Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Quyển Thứ Hai

15 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 11499)
Quyển Thứ Hai

Đại Tạng Số 1425
LUẬT MA HA TĂNG KỲ
Việt dịch: Thích Phước Sơn - Chứng nghĩa: Thích Đổng Minh

Quyển Thứ Hai

PHẦN THỨ HAI: NÓI RÕ BỐN PHÁP BA LA DI

(Ðoạn cuối của giới dâm)

 (235a) Lại nữa, khi Phật ở tại thành Xá Vệ, như trên đã nói . Lúc bấy giờ tại nước Uất Xà Ni có người vợ của một chàng thanh niên tính tình gian dâm, cùng giao hoan với người khác. Người chồng tức giận khiển trách trực tiếp nàng nhưng rồi nàng vẫn thế, nên anh ta muốn trừng phạt nghiêm khắc, song nàng vẫn không chịu bỏ. Người chồng rình lúc họ hành lạc, liền bắt cả hai đem lên trình với nhà vua, và tâu rằng:

- Tâu đại vương, người đàn bà này là kẻ bất lương đã cùng với ông này làm tình, xin đại vương hãy trừng trị nghiêm khắc để ngăn ngừa về sau.

Khi ấy nhà vua vô cùng tức giận bèn ra lệnh quan hữu ty chặt tay chân cô ta, rồi đem vứt ngoài nghĩa địa. Quan hữu ty liền dẫn cô ta ra nghĩa địa, chặt tay chân, rồi bỏ nằm ngửa tại đó.

Bấy giờ có thầy Tỳkheo đi qua nghĩa địa, thấy người phụ nữ ấy đang nằm lõa thể trên đất, vì thầy tư duy không chân chánh, nên phát sanh dục tưởng, bèn bảo người phụ nữ kia, cùng làm việc ấy (hành lạc). Cô ta liền đáp: "Thân hình tôi như thế này mà có thể làm được việc ấy sao?". 

Thầy Tỳkheo nói: "Có thể được". Cô ta bèn đồng ý, nên hai người cùng hành lạc. Sau khi xong việc, thầy Tỳkheo liền bỏ đi.

Lúc bấy giờ những bạn bè thân quyến của người phụ nữ ấy cùng bảo nhau ra nghĩa địa xem cô ta đã chết hay còn sống.

(235b)Thế rồi, họ cùng kéo nhau ra nghĩa địa, thấy cô ta bị chặt cả tay chân, đang nằm ngửa trên đất và trên thân còn dấu vết vừa mới hành lạc. Họ đều nổi giận bảo với cô:

- Ngươi đang bị thống khổ, mà còn làm chuyện ấy, con người ta sao có thể vô sĩ đến thế?

Người phụ nữ ấy đáp: "Người ta đến cưỡng bức tôi, chớ không phải lỗi của tôi". 

Họ bèn hỏi: "Kẻ cưỡng bức là ai vậy?". Cô ta đáp: "Ðó là Samôn giòng họ Thích". 

Mọi người đều thất kinh lấy làm quái lạ bảo nhau: "Hạng Samôn Thích tử đối với một người đàn bà tàn phế thế này mà không từ bỏ, huống gì những người thân thể còn toàn vẹn. Chúng ta phải đề phòng gìn giữ, chớ để họ tới gần nhà. Ðó là hạng người bại hoại, nào có đạo đức gì!"

Vị Tỳkheo kia, sau đó hối hận, nghi ngờ liền bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Phật dạy: "Này Tỳkheo, thầy không nghe ta chế giới không đưọc hành dâm sao?"

Thầy Tỳkheo đáp: "Con biết Thế Tônchế giới nhưng tưởng là đối với người thân thể vẹn toàn, chứ còn người đàn bà này cụt tay chân kia mà?".

Phật dạy: "Người đàn bà bị chặt một tay trái và một chân phải hay bị chặt một tay phải và một chân trái, nếu Tỳkheo hành dâm với họ, đều phạm Ba la di".

Lại nữa, khi Phật ở thành Vương Xá, như đã nói ở trên. Có một Tỳkheo tại tinh xá Kỳ Hoàn, sau khi ăn xong, vào trong rừng Khai Nhãn tọa thiền. Bấy giờ tại rừng Khai Nhãn có một phụ nữ nổi cơn điên, nằm trên đất ngủ, gió thổi bay vạt áo, khiến thân thể cô lộ ra. Khi ấy, Tỳkheo không tư duy chân chánh, dục tâm phát khởi, liền hành lạc với người ấy. Khi hành lạc xong, liền hối hận, ngờ vực, bèn bạch đầy đủ (việc ấy) lên Thế Tôn. Phật liền bảo với Tỳkheo: "Ngươi không biết rằng ta chế giới không được hành dâm sao?".

Thầy Tỳkheo đáp: "Con có biết Phật chế giới, nhưng người phụ nữ này điên cuồng, nằm ngủ (kia mà)".

Phật dạy: "Hành dâm với phụ nữ điên cuồng nằm ngủ cũng phạm Ba la di".

Lại nữa, khi Phật trú tại thành Tỳ Xá Ly, nói rộng như trước.v.v... Lúc ấy có một người vợ của cư sĩ ở nhà cha mẹ lâu ngày, nhà chồng sai người đến báo tin nàng ấy phải về gấp. Nàng bèn làm các thức ăn đem theo, trên đường đi nàng trúng phải gió độc nên mạng vong. Nơi thành Tỳ Xá Ly này khí hậu ẩm thấp, người chết không thể để lâu ngày. Bấy giờ, những người thân quyến tập họp lại, họ bảo nhau phải đưa gấp tử thi đến nghĩa địa, kẻo để hư thối khiến người ta nhờm tởm. Nhưng khi rước tử thi, gặp mưa gió lớn, họ bèn đặt tử thi tại một chỗ, dùng cỏ phủ lên, định sáng hôm sau đem đi thiêu. Song, đêm đó mưa tạnh trời trong, trăng sáng, lúc ấy có một Tỳkheo đi nhàn du đến nghĩa địa. Khi đến chỗ để tử thi, nghe mùi hương từ trong thân thể tử thi mới chết tỏa ra, ngỡ là người sống. Vị Tỳkheo này không chánh tư duy, dục (235c) tâm sinh khởi, liền hành dâm với tử thi. Khi hành dâm xong thầy thấy chưa chán, bèn vác tử thi đem về trú xứ, tiếp tục hành dâm suốt đêm, đến sáng sớm, bèn đóng cửa, vào làng khất thực. Sáng sớm hôm ấy, thân quyến của người phụ nữ này, mang hương dầu, củi, lửa, định đem thiêu xác cô ta, nhưng họ đến chỗ cũ thì không thấy tử thi, lại cũng không thấy dấu vết gì do chim muông ăn cả. Họ tìm khắp mà không thấy, họ liền mở cửa thảo am của Tỳkheo thì thấy tử thi trong đó, và trên tử thi còn dấu vết vừa mới hành lạc. Thấy thế, họ liền bảo nhau: "Quái lạ thay! Sa môn Thích tử, người chết còn không tha, huống gì là người sống! Từ nay trở đi chúng ta cần phải phòng hộ, chớ để Samôn bước chân vào nhà. Những loại này là súc vật bại hoại, chứ nào có đạo hạnh gì!"

Sau đó thầy Tỳkheo cảm thấy hối hận, ngờ vực, bèn bạch đầy đủ sự việc lên Thế Tôn. Phật dạy: "Này Tỳkheo! Thầy không biết rằng ta chế giới không được hành dâm sao?"

Vị Tỳkheo đáp: "Con biết Phật có chế giới, nhưng đó là người đàn bà chết (kia mà)".

Phật dạy: "Hành dâm với người đàn bà chết cũng phạm Ba la di"

Có ba trường hợp thầy Tỳkheo hành dâm phạm Ba la di, đó là hành dâm với người thức, người ngủ và người chết. 

Khi ấy đức Thế Tôn bảo các Tỳkheo đang cư trú tại Tỳ Xá Ly phải tập hợp lại tất cả, rồi vì 10 điều lợi íchchế giới cho các Tỳkheo, dù ai nghe rồi cũng phải nghe lại:

-- "Nếu Tỳkheo đã thọ giới cụ túc ở trước chúng tăng hòa hợp, giới yếu kém không trả giới, không ra khỏi (chúng Tăng) mà hành dâm, thậm chí hành dâm với súc sinh, thì Tỳkheo ấy phạm tội Ba la di không được sống chung"

(Phần duyên khởi của Ba la di đến đây là hết)

Giải thích:

Tỳkheo: Ðã thọ cụ túc, khéo thọ giới cụ túc, đúng pháp chứ không phải không đúng pháp, hòa hợp, chứ không phải không hòa hợp, đáng khen ngợi, chớ không phải không đáng khen ngợi, đủ hai mươi tuổi, chứ không phải chưa đủ. Ðó là Tỳkheo.

Thọ giới cụ túc ở trước tăng chúng hòa hợp: Nếu Tỳkheo lúc thọ cụ túc khéo thọ cụ túc tức là Một bạch, ba lần yết ma, không bị chướng pháp, (già nạn). Tăng chúng hòa hợp, không biệt chúng, đủ 10 vị Tăng (giới sư) hoặc hơn 10 vị. Ðó là Tỳkheo thọ giới cụ túc ở giữa chúng Tăng hòa hợp

Không trả giới: (Ðể rõ sự việc, trước hãy nói về"Trả giới")

Trả giới: Lúc vị Tỳkheo bị ưu sầu không vui, ý muốn bỏ pháp Samôn, không thích làm Tỳkheo, không ưa làm người con Phật, nói: "Tôi muốn làm Sadi, tôi muốn làm ngoại đạo; tôi muốn làm người thế tục, hưởng thọ năm thứ dục lạc như xưa", rồi hướng vào một Tỳkheo, Tỳkheo ni, Thức xoa ma ni, Sa di, Sa di ni, ngoại đạo, người xuất gia hoặc người thế tục tại gia nói rằng: "Tôi bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, bỏ môn học, bỏ thuyết (giới), bỏ cọng trú, bỏ cọng lợi, bỏ Kinh luận, bỏ Tỳkheo, bỏ (236a) Samôn, bỏ dòng họ Thích. Tôi không phải Tỳkheo, không phải Samôn, không phải dòng họ Thích. Tôi là Sadi, là ngoại đạo, là người thế tục, nay tôi sẽ thọ hưởng ngũ dục như trước". Ðó gọi là trả giới.

Thế nào là bỏ Phật?

Bỏ Phật: Bỏ bậc Chánh giác, bỏ đức tối thắng, bỏ Ðấng Nhất thiết trí, bỏ Bậc thầy tất cả, bỏ bậc thấy không sót thứ gì, bỏ phụ thân của La Hầu La, bỏ đấng có thân như vàng ròng, bỏ bậc có ánh sáng viên mãn,bỏ 32 tướng, bỏ 80 tướng phụ tốt đẹp. Nếu xả bỏ mỗi mỗi danh hiệu Phật, đều gọi là bỏ Phật. Bỏ Phật như vậy, thì gọi là bỏ giới. Nhưng nếu nói bỏ Phật quá khứ, vị lai thì không gọi là bỏ giới, song phạm tội Thâu Lan Giá. Nếu không nói bỏ Phật quá khứ, vị lainói thẳng là bỏ Phật, đó gọi là bỏ giới. Hoặc nói: "Bỏ Bích Chi Phật", đó gọi là bỏ giới. Về quá khứ, vị lai giống như trường hợp bỏ Phật ở trên. Vả lại, tất cả các đệ tử xuất gia của hàng Lục sư ngoại đạo, họ cũng đều bảo có Phật . Nếu Tỳkheo thật sự muốn bỏ Phật ấy, rồi bảo rằng tôi bỏ Phật, thì không gọi là bỏ giới nhưng phạm tội Thâu lan giá. Song nếu vì đùa cợt, nói: "Tôi bỏ Phật"thì phạm tội Việt tỳ ni. Thế nhưng, nếu cuồng điên, nói bậy bạ thì không có tội.

Thế nào là bỏ Pháp?

Pháp là không thuộc vào ba đời, tướng của pháp thường trụ, là vô vi Niết bàn, lìa các phiền não, vĩnh viễn dứt sạch tất cả khổ não. Nếu nói tôi bỏ những pháp ấy, tức là bỏ giới. Nhưng nếu nói bỏ pháp quá khứ, vị lai, thì không gọi là bỏ giới, song phạm tội Thâu lan giá. Thế nhưng, nếu không nói bỏ pháp quá khứ, vị lainói thẳng là bỏ pháp, thì đó là bỏ giới. Tất cả ngoại đạo cũng đều có pháp. Nếu Tỳkheo thực sự muốn bỏ pháp này và nói rằng tôi bỏ pháp ấy, thì đó không gọi là bỏ giới. Nhưng phạm tội Thâu lan gía. Nếu nói đùa là mình bỏ pháp, thì phạm tội Việt tỳ ni. Nhưng nếu vì cuồng điên nói bậy bạ thì không có tội. 

Thế nào là bỏ Tăng? 

Tăng là đệ tử của đức Thế Tôn, là các bậc hướng chánh, hướng trí, hướng pháp, hướng tùy thuận pháp hành, nghĩa là tứ song bát bối (4 đôi 8 chúng), Tín thành tựu; Giới thành tựu; Văn thành tựu; Tam muội thành tựu; Tệ thành tựu; Giải thoát thành tựu; Giải thoát tri kiến thành tựu, đáng được tôn kính, là phước điền vô thượng. Nếu Tỳkheo nói rằng tôi bỏ Tăng như thế thì gọi là bỏ giới. Nhưng nếu nói tôi bỏ quá khứ, vị lai Tăng, thì không gọi là bỏ giới, song phạm tội Thâu Lan Giá. Nếu không nói quá khứ, vị lai Tăng mà nói thẳng là"bỏ Tăng", thì gọi là bỏ giới. Giống như Tỳkheo Tăng, Tỳkheo ni Tăng cũng thế. Nếu nói: "Tôi bỏ nhiều vị Tỳkheo"thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Thâu lan giá. Nếu nói: "Tôi bỏ nhiều Tỳkheo quá khứ, vị lai"thì không gọi là (236b) bỏ giới, song phạm tội Việt tỳ ni. Nếu không nói bỏ nhiều Tỳkheo quá khứ, vị lainói thẳng là"Tôi bỏ nhiều Tỳkheo"thì cũng không gọi là bỏ giới. Song phạm tội Thâu lan giá. Giống như nhiều Tỳkheo, nhiều Tỳkheo ni cũng như thế. Nếu nói: "Tôi bỏ một Tỳkheo", thì không gọi là bỏ giới. Nhưng phạm tội Việt tỳ ny. Nếu nói: "Tôi bỏ một Tỳkheo quá khứ, vị lai"thì không gọi là bỏ giới. Song phạm tội Việt tỳ ni tâm niệm sám hối. Nếu không nói: "Tôi bỏ một Tỳkheo quá khứ, vị lai", mà nói thẳng là: "Tôi bỏ một Tỳkheo"thì cũng không gọi là bỏ giới. Nhưng phạm tội Việt tỳ ni. Giống như một Tỳkheo, một Tỳkheo ni cũng thế. Nếu nói: "Tôi bỏ Hòa thượng", đó gọi là bỏ giới. Những sai biệt giống như trường hợp bỏ Tăng đã nói ở trên. Nếu nói: "Tôi bỏ thầy (A Xà Lê)", thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Thâu lan giá. Nếu nói: "Tôi bỏ thầy quá khứ, vị lai", thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Việt tì ni. Nếu không nói bỏ thầy quá khứ, vị lai"mà nói thẳng là bỏ thầy, thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Thâu lan giá. Nếu nói đùa là bỏ thầy, thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu cuồng điên nói bậy bạ, thì không có tội.

Các hàng ngoại đạo cũng đều tự xưng là Tăng. Nếu Tỳkheo thực sự muốn bỏ hạng Tăng ấy, và nói rằng: "Tôi bỏ ngoại đạo Tăng", thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Thâu lan giá. Nếu nói đùa rằng: "Tôi bỏ Tăng", thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu vì điên cuồng nói bậy bạ, thì không có tội.

Thế nào gọi là bỏ môn học? 

Các môn học gồm ba thứ là: Tăng thượng giới học, Tăng thượng ý (tâm) học và Tăng thượng tuệ học.

Tăng thượng giới học: Giới Ba la đề mộc xoa, được thuyết minh rộng rãi hay đơn giản.

Tăng thượng ý học: Chín nấc thiền định (chánh thọ)

Tăng thượng tuệ học : Bốn thánh đế.

Các Tăng thượng giới học, Tăng thượng ý họcTăng thượng tuệ học ấy đều được gọi là các môn học. Nếu Tỳkheo nói rằng: "Tôi bỏ những môn học ấy", tức là bỏ giới, như trường hợp bỏ Phật đã nói ở trên. Thế gian mỗi ngành đều có môn học riêng, như công nghiệp, toán số, kỹ thuật.v.v... đều gọi là môn học. Nếu Tỳkheo muốn bỏ những môn học ấy, và nói rằng: "Tôi bỏ môn học đó", thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Thâu lan giá.Hoặc như ngoại đạo mỗi phái đều có một môn học riêng. Nếu Tỳkheo muốn bỏ những môn học đó vờ vĩnh nói: "Tôi bỏ các môn học ngoại đạo"thì không gọi là bỏ giới nhưng phạm tội Thâu lan giá. Nếu nói đùa rằng : "Tôi bỏ môn học", thì phạm tội Việt tì ni. Nếu vì cuồng điên nói bậy bạ thì không có tội.

Thế nào gọi là bỏ Thuyết (giới)?

Thuyết giới có ba trường hợp, hoặc thuyết giới vào ngày 14, hoặc ngày 15, hoặc trung gian thuyết giới (Bố tát).

Ngày 14 là: Vào mùa Ðông, Bố tát lần thứ ba và thứ bảy. Mùa Xuân, Bố tát lần thứ ba và thứ bảy. Mùa Hạ (236c) Bố tát lần thứ ba và thứ bảy. Ðó là trong một năm có sáu lần Bố tát vào ngày 14. Ngoài ra, mười tám lần Bố tát còn lại vào ngày 15, cộng chung lại gồm có hai mươi bốn lần Bố tát, và được gọi là Bố tát ngày 14, Bố tát ngày 15 và trung gian Bố tát

Khi Tỳkheo làm lễ Bố tát, nếu Tăng không hòa hợp (nên không Bố tát được) mà có một Tỳkheo xướng lên rằng: "Ðợi khi nào Tăng hòa hợp sẽ Bố tát"(thì Tăng không phạm tội). Nếu không có một Tỳkheo nào xướng như thế, thì Tăng phạm tội Việt tỳ ni. Nếu đến 15 ngày mà Tăng không hòa hợp thì đến ngày kế tiếp phải Bố tát. Nếu ngày kế tiếp cũng không hòa hợp thì ngày thứ hai cho đến ngày thứ mười hai phải Bố tát. Nếu ngày thứ mười hai cũng không hòa hợp thì đến ngày thứ mười ba phải Bố tát. Nếu kỳ Bố tát đó chỉ có 14 ngày, thì ngày thứ 13 không được trung gian Bố tát, mà phải dồn vào ngày 14 Bố tát chung một lần. Ngày Bố tát đó cũng gọi là trung gian Bố tát, và cũng gọi là ngày Bố tát chính thức. Nếu gặp tháng đủ (30 ngày), thì đến ngày thứ 13 có thể làm trung gian Bố tát khi mà Tăng chúng hòa hợp. Nếu Tăng chúng bất hòa thì không được Bố tát vào ngày thứ 14 mà để sang ngày thứ 15 Bố tát luôn một lần. Lần Bố tát này vừa gọi là trung gian Bố tát, vừa gọi là chính thức Bố tát. Vì sao vậy? - Vì không được Bố tát hai ngày liền nhau mà phải để cách một ngày Bố tát. Ðó gọi là trung gian Bố tát. (Nếu trường hợp) đáng Bố tát vào ngày thứ 14 thì không nên dời lại ngày 15 mới Bố tát, trái lại đáng Bố tát vào ngày thứ 15 thì cũng không được Bố tát vào ngày 14. Nhưng nếu có lý do chính đáng thì có thể Bố tát được. Hoặc ngày 14, hoặc ngày 15, hoặc trung gian Bố tát, đều gọi là thuyết (giới). Nếu nói rằng tôi bỏ sự thuyết giới ấy, thì gọi là bỏ giới, như trường hợp bỏ Phật đã nói ở trên.

Các hàng ngoại đạo khác cũng đều có sự thuyết giới. Nếu thực sự muốn bỏ sự thuyết giới ấy, giả vờ nói: "Tôi bỏ sự thuyết giới của ngoại đạo", thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Thâu lan giá. Nếu nói đùa rằng: "Tôi bỏ thuyết giới", thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu tâm trí cuồng điên nói bậy bạ thì không có tội.

Thế nào là bỏ cọng trú?

Cọng trú gồm có hai loại: Một là Thanh tịnh cọng trú. Hai là Tương tợ cọng trú.

1.- Thanh tịnh cọng trú là: Tăng chúng đều thanh tịnh, cùng nhau Bố tát, đó gọi là thanh tịnh cọng trú.

2.- Tương tợ cọng trú là: Không thanh tịnh mà làm ra vẻ thanh tịnh để cùng với người thanh tịnh làm lễ Bố tát, đó gọi là tương tợ cọng trú. Hai loại thanh tịnh cọng trú và tương tợ cọng trú đều được gọi là cọng trụ. Nếu nói rằng: "Tôi bỏ cọng trú", thì gọi là bỏ giới, như trường hợp bỏ Phật đã nói ở trên.

Các hàng ngoại đạo cũng có sự cọng trú. Nếu thật sự muốn bỏ sự cọng trú ấy, giả vờ nói: "Tôi bỏ sự cọng trú ấy", thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Thâu lan giá. (237a) Nếu nói đùa rằng: "Tôi bỏ cọng trú"thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu tâm trí điên cuồng nói bậy bạ rằng: "Tôi bỏ cọng trú", thì không có tội.

Thế nào là bỏ cọng lợi?

Cọng lợi gồm có hai loại: Một là Pháp lợi. Hai là Y thực lợi.

1.- Pháp lợi: Thọ tụng, thưa hỏi. 
2.- Y thực lợi: Cùng nhận một sự bố thí.

Pháp lợi và Y thực lợi này nói chung là Cọng lợi. Nếu Tỳkheo nói: "Tôi bỏ những thứ lợi này"thì gọi là bỏ giới. Ngoài ra như bỏ Phật đã nói rõ ở trên. Nếu nói: "Tôi bỏ pháp lợi"tức là bỏ giới, nhưng nếu chỉ nói: "Tôi bỏ y thực lợi", thì không gọi là bỏ giới, song phạm tội Thâu lan giá. Nếu nói: "Tôi bỏ y thực lợi của quá khứ, vị lai", thì phạm tội Việt tỳ ni. 

Các hàng ngoại đạo cũng có cọng lợi. Nếu thực tình muốn bỏ thứ cọng này, giả vờ nói: "Tôi bỏ thứ cọng lợi kia", thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Thâu Lan Giá. Nếu nói đùa rằng: "Tôi bỏ cọng lợi"thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu vì tâm trí cuồng điên nói bậy bạ rằng: "Tôi bỏ cọng lợi", thì không có tội.

Thế nào là bỏ Kinh luận?

Các Kinh luận gồm có chín bộ loại. Nếu Tỳkheo nói: "Tôi bỏ Kinh luận này", thì gọi là bỏ giới. Nếu nói: "Tôi bỏ Kinhluận quá khứ, vị lai", thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Thâu Lan Giá. Nếu dùng văn chương thi hóa lời Phật dạy để ngâm ca xướng tụng, rồi nói: "Tôi bỏ lời Phật dạy trong những xướng tụng ấy", thì gọi là bỏ giới.

Các hàng ngoại đạo cũng có Kinh luận. Nếu thực sự muốn bỏ thứ Kinh luận này, và nói: "Tôi bỏ Kinh luận của họ"thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Thâu Lan Giá. Nếu nói đùa rằng: "Tôi bỏ Kinh luận", thì không gọi là bỏ giới, nhưng phạm tội Việt Tỳ niù. Nếu tâm trí cuồng loạn nóibậy bạ rằng: "Tôi bỏ Kinh luận", thì không phạm tội.

Lại nữa, nếu Tỳkheo nói: "Tôi bỏ Phật, Phật bỏ tôi, tôi lìa Phật, Phật lìa tôi, tôi xa Phật, Phật xa tôi, tôi chán Phật, Phật chán tôi, tôi thôi Phật, Phật thôi tôi..."như vậy đều gọi là bỏ giới. Hoặc là bỏ Kinh luận cũng như thế, đều gọi là bỏ giới hay không phải bỏ giới. Nếu vì giận dữ, vì bốc đồng mà nói, hoặc nói một mình, hoặc nói mà không rõ, hoặc nhân tranh luận hoặc tưởng tượng một mình mà nói, hoặc nói với người không hiểu, hoặc nói với người ngủ, hoặc nói với người điên, hoặc nói với người đang khổ não. (237b) hoặc nói với trẻ con, hoặc nói với phi nhân, hoặc nói với súc sinh.v.v... nói trả giới trong những trường hợp như thế thì không gọi là bỏ giới.

Giới yếu kém: Người ấy suy nghĩ: "Chi bằng ta bỏ Phật, Pháp, Tăng, bỏ luôn Kinh luận". Lại suy nghĩ: "Ta nên làm Sadi, làm người thế tục, làm ngoại đạo". Người này tâm niệm, miệng nói, nhưng chưa quyết định hướng đến người khác nói, đoù gọi là giới yếu kém. Nếu người này nói ra về giới yếu kém của mình, thì mỗi lời, mỗi lời đều phạm tội Thâu lan giá. Hoặc người ấy tâm niệm miệng nói: "Chi bằng ta bỏ Phật ..."cho đến nói: "Chi bằng ta làm người thế tục như trước", lại nói: "Ta bỏ Phật là tốt nhất"... cho đến nói: "Ta sống lại đời sống thế tục là tốt nhất", đó gọi là giới yếu kém. Nếu nói lên giới yếu kém của mình, thì mỗi lời, mỗi lời đều phạm tội Thâu lan giá. Ðó gọi là giới yếu kém.

Hành dâm: Cùng với người nữ có sinh mệnh hành dâm tại ba chỗ (âm hộ, hậu môn và miệng), lúc bắt đầu, giai đoạn giữa và lúc cuối cảm thấy khoái lạc, đó gọi là sự hành dâm. Nếu Tỳkheo giới yếu kém, hành dâm thì phạm tội Ba la di không được sống chung (với Tăng chúng). Nếu Tỳkheo hành dâm với người phụ nữ đang sống hay chết, tại ba chỗ như trên, lúc đầu, giai đoạn giữa và lúc cuối cảm thấy khoái lạc thì phạm tội Ba la di. Hoặc nếu hành dâm với loài phi nhân nữ, súc sinh cái trong các trường hợp như trên, cũng phạm tội như vậy, không được cùng sống chung (với Tăng chúng). Nếu Tỳkheo hành dâm với người nam còn sống hay đã chết, loài phi nhân nam còn sống hay đã chết, loài súc sinh đực còn sống hay đã chết, tại hai chỗ (hậu môn và cửa miệng) và vào ba giai đoạn đầu, giữa và cuối cảm thấy khoái lạc thì phạm tội Ba la di, không được sốâng chung với Tăng chúng. Nếu Tỳkheo hành dâm với người hoàng môn (lại cái) còn sống hay đã chết, loài phi nhân hoàng môn, còn sống hay đã chết, loài súc sanh hoàng môn còn sống hay đã chết, tại hai chỗ, vào ba giai đoạn, mà cảm thấy khoái lạc, thì phạm tội Ba la di. Nếu Tỳkheo hành dâm với thân con voi, ngựa đến thân con gà nhỏ, thì phạm tội Thâu lan giá. Nếu... thân con voi nhỏ, cho đến thân con gà lớn, thì phạm tội Ba la di. Thế nên nói"cho đến cùng với súc sinh phạm tội Ba la di".

Ba la di: Ðối với chánh pháp tâm trí bị lui sụt, đọa lạc không đạt được đạo quả, đó gọi là Ba la di. Như vậy là đối với các trí như vị trí, đẳng trí, tha tâm trí, khổ tập tận đạo trí, tận trí, vô sinh trí, đều bị lui sụt, đọa lạc, không đạt được đạo quả, đó gọi là Ba la di.

Ba la di còn có nghĩa là:Ðối với Niết bàn bị lui sụt, đọa lạc, không chứng đạt được, đó gọi là Ba la di.

Ba la di còn có nghĩa là: Ðối với phạm hạnh bị lui sụt, đọa lạc, không đạt được đạo quả, đó gọi là Ba la di.

Ba la di còn có nghĩa là: Những tội đã phạm không chịu phát lồ sám hối, nên gọi là Ba la di.

Nếu Tỳkheo đem cái tâm nhiễm ô để xem phụ nữ thì phạm tội Việt tỳ ni, tâm niệm sám hối. Nếu mắt thấy họ, tai nghe tiếng họ, thì phạm tội Việt tỳ ni. Còn như cả hai lõa thể chạm xúc nhau, thì phạm tội Thâu lan giá. Nếu như nam căn đưa vào nữ căn, dù chỉ chạm nhau như hạt mè, thì phạm tội Ba la di. Nếunam căn lớn, tuy đút vào nhưng chỉ ở ngoài mé nữ căn, thì phạm tội Thâu lan giá.Có những chúng sinh chỉ có một đường, vừa dùng để ăn uống, vừa để đại tiểu tiện, hoặc còn sống, hoặc là đã chết, nếu Tỳkheo hành dâm với họ mà cảm thấy lạc thú trong ba giai đoạn đầu, giữa và cuối, thì phạm tội Ba la di. Nếu thân người nữ bị cắt dọc thành hai phần mà (Tỳkheo) hành dâm nơi mỗi phần, thì phạm tội Thâu lan giá. Nếu đem buộc cho dính lại thành một rồi hành dâm, thì phạm tội Ba la di. Nếu thân người nữ bị cắt làm ba phần: thượng, trung, hạ, mà Tỳkheo đến hành dâm hai phần thượng và hạ thì phạm tội Ba la di. Nếu hành dâm ở phần trung thì phạm tội Thâu lan giá. Nếu hành dâm với thân của một người nữ bầm xanh, sình chương, thì phạm tội Ba la di. Nếu thân ấy đã hư hoại, thì phạm tội Thâu lan giá. Nếu thân ấy còn toàn vẹn nhưng đã phơi khô, thì phạm tội Thâu lan giá. Nhưng nếu đem dầu hay nước tẩm ướt làm cho tươi nhuận, nguyên vẹn, rồi hành dâm, thì phạm tội Ba la di. Còn như đem tẩm ướt mà rã ra rồi hành dâm, thì phạm tội Thâu lan giá. Còn như hành dâm vào những đốt xương dính vào nhau đầy máu huyết, thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu như hành dâm vào những đốt xương khô, thì phạm tội Việt tỳ ni. Nếu như hành dâm vào tượng phụ nữ bằng gỗ đá, hay bằng hình vẽ, thì phạm tội Việt tỳ ni.

Nếu Tỳkheo không nói trả giới, không nói không trả giới, hoặc vì giới yếu kém mà không nói trả giới, cũng không nói không trả giới, rồi làm người thế tục, thì tùy theo sự vi phạmnhư pháp trị tội, hoặc làm ngoại đạo cũng như thế.

Khi hành dâm nếu một người lõa thể, một người có y phục, hoặc cả hai cùng lõa thể, nếu nam căn vào trong nữ căn ngang mức bằng hạt mè, thì phạm tội Ba la di.

Nếu Tỳkheo không trả giới, hoặc vì giới yếu kém mà không cho ai biết, rồi mặc đồ thế tụcphạm tội, thì tùy theo sự vi phạm mà kết tội.

Nếu Tỳkheo cưỡng dâm Tỳkheo ni, thì Tỳkheo phạm tội Ba la di. Nếu Tỳkheo ni cảm thấy khoái lạc, thì cũng phạm tội Ba la di. Nếu Tỳkheo ni cưỡng dâm Tỳkheo, thì Tỳkheo ni phạm tội Ba la di. Nếu Tỳkheo cảm thấy khoái lạc cũng phạm tội Ba la di. Nếu Tỳkheo cùng hành lạc với Tỳkheo, thì cả hai cùng phạm tội Ba la di. Nếu Tỳkheo hành lạc với Sadi, thì Tỳkheo phạm tội Ba la di, và Sadi phải bị trục xuất. Nếu Tỳkheo hành lạc với người thế tục, thì Tỳkheo phạm tội Ba la di, nhưng người thế tục (238a) không phạm. Ðối với ngoại đạo cũng thế.

Nếu Tỳkheo hành dâm với ba chủng loại: Người, phi nhân, súc sinh, với ba giới tính: Nữ, nam, hoàng môn, tại ba chỗ: Cửa miệng, đường tiểu tiện và đại tiện, trong ba trường hợp: đang thức, lúc ngủ, hoặc thây chết, đều phạm tội Ba la di. Nếu Tỳkheo đang ngủ, điên cuồng hay nhập định mà có người nữ đến cưỡng dâm, rồi Tỳkheo hay biết và có khoái lạc trong ba giai đoạn đầu, giữa hay cuối, thì phạm tội Ba la di. Nếu Tỳkheo đang ngủ hay nhập định mà có người nữ đến cưỡng dâm, Tỳkheo liền hay biết, nhưng lúc đầu không thấy khoái lạc, song lúc giữa và lúc cuối thấy khoái lạc, thì phạm tội Ba la di. Giá như Tỳkheo lúc đầu, lúc giữa không thấy khoái lạc, nhưng lúc cuối thấy khoái lạc, thì phạm tội Ba la di. Trái lại, nếu cả ba giai đoạn: Ðầu, giữa và cuối đều không thấy khoái lạc thì không có tội. 

Thế nào gọi là cảm thấy khoái lạc?

Thế nào gọi là không cảm thấy khoái lạc?- Khoái lạc nghĩa là như người đói mà được các thức ăn ngon, vì người ấy xem thức ăn là khoái lạc nhất. Hoặc như người đangkhát mà được các thức uống bổ dưỡng, vì người ấy xem thức uốnglạc thú nhất. Dục lạc (cái vui của nhục dục) cũng như thế.

Không cảm thấy khoái lạc nghĩa là: Ví như người đang sạch sẽ mà dùng các thứ xác chết buộc vào trên cổ, hoặc như phá vỡ mụt nhọt, hay bị thanh sắt nóng đốt thân; không thấy khoái lạc cũng như thế.

Nếu Tỳkheo hành dâm trong các trường hợp: Hoặc do mua dâm, hoặc do thuê bao, hoặc vì ân nghĩa mà được, hoặc do quen biết mà được, hoặc do đùa cợt mà được, hoặc do thách thức mà được... đều phạm tội Ba la di. Nếu vì tâm trí điên cuồng không hay biết, thì không có tội.

Thế nên nói: Nếu Tỳkheo đã thọ giới cụ túc trước chúng Tăng hòa hợp, không trả giới, giới yếu kém, không ra khỏi (Tăng chúng) mà hành dâm, thậm chí hành dâm với súc sinh thì Tỳkheo ấy phạm tội Ba la di, không đưọc sống chung (với Tăng chúng)

(Giải thích Giới thứ nhất đến đây là hết).

 Bấy giờ đức Thế Tôn ở tại thành Tỳ Xá Ly. Sau bữa ăn, Ngài ngồi quay mặt về hướng Ðông, lúc bóng xế độ nửa thân người, ngày 12 tháng thứ năm của mùa Ðông,sáu năm sau khi thành đạo, vì trưởng lão Da Xá con của Ca Lan Ðà mà chế giới này. Những gì Phật đã chế thì phải tuỳ thuận chấp hành . Ðó gọi là pháp tuỳ thuận.

2. GIỚI: TRỘM CẮP

PHẦN THỨ NHẤT CỦA GIỚI TRỘM CẮP

Khi Phật an trú tại thành Vương Xá, nói rộng như trên... Lúc bấy giờ con của người thợ gốm là trưởng lão Ðạt Nị Già (Sudinna) đi quyên góp về xây cất tăng phòng cao lớn, trang nghiêm đẹp đẽ, rồi điêu khắc,chạm trỗ văn vẻ, lại dùng dầu thơm rưới lên nền có màu sắc lưu ly, và bày biện (238b) các thức ẩm thực.

Bây giờ có vị trưởng lão Tỳkheo đến, hỏi Ðạt Nị Già: "Trưởng lão bao nhiêu tuổi?"Ðạt Nị Già đáp: "Tuổi chừng đó". Khách Tỳkheo nói: "Thầy còn nhỏ, tôi nên ở trong phòng này". Thế rồi Ðạt Nị Già nhường phòng lại cho thượng tọa ở rồi đi khuyến hóa về cất một căn phòng thứ hai. Lại một trưởng lão Tỳkheo khác đến, thầy cũng nhường phòng như trước, rồi đi quyên góp xây cất căn phòng thứ ba. Lần này cũng có một trưởng lão Tỳkheo khác đến, và thầy cũng nhường phòng như hai lần trước.

Khi ấy, Ðạt Nị Già suy nghĩ: "Ta trải bao gian khổ xây phòng, nhưng không được ở, vậy ta phải tìm cây gỗ và nhân công ở đâu để xây lại căn phòng khác? Ta bị mưa gió nóng lạnh, muỗi ruồi làm khốn đốn, nên tìm cách xây được căn phòng vừa mới hoàn thành, thì kẻ khác đã chực sẵn như mèo rình chuột, vừa làm xong là đoạt mất. Vậy phải làm sao đây?". Bèn suy nghĩ: "Ta vốn là thợ khéo, lại có sức lực, ta nên xây một căn phòng bằng gạch trên tảng đá đen bên hang núi của các vị tiên nhân, rồi nung cho chín để ở". Khi Ðạt Nị Già suy nghĩ thế rồi, bèn xây một căn phòng bằng gạch trên tảng đá đen bên hang núi các tiên nhân, rồi nung chín thành ngôi nhà, đồng thời chạm trổ và đặt các cánh cửa, chỉ trừ cánh cửa, then cửa và giá áo, ngoài ra các cái khác đều được nung chín, màu sắc đỏ au như Ưu đàm bát.

Lúc bấy giờ, sau cơn mưa trời tạnh. Ðức Thế Tôn đang đi kinh hành bên triền núi Kỳ Xà Quật. Với Phật nhãn đức Như Lai không việïc gì chẳng thấy, không có sự gì chẳng nghe, không có điều gì chẳng biết, vì nhân duyên ấy, ngài muốn thuyết khế kinh để cho giới luật được tồn tại lâu dài. Do đó tuy biết, ngài vẫn hỏi các Tỳkheo: "Trên tảng đá đen bên hang núi của các tiên nhân, có vật gì giống như hoa Ưu Ðàm Bát kia vậy?". 

Các Tỳkheo bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn, Tỳkheo Ðạt Nị Già trước kia đi khuyến hóa về làm tăng phòng rồi điêu khắc chạm trổ cực kỳ trang nghiêm, khi hoàn thành thì có vị thượng tọa đến chiếm lấy, thầy bèn làm cái thứ hai, thứ ba, lại cũng bị chiếm lấy như trước. Thế nên, giờ đây thầy mới xây riêng một căn phòng bằng ngói nung chín có màu sắc đẹp đẽ như hoa Ưu Ðàm Bát trên tảng đá đen, bên hang núi của tiên nhân kia vậy".

Bấy giờ đức Thế Tôn bèn bảo A Nan đem y đến cho ngài, A Nan liền đem y dâng lên đức Như Lai. Thế rồi, Thế Tôn khoác y, đi đến chỗ tảng đá đen bên hang núi của các tiên nhân. Vì đức Thế Tôn đã thành tựu tối thắng các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi (nên thoạt hiện một cách tự nhiên) không cần phải dụng tâm. Vì sao vậy? - Vì công đức của hạnh nghiệp tự nhiên thù thắng nên chư Thiên, Phạm vương không thể sánh bằng, như trong Kinh Oai Nghi đã mô tả đầy đủ. Bấy giờ, đức Thế Tôn dùng oai nghi thù thắng đi (238c) đến căn phòng gạch của Ðạt Nị Già. Thiên thần bèn làm cho cánh cửa tự mở, tuy căn phòng nhỏ hẹp, nhưng đức Như Lai đi vào tự nhiên, không thấy nhỏ hẹp chút nào. Khi đức Như Lai vào phòng của Ðạt Nị Già xong, bèn dùng bàn tay vàng sờ vào vách tường, nói với các Tỳkheo: "Các thầy hãy xem Tỳkheo Ðạt Nị Già đã trang hoàng căn phòng này thật khéo léo. Tỳkheo Ðạt Nị Già này tuy đã xuất gia mà vẫn chưa chán nghề nghiệp thuở trước, chưa chịu từ bỏ những kỹ thuật khéo léo, lại còn nung đốt căn phòng làm thương tổn chúng sinh. Vả lại căn phòng gạch này khi lạnh thì rất lạnh, khi nóng thì rất nóng, có thể làm hư mắt người ta, khiến người ta sinh nhiều bệnh. Vì có những điều bất tiện như thế, nên các thầy phải phá nó đi, chớ để sau này các Tỳkheo lại bắt chước làm kiểu phòng ấy. Vì tương lai các Tỳkheo sẽ bảo: "Khi Thế Tôn còn tại thế, các Tỳkheo mỗi người tự làm phòng để ở, do đó cần phải phá bỏ". Thế rồi các Tỳkheo bèn đập bỏ căn phòng ấy.

Ðức Thế Tôn sai đập bỏ căn phòng ấy xong, liền trở về nuí Kỳ-xà-quật .

Khi trưởng lão Tỳkheo Ðạt Nị Già từ thôn xóm khất thực trở về, thấy căn phòng mình đã bị đập phá, bèn hỏi các Tỳkheo: "Ai phá căn phòng này?". 

Lúc ấy có một Tỳkheo nói với Ðạt Nị Già: "Nay thầy được lợi ích rất lớn. Vì sao vậy? - Vì đức Như Lai đã hạ cố đến căn phòng này, thầy nhờ căn phòng này mà được hưởng phước lây. Ðức Thế Tôn biết thời, nên đã sai người đập phá căn phòng này". 

Khi Ðạt Nị Già nghe như thế, thầy hoan hỷ cực độ, nên suốt cả bảy ngày quên hết đói khát. Nhưng sau bảy ngày, thầy liền suy nghĩ: "Ta biết tìm cây gỗ ở đâu để xây lại căn phòng mới, viên quan kiểm lâm của Vua Bình Sa là Da Thâu Ðà vốn là bạn cũ của ta, ắt có cây gỗ". Nghĩ thế thầy bèn khoác y thường mặc, cầm bát đi đến nhà Da Thâu Ðà, ủy lạo rằng: "Ông không bệnh, trường thọ chứ? Tôi muốn cất một căn phòng mà chưa có cây gỗ, ông có thể ủng hộ cây gỗ được không?". 

Viên đại thần đáp: "Nhà tôi không có cây, mà cây của vua cũng hết cả, khi nào gỗ chở đến tôi sẽ cấp cho thầy". 

Ðạt Nị Già liền nói: "Chớ nói như thế, lẽ nào cây của vua mà lại hết được?". 

Viên đại thần lại nói: "Tôn giả, nếu thầy không tin, hãy thân hành đến xem".

Bấy giờ Ðạt Nị Già liền đến chỗ vườn cây, trông thấy năm cây gỗ lớn, bèn chọn lấy hai cây đem về phòng. Theo phép cũ của Tiên vương, cứ năm ngày vua phải đi tuần hành quan sát kho lẫm, kho chứa vàng bạc, nơi cung nhân cư trú, các chuồng voi ngựa, nhà để xe cộ, kế tiếp đi đến nơi cất các cây gỗ, vua thấy thiếu mất hai cây liền hỏi Da Thâu Ðà: "Các cây gỗ vì sao (239a) thiếu mất hai cây?". 

Da Thâu Ðà đáp: "Tâu Ðại vương! Tất cả đều còn chứ đâu có thiếu". 

Như vậy vua đi tuần hành lần thứ hai, lần thứ ba, đều hỏi Da Thâu Ðà vì sao thiếu mất hai cây gỗ, nhưng Da Thâu Ðà đều tâu với vua còn đủ chứ không có thiếu. Vua liền nổi giận nói: "Chẳng phải ngươi đã đốt cây gỗ của ta sao? Hay là đã đem gỗ của ta cho nước địch?".

Liền ra lệnh quan hữu ty bắt trói Da Thâu Ðà. Da Thâu Ðà bị bắt trói liền suy nghĩ: "Gần đây tôn giả Ðạt Nị Gia từng đến xin cây mà không có, hay đã lấy đi chăng?".Ông liền sai người tín cẩn đến hỏi Ðạt Nị Gia: "Thưa tôn giả, thầy từng đến xin cây, vậy thầy có lấy hai cây gỗ kia đi chăng?". 

Tôn giả đáp: "Có lấy đi". 

Da Thâu Ðà lại sai sứ giả đến bạch với tôn giả rằng: "Vì tôi để mất cây gỗ nên bị bắt giam vào ngục, tôn giả hãy dùng phương tiệnbiện bạch khỏi phạm lỗi để tôi sớm ra khỏi lao tù". 

Ðạt Nị Gia liền thông báo lại rằng: "Ông chỉ cần tâu với vua là trước đây Tỳkheo Ðạt Nị Già có đến tôi xin cây, hay là ông ta đã lấy đi, xin hãy ra lệnh tra xét". 

Vua liền sai sứ gọi Ðạt Nị Già, Ðạt Nị Già bèn đến triều khuyết. Trưởng lão Ðạt Nị Già vốn là người đoan chính, dung nghi thanh nhã, trời, người đều tôn kính, nên vua vừa trông thấy đã hoan hỷ, bèn hỏi thầy: "Tôn giả Ðạt Nị Già, thầy không lấy hai cây gỗ của trẫm đấy chứ?".

Tôn giả đáp: "Tôi có lấy".

Vua hỏi: "Tôn giả, vì sao người xuất gia mà lấy của người ta không cho?".

Ðạt Nị Già nói: "Ðại vương trước kia đã hứa cho chứ không phải không cho".

Vua hỏi: "Ai cho?".

Ðáp: "Ðại vương chứ ai?"

Vua nói: "Thưa tôn giả! Trẫm là vua một nước nhiều bận rộn nên không nhớ được, xin thầy nhắc lại, thế nào là hứa cho?".

Ðạt Nị Già nói: "Ðại vương không nhớ khi mới lên ngôi, các quan đại thần trong triều tập họp lại, đi lấy nước của các ao hồ sông suối đem về rưới lên các mầm cây và dược thảo, lại đổ nước ấy trong ngà voi trắng, đem rót trên đầu đại vương, tôn đại vương lên ngôi báu. Lúc ấy chính từ miệng đại vương tuyên bố: "Nay trẫm là vua, tất cả cây cỏ, nước non trong xứ đều bố thí Sa môn Bà la môn. Ðó là vua đã chochứ không phải không cho".

Vua nói: "Tôn giả! Trẫm cho những vật trong nước không có người gìn giữ, chứ không phải cho những vật có người gìn giữ. Sao thầy dám xuyên tạc những lời trước kia, ngụy biện, vu khống ta".

Thế rồi, vua hạ lệnh thả Da Thâu Ðà ra. Những Bà la mônthiện nam tín nữ trong nước đều hoan hỷ, nói: "Lành thay tôn giả Ðạt Nị Già, đã dùng phương tiện trí tuệ khéo léo đáp đại vươngthoát khỏi tội hôm nay. Vua lại còn hạ lệnh cho Da Thâu Ðà an ổn ra khỏi lao ngục".

Khi ấy, tại thành Vương Xá, những kẻ không tin Phật phápđều oán hận bảo?"Vì sao ông Sa môn Ðạt Nị Già này lại tráo trở, ngụy biện lừa dối nhà vua để (239b)khỏi mắc tội? E rằng từ nay trở đi những cây cối trong nhà của chúng ta cũng sẽ bị ông ta lấy đem đi, rồi bảo rằng trước kia vua đã hứa cho. Phải làm sao đây? Ðó là kẻ đồi bại, nào có đạo hạnh gì!". 

Các Tỳkheo liền đem những lời dị nghị ấy bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Phật liền bảo đi gọi Tỳkheo Ðạt Nị Già đến. Khi thầy đến rồi, Phật hỏi: "Có thật thầy lấy cây gỗ của nhà vua chăng?"

Ðáp: "Có lấy thật!".

Phật nói: "Thầy là người xuất gia, vì sao vật của người ta không cho mà lấy?". 

Ðạt Nị Già đáp: "Bạch đức Thế Tôn, trước kia nhà vua có hứa cho chứ không phải không hứa cho".

Phật hỏi: "Vua cho thế nào?"

Ðạt Nị Già đáp: "Lúc vua mới lên ngôi, chính miệng vua tuyên bố: Những nước non cây cỏ trong quốc độ, trẫm bố thí cho Samôn, Bàlamôn. Ðó là hứa cho chứ không phải không hứa cho". 

Phật bảo: "Ngươi là người ngu, vua cho vật không có người giữ,chứ không phải cho vật có người giữ. Nay những cây gỗ của vua có người giữ vì sao bảo là cho? Ðạt Nị Già, thầy há không nghe ta dùng nhiều nhân duyên khiển trách trường hợp không cho mà lấy, và khen ngợi các trường hợp cho rồi mới lấy đó sao? Vì sao nay thầy lại lấy của không cho? Ðạt Nị Già, đây là điều phi pháp, phi luật, chẳng phải điều ta dạy, việc này không thể làm tăng thêm thiện pháp được".

Các Tỳkheo liền bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn! Vì sao Tỳkheo Ðạt Nị Già này lần đầu tiên phạm tội không cho mà lấy?"

Phật bảo các Tỳkheo : "Ông Ðạt Nị Già này không những ngày nay đầu tiên phạm tội không cho mà lấy, mà trong đời quá khứ cũng đã từng phạm tội không cho mà lấy đầu tiên".

Các Tỳkheo bạch với Phật: "Ðã từng có thế sao?"

Phật nói: "Ðúng như thế. Trong thời quá khứ, lúc thế giới này đến thời kiếp tận, các chúng sinh sinh lên cõi trời Quang Âm. Khi thế giới hoàn thành, chư thiên cõi Quang Âm xuống lại thế gian. Lúc ấy chư Thiên đi lại trên hư không lấy niềm vui thiền định làm thức ăn, du hành đây đó, sống đời khoái lạc, thuần thiện, ánh sáng của thân thể chói rọi lẫn nhau, không cần đến ánh sáng của mặt trời, mặt trăng. Khi ấy chúng sinh không có ngày đêm, mặt trời, mặt trăng và năm tháng thời tiết. Khi nước vừa rút thì vị đất liền sinh như vị cam lồ của cõi trời. Bấy giờ có một chúng sinh thô tháo tham trước mùi vị, nếm vị đất đó thấy có mùi thơm ngon lành, tâm liền sanh đắm trước. Các chúng sinh khác bắt chước nếm thử cũng cảm thấy ngon lành, nên cùng lấy ăn. Ăn rồi thân thể nặng nề, mất hết thần thông, ánh sáng tắt ngúm. Do đó, thế gian mới có mặt trời, mặt trăng, tối sáng, năm tháng, thời tiết.

Bấy giờ, chúng sinh chẳng phải nam, chẳng phải nữ, nhưng ăn vị đất lâu ngày hình sắc thành ra sai khác. Những ai ăn nhiều thì sắc thân thô xấu. Những ai ăn ít thì sắc thân đoan chính. Khi ấy, những kẻ đoan chính tự cho mình hơn người (239c), thấy kẻ thô xấu khinh họ không bằng mình, ỷ mình đoan chính nên sinh ra kiêu mạn. Vì sinh tội kiêu mạn, nên vị đất biến mất. Thế rồi, đất sinh ra váng mùi vị như mật nguyên chất. Bấy giờ các chúng sinh đều kinh hãi than rằng: Vì sao vị đất bỗng nhiên biến mất, bèn cùng nhau ăn váng đất, những ai ăn nhiều thì hình sắc thô xấu, còn những kẻ ăn ít thì thân sắc đoan chính. Rồi những kẻ đoan chính tăng thêm kiêu mạn. Vì thế váng đất lại biến mất. Khi váng đất đã biến mất, đất lại sinh ra loại nấm, vị như đường phèn. Những ai ăn nhiều thì xấu xí, những kẻ ăn ít thì đẹp đẽ, lại cũng như trước, người đoan chính sinh kiêu mạn càng nhiều. Do thế, nấm đất lại bỗng nhiên biến mất, và đất tự nhiên hóa sinh lúa nếp. Loại lúa nếp này lấy rồi lại có, không hề tăng giảm, lấy buổi mai, buổi chiều lại có, lấy buổi chiều, buổi mai có lại. 

Các Tỳkheo nên biết! Khi chúng sinh thấy váng đất biến mất liền sinh sầu não, giống như kẻ trượng phu bị sầu não bức bách. Mặc dù bị sầu não bức bách, nhưng họ không biết là tội lỗi do mình. Thế rồichúng sinh lại ăn loại lúa nếp tự nhiên ấy. Ăn lúa nếp lâu ngày dần dần sinh ra thân hình nam nữ, rồi nhiễm trước nhau, khởi lên dâm dục, thành ra vợ chồng. Các chúng sinh khác thấy thế giận dữ đánh đập, ném đá, nguyền rủa: "Vì sao thế gian bỗng sinh ra điều phi pháp? Việc ấy không phải là pháp được sinh lên trời. Từ nay trở đi phải tu thiện pháp để được sinh lên trời". 

Phật bảo các Tỳkheo: "Khi ấy, những chúng sinh làm điều phi pháp cảm thấy hổ thẹn, ô uế, ẩn thân, không xuất đầu lộ diện, hoặc một ngày, hai ngày cho đến một tháng. Vì thế, họ xây cất phòng ốc để che khuất kín đáo mà làm điều phi pháp. Lúc ấy, chúng sinh bèn suy nghĩ: "Vì sao chúng ta phải lao khổ suốt ngày, chi bằng buổi sớm ta lấy lúa về dùng cho cả ngày mai". Thế rồi, ngày mai có chúng sinh khác đến rủ người ấy cùng đi lấy lúa, thì người ấy đáp: "Hôm qua tôi đã lấy luôn phần hôm nay rồi". Kẻ kia nói: "Ðó quả là điều tốt". Rồi bắt chước lấy một lần cho cả mười ngày, hai mươi ngày, một tháng, hai tháng. Vì lòng tham tích trữ, nên lúa nếp sinh ra trấu cám, chỗ nào buổi mai gặt thì buổi chiều không sinh lại. 

Bấy giờ chúng sinh bèn hội họp lại bảo nhau: "Chúng ta ngày xưa đều tự nhiên bay đi, lấy niềm vui thiền định làm thức ăn, khoái lạc, an ổn, rồi chúng ta ăn vị đất, nhưng lúc ấy trong chúng sinh chưa có ác pháp. Ðến khi ác pháp sinh khởi thì vị đất biến mất, và sinh ra váng đất. Váng đất sinh ra có hương vị thơm ngon. Tiếp đến đất sinh ra nấm, rồi lại sinh ra lúa nếp vẫn còn thơm ngon. Ngày nay chúng ta phải lập ra định chế, chia những đám ruộng lúa ra thành bờ ngăn (240a) rồi giao cho nhau: Phần này thuộc về tôi, phần kia thuộc về bạn. Nhưng bấy giờ có một chúng sinh suy nghĩ thế này: "Nếu ta tự lấy phần mình thì không bao lâu sẽ hết, vậy ta hãy lấy một ít phần của người để phần của ta còn được lâu dài". Những chúng sinh khác thấy chúng sinh này lấy của không cho, liền nói với y: "Vì sao vật người ta không cho mà ngươi lại lấy? Chớ có làm thế nữa". Nhưng chúng sinh ấy vẫn lấy, không thôi, chúng sinh kia bắt gặp y lấy trộm đến lần thứ ba liền bảo: Vì sao chúng sinh lại có kẻ trộm cắp cho đến lần thứ ba? Từ nay trở đi, nếu ngươi còn trộm cắp thì phải bị trừng phạt". Thế nhưng y vẫn không chừa. Người kia bắt được liền dùng roi gậy đánh y thật đau, y bị ăn đòn, bèn kêu lớn: "Vì sao thế gian lại có ác pháp này, khiến chúng sinh này dùng gậy đánh chúng sinh kia?". Khi ấy người đánh liền ném gậy xuống đất và cũng kêu lớn lên: "Vì sao thế gian lại có thứ ác pháp ấy? Do đâu có người lấy vật mà người ta không cho, và càng nói càng không biết xấu hổ?". Từ đó thế gian có ba ác pháp xuất hiện, đó là:

1.- Không cho mà lấy.
2.- Nói dối .
3.- Dùng gậy đánh người .

Ðó là ba ác pháp xuất hiện sớm nhất.

Phật bèn nói với các Tỳkheo: "Khi ấy, chúng sinh lấy của không cho đầu tiên nào phải ai khác mà chính là Tỳkheo Ðạt Nị Già con người thợ gốm này đây. Ông Ðạt Nị Già này từ quá khứ lấy của không cho đầu tiên, ngày nay ở trong chánh pháp của ta, lại cũng là người đầu tiên lấy của không cho".

Bấy giờ các Tỳkheo liền bạch với Phật rằng: "Vì sao Tỳkheo Ðạt Nị Già này mang ân Thế Tôn được khoác áo cà sa khiến vua Bình Sa thấy thầy liền thả đi?".

Phật dạy: "Ðúng thế. Này các Tỳkheo, Tỳkheo Ðạt Nị Già đây không những ngày nay nhờ khoác áo cà sa của ta nên thoát khỏi tội mà trong thời quá khứ cũng đã từng mang ơn ta mới được độ thoát. Ðó là: Lúc bấy giờ, bên bờ đại hải có một cây Viên bà lợi, trên cây có con chim cánh vàng (Kim sí điểu) to lớn, hai cánh cách nhau tới 150 do tuần. Cách sống của chim cánh vàng là dùng rồng làm thức ăn. Khi muốn ăn thịt rồng trước hết nó dùng đôi cánh quạt mạnh trên biển, khiến nước hai bên vẹt ra, thân rồng xuất hiện, liền bắt lấy ăn thịt. Theo truyền thống của loài rồng là sợ chim cánh vàng, nên thường tìm áo cà sa treo ở trước cửa cung. Chim thấy áo cà sa sinh lòng cung kính, nên không tiến vào bắt ăn các loài rồng ấy. Bấy giờ con chim đó dùng cánh quạt nước biển, thấy được rồng muốn ăn thịt. Con rồng rất kinh hãi liền dùng chiếc ca sa khoác lên đỉnh đầu, lên bờ chạy trốn. Lúc đó nó (240b) hóa ra hình người, con chim cánh vàng hóa ra hình Bà la môn đuổi theo con rồng đó và mắng rằng: "Sao ngươi không chịu vứt cà sa đi?" Con rồng đó sợ chết, giữ chặt chiếcáo cà sa, dù chết cũng không chịu bỏ. 

Bấy giờ trên hải đảo có vị tiên nhân cư trú, nơi đây có hoa trái sum xuê, lúc đó con rồng quá sợ hãi mà không có chỗ nào nương tựa, liền chạy đến chỗ cư trú của tiên nhân. Vị tiên nhân này có uy đức lớn nên chim cánh vàng không dám bay vào mà từ xa hướng đến tiên nhân đọc kệ:

"Con rồng ác nghiệt kia
Giờ biến thành thân người
Sợ chết, cầu thoát thân
Mà chạy vào trong đó.
đức hạnh Tiên nhân,
Ta phải nhịn đói khát,
Thà chịu mất thân mạng,
Không dám ăn rồng này.

Lúc bấy giờ tiên nhân suy nghĩ: "Ai đọc kệ đó nhỉ?"Liền đứng dậy bước ra xem, thấy con rồng kia bị chim cánh vàng rượt đuổi, bèn đọc kệ đáp chim cánh vàng:

"Mong ngươi được trường thọ,
Thường hưởng thiên cam lồ.
Nhịn đói không ăn rồng
Vì lòng kính trọng ta"

Khi ấy chim cánh vàng nhờ uy đức của tiên nhân liền hết đói khát. Thế rồi, tiên nhân nói với chim cánh vàng: "Vì ngươi phạm giới nên mới mang thân chim này, nay lại muốn sát sinh, ắt phải đọa địa ngục (nói rõ mười điều ác cho đến tà kiến). Như vậy, mỗi mỗi đều phải đọa địa ngục, súc sanh, ngạ quỷa tu la. Nay ngươi nên cùng với con rồng này sám hối để sau này không thù oán nhau nữa". Chúng liền sám hối. Sám hối xong mỗi con đều trở về chỗ cũ.

Phật liền bảo các Tỳkheo: "Thuở ấy vị tiên nhân kia nào phải ai khác mà chính là ta đây. Con chim cánh vàng là vua Bình Sa, con rồng là Tỳkheo Ðại Nị Già, Tỳkheo Ðạt Nị Già này ngày xưa nhờ áo cà sa của ta mà thoát nạn chim cánh vàng, ngày nay cũng lại nhờ áo cà sa của ta mà thoát khỏi vương nạn". 

Khi ấy các Tỳkheo bạch với Phật rằng: "Vì sao vua Bình Sa kia thấy Tỳkheo Ðại Nị Già này liền thả cho đi?".

Phật nói với các Tỳkheo: "Không những ngày nay mà xưa kia đã từng có vậy". 

Các Tỳkheo bạch với Phật: "Ðã từng có như vậy sao?".

Phật dạy: "Ðúng thế. Trong thời quá khứ có một vị vua khéo giáo hóa người và vật khiến chúng lìa xa thù oán, ngũ cốc phồn vinh, dân chúng an lạc, sống có tiết nghĩa ân tình, nhân đức hiếu thuận, bố thí, giữ giới. Bấy giờ trong nước ấy có tên thợ săn voi, nhà y nghèo cùng, lại sinh nhiều (240c) con, các con y xúm nhau đòi ăn, đòi uống. Khi ấy vợ người thợ săn bảo chồng: "Nhà ta nghèo khổ cơ hàn thế này, sao ông không siêng năng làm ăn?".

Thợ săn trả lời: "Bà muốn tôi làm việc gì?"

Người vợ đáp: "Vì sao không siêng năng làm nghề của ông cha?"

Khi ấy người thợ săn bèn chuẩn bị lương thực mang theo dụng cụ săn bắn, đến bên núi Tuyết Sơn. Lúc bấy giờ ở chân núi có con voi trắng sáu ngà, vốn là một con voi có trí tuệ, liền suy nghĩ: "Vì lý do gì mà người ta muốn giết hại ta? Tại vì muốn lấy ngà nên họ mới giết ta?". Lúc ấy, con voi này khi tổ tiên chết, nó nhặt lấy ngà đem cất tại một chỗ, đến khi cha chết nó lại lấy ngà đem cất cùng chỗ, rồi tách khỏi đàn voi, thong thả đi kiếm ăn. Bấy giờ người thợ săn lần lượt đi săn bắn, qua các núi rừng, rồi đến chỗ voi. Voi thấy thợ săn liền khởi suy nghĩ: "Kẻ trượng phu kia là ai mà lại đến đây, há chẳng phải là thợ săn muốn đến giết ta sao?". Liền đưa vòi lên tỏ ý vời gọi thợ săn. 

Thợ săn vốn là người hiểu rõ tướng voi, nên nghĩ: "Nếu ta không đến nó ắt hại ta", liền đến chỗ voi, voi liền hỏi: "Ngươi đến đây cầu việc gì?". Thợ săn bèn nói ý mình với nó. Voi liền nói: "Nếu ngươi không đến đây nữa, ta sẽ cung cấp cho ngươi những gì ngươi cần". Thợ săn liền đáp: "Nếu ta được những gì cần thiết, ta còn không muốn ra khỏi cửa, huống gì đến đây". Bấy giờ voi liền đem ngà của tổ tiên ra cho thợ săn. Thợ săn nhận được rồi, hoan hỷ trở về cố quốc. Thế rồi y liền suy nghĩ: "Ta đem số ngà voi này về lo việc ăn mặc cho vợ con ắt chẳng được bao lâu, ta nên tìm chỗ vắng vẻ mà ở để hưởng thụ một mình. Nếu takhỏe mạnh sẽ có vợ con. Thế rồi một buổi sáng y cần có năm tiền, bèn mang số ngà voi kia đến một quán rượu. 

Khi chủ quán thấy y đi đến, liền suy nghĩ: "Người này từ đâu đến vậy? Hôm nay ta ắt được một ít lợi lộc", bèn sửa giường nệm để đợi người vác ngà voi kia đến, rồi mời y ngồi. Thừa lúc y đang đói khát, chủ quán liền chuốc rượu cho say, say rồi bèn bắt ghi sổ nợ, số rượu thì rất ít mà số nợ thì rất nhiều. 

Ngày hôm sau tỉnh cơn say, y lại đòi rượu, chủ quán rượu liền nói: "Vì sao ông còn đòi nữa? hình như ông chưa hiểu, vậy chúng ta hãy cùng nhau tính sổ, nếu còn thừa tiền tôi sẽ đưa rượu". Nhưng khi kế toán xong, không còn dư một đồng ten. Anh ta bèn suy nghĩ: "Ta biết tìm đâu để có được tiền? hay là ta lại vào núi giết con voi ấy". 

Rồi y trở vào núi đến chỗ voi ở, con voi thấy tên thợ săn, liền hỏi: "Vì sao ông còn đến đây?". 

Người thợ săn bèn nói rõ ý mình với voi. Voi liền hỏi: "Những thứ tôi đưa ông lúc trước, giờ đây đâu rồi?". 

Y đáp: "Vì tôi vô trí sinh ra phóng dật, nên đã dùng hết". 

Voi (241a) nói: "Nếu ông không còn phóng dật nữa, tôi sẽ cho ông". Thợ săn đáp: "Ta đã hối hận việc làm trước đây, lẽ nào còn tái phạm nữa. Nếu voi cho tôi lần nữa, tôi sẽ không ra khỏi cửa". 

Voi lại đem số ngà của cha ra cho y. Thợ săn liền mang ngà voi về nước và cũng đem dùng bừa bãi hết sạch như trước, rồi suy nghĩ: "Ta phải giết con voi ấy, lần này tới đó đừng để nó thấy ta". 

Vào tháng cuối xuân khí trời nóng bức con voi ấy xuống ao tắm, tắm xong lên bờ, đang nằm nghỉ mát dưới gốc cây, trước dàn voi. Bấy giờ thợ săn bèn dùng tên có tẩm thuốc độc bắn con voi ấy, trúng vào vai nó, máu chảy thấm vào mắt. Con voi ngẩng đầu lên xem thử tên từ đâu đến, liền thấy tên thợ săn, bèn từ xa trách y: "Ngươi là quân tệ ác, lòng dạ phản phúc, sức ta giờ đây có thể giết ngươi, nhưng vì kính trọng cà sa nên ta không giết, bèn gọi thợ săn: "Người hãy đến nhanh cắt lấy ngà ta". Rồi dùng thân che chở tên thợ săn ấy không để những con voi khác làm hại. 

Lúc ấy trong rừng có một thiên thần, đọc bài kệ rằng:

"Trong không lìa si ám.
Ngoài giả mặc cà sa.
Lòng ôm ấp độc hại,
Không đáng mặc cà sa.
Thiền định trong vô tướng
Vĩnh viễn diệt phiền não.
Nội tâm thường vắng lặng
Mới đáng mặc cà sa".

Phật bảo các Tỳkheo: "Con voi chúa thuở ấy nào phải ai khác đâu mà chính là vua Bình Sa ngày nay vậy. Còn người thợ săn ngày nay là Tỳkheo Ðạt Nị Già này dây. Vua Bình Satôn kính cà sa nên đã tha thứ người thợ săn ấy. Ngày nay lại vì Ðạt Nị Già khoác y cà sa nên không bắt tội".

Các Tỳkheo lại bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao vua Bình Sa này thấy Ðạt Nị Già uy nghi tề chỉnh, không khởi ác tâm?

Phật bảo các Tỳkheo: "Vua Bình Sa này không chỉ có ngày nay mới quý trọng uy nghi, không khởi ác tâmngày xưa đã từng có".

Các Tỳkheo bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn đã từng có vậy sao?"

Phật dạy: 

- Ðúng như vậy. Trong thời quá khứ có một vì vua khéo giáo hóa dân chúng và mọi vật xa lìa sự thù oán, trong nước ngũ cốc phồn thịnh, dân chúng an lạc, sống có tiết nghĩa ân tình, nhân đức, hiếu từ, bố thí, giữ giới. thương yêu khắp người vật. Nhà vua có một thớt voi tên là Ðại Thân, hung ác khó điều phục, uy danh vang khắp xa gần. Khi ấy các nước địch không nước nào đương cự nổi, nếu có chỗ nào phải chinh phạt thì quân giặc bị đánh tan tành. Nếu có kẻ nào vi phạm vương pháp đều khiến con voi này dùng chân chà chết. Vì vua có voi ấy nên ỷ lại không sợ. (Nhưng một hôm) chuồng voi bị hư (241b) voi liền phóng chạy đến bên cạnh một Tinh xá trông thấy các Tỳkheo uy nghi tề chỉnh, lại nghe lời tụng kinh rằng: "Sát sinh chịu khổ, không giết được phước". Voi nghe lời Kinh ấy, tâm trở nên nhu thuận. Bấy giờ có kẻ phạm pháp đáng tội chết, vua ra lệnh quan hữu ty khiến voichà chết. Nhưng voi dùng mũi ngửi tội nhân ba lần mà không có tâm giết hại. Viên quan giám sát liền đem việc ấy tâu lên vua rằng: "Voi thấy tội nhân chỉ dùng mũi ngửi mà hoàn toàn không có ý giết hại". 

Vua nghe lời ấy rất lấy làm ưu sầu, bèn hỏi lại viên quan kia rằng: "Voi làm như thế thật sao?". 

Vị ấy đáp: "Thật như thế!". 

Vua liền mời các đại thần đến họp bàn việc ấy. Ðại thần tập họp xong, vua nói với họ: "Nay ta làm vua, không ai thắng nổi, chính là nhờ con voi này, nay bỗng nhiên nó lại như thế, phải làm sao đây?". 

Bấy giờ các đại thần bèn gọi người quản tượng đến hỏi: "Gần đây, chuồng voi bị hư, voi đi đến nơi nào?". Người quản tượng đáp: "Ðến tại tinh xá". Các đại thần vốn thông minh, đoán rằng: "Con voi này thấy các Tỳkheo, ắt được nghe Kinh pháp, tâm ý nhu nhuyến, không muốn sát sinh", bèn bảo tên quản tượng làm các nhà đánh bạc, lò sát sinh, nhà tù bên cạnh chuồng voi, để voi ở gần các nhà ấy. Thế rồi, voi thấy người dánh bạc thì mở to mắt, múa tay, cất tiếng kêu lớn, thấy kẻ đồ tể thì tàn sát súc vật, thấy chủ ngục thì tra khảo kềm kẹp. Voi thấy thế rồi, ác tâm sinh trở lại, nên khi vua bỏ tội nhân vào chuồng, voi liền chà chết. Lúc ấy chư Thiên liền nói kệ:

"Voi thấy thiện giới Luật,
Và nghe điều tội phước
Thiện tâm ngày đêm tăng
Ác hạnh dần tiêu diệt
Gần gũi các nghiệp ác,
Tâm trước khởi trở lại,
Chỉ có bậc minh trí
Thẳng tiến không lùi bước".

Phật bảo với các Tỳkheo:

- Con voi lớn thuở ấy nào phải ai khác đâu mà chính là vua Bình Sa. Vua Bình Sa trong đời trước từng thấy Tỳkheo uy nghi tề chỉnh, lòng sinh yêu mến hoan hỷ, nay Thấy Ðạt Nị Già uy nghi tề chỉnh, lòng rất hoan hỷ nên không hỏi tội. Khi ấy Ðạt Nị Già liền suy nghĩ: "Ta làm căn phòng thứ nhất thượng tọa lại đến chiếm lấy, đuổi ta ra đi, đến căn phòng thứ hai, thứ ba ta cũng bị đuổi đi, sau đó ta xây căn phòng bằng gạch nung thì Thế Tôn sai người đập phá. Ta lại lấy cây gỗ của vua đem về làm nhà, lại bị đức Thế Tôn khiển trách đủ điều. Thật là uổng công gian khổ, chẳng được việc gì! Từ nay trở đi ta chấm dứt việc lao khổ này, nương vào (241c) chúng Tăng, vui khổ qua ngày".

Thế rồi Ðạt Nị Già tập hạnh vô sự, ngày đêm tinh thành chuyên tu đạo nghiệp, được các thiền định, thành tựu đạo quả, đắc sáu thần thông, biết mình đã chứng, lòng đầy phấn khích. Ðạt Nị Già nói kệ an ủi mình:

"Muốn hưởng niềm vui thiền,
Phải tu pháp Samôn.
Giữ thân mạng tịnh chỉ 
Như rắn vào hang chuột.
Muốn hưởng niềm vui thiền,
Phải tu pháp Samôn.
Y thực cần cho mình,
Xấu tốt tùy theo chúng.
Muốn hưởng niềm vui thiền
Phải tu pháp Samôn.
Nhất thiết phải tri túc
Chuyên tu đạo Niết bàn".

Bấy giờ Phật bảo các Tỳkheo:

- Hãy bảo các Tỳkheo xung quanh thành Vương Xá tập họp hết về đây, dù cho những ai đã nghe rồi, cũng phải nghe lại:

-"Nếu Tỳkheo lấy của mà người ta không cho thì phạm tội Ba la di, không được sống chung (với Tăng chúng)".

Lại nữa, khi Phật ở tại thành Vương Xá (nói rộng như trên) có một Tỳkheo, đến giờ liền khoác y, cầm bát vào thành tìm y phấn tảo, nhưng tìm khắp thành Vương Xá mà không được rồi đến ven sông tìm cũng không được, cuối cùng đến chỗ giặt y để tìm. Khi ấy, người thợ giặt, giặt áo xong, liền đến một chỗ khuất nói chuyện với người khác. 

Bấy giờ Tỳkheo đến chỗ phơi áo, có một người đàn ông khác trông thấy bèn nói với người thợ giặt: "Người xuất gia kia muốn lấy áo của ông đấy". Thợ giặt hỏi: "Người xuất gia ấy theo đạo nào?". 

Ðáp: "Xuất gia theo dòng họ Thích". 

Người thợ giặt nói: "Khỏi lo, Samôn con dòng họ Thích hễ của người ta không cho thì không lấy". Trong chốc lát, Tỳkheo bèn lấy áo ấy. Và người đàn ông kia lại nói với người thợ giặt: "Samôn đã lấy áo của ông rồi". 

Người thợ giặt cũng vẫn đáp như trước: "Khỏi lo Samôn con dòng họ Thích hễ của người ta không cho thì không lấy".

Khi ấy thầy Tỳkheo bèn kẹp những chiếc áo đó mang đi. Người đàn ông kia lại nói với người thợ giặt: "Samôn con dòng họ Thích đã đem áo đi rồi". 

Người thợ giặt liền đi tới xem, thì than ôi! Quả thật thầy đã lấy mang đi, bèn chạy theo gọi: "Tôn giả, tôn giả, áo ấy là của vua, của đại thần kia, của trưởng giả nọ, cái nào cũng có chủ cả, xin tôn giả chớ mang đi". 

Tỳkheo cố ý mang đi, không chịu bỏ lại. 

Người thợ giặt liền mắng: "Kẻ Samôn có hành vi bại hoại, nếu không trả áo cho ta, ta sẽ trị ngươi như vậy, như vậy đó". 

Tỳkheo cầm áo về đến trú xứ, mở cửa, để áo lên giường, (242a) đóng cửa, ngồi thiền

Bấy giờ người thợ giặt mang theo năm thứ tro đi vào Kỳ hoàn, các Tỳkheo khác đang đi kinh hành trước cửa tinh xá Kỳ hoàn, hoặc đang tịnh tọa tư duy liền hỏi người thợ giặt: "Vì sao ông kêu la om sòm như thế?". Người thợ giặt đáp: "Hôm nay tôi bị mất áo, vì sao lại hỏi tôi vô cớ kêu la lớn tiếng?". 

Các Tỳkheo hỏi: "Ai lấy áo của ông đem đi". 

Y đáp: "Người xuất gia". 

Họ bèn hỏi: "Xuất gia theo đạo nào?"

Y đáp: "Dòng họ Thích". 

Các Tỳkheo hỏi: "Mang đến nơi nào?". 

Người thợ giặt đáp: "Vào trong phòng này". 

Các Tỳkheo liền đến phòng đó, dùng tay gõ cửa, gọi: "Trưởng lão hãy mở cửa". 

Nhưng vị Tỳkheo ấy im lặng không đáp. Có một Tỳkheo trẻ tuổi, khỏe mạnh, liền bẻ cửa bước vào. Thầy Tỳkheo trộm áo cảm thấy hổ thẹn, cúi đầu không nói. Thế rồi thầy Tỳkheo trẻ bèn vào giường lấy các chiếc áo đem ra, đếm số áo đó, rồi hỏi người thợ giặt có đúng với số áo của anh mất hay không, thì anh đáp là đúng và trả cho anh. Bấy giờ các Tỳkheo nói với người thợ giặt: "Trong hàng xuất gia có nhiều loại người,ví như bàn tay có năm ngón không đều, nhiều họ xuất gia làm sao đồng nhất được. Ông là người hiền lành tốt bụng, chớ nên loan truyền với người khác. Chúng tôi sẽ bạch việc này lên Thế Tôn". 

Khi ấy người thợ giặt bèn nói: "Samôn dòng họ Thích có thế lực của vua chúa, thế lực của Bà la môn, trưởng giả, trước đây tôi chỉ sợ mất hết các áo này, bây giờ đã lấy lại được, còn nói với ai làm gì". 

Bấy giờ, các Tỳkheo đem nhân duyên ấy bạch đầy đủ lên Thế Tôn. Phật bảo gọi Tỳkheo kia đến, và họ đã gọi đến. Rồi Phật hỏi thầy: "Ông có thật như vậy chăng?". 

Thầy đáp: "Thật như vậy, bạch Thế Tôn!".

Phật bảo thầy: "Ông không nghe ta chế giới không được trộm cắp hay sao?". 

Thầy đáp: "Bạch Thế Tôn! Con biết Phật có chế giới, nhưng con tưởng rằng chỉ cấm nơi thành ấp thôn xóm, chứ không biết là cấm cả những nơi hoang vắng". 

Phật nói: "Kẻ ngu kia, lấy vật không cho ở trong làng xóm và lấy vật không cho ở nơi hoang vắng, khác nhau chỗ nào? Ðây là việc làm phi pháp, phi luật, trái lời Phật dạy, không thể dùng việc ấy để làm tăng thêm thiện pháp". 

Các Tỳkheo liền bạch với Phật: "Bạch Thế Tôn? Vì sao người thợ giặt ấy không tin người khác để bị thầy Tỳkheo kia lừa gạt". 

Phật bảo các Tỳkheo: "Người thợ giặt ấy không những đời này không tin (người khác) mà trong đời quá khứ cũng đã không tin". 

Các Tỳkheo bạch Phật: "Bạch Thế Tôn! Ðã từng có như thế sao?". Phật dạy: "Ðúng như thế. Trong đời quá khứ có hai Bà la môn đến Nam Thiên trúc học Kinh luận của ngoại đạo, học xong trở về nước. Trên đường trở về, họ đi qua vùng hoang dã nơi đồng cỏ dê ăn, thấy hai con dê đực đang húc nhau giữa đường, phép giao đấu của loài dê là tiến tới rồi lùi lại (242b). Khi ấy, người đi đầu vì ngu si, cả tin, bèn nói với người bạn đi sau: "Hãy xem hai con dê đực kia vốn là loài thú bốn chân mà cũng biết lễ nhượng, thấy ta là Bà la môn trì giới, đa văn, nên từ từ nhường bước, mở đường". Người bạn đi sau nói: "Này Bà la môn, ông đừng coi thường, tin bậy mà bảo loài dê có tình hữu nghị. Ðó không phải là nó kính trọng mở đường tránh ta, mà vì pháp giao đấu của dê là tiến tới rồi lại lùi". 

Người đi trước không tin lời ấy, nên bị dê húc phải, làm thương tích hai đầu gối, nằm lăn quay trên đất, bất tỉnh, áo mũ bị rách nát tả tơi. Lúc ấy có vị Thiên đọc lên bài kệ như sau:

"Y phục rách tả tơi, 
Bị thương nằm bất động.
Người ngu chuốc họa này,
Là do tin mù quáng".

Phật nói với các Tỳkheo: "Thuở ấy, người Bà la môn đi đầu nào phải ai khác đâu mà chính là người mất áo hôm nay. Còn người Bà la môn đi sau thuở ấy chính là người đàn ông báo tin kia vậy. Con dê đực thuở ấy nay chính là Tỳkheo trộm áo. Người mất áo vì trước kia không tin nên bị dê húc, nay cũng không tin nên lại mất áo, ngày xưa đã không tin lời nói của người đi sau, nay tuy chân thành thông báo lại cũng không tin". Thế rồi, Phật truyền lệnh cho các Tỳkheo sống xung quanh thành Xá Vệ đều phải tập họp lại, những ai nghe rồi, cũng phải nghe lại nữa:

-- "Nếu Tỳkheo ở nơi xóm làng, chỗ vắng vẻ, của người ta không cho mà lấy trộm đủ số (quy định) thì phạm tội Ba la di không được sống chung (với Tăng chúng)".

LUẬT MA HA TĂNG KỲ

Hết quyển hai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15757)
Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
(Xem: 12927)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 13673)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 11440)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 12942)
Đây là kinh Pháp Quán Phạm Chí. Khung cảnh dựng lên cho kinh cũng giống như khung cảnh của kinh thứ mười một...
(Xem: 16411)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, kinh văn số 1680, luận tập bộ toàn. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11917)
Một thời, đức Bhagavat trú tại Vārāṇasi, nơi xứ Ṛṣipatana, trong rừng Mṛgadāva. Bấy giờ, đức Thế Tôn nói:
(Xem: 11711)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32, luận tập bộ toàn, kinh văn 1671; HT Thích Như Điển dịch sang tiếng Việt.
(Xem: 13543)
Kinh Bát Đại Nhân Giác này của Đại Sư An Thế Cao từ nước An Tức sang Trung Quốc vào thời Hậu Hán (năm 132-167 sau công nguyên) soạn dịch.
(Xem: 17631)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 15714)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ...
(Xem: 13132)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 15877)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 13067)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 18143)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 12526)
Tôi nghe như vầy. Có một lúc, Đức Phật đã sống ở gần Xá Vệ (Savatthi) trong Khu Rừng Kỳ Đà (Jeta Wood) ở tu viện Cấp Cô Độc
(Xem: 13560)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 12171)
Thưa Tôn giả Gotama, những ngày về trước, những ngày về trước nữa, rất nhiều Sa-môn, Bà-la-môn là du sĩ ngoại đạo ngồi...
(Xem: 13167)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thốngbộ phái Phật giáo.
(Xem: 56091)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 16510)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ...
(Xem: 15044)
Nếu thấy thân người nữ Cùng với vẻ diễm kiều Người ngu không biết rõ Vọng sinh ý dâm nhiễm.
(Xem: 12087)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1691. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 14045)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời.
(Xem: 13667)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
(Xem: 14285)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá...
(Xem: 19500)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1686. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 13324)
Tỉnh giác từ ngủ say Nên hoan hỷ tư duy Lắng nghe điều Ta nói Soạn tập lời Phật dạy
(Xem: 13486)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 55790)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 15782)
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
(Xem: 10611)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 14849)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1644 - HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 63807)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1679 - Pháp Thiên dịch Phạn ra Hán, HT Thích Như Điển dịch Hán ra Việt
(Xem: 15609)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 21477)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 14837)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 16433)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 18443)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 14020)
Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung.
(Xem: 12690)
Hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà ...
(Xem: 14232)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 15711)
Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo.
(Xem: 13502)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 12914)
Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết, Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm, Trọn bị vô minh che, ngăn ngại, Ta nay vì họ hưng lợi ích.
(Xem: 12923)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 14210)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 13478)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 14505)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt.
(Xem: 14159)
Tôi nghe như vầy: Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-xá-di[2].
(Xem: 27096)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 12939)
Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si.
(Xem: 15678)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 12581)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền
(Xem: 43384)
Bản dịch Việt ngữ từ bản chữ Hán năm 1898 Chùa Xiển Pháp tại thôn An Trạch, Tỉnh Hà Nội...
(Xem: 29789)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 40417)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 15799)
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh, Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch; Phước Nguyên dịch Việt và chú.
(Xem: 13530)
đệ tử Phật, ngày cũng như đêm, thường xuyên chí thành, hết lòng trì tụng, quán niệm khắc ghi, tám điều giác ngộ, của bậc Đại nhân.
(Xem: 17234)
Sau khi Ta diệt độ nhập Niết-Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi; thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với pháp nào khác; hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM