Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

26-Pháp Thân Phi Tướng

23 Tháng Mười 201000:00(Xem: 10103)
26-Pháp Thân Phi Tướng


KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

ÐOẠN 26

ÂM:

PHÁP THÂN PHI TƯỚNG.

Tu-bồ-đề! Ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai phủ? Tu-bồ-đề ngôn: Như thị, như thị! Dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai. Phật ngôn: Tu-bồ-đề! Nhược dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai giả, Chuyển Luân Thánh Vương tắc thị Như Lai. Tu-bồ-đề bạch Phật ngôn: Thế Tôn! Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, bất ưng dĩ tam thập nhị tướng quán Như Lai. Nhĩthời Thế Tôn nhi thuyết kệ ngôn:

Nhược dĩ sắc kiến ngã, 

âm thanh cầu ngã,

Thị nhân hành tà đạo

Bất năng kiến Như Lai.

DỊCH:

PHÁP THÂN CHẲNG PHẢI LÀ TƯỚNG.

Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai chăng? Tu-bồ-đề thưa rằng: Như thế, như thế, do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai. Phật bảo:Tu-bồ-đề, nếu do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai, thì Chuyển Luân Thánh Vương tức là Như Lai. Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn, như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, không nên do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai. Khi ấy Thế Tôn nói bài kệ:

Nếu do sắc thấy ta, 

Do âm thanh cầu ta, 

Người ấy hành đạo tà, 

Không thể thấy Như Lai .

GIẢNG:

Sách Ấn Ðộ nói: Người có đủ ba mươi hai tướng tốt, đi tu thì thành Phật, còn ở thế gian thì làm Chuyển Luân Thánh Vương. Như thế những Chuyển Luân Thánh Vương là những vị vua hiền có đủ ba mươi hai tướng tốt. Thế nên nếu do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai thì Chuyển Luân Thánh Vương cũng là NhưLaisao?

Trong đoạn này, đức Phật muốn chỉ Như Laipháp thân bất sanh bất diệt. Pháp thân đó không riêng đức Phật mà tất cả chúng ta đều có. Nơi đức Phật thì nói ba mươi hai tướng, nơi chúng ta thì nói chừng mấy tướng? Chẳng do một tướng hoặc hai tướng tốt hoặc không tướng tốt nào mà thấy phải không? Ðức Phật sợ chúng ta lầm chấp pháp thân là tướng cho nên Ngài mới hỏi ngài Tu-bồ-đề: Có thể do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai chăng? Không biết lúc này ngài Tu-bồ-đề muốn dùng lối trả lời sai để Phật dạy cho chúng ta, hay là Ngài nhận không đúng, có lẽ Ngài nhận chưa ra là phải hơn. Tại sao tôi dám nói như thế? Bởi vì trong kinh thường nói Bồ-tát từSơ địa trở lên, lên mỗi địa là ngộ được một phần pháp thân, còn Thanh văn thì chưa thấy được pháp thân. Ðây nói về pháp thân nên ngài Tu-bồ-đề nhận lầm, Ngài nói rằng: Như thế, như thế, do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai. Phật liền quở: Nếu do ba mươi hai tướng thấy Như Lai thì Chuyển Luân Thánh Vương có ba mươi hai tướng là Như Lai rồi. Câu nói sau đây của ngài Tu-bồ-đề chứng minh được lời tôi nói ở trên. Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật: Bạch Thế Tôn, như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói. Bởi vì về pháp thân thì Ngài chưa ngộ, nên Ngài nói theo nghĩa Phật nói, chẳng nên do ba mươi hai tướng mà thấy Như Lai. Chúng ta thấy Ngài nói rất là dè dặt. Bấy giờ đức Phật mới kết thúc lại bằng một bài kệ

Nếu do sắc thấy ta, 

Do âm thanh cầu ta, 

Người ấy hành đạo tà, 

Không thể thấy Như Lai

Do sắc thấy ta tức do ba mươi hai tướng, do âm thanh cầu ta tức là do những thứ tiếng mà cho là Như Lai. Cả hai sắc tướngâm thanh là tướng sanh diệt, nếu dùng cái sanh diệt mà cầu Phật, đó là đạo tà, không thể thấy được pháp thân. Bài kệ này cốt nói về pháp thân phi tướng.

Hiện nay có nhiều người xuyên tạc: Không do sắc thấy ta, không do âm thanh cầu ta, ta đây là chỉ cho Phật, như vậy ở chùa thờ Phật thì có sắc, đóng chuông, đánh mõ tụng kinh ra tiếng đó là âm thanh, nếu lấy cái đó tu để cầu thành Phật là đạo tà, không thể nào thấy Phật. Ðó là lối xuyên tạc, thật là đại xuyên tạc. Ở đây Phật bảo: Không do sắc thấy ta, không do âm thanh cầu ta là để nói đó là hai tướng sanh diệt, dù âm thanh không tướng nhưng cũng là sanh diệt, đem cái sanh diệt để cầu Như Lai tức pháp thân bất sanh bất diệt thì không đúng, nên nói đó là hành đạo tà, không thể thấy được pháp thân. Như thế muốn thấy pháp thân phải làm sao? Như Phật đã nói: Không do ba mươi hai tướng mà thấy Phật. Phải nhận ngay khi tất cả tâm vọng tưởng lặng xuống rồi, lúc đó cái chân thật hiển lộ. Cái chân thật đó không phải là cái sanh diệt nên không phải là sắc tướng, là âm thanh. Nếu chạy theo sắc tướng, âm thanh là lầm. Vậy ở chùa thờ Phật, tụng kinh gõ mõ đánh chuông có tiếng, như thế có phải đạo tà không? Dùng sắc, dùng thanh để dừng cái điên đảo vọng tưởng, để lặng những tâm niệm đang chạy theo sáu trần, như thế mượn âm thanh sắc tướng để lặng vọng tưởng rồi sẽ thấy Như Lai thì có lỗi gì? Ðâu phải tà. Còn những người không theo sắc tướng, nhưng không biết làm gì để Như Lai hiện thì có tà không? Hoặc là không theo sắc tướng, nhưng ngồi tưởng xuất hồn lên trời v.v. thì có tà không? Như thế là hiểu lầm, hiểu sai.

Trong nhà Phật có nhiều lối tu, tôi nói để quí vị rõ. Sự truyền bá đạo Phật đã hơn hai ngàn năm, qua nhiều thời, nhiều vị đệ tử Phật có đủ khả năng, đủ sáng kiến, nên các Ngài khéo linh động lập ra nhiều pháp tu, tuy cùng một gốc. Theo danh từ nhà Phật gọi là từ thể bất biến nhưng khéo tùy duyên, tuy tùy duyên mà thể vẫn bất biến. Nghĩa là từ chỗ chân thật Phật dạy, các Ngài khéo tùy duyên, tùy thời, tùy căn cơlinh động, khi dùng pháp này, khi dùng pháp kia. Như người mới vào chùa không hiểu cách tu hành làm sao nhiếp tâm, cứ buông lung cho nó chạy ngược, chạy xuôi, bảo ngồi thiền thì họ chưa thông, hoặc bảo họ chăn trâu, họ không biết làm sao chăn, thì bảo: Thôi, cứ lên chùa tụng kinh, đánh chuông gõ mõ, nhìn Phật, cốt chú ý vào kinh đừng nghĩ bậy có tội! Khi lên gõ mõ tụng kinh mà không nghĩ bậy, thì đó là một giờ hoặc nửa giờ yên được một phần vọng tưởng thì đâu phải là tà. Ðó là phương tiện của kẻ sơ cơ, là phương tiện trong giai đoạn động. Những người không hiểu cứ chấp phải ngồi khơi khơi để nó không ngơ như bầu trời không mới đúng, thì đó là bệnh. Thế nên người tu phải khéo có phương tiện, với người thế nào nên dùng hình sắc độ họ, với người thế nào nên dùng âm thanh độ họ v.v. tùy phương tiện để giúp họ dừng tâm điên đảo vọng tưởng, đó là tài của người giáo hóa chớ đừng cố chấp. Nhưng đa số người học hay cố chấp, nghe cái nào là chấp cái ấy, nhưnghe nói dùng sắc tướng âm thanh cầu ta là hành đạo, khi thấy cái gì có sắc tướng liền bảo đó là tà, cái gì có âm thanh liền bảo đó là tà. Ðó là tự mình tà chớ không phải đạo tà. Tự mình tà nghĩa là mình chưa biết tới chỗ cứu kính.

Tóm lại trong đoạn này đức Phật cốt chỉ cho chúng ta thấy pháp thân không phải là sắc tướng, không phải là âm thanh. Âm thanhsắc tướngsanh diệtpháp thânbất sanh bất diệt, nếu kẹt vào tướng và âm thanh, cho đó là thật, đó là đạo tà. Nếu biết sắc tướng âm thanh là giả thì không phải tà. Thế nên tôi thường dặn quí vị mỗi khi lễ Phật phải nhớ mãi câu chúng ta đọc: "Năng lễ sở lễ tánh không tịch". Chúng ta là người hay lạy, đức Phật là vị để mình lạy, cả hai đều tự tánh là không, là lặng lẽ, nhưng duyên hợp thì giả có. Chúng ta thấy rõ như vậy, chớ không phải thấy Phật ngồi trên bàn là thật và mình đây là thật. Hiểu như vậy làm sao gọi là tà được! Chỉ tại những người không hiểu, đọc là cứ đọc thôi cho nên thành tà! Như thế nếu trì bốn câu kệ này, chúng ta có thể được công đức như Phật nói ở đoạn trước không ? Nghĩa là nếu cứ thọ trì mãi bốn câu này, thì chúng ta có thể tỉnh giác không? Ðừng nghĩ Như Lai là Phật Thích-ca. Phải nhớ Như Laipháp thân thường hằng của chúng ta. Pháp thân đó không thuộc sắc tướng thì đâu có chấp ngã, nó cũng không thuộc âm thanh thì đâu có chấp âm thanh. Tất cả âm thanh sắc tướng sanh diệt đều không chấp tức là không hành đạo tà, như thế mới thấy được pháp thân. Nếu nhớ và sống như thế thì chúng ta giác ngộ rồi. Thế nên bài kệ này rất quan trọng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15607)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15046)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14884)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13315)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14491)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20258)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18479)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30790)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12461)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15549)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13800)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13974)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13563)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14512)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13772)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16764)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15430)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31292)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18872)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15051)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14655)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14618)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13840)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19742)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14488)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14762)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14815)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17983)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13627)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13751)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14997)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14207)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16488)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15384)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13563)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13202)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13318)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13034)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14135)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14759)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14287)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14657)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13054)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13825)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13296)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13801)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14728)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14828)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13350)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12885)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13378)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13926)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13733)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12665)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14877)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12904)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12510)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant