, tự nó không có thật thể, do duyên hợp nên tạm gọi là các tướng thôi. Vậy con người chúng ta ngoài các sắc, các tướng duyên hợp, còn có cái gì nữa không? Nếu căn cứ vào sắc, vào tướng cho là mình thì thế nào? Như lâu lâu sụt vài ký thì nói tôi sụt hết mấy ký, lên được vài ký thì nói tôi được thêm mấy ký phải không? Như thế là cho việc lên ký, sụt ký là mình. Vậy chúng ta phải nói thế nào cho đúng nghĩa hiểu đạo lý? Tứ đại của tôi lúc này giảm hay tăng thêm được mấy ký, nói thế mới đúng lẽ thật. Nếu chấp nhận tôi là tứ đại thì tứ đạivô tri, chấp vô tri là tôi thì quá khờ dại, tức là mình đã phủ nhận mình một cách đáng thương. Quí vị kiểm điểm lại xem chúng ta có nói như thế không? Nếu có thì chúng ta đã phủ nhận chúng ta một cách đáng thương. Do đất nước v.v. gặp duyên tốt giữ được nhiều thì đó là tăng, gặp duyên xấu tiêu hao đi thì gọi là giảm. Như thế tăng giảm chỉ là việc của tứ đại chớ không liên hệ gì đến mình cả. Ngày xưa khi năm, mười tuổi mình thấp chừng tám, chín tấc thì cũng là mình, bây giờ bốn mươi, năm mươi tuổi cao lên cả một thước mấy thì cũng vẫn là mình. Cao thấp đó là do tứ đại tăng trưởng chớ đâu phải mình có cao, có thấp. Cao thấp là tướng duyên hợp nhiều ít, còn mình thì vẫn là mình. Hiểu như thế là ta hiểu lời đức Phật nói Sắc tướng không phải là Như Lai. Nếu chấp sắc tướngNhư Lai thì khi sắc tướng tan rã Như Lai đâu còn. Bởi sắc tướng là duyên hợp nên chúng ta đừng chấp sắc tướng là mình, nếu ai chấp sắc tướng là mình là đã quên mất mình rồi. Nếu không chấp sắc tướng là mình thì có đẹp cũng không tự cao, có xấu cũng không tủi hổ, đẹp xấu chỉ là sắc tướng đầy đủ hoặc thiếu kém. Nếu hiểu như vậy tức chúng ta thoát ngoài hai cái khổ: Đẹp thì sanh kiêu mạn, xấu thì sanh tự ti. Như vậy lúc nào mình cũng an ổn, cả khi gần tắt thở mình cũng an vui. Tại sao? Vì đó là sắc tướng hết duyên nên hoại chớ đâu phải mình hoại. Trái lại nếu nhận sắc tướng là mình thì khi sắp hoại sẽ khổ sở vô ngần, vì thấy mình sắp mất nên kinh hoàng. Quí vị thấy khi ta nhận sâu được lý kinh rồi mới thấy đúng lẽ thật, do đó lòng ta an ổn trước những cảnh mà thiên hạ hoảng hốt. Đó là điều thiết yếu cho cuộc sống. Thế nên hiểu đạo thì sống an lành. Chúng ta hiện nay vì không hiểu đạo nên cứ bám vào sắc thân, cho nó là mình nên khi nó tăng hoặc nó có gì thay đổi hơn người thì tự hào, tự mãn hoặc sanh khinh mạn, khi nó thiếu kém thì xấu hổ, buồn tủi, tự ti, đó là điều lầm lẫn. Tóm lại nếu còn chấp sắc, chấp tướng thì không thấy Như Lai, nhưng Như Lai đây không phải là đức Thích-ca, vậy không thấy Như Lai nào? Như Lai mà mỗi người tự có đó!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15607)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15046)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14884)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13315)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14491)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20258)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18479)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30790)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12461)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15549)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13799)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13974)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13562)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14511)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13772)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16764)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15430)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31292)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18872)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15051)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14655)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14618)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13840)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19742)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14488)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14762)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14815)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17983)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13627)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13751)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14997)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14207)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16487)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15384)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13563)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13202)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13318)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13034)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14135)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14759)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14287)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14657)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13054)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13825)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13296)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13801)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14728)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14828)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13350)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12885)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13378)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13926)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13733)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12665)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14877)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12904)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12510)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant