Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ðiều Giác Ngộ 6

20 Tháng Tám 201100:00(Xem: 8824)
Ðiều Giác Ngộ 6

KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC DẪN GIẢI
Phổ Nguyệt

Ðiều Giác Ngộ 6 và Pháp Giải Thoát Tri Kiến Kinh Bát Ðại Nhân Giác

I. Ðiều Giác Ngộ 6

Ðiều Giác Ngộ 6: Bố thícăn bản rộng độ chúng sanh.

Phiên âm :

Đệ lục giác tri: Bần khổ đa oán, hoành kết ác duyên. Bồ Tát bố thí, đẳng niệm oan thân, bất niệm cựu ác, bất tắng ác nhân.

Dịch nghĩa :

Điều giác ngộ thứ sáu : Nghèo khổ hay oán hờn, thường kết ngang duyên ác. Bồ Tát hành bố thí, bình đẳng với oán thân, không nhớ đến lỗi cũ, không ghét bỏ người ác.

1. Nghèo khổ hay oán hờn, thường kết ngang duyên ác

Than thân trách phận, oán trới oán đất, cái khó nó bó cái khôn, bần cùng sanh đạo tặc, phần lớn tâm lý con người là như thế.

Theo thường tình, tâm bệnh của chúng sanh là quá nghèo khổ nên hay oán hận, hay kết nhiều duyên ác. Phàm người nghèo khổ có nhiều oán hận là vì thiếu thốn vật chất, lúc nào cũng bị những điều bất như ý bức bách ép ngặt, không bực dọc với người ngoài thì bực bội trong gia đình. Nếu có ai động chạm tới là họ quạu quọ nổi sân giận làm hung làm dữ. Nhất là người không biết tu, không thông lý nhân quả, khi lâm vào cảnh nghèo khổ đói cơm rách áo thì oán trời trách đất. Thấy người giàu có hơn mình là sanh tâm đố kỵ, thấy người quyền quí hơn mình là sanh tâm oán ghét, lúc nào cũng có mặc cảm không tốt với người hơn mình; mặc dù người quyền quí giàu có biết tu, không hề khinh chê hay làm phiền lòng họ mà họ vẫn ghét. Vì họ cảm thấy họ khốn khổ đủ điều, còn người giàu sang quyền quí sung sướng đủ cách. Do mặc cảm không tốt đó, không duyên cớ gì mà cấu kết duyên ác xấu, gây kết oan trái với người. Vì vậy mà người nghèo học đạo khó, ngược lại người đủ ăn đủ mặc ít bị những bực bội ép ngặt thì dễ tu.

Phật tử đã học Phật pháp, thấu suốt lý nhân quả, nếu hiện tại lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ, hiểu rằng mình trước đã gieo nhân keo kiệt bỏn sẻn, không biết giúp đỡ ai, lại thêm tham lấy của người. Đã lỡ gieo nhân xấu nên ngày nay nghèo khó, vui chịu không oán trách than van, nỗ lực xả bỏ tâm keo kiệt bỏn sẻn, chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Cố gắng phát triển hạnh lành phát tâm bố thí giúp đỡ mọi người, đó là đoạn cái nhân nghèo khổ, sẽ được giàu có an vui về sau.

Có nhiều Phật tử than nghèo, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, của cải vật chất không có, lấy gì để bố thí? Quí vị nghiệm lại xem, trong đời này có ai nghèo đến nỗi không dư vài ba hột cơm để bố thí cho kiến ăn, hoặc không dư một mảnh vải để băng bó vết thương cho người bị nạn! Chắc chắn ai cũng có những món tối thiểu này. Tu không phải đợi có tiền nhiều bố thí cúng chùa mới là làm phước, chúng ta biết thương người, nghĩ đến người, tùy theo khả năng, phương tiện sẵn có của mình mà giúp đỡ người. Chẳng hạn nhường chỗ ngồi cho người già yếu khi xe chật, phụ giúp người đi đường gánh bưng quá nặng… Như vậy là chúng ta chuyển đổi tâm niệm keo kiệt bỏn sẻn thành tâm bố thí lợi tha, chuyển đổi hành động xấu ác thành lương thiện làm lợi ích cho người vật. Người nghèo mà sống như thế thì đâu có kết duyên ác gây oán hận với ai. Ngược lại, cứ khư khư ôm ấp tâm niệm xấu xa oán hờn, đã khổ lại chồng chất thêm khổ. Thế nên người Phật tử nghèo hiểu rõnhân quả, phải khéo tu để chuyển đổi hoàn cảnh nghèo nàn đau khổ của mình, trở thành an vui sung sướng trong hiện tạimai sau.

Ở trước Phật chỉ cho biết nhân luân hồi sanh tửvô minh. Đến đây Phật dạy gốc nghèo khổkeo kiệt bỏn sẻn, tham lam lấy của người. Phải nỗ lực cố gắng tu để phá trừ nó.(HT Thích Thanh Từ)

 

2. Bồ Tát hành bố thí, bình đẳng với oán hờn, không nhớ đến lỗi cũ, không ghét bỏ người ác.

Bố Thí: Dana (skt).

Bố có nghĩa là rộng lớn hay không có giới hạn, Thí có nghĩa là cho. Bố Thí là cho một cách rộng lớn, cho không giới hạn. Đàn Nabố thí thực phẩm hay pháp giáo, đưa đến lợi lạc cho đời nầy và đời sau trong kiếp lai sanh; xao lãng hay từ chối không bố thí sẽ có hậu quả ngược lại. Đức Phật dạy: “Tham lam chính là đầu mối của các sự khổ đau trong vòng luân hồi sanh tử. Vì hễ có tham là có chấp giữ; có chấp giữ là còn bị trói buộc; còn bị trói buộc tức là chưa giải thoát; chưa giải thoát tức là còn luân hồi sanh tử; còn luân hồi là còn làm chúng sanh; còn làm chúng sanh là còn tiếp tục chịu các cảnh khổ đau phiền não.” Vì thấy các mối nguy hại của tham lam, nên Đức Phật đã nhấn mạnh với chúng sanh về pháp môn bố thí.

Theo Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã giải thích, “Bố Thí là cho ra đồng đều, có nghĩa là làm san bằng sự chênh lệnh giàu nghèo. Bất cứ hành động nào khiến cho tha nhân bớt khổ và thực thi công bằng xã hội đều được xem là Bố Thí”. 

Một trong lục Ba La Mật:, bố thí là hạnh tu đầu của sáu phép Ba La Mật. Ba La Mật có nghĩa là đưa người sang bờ bên kia, tức là bờ giải thoát; giải thoát khỏi bệnh tật, nghèo đói, vô minh, phiền não, sanh tử.

 Người tu theo Phật phải nên biết hai chữ “Bố thí” và “Cúng dường” cũng đồng một nghĩa:

Phật lại dạy thêm, Bồ-tát khi bố thí là do lòng từ bi bình đẳng, đối với kẻ oán người thân đều bố thí ngang nhau, không nhớ nghĩ những điều ác mà họ đã làm ngày xưa và cũng không hề ghét bỏ người hung dữ. Việc làm này hơi cao, người thường khó thực hiện được. Nhưng đó là tinh thần Đại thừa, nhằm lấy ân báo oán, khởi tâm từ bi hỉ xả, vong kỷ lợi tha. Nên khi ra làm việc, chúng ta cần phải xem xét tâm niệm mình có còn vị kỷ không? Có còn thân sơ không? Có còn nhớ nghĩ đến oán cừu xưa không? Nếu còn thì phải tiến tu hơn nữa, để chuyển hóa tâm niệm nhỏ hẹp cho xứng đáng với lời Phật dạy. Vì nếu chúng ta còn vị kỷ thì không thể nào thực hiện đúng lời Phật dạy. Giả sử có người giàu có quyền thế lấn áp chúng ta, sau đó họ sa cơ thất thế nghèo khổ, ngược lại chúng ta được quyền thế giàu có. Trong một dịp đi bố thí gặp lại người lấn áp mình ngày xưa, chúng ta không hoan hỉ cho người đó. Như vậy là chúng ta còn nhớ lỗi xưa của họ, chúng ta còn tâm vị kỷ hẹp hòi, chưa có tâm hỉ xả. Bồ-tát thì không như vậy, dù xưa họ có làm khổ các ngài, nay thấy họ khổ, các ngài vẫn ra tay cứu giúp.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy: “Bố thí cho một trăm người dữ ăn không bằng bố thí cho một người hiền. Bố thí cho một ngàn người hiền, không bằng bố thí cho người giữ năm giới. Bố thí cho mười ngàn người giữ năm giới, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn… Cúng dường một trăm ức vị Bích-chi Phật không bằng cúng dường một vị Phật.” Nghĩa là bố thí cho người tu cao chừng nào, thì có phước nhiều chừng nấy. Song, tại sao kinh này Phật lại dạy bố thí phải bình đẳng? Đồng là lời Phật dạy sao có sự mâu thuẫn nhau? Vậy kinh nào dạy đúng với tôn chỉ của Phật? (HT Thich Thanh Từ)

 

 II. Giải Thoát Tri Kiến

Tham khảo Cốt Tủy của Kinh Kim Cang (Phổ Nguyệt) là làm thế nào Hàng Phục Tâm và An Trụ Tâm, tức là giải thoát khỏi những thực tại giả lập hay bất thiện pháp trong tâm (lậu hoặc, tà tư, tà kiến).

Theo bản dịch của HT Thích Thanh Từ, mà chúng tôi giải thích:

Chánh Tông Đại Thừa (trong đoạn 3):

Phật bảo Tu-bồ-đề: Các vị Bồ-Tát lớn nên như thế hàng phục tâm kia. Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không có hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng, ta đều khiến vào chỗ vô vi Niết- bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanhthật khôngchúng sanh nào được diệt độ. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải Bồ-tát. (HT. Thích Thanh Từ dịch)

Ý Nghĩa:

Các loài chúng sanh kể trên, nói theo Bồ-tát Long Thọ hay Vô Trước, và Di Lặc, là những thực tại gỉả lập, giả danh hay do duyên khởi (những tư tưởng than trời trách đát, oán hờn, hay kết duyện ác nghiệp...). Khi ta nhận thức các thực tại giả lập nầy bằng các căn là ta đã có giác thức rồi. Vì thể không của các thực tại giả lập đưa vào (nhận thức bằng ý trí tác động) chỗ không của các căn thành ra giác thức. Ta tri nhận giác thức đó bằng Trí (tri nhận bằng ý trí tác năng) là ta đạt được giác trí. Khi có giác trí thì ta phải xa lià tứ trướng, nghĩa lìa ngay đó ta không nghĩ đến nó nữa (không còn ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, và thọ giả tướng) là ta có giác trí tuệ hay là tánh giác. Thiệt tánh giác, đứng trên phương diện chân lý tối hậu, hay theo triết lý Duy Thức, thì tự tính tuyệt đối của sự vật đều có tánh không (hư không). Nhắc lại, tánh hư không, đức Phật giải thích:" A-Nan! Ngươi phải biết trong Tạng Như-Lai, "Tánh Giác" tức là thiệt hư không, "hư không" tức là "thiệt Tánh-giác" thanh tịnh bản nhiên, đầy khắp thế giới..." (Bát Nhã Tâm Kinh Qua Cái Nhìn Của Duy Thức, HT Thích Thắng Hoan, trang 56 [trích trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 3, dịch giả Thích Chơn Giám]). Vậy thiệt tánh giác hay tự tính tuyệt đối được xét hai khía cạnh sau đây:

1.-Không Gian hay Hư Không: Cái không gian dung chứa sự vật và sự vật chiếm cứ không gian là một. Nói gọn là sự vật và dung thể không của nó là một. Sắc không khác không và không không khác sắc. Vậy độ tất cả chúng sanh vào vô dư niết bàn, mà không thấy chúng sanh nào được độ. Độ là làm cho giác ngộ, giải thoát các vọng tưởng hay các thực tại giả lập để đạt thực tính. Vô vi niết bànthực tại tuyệt đối, là chân không hay thiệt hư không.

Vậy cách hàng phục tâm: Đưa tất cả các thực tại giả lập vào thực tại tuyệt đối mà không còn thấy thực tại giả lập đó nữa. Nên muốn hàng phục tâm, hành giả trực nhận thể không của sự vật, ngay đó lìa tứ tướng (Xa bốn tướng: Ngã, Nhân, Chúng sanh, Thọ giả là không có khái niệm, không lập lại sự vật để có ý tưởng về sự vật). Thí dụ, khi ta thấy người nghèo, ta biết có tánh thấy, khi ta nghĩ tưởng sự oán hờn, ta biết đó là tưởng thức thôi, không nên nghĩ gì nữa,v.v...(lìa bốn tướng) thì các chúng sanh hay thực tại giả lập (sự việc) đã biến thành hư không không còn thấy chúng sanh (sự việc) nào được độ, hay đã được tri nhận thành tánh giác (hư không) thì các chúng sanh ấy hay thực tâi gỉả lập đưa vào thực tại tuyệt đối hay vô vi niết bàn (hư không), tức là dòng tâm thức ta làm sao còn vẩn đục (không còn chúng sanh đó hay thực tại giả lập, sự việc nữa); đó là cách Phật dạy hàng phục tâm.

Diệu Hạnh Vô Trụ (trong đoạn 4):

Lại nữa Tu-bồ-đề, Bồ-tát với pháp nên không có chỗ trụ mà làm việc bố thí, gọi là chẳng trụ nơi sắc để bố thí, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp để bố thí. Này Tu-bồ-đế, nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì cớ sao? Nếu Bồ-tát bố thí chẳng trụ tướng thì phước đức không thể nghĩ lường.

-Tu Bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Hư không ở phương Đông có thể nghĩ lường được chăng?

-Bạch Thế Tôn, không vậy.

-Này Tu-bồ-đề, hư không phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phía trên dưới có thể nghĩ lường được chăng?

-Bạch Thế tôn, không vậy.

-Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát không trụ tướngbố thí, phước đức cũng lại như thế, không thể nghĩ lường. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát chỉ nên như lời dạy mà trụ. (HT. Thích Thanh Từ dịch)

Ý Nghĩa

2.-Thời gian. Ngay khi thể nhận thực tướng của sự vật (các chúng sanh, những thực tại giả lập hay đối tượng), liền lìa ngay tướng giả lập đó (đối tượng) và cả tứ tướng, tức là không có thời gian kéo dài sự tri nhận ấy. Cho nên trong kinh Kim Cang, Phật bảo Tu-bồ đề cách thức an trụ tâm như sau "Khi chơn tâm hiển bày (hàng phục tâm rồi) thì phải gìn giữ chơn tâm ấy bằng cách: Bồ-tát không có chỗ trụ mà bố thí, tức là không trụ vào Sắc,thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà bố thí." Trụ là bám vào, dựa vào, lập lại. Bố thí là ban bố, cho ra cái mình có, cái mình biết, xả bỏ. Muốn an trụ tâm Bồ-tát không bám vào (không lặp lại, vô thời gian) tất cả các thực tại giả lập (Sắc thinh hương vị xúc pháp) mà phải xả bỏ cái mình biết đó (dứt ngay sự tri nhận ấy).

Nên nhớ: Tánh thấy, tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh chạm, và tánh ý là lục thức hay là tâm thức. Biết (Cognize) lại Tâm Thức (Perception) mới có được Giác Trí hay Tâm Trí (Cognition), vì có thời không nên tâm trí gọi là thường trí (Usual Cognition) hay là tâm phàm tình (Common Mind), vì Thức và Trí liên hợp: Tư Tưởng. Chơn Trí (Pure Cognition) là cái dụng của Chơn Tâm (True Mind), vô thời không.

Phật đã chỉ rõ về thân tướng không của "Sắc thinh hương vị xúc pháp' khi tri nhận là đã hòa nhập vào tánh giác mà tánh giác là thiệt hư không bao la vô giới hạn. Khi ta thể hiện tánh không, dòng tâm thức không còn vẩn đục nghĩa là trong sáng hay còn gọi là phước đức. Vậy khi hàng phục tâm và an trụ được tâm là ta đã tạo ra nhiều phước đức không thể nghĩ lường ví như hư không vậy. Tóm lại, Ta áp dụng hàng phục tâm và an trụ tâm trong tứ oai nghi nhất lúc ngồi thiền. Thí dụ khi ta thấy con bò, biết có tánh thấy rồi xa lià thấy con bò đi, tức là không trụ vào sự thấy con bò nữa (lìa sắc ngay: vô thời gian). Khi nghe tiếng chuông, biết có tánh nghe, rồi lìa nó và tiếp tục những hoạt động khác cũng tri nhận như trên. Riêng ngồi thiền thì có phần tri nhận trực tiếp hoặc quán tưởng,suy nghĩ hay có vọng tưởng, liền. Biết có tưởng thức, thôi!. Thực hành theo lời Phật đã dạy cách hàng phục tâm và an trụ tâm, chăc chắn phước đức như hư không, không lường được, tức là bố thí giải thoát khỏi tri kiến bất thiệnđạt được phước đức khôn lường.

 

II. Kết Luận

Biết được tâm bệnh của chúng sanh là khi nghèo khó thì hay than thân trách phận, oán trới oán đất, cái khó nó bó cái khôn, bần cùng sanh đạo tặc, phần lớn tâm lý con người là hay duyên ác nghiệp. Bồ Tát hành bố thí, bình đẳng với oán thân, không nhớ đến lỗi cũ, không ghét bỏ người ác. Điều giác ngộ thứ sáu, Phật dạy Bồ-tát khi làm việc lợi tha phải biết tâm bệnh của chúng sanh là quá nghèo khổ nên hay oán hận, hay kết nhiều duyên ác. Bố thí là một đức tánh cần thiếtBồ Tát hay tu sĩ phải tu tập thuần thục tâm bình đẳng với mọi hạng chúng sanh mới có thê trước tự độ tự giác sau mới giác tha và rộng đô chúng sanh. Một bài học về giác ngộ này là phải bố thí, thực hành phạm hạnh từ bi bình đẳng cũng chưa đủ mà cần phải tu tập tâm bố thí bình đẳng là phải xả bỏ mọi ô nhiểm vẩn đục trong tâm thức bằng cách hàng phục tâm và an trụ tâm.

 

 

Tham khảo

Cốt Tủy của Kinh Kim Cang. Trích Cốt Tủy Các Kinh Căn Bản của Phật Giáo. Phổ Nguyệt trong website Tạng Thư Phật Học: http://www.tangthuphathoc.net.:

Kinh Bát Ðại Nhân Giác do HT. Thích Thanh Từ và Thích Minh Quang Việt dịch trích trong website Quảng Ðức: http://www.quangduc.com

Tự Ðiển Phật Học Việt Anh. (TÐPHVA). Thiện Phúc trích trong website Quảng Ðức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14823)
Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
(Xem: 11886)
Đức Thế Tôn từ nơi cung trời Đâu-suất sinh xuống thành Ca-duy, chán đời sống dục lạc ở vương cung, thành tựu đạo chơn thường dưới cội cây...
(Xem: 12817)
Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại là một phẩm của Kinh Pháp Cú Hán tạng có tên là Nê Hoàn Phẩm. Nê HoànNiết bàn (Nirvana, Nibbâna).
(Xem: 10395)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1637. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 12104)
Đây là kinh Pháp Quán Phạm Chí. Khung cảnh dựng lên cho kinh cũng giống như khung cảnh của kinh thứ mười một...
(Xem: 15339)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, kinh văn số 1680, luận tập bộ toàn. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 11141)
Một thời, đức Bhagavat trú tại Vārāṇasi, nơi xứ Ṛṣipatana, trong rừng Mṛgadāva. Bấy giờ, đức Thế Tôn nói:
(Xem: 10597)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32, luận tập bộ toàn, kinh văn 1671; HT Thích Như Điển dịch sang tiếng Việt.
(Xem: 12520)
Kinh Bát Đại Nhân Giác này của Đại Sư An Thế Cao từ nước An Tức sang Trung Quốc vào thời Hậu Hán (năm 132-167 sau công nguyên) soạn dịch.
(Xem: 16484)
Năm nay (2016) trong chương trình của tôi, không dự định đi sang Úc, nhưng ngày 23 tháng 6 năm 2016 vừa qua...
(Xem: 14374)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ...
(Xem: 11852)
Nay ở nơi chư Phật Chắp tay kính đảnh lễ Con sẽ như giáo nói Tư lương Bồ-đề Phật.
(Xem: 14866)
Lúc bấy giờ, ngài Vô-Tận-Ý Bồ-Tát (1) liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu (2), chấp tay hướng Phật mà bạch rằng:
(Xem: 12083)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20.
(Xem: 16923)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo.
(Xem: 11633)
Tôi nghe như vầy. Có một lúc, Đức Phật đã sống ở gần Xá Vệ (Savatthi) trong Khu Rừng Kỳ Đà (Jeta Wood) ở tu viện Cấp Cô Độc
(Xem: 12779)
Đại Chánh Tân Tu Đại tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Kinh văn số 1641. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 11399)
Thưa Tôn giả Gotama, những ngày về trước, những ngày về trước nữa, rất nhiều Sa-môn, Bà-la-môn là du sĩ ngoại đạo ngồi...
(Xem: 12104)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thốngbộ phái Phật giáo.
(Xem: 52302)
Toàn bộ Đại Tạng Kinh tiếng Việt trên 203 tập đã dịch và in xong...
(Xem: 15535)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ...
(Xem: 14020)
Nếu thấy thân người nữ Cùng với vẻ diễm kiều Người ngu không biết rõ Vọng sinh ý dâm nhiễm.
(Xem: 11486)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1691. HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 13232)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời.
(Xem: 12833)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
(Xem: 13274)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá...
(Xem: 17962)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1686. HT Thích Như Điển dịch Việt
(Xem: 12494)
Tỉnh giác từ ngủ say Nên hoan hỷ tư duy Lắng nghe điều Ta nói Soạn tập lời Phật dạy
(Xem: 12708)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực.
(Xem: 54274)
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụ cụ thể sự dại dột mê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
(Xem: 14470)
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
(Xem: 9973)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, Luận tập bộ toàn, kinh văn số 1634, HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 13861)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1644 - HT Thích Như Điển dịch
(Xem: 58099)
Đại Chánh Tân Tu đại tạng kinh, quyển thứ 32, luận tập bộ toàn, kinh văn số 1679 - Pháp Thiên dịch Phạn ra Hán, HT Thích Như Điển dịch Hán ra Việt
(Xem: 14559)
Dịch từ văn Phạn sang văn Trung Hoa: Pháp sư Pháp Đăng; Thật Xoa Nan Đà (Siksananda), Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 20211)
Nguyên tác Hán văn: sa-môn Pháp Tạng, chùa Sùng Phúc, Kinh Triệu thuật
(Xem: 13845)
Thời đại Dao Tần, Pháp Sư ba tạng Cưu Ma La Thập, dịch văn Phạn sang văn Trung Hoa, Lược giải: Tỳ kheo Thích Minh Điền
(Xem: 15455)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng.
(Xem: 17551)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinhbài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông...
(Xem: 13351)
Lành thay, Thế Tôn! Nay xin vì con mà nói vắn tắt pháp yếu. Sau khi nghe pháp, con sẽ ở một mình nơi chỗ vắng, tu tập không buông lung.
(Xem: 11956)
Hãy bứng gốc và buông bỏ tất cả các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức – nghĩa là hãy bứng gốc và buông bỏ toàn bộ thế giới trong và ngoài mà ...
(Xem: 13534)
Luận rằng: Ông bảo lời ta không có đạo lý, nếu thế thì lời ông cũng không có đạo lý. Nếu lời ông không có đạo lý thì lời ta ắt có đạo lý.
(Xem: 14711)
Như Lai là vua của các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Lành thay Thế Tôn! Nên thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo.
(Xem: 12536)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh,Luận Tập Bộ Tòan thứ 32, Thứ tự Kinh Văn số 1631
(Xem: 12188)
Thiền-Đà-Ca vương phải nên biết, Sinh tử khổ não, nhiều lỗi lầm, Trọn bị vô minh che, ngăn ngại, Ta nay vì họ hưng lợi ích.
(Xem: 12110)
Như Bà-la-môn nói, trong các kinh điển, bốn Vệ-Đà là chính; Lại, trong đó, niệm là chính ; lại trong niệm này, năng thuyênsở thuyên là chính;
(Xem: 13330)
Nếu hiểu được Luận này, Ắt được các pháp luận, Nghĩa sâu xa như thế, Nay sẽ rộng tuyên nói.
(Xem: 12589)
Kinh văn số 1672, Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển 32
(Xem: 13704)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt.
(Xem: 13373)
Tôi nghe như vầy: Bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo Thượng tọa trú ở tại vườn Cù-sư-la, nước Câu-xá-di[2].
(Xem: 25678)
Duy Thức Học, người nào nếu như nghiên cứu đến cũng phải công nhận là một môn học rất thực tế, rất sống động...
(Xem: 12222)
Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si.
(Xem: 14603)
Từ A-Di Đà, tức là phiên âm từ chữ Sanskrit: अमित​ amita, có nghĩa là: Vô lượng, đây là dịch sát theo ngữ nguyên अमित​ amita của Sanskrit.
(Xem: 11904)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền
(Xem: 42126)
Bản dịch Việt ngữ từ bản chữ Hán năm 1898 Chùa Xiển Pháp tại thôn An Trạch, Tỉnh Hà Nội...
(Xem: 28405)
Nhiều người đọc Kinh Dược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
(Xem: 38871)
Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm bản chữ Hán và Việt dịch của Quảng Minh
(Xem: 14764)
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh, Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch; Phước Nguyên dịch Việt và chú.
(Xem: 12745)
đệ tử Phật, ngày cũng như đêm, thường xuyên chí thành, hết lòng trì tụng, quán niệm khắc ghi, tám điều giác ngộ, của bậc Đại nhân.
(Xem: 16280)
Sau khi Ta diệt độ nhập Niết-Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi; thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với pháp nào khác; hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant