Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ðiều Giác Ngộ 7

20 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9378)
Ðiều Giác Ngộ 7

KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC DẪN GIẢI
Phổ Nguyệt

Ðiều Giác Ngộ 7 và Pháp Giải Thoát Tri Kiến Kinh Bát Ðại Nhân Giác

I. Điều Giác Ngộ 7

Trì Giớicăn bản để tiết chế dục vọng

Phiên âm:

Đệ thất giác ngộ: Ngũ dục quá hoạn, tuy vi tục nhân, bất nhiễm thế lạc. Thường niệm tam y, bình bát pháp khí, chí nguyện xuất gia, thủ đạo thanh bạch, phạm hạnh cao viễn, từ bi nhất thiết.

Dịch nghĩa:

Điều giác ngộ thứ bảy: Năm dụctai họa, tuy là người thế tục, nhưng không nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y, bình bátpháp khí, chí mong được xuất gia, giữ đạo luôn trong sạch, hạnh thanh tịnh cao xa, từ bi với tất cả.

1.  Năm dụctai họa

Phàm phu định nghĩa hạnh phúc là được thỏa mãn những ham muốn của mình, nhưng theo đạo Phật thì càng ham muốn nhiều thì càng khổ nhiều, vì ham muốn của con người thường là vô cùng vô tậnsức lực của con người lại hữu hạn. Một khi ham muốn không được thỏa mãnđau khổ. Khi chỉ thỏa mãn được một phần ham muốn, thì chúng ta vẫn tiếp tục theo đuổi chúng, và vì đó mà chúng ta gây thêm nhiều đau khổ. Chỉ khi nào chúng ta tự biết đủ hay không còn chạy theo ham muốn thì chúng ta mới thật sự có được sự yên ổn nơi thân tâm.

Năm thứ dục dấy lên lòng dục của con người từ bên trong là sắc, thanh, hương, vị, và xúc..

Sắc do nhãn nhận thức, sắc nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thíchhấp dẫn lòng dục;.

Âm thanh do tai nhận thức, âm thanh nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thíchhấp dẫn lòng dục;.

Mùi hương nầy do mũi nhận thức, mùi nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thíchhấp dẫn dục vọng;.

Vị do lưỡi nhận thức, vị nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thíchhấp dẫn lòng dục;

Xúc chạm do thân nhận thức, xúc chạm nầy khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thíchhấp dẫn dục vọng.

Năm thứ dục dấy lên dục vọng của con người từ bên ngoài là: 

Tài Dục: Ham muốn của cải, thế lực và tiền tài; và ham muốn về tài năng.

Sắc Dục: Ham muốn sắc dục

Danh Dục: Ham muốn danh tiếng, ảnh hưởng và tiếng khen.

Thực Dục: Ham muốn ăn uống..

Thùy Dục: Ham muốn ngủ nghỉ..

Trong Tiểu Kinh Thọ Uẩn, Phật giải thích ngũ dục và sự nguy hiểm:

“...Và này Mahànàma, thế nào là vị ngọt các dục? Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục này: Các sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn; các tiếng do tai nhận thức...; các hương do mũi nhận thức...; các vị do lưỡi nhận thức...; các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn. Này Mahànàma, có năm pháp tăng trưởng các dục như vậy. Này Mahànàma, y cứ vào năm pháp tăng trưởng các dục này, có lạc và hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục.

Và này Mahànàma, thế nào là sự nguy hiểm các dục?..., với "Này Mahànàma", như vậy là sự nguy hiểm các dục đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân.”

Sống trong đời vốn không thể xa lìa được tài sắc danh thực thùy. Vì sao trong Kinh lại nói rằng: Năm dục là tai họa? Tham cầu năm dục đưa đến gây tạo tội lỗi, rước lấy tai họa là điều thường xuyên xảy ra. Tựu chung, những tội lỗi, tai họa của năm dục là: 1.Tăng thêm đấu tranh;2. Làm khổ não người;3. Gây ra họa hại; 4. Không có chân thật; 5. Không được trường cữu.

Đức Phậtchúng sanh chạy theo dục lạc của thế gian như những đứa trẻ đang liếm mật trên lưỡi dao. Không có cách gì mà họ không bị cắt đứt lưỡi. Nói cách khác năm dục thật là tai họa vậy.

2.  Tuy là người thế tục, nhưng không nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y, bình bátpháp khí, chí mong được xuất gia, giữ đạo luôn trong sạch, hạnh thanh tịnh cao xa, từ bi với tất cả.

Phật dạy cho hàng cư sĩ tại gia hạnh “ly nhiễm xuất thế”. Nghĩa là lìa xa ô nhiễm và ra khỏi thế gian. Vì sao? Vì năm dục tài, sắc, danh, thực, thùy hay sắc, thanh, hương, vị, xúc là lỗi lầmtai họa, khiến cho con người chịu nhiều khổ đau truyền kiếp. Thế nên người cư sĩ tại gia biết rõ tai họa của năm dục, thân tuy còn trong thế tục, mà không nhiễm trước dục lạc thế gian, lại còn nuôi chí nguyện xuất gia để thực hành hạnh tự giác giác tha. Nghĩa là tâm thường nhớ tưởng mong cầu ngày nào đó, mình sẽ được xuất gia thoát tục, đắp y mang bát đi khất thực, sống phạm hạnh thanh tịnh, làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, chớ không ở hạn hẹp trong phạm vi gia đình nhỏ bé. Vì thế mà người Phật tử học đạo có tâm cầu tiến, phải nuôi chí xuất trần siêu việt không tự mãn mình là cư sĩ tu giữ năm giới đủ rồi. Người có quan niệm như vậy là người không cầu tiến, đã giẫm chân đứng tại chỗ.

Tóm lại, điều thứ bảy, Phật khuyên hàng cư sĩ tại gia, tuy đang ở trong trần lao ô nhiễm, tâm luôn nhớ dục lạc thế gianlỗi lầmtai họa, phải nuôi chí nguyện xuất trần, giữ phạm hạnh thanh tịnh làm lợi ích cho chúng sanh.

Muốn giữ vững phạm hạnh được thanh tịnh, giới luậtcăn bản để tiết chế dục vọng

Giới luậtĐức Phật đã ban hành không phải là những điều răn tiêu cựcrõ ràng xác định ý chí cương quyết hành thiện, sự quyết tâm có những hành động tốt đẹp, một con đường toàn hảo được đắp xây bằng thiện ý nhằm tạo an lànhhạnh phúc cho chúng sanh. Những giới luật nầy là những quy tắc đạo lý nhằm tạo dựng một xã hội châu toàn bằng cách đem lại tình trạng hòa hợp, nhất trí, điều hòa, thuận thảo và sự hiểu biết lẫn nhau giữa người với người.

Giới là nền tảng vững chắc trong lối sống của người Phật tử. Người quyết tâm tu hành thiền định để phát trí huệ, phải phát tâm ưa thích giới đức, vì giới đức chính là yếu tố bồi dưỡng đời sống tâm linh, giúp cho tâm dễ dàng an trụ và tĩnh lặng. Người có tâm nguyện thành đạt trạng thái tâm trong sạch cao thượng nhất hằng thực hành pháp thiêu đốt dục vọng, chất liệu làm cho tâm ô nhiễm. Người ấy phải luôn suy tư rằng: “Kẻ khác có thể gây tổn thương, nhưng ta quyết không làm tổn thương ai; kẻ khác có thể sát sanh, nhưng ta quyết không sát hại sinh vật; kẻ khác có thể lấy vật không được cho, nhưng ta quyết không làm như vậy; kẻ khác có thể sống phóng túng lang chạ, nhưng ta quyết giữ mình trong sạch; kẻ khác có thể ăn nói giả dối đâm thọc, hay thô lỗ nhảm nhí, nhưng ta quyết luôn nói lời chân thật, đem lại hòa hợp, thuận thảo, những lời vô hại, những lời thanh nhã dịu hiền, đầy tình thương, những lời làm đẹp dạ, đúng lúc đúng nơi, đáng được ghi vào lòng, cũng như những lời hữu ích; kẻ khác có thể tham lam, nhưng ta sẽ không tham; kẻ khác có thể để tâm cong quẹo quàng xiên, nhưng ta luôn giữ tâm ngay thẳng.

Những gì được Đức Thế Tôn tuyên thuyếtchánh hạnh, là cách cư xử tốt đẹp nhất ngoài tám giới (Sát, Đạo, Dâm nơi thân; nói dối, nói ác, nói thô và nói vô ích nơi khẩu; và chánh mạng trong Bát Thánh Đạo

Do nhận định về “GIỚI LUẬT (Sila: skt )- CƠ SỞ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO” (của TT. Thích Viên Giác) thì:

Nguyên tắc hành trìĐức Phật thiết lập cho các đệ tử khép mình vào đó để làm đình chỉ dục vọng có thể nói đó là những nguyên tắc khách quan và phổ quát. Đó là năm giới của người Phật tử:

Không giết hại,
Không trộm cắp,
Không quan hệ tình dục phi pháp (tà dâm),
Không dối gạt hại người, và
Không rượu chè say sưa.

Một nhà tri thức phương Tây nhận định: "Năm giới này cho thấy 5 hướng chính mà người Phật tử tự mình kiểm soát để hành trì (tri hành). Đó là giới thứ nhất răn người Phật tử kiềm chế nóng giận, giới thứ hai kiềm chế tham đắm vật chất, giới thứ ba kiềm chế nhục dục, giới thứ tư kiềm chế sự khiếp nhược và ác ý (nguyên nhân không chân thật) và giới thứ năm kiềm chế lòng ham muốn các sự kích thích nhơ bẩn" (Edmond - Homes - Tín điều của Đức Phật). Dù Phật tử hay không là Phật tử, các nguyên tắc đạo đức này cần phải được thực hành, dù trong điều kiện thời gian hay không gian nào, nếu không muốn có hậu quả xấu. Đức Phật xác định rằng một người nếu có hành vi sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói dối và đắm say các chất gây nghiện ngập thì sẽ có một cuộc sống sợ hãihận thù, đồng thời cõi ác đau khổ đang chờ đợi họ; ngược lại một người (Phật tử) từ bỏ sát sanh. thì cuộc sống không có sợ hãi, hận thù và cõi thiện đang chờ đợi họ. Giá trị của một người không phải được đánh giá qua tài sản, thân tướng, dòng họ, địa vị mà được đánh giá qua đời sống mà chuẩn mực được thể hiện qua 5 nguyên tắc đạo đức trên. Đức Phật dạy thêm rằng: "Một người mà hành vi của họ được bảo vệ bởi 5 nguyên tắc (giới) trên thì người ấy có thể thành tựu một cách nhanh chóng bốn tăng thượng tâm hiện tại lạc trú" (Tăng Chi III)

Những qui tắc căn bản trong đạo Phật: Hành trì giới luật giúp phát triển định lực, nhờ định lựcchúng ta thông hiểu giáo pháp, thông hiểu giáo pháp giúp chúng ta tận diệt tham sân sitiến bộ trên con đường giác ngộ

 II. Giải Thoát Tri Kiến

Cũng trong Tiểu Kinh Thọ Uẩn, Phật dạy rõ cách dùng chánh trí tuệ úng mới có thể khỏi bị các dục chi phối.

1. Pháp học

“....Các dục vọng, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn. Này Mahànàma, nếu một vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ, nhưng nếu vị này chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh, hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy vị ấy chưa khỏi bị các dục chi phối.

Này Mahànàma, khi nào vị Thánh đệ tử khéo thấy như vậy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và vị này chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào cao thượng hơn, như vậy vị ấy không bị các dục chi phối.”

2. Pháp Hành.

Khi Thin Ðịnh

a). Dùng Ðịnh Niệm Xứ

 Có năm pháp tăng trưởng các dục này:

* Ta biết sắc pháp do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn”;

* Ta biết các tiếng do tai nhận thức...”;

* Ta biết các hương do mũi nhận thức...”;

* Ta biết các vị do lưỡi nhận thức...”;

* Ta biết các xúc do thân nhận thức, khả ái, khả lạc, khả hỷ, tương ưng với dục, hấp dẫn”;

 * Ta biết năm pháp tăng trưởng các dục này, có lạc và hỷ khởi lên, như vậy là vị ngọt các dục”.

  • Ta biết thế nào là sự nguy hiểm các dục”
  • Ta biết sự nguy hiểm các dục đưa đến đau khổ tương lai”
  • Ta biết, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân”.
  • Ta biết ác dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều. Sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn",
  •  Ta biết ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào cao thượng hơn”,
  • Ta biết như vậy Ta không bị các dục chi phối”

Ðó là pháp tu tập để giải thoát tri kiến.

II. Kết Luận

Hành giả có thể đoạn trừ được, nếu không sống trong gia đình, và không thụ hưởng các dục vọng. Hành giả khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy là hành giả khỏi bị các dục chi phối. Ngoài ra những qui tắc căn bản trong đạo Phật: hành trì giới luật giúp phát triển định lực, nhờ định lựcchúng ta thông hiểu giáo pháp, thông hiểu giáo pháp giúp chúng ta tận diệt tham sân sitiến bộ trên con đường giác ngộ.

 

Tham khảo

Giới Luật - Cơ sở của Đạo Ðức Phật Giáo. Thích Viên Giác trích trong website Thư Viện Hoa Sen: http://www.thuvienhoasen.org,

Kinh Bát Ðại Nhân Giác do HT. Thích Thanh Từ và Thích Minh Quang Việt dịch trích trong website Quảng Ðức: http://www.quangduc.com

Tiểu Kinh Khổ Uẩn (Culadukkhakkhandhasuttam). Kinh Trung bộ HT. Thích Minh Châu dịch trích trong website Quảng Ðức

Tự Ðiển Phật Hoc Việt Anh. (TÐPHVA). Thiện Phúc trích trong website Quảng Ðức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15034)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13467)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15152)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16522)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13232)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12595)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13494)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13441)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12779)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12077)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11996)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12670)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11497)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11804)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11175)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13300)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13171)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11608)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12186)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12363)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11963)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12753)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12387)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12212)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12283)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12028)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11959)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11248)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11392)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12385)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12484)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12017)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12982)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12051)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12621)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13033)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13963)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12761)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14881)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11933)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12194)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12889)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12779)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14791)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12773)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15410)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12597)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13235)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14266)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15568)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13750)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13147)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13589)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12505)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12094)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12920)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13009)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13244)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21344)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143685)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant