Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

04. Tâm kinh và biểu hiện tâm lý của kinh nghiệm thiền

27 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 16502)
04. Tâm kinh và biểu hiện tâm lý của kinh nghiệm thiền

THIỀN VÀ BÁT NHà

Daisetz Teitaro Suzuki

Bản dịch Việt: Tuệ Sỹ

---o0o---

THIỀN LUẬN NĂM

Ý NGHĨA CỦA TÂM KINH BÁT-NHÃ TRONG PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG

IV. TÂM KINH VÀ BIỂU HIỆN TÂM LÝ CỦA KINH NGHIỆM THIỀN

Theo ý tôi, có thể giải quyết tất cả những khúc mắc để thấu triệt Tâm kinh bằng cách sau đây.

Khi giáo nghĩa Bát-nhã hoàn toàn đồng nhất với kinh nghiệm Phật giáo, Tâm kinh được viết ra để nói lên những điểm cốt yếu của Bát-nhã trong một hình thức rất giản ước, đồng thời để chỉ định tiến trình tâm lý của hành giả tu tập Bát-nhã ba-la-mật uyên áo này. Khi kinh bắt sang trào lưu phát triển khác, nó mở rộng thành một nền văn học rất phồn tạp, rườm rà, đồ sộ, mà tại Trung hoa được biết dưới danh hiệu Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa (mahāprajñāpāramitā-sūtra) 600 quyển; trong số đó, 400 quyển đầu đại để tương đương với bản Sanskrit Śatasāhasrikā prajñāpāramitā, Bát-nhã bách thiên tụng, bản kinh gồm 100.000 bài tụng.[75] Bản kinh nào sớm nhất, bản rút ngắn hay bản mở rộng , chúng ta chưa thể biết được. Nhưng, bản rút ngắn không có nghĩa chỉ là cô đọng; đồng thời với lúc cô đọng, nó chuyển hướng bản kinh thành một tài liệu tâm lý học về kinh nghiệm Bát-nhã. Đây là sự thay đổi đáng chú ý, vì rằng khi thêm vào câu thần chú “Gate!” là đã thay đổi toàn diện sắc thái của việc giản ước. Nếu không có câu thần chú, giản ước vẫn là một sự kiện đơn giản, không có nghĩa gì hết, và tầm quan trọng nặng ký của nền văn học đó đến đây biến mất hẳn.

Trong lúc tôi chưa thể tìm thấy một cách chính xácTâm kinh trở thành một khóa bản của Thiền tại Trung hoa vào lúc nào, các Thiền sư hẳn đã khá sáng suốt, trong lịch sử của Thiền, thấy kinh còn có yếu tố khác chứ không chỉ là một cố gắng cô đọng. Cho đến về sau, kinh Kim cương (vajracchedikā) đã đáp ứng cho chủ đích đó, và ngay cả trước thời Huệ Năng cũng vậy. Khi Huyền Trang kể những chuyện linh ứng của mình do đọc Tâm kinh, các Thiền sư lưu ý ngay, và đồng thời còn thấy bên trong có yếu tố khác nữa. Cái “yếu tố khác” đó có thể không lọt vào tầm mắt của các luận sư Duy thức học (vijñaptimātra), nhưng không trốn khỏi các Thiền sư, họ xem trọng kinh nghiệm hơn triết lý, và rất mẫn cảm với giá trị tâm lý của tất cả nền văn học Phật giáo. Họ hiểu ý nghĩa của thần chú khác hẳn các tín đồ Chân ngôn tông.

Một sự kiện đáng lưu ýthần chú “Gate!” cũng thấy có ở cuối bộ Đại Bát-nhã bản Hán dịch của Huyền Trang. Hình như nó được thêm vào đời Nguyên, vì ấn bản đời Nguyên mới có nó. Phải chăng ý tưởng phụ thêm thần chú nên coi là xuất phát từ Tâm kinh khi nó bắt đầu lưu hành rộng rãi trong giới Phật tử? Kinh Bát thiên tụng (aṣṭasāharikā) nói rằng Bát-nhã ba-la-mật là một minh chú (vidyā) lớn, không lường được, không dò được, không sánh được, và tối thượng; nếu vậy, nên coi “Gate!” như là lối tán dương của Tâm kinh bằng những từ ngữ chói sáng của Thần chú.

Trở lại chủ đề chính, việc tu tập Bát-nhã uyên áo cũng là việc thực tập công án, mà tôi đã đề cập trong Thiền luận bộ trung. Quán Tự Tại (Avalokiteśvara, hoặc Quán Thế Âm) là người học Thiền, và đức Phật trong Tâm kinh cho biết ngài Quán Tự Tại đã học Bát-nhã như thế nào. Vì Bát-nhã là công án được đề ra cho Ngài giải quyết, làm phương tiện chứng quả giác ngộ tối thượng. Quá trình chứng ngộ của Ngài xuôi theo dòng phủ định. Phủ định bất cứ thứ gì có thể đem trí óc mà hiểu như là một đối tượng của tư tưởng. Thiền tông cũng làm như thế. Nó bắt đầu bằng trí óc. Phải trừ diệt vô minh cố hữu trong tâm từ vô thủy quá khứ. Đó là bước thứ nhất hướng tới giác ngộ. Vô minh tức không thấy sự thực (dharma, pháp) như thế là như thế, yathābhūta (như thật). Vậy rồi, Tâm kinh đề ra một tràng phủ định, chối bỏ luôn cả nhận thức, hay trí. Bởi vì, chừng nào thức còn có chỗ bám, đó thực là một trở ngại trên đường đi về giác ngộ tối thượng. Tự chủtự tại có nghĩa là có đường đi hoàn toàn dẹp sạch tất cả các chướng ngại vật chúng có thể chận ngang dòng suối tự do và tự tác chủ của Bát-nhã. Phủ định là dọn sạch, là thanh lọc như thế. Trong thực tập công án, dọn sạch như thế cũng là phương sách tiên quyết.

Chúng ta biết rằng, phủ định chỉ là phương tiện nhờ đó để thành tựu cái khác. Trong Bát-nhã ba-la-mật, nó cũng là cái dẫn chúng ta đi tới mục đích của pháp môn này. Thiền, ngay từ khởi thủy, đề ra cho chúng ta một công án coi thường sự giải thích của trí óc, và do đó chỉ con đường phủ định cho chúng ta đi mà không cần nói một cách công khai. Tâm kinh, trực thuộc văn học Bát-nhã, diễn theo cái đà diễn tiến chung này, và chứa đầy tiếng không! Nhưng chúng ta cắm dùi vào đâu sau khi vứt bỏ hết mọi kho tàng trí năng, khái niệm? Là cái Không trơ trọi, là khoảng trời trống trơn, là cái trống rỗng hoàn toàn, đó là ý nghĩa của Śūnyatā ư? Nếu đúng vậy, chúng ta vẫn ở nguyên trong cảnh vực của những khái niệm. “Cái không chi” (ngoan không) vẫn còn là một trong những đối tượng tư tưởng của chúng ta. Phải vứt bỏ cái đó, vì đó là “điên đảo và mộng tưởng.”

Trong Phật giáo Chân tông, bỏ “tự lực“ cốt để vãng sinh về quốc độ của Phật A-di-đà (Amitābha). Phủ định cũng là khẳng định ngay đó. Chân tông tránh dùng trí năng. Chủ trương phủ định của nó không gây kinh hãithất vọng cho bằng Bát-nhã ba-la-mật. Tuy nhiên, ngay đây, một tâm trạng gọi là “không bố úy,” “không quái ngại” được trỗi lên làm mục tiêu. Mục tiêu đó là gì? Giác ngộ tối thượng này là gì? Nó ở đâu? Khi nào đạt đến?

Đạt đến, lúc ngài Quán Tự Tại xướng tụng, “Gate, gate, pāragate, pārasaṅgate!” Vì đó là sự phóng xuất vọt ra từ nội tâm của Ngài khi Ngài sang ngang dòng phủ định. Ngài là hành giả của Bát-nhã ba-la-mật-đa, không thể vĩnh viễn quanh quẩn trong một vòng tròn phủ định. Một khi Ngài đi đến đích, kiệt sứcvô vọng, chẳng còn ước mong nào trước mặt, và Ngài biết những gì đã bị bỏ lại đằng sau. Nhưng vẫn có cái thúc đẩy bước tới. Trí năng và xúc cảm hoàn toàn cùng tận, Ngài thực hiện bước nhảy tối hậu. Bứt lìa đoạn dây cuối cùng trói buộc Ngài vào thế giới của đối đãi và “tự lực.” Ngài thấy mình đứng trên bờ bên kia. Bị áp đảo bởi các tình cảm của mình, Ngài chỉ có thể đọc lên “Gate!”. Rồi thì, Gate trở thành câu thần chú của Ngài, Gate trở thành thần chú của Bát-nhã ba-la-mật-đa. Với sự phóng xuất đó, mọi vật bừng sáng, và Quán Tự Tại đã tu tập Bát-nhã đến chỗ cuối cùng.

Tôi kết luận rằng, đây là ý nghĩa của Tâm kinh. Do giải thích bản kinh như thế, chúng ta có thể hiểu tại sao Gate là kết luận, và tại sao kết luận này diễn tả nội dung của Tâm kinh một cách triệt để. Để riêng thần chú ra, nó chẳng có nghĩa gì hết, và khó mà hiểu tương quan sinh tử của nó với kinh Bát-nhã ba-la-mật. Đừng có bước tới Tâm kinh bằng con đường tắt của trí năng, dù thoạt trông nó như chỉ ra lối đi đó. Phải tiến tới theo đường dây của kinh nghiệm tôn giáo, tức là, bằng đường dây mà chúng ta giữ chặt trong lối tham cứu công án. Ý nghĩa của thần chú như thế vén mở những bí mật của nó, và kết quả Tâm kinh trở thành một tài liệu hoàn toàn dễ hiểugiá trị tôn giáo rất lớn.

Nếu Tâm kinh là một sản phẩm của thiên tài Trung hoa, câu thần chúthể không mang hình thái Gate! Như chúng ta đã thấy qua nhiều trường hợp khác nhau rồi, thần chú của các Thiền sư đã khoác những màu sắc khác hẳn. Nhưng, trên phương diện tâm lý mà nói, quá trình tâm linh được chứng nghiệm bởi người Trung hoa và Ấn độ rõ ràng cũng thếhiển nhiên phải thế. Khi một người Trung hoa được hỏi Phật là ai, y trả lời: “Đó là một cái thùng đầy nước bị thủng đáy.” Phê phán theo tiêu chuẩn thường của luận lý, nói thế nghe như là một Đà-la-ni. So sánh Phật với thùng nước coi có vẻ phạm thượng, nhưng trong con mắt của Thiền thì phải là cái thùng thủng đáy, nước tuôn ra ngoài hết và không có trăng rọi bóng vào trong đó. Rồi Phật mới hiện thân với 32 tướng tốt. Tâm kinh không cụ thể mức này, nhưng nó mô tả kinh nghiệm Thiền khá sáng sủa.

Trong “Gate!” những phủ định của Tâm kinh đã vươn tới khẳng định lớn, mà trong tất cả các kinh điển Đại thừa gọi là Chân như (tathatā). Những phủ định ấy cốt dẫn các hành giả của Bát-nhã đi tới kết cuộc này. Lối tụng đọc của Huyền Trang, đọc trong hình thức chú thuật, bây giờ trở nên chứa đựng những giá trị tôn giáo có tầm vóc lớn. Do sức mạnh của câu thần chú kết thúc, giác ngộ tối thượng, mà các học giả quen hiểu bằng trí năng, trở thành một biến cố vĩ đại của kinh nghiệm tâm linh.

Địa vị của Tâm kinh trong giáo nghĩa của Thiền được định đúng mức ở đây.

Vẫn còn phải cắt nghĩa trường hợp nào thần chú đặc biệt đó được đọc lên. Điều này đòi hỏi dài dòng hơn, mà ở đây thì không đủ; tôi chỉ có thể nói vắn tắt là, ý niệm “bờ bên kia“ có chất Ấn riêng biệt, và nó xuất hiện sớm trong văn học tôn giáo của Ấn độ. Lấy thí dụ từ văn học Phật giáo khởi thủy, trong kinh Pháp cú chúng ta có câu này:

Appakā te manussesu ye janā pāragāmino,

Athāyam itarā pajā tīram evānudhāvati.[76]

Có thể nói, Tathāgata là Pārāgata, Như Lai là Người Qua bên kia. Nhưng, ý niệm tathā đã trở nên có ưu thế trong triết học Phật giáo hơn pāram, và Pārāgata được thay thế bằng Tathāgata. Dấu vết ý niệm pāram còn lưu lại trong chữ pāramitā, chỉ cho những đức tính dẫn hành giả sang bờ bên kia của giác ngộ. Pāramitā thường được dịch là “đáo bỉ ngạn,” sang đến bờ bên kia, mà thực tế chỉ cùng sự kiện như pārāgata; hai thành ngữ khác nhau là về hướng đi. Tùy theo chỗ đứng, nhìn từ đích điểm này thì nó là “đi;” nhìn từ đích điểm kia, thì là “đến.” Trong Bát-nhã ba-la-mật-đa, dòng tiến của Quán Tự Tạidiễn tả như đã “cập bờ bên kia“ (pārasaṁgate), thì rất là chính xác.

Động Sơn Lương Giới[77] thuở còn là chú tiểu, một Luật sư dạy học Tâm kinh, và Sư cố cắt nghĩa câu này: “Không mắt, không mũi…” Nhưng Lương Giới đưa mắt nhìn chăm chú Sư, rồi sờ vào thân thể mình, và sau hết nói: “Thầy có hai mắt, hai tai, và các căn khác, và con cũng có như thế. Tại sao Phật dạy là không có?” Luật sư nghe hỏi, ngạc nhiên bảo: “Ta làm thầy con không nổi. Con phải được một Thiền tăng độ cho, vì sau này sẽ là một đại sư của Đại thừa.”

Khi một tâm hồn trẻ trung hay thắc mắc như Lương Giới mà vấp phải phủ định luận của Bát-nhã, đó là dấu hiệu tốt. Nếu cứ tiếp tục thắc mắc, nhất định sẽ có ngày bùng vỡ. Nhưng sau khi bùng vỡ nên bước trở lui lại con đường phủ định để thử xem trong con đường dẫn vào chứng nghiệm có thứ gì. Cái gì mà khởi thủy không nắm bắt được, bây giờ sẽ được thấy chất chứa đầy ý nghĩa. Giáo nghĩa tính Không chẳng còn là phủ định luận thuần túy nữa. Rồi tôi sẽ giảng giải trong các trang sau; đó là cách giản dị nhìn các pháp một cách như thật (yathābhūta), nhìn chúng dưới sắc thái Tathatā, Như tính, của chúng. Nó không chối bỏ thế giới vạn thù; núi non vẫn đó, hoa anh đào đang nở rộ, ánh trăng tỏa rạng trong đêm thu; nhưng đồng thời chúng không chỉ y nguyên là những cái đặc thù, chúng gợi cho ta một ý nghĩa sâu thẳm, chúng được thấu hiểu trong cái không là chúng. Tâm kinh nằm trên nền tảng này.

Nhân lúc bước qua dòng nước, thấy bóng mình trong đó, Động Sơn làm một bài thơ, có thể cho ta điểm tựa dò vào kinh nghiệm nội tại của sư về Bát-nhã:

Thiết kị tùng tha mịch   切忌從他覓

Thiều thiều dữ ngã sơ    迢迢與我疏

Ngã kim độc tự vãng    我今獨自往 

Xứ xứ đắc phùng cừ     處處得逢渠

Cừ kim chánh thị ngã    渠今正是我

Ngã kim bất thị cừ     我今不是渠

Ưng tu chẩm ma hội    應須恁麼會

Phương đắc khế như như.  方得契如如

 

Đừng nhờ ai tìm kiếm [Chân lý][78]

Lần hồi lơ với ta

Giờ một mình ta bước

Đâu đâu cũng gặp mi

Nay mi chính là ta

Ta không phải là mi

Nên hiểu được như thế

Mới gặp trúng Như như.

 


[62] Hán: não hoại tướng 惱壞相. Cf. Samyutta iii. 86: ruppatīti kho bhikkhave tasmā rūpaṁ ti vuccati. kena ruppati, sītena pi ruppati uṇhena pi ruppati jighacchāya pi ruppati pipāsāya pi ruppati daṁsa-makasa-vātā-tāpa-siriṁsapa-samphassena pi ruppati. “Nó bị hủy hoại, này các tỳ kheo, vì vậy nó được gọi là sắc. Bị hủy hoại bởi cái gì? Nó bị hủy hoại bởi lạnh, bởi nóng, bởi đói, khát, bởi xúc chạm với muỗi mòng, gió, nắng…” Sắc, Skt. rūpa, hiểu do gốc động từ Rup (rupyate): hủy hoại hay bức hại, não hoại. Cf. Câu xá 1 (T29n1558, tr. 3b23): “Gọi là sắc, vì nó bị biến hoại 變壞… Cái gì làm cho biến hoại? Tức là, tay xúc chạm đến nó liền bị biến hoại.”

[63] Câu-xá, ibid., thọ, lãnh nạp tùy xúc 受領納隨觸; Skt. k. i 14c: vedanānubhavaḥ.

[64] Ibid., tưởng thủ tượng vi thể 想取像為體; Skt. ki. 14c-d: saṁjñā nimittodgrahaṇātmikā.

[65] Ibid., hành danh tạo tác行名造作 , hành là cái tạo tác.

[66] Ibid., thức vị các liễu biệt 識謂各了別.

[67] Xem cht. 2 tr, 49 trên.

[68] Bát nhã bách thiên tụng (Thập vạn tụng). Tương đương Hán dịch, Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, quyển 1 – 400, Huyền Trang (No 220). TS

[69] Bát-nhã nhị vạn ngũ thiên tụng. Hán dịch tương đương, 1. Phóng quang Bát-nhã kinh, 20 quyển, Vô-la-xoa (Taishō No 221); 2. Quang tán kinh, 10 quyển, Thi Hộ (Taishō No 222); 3. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh, 27 quyển, Cưu-ma-la-thập (Taishō No 223); 4. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, hội thứ 2 (quyển 401 – 479), Huyền Trang (No 220.2). TS

[70] Bát-nhã bát thiên tụng. Hán dịch tương đương, 1. Đạo hành Bát-nhã kinh, 10 quyển, Chi-lâu-ca-sấm (No 224); 2. Đại minh độ kinh, 6 quyển, Chi Khiêm (No 225); 3. Ma-ha Bát-nhã sao kinh, 5 quyển, Đàm-ma-đề & Trúc Phật Niệm (No 226); 4. Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh, 10 quyển, Cưu-ma-la-thập (No 227); 5. Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, hội thứ 4/5 (quyển 538 – 555, 556 - 565), Huyền Trang (No 220.4/5); Cf. Phật thuyết Phật mẫu xuất sinh tam pháp tạng Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, 25 quyển, Thi Hộ (No 228).

[71] Bát-nhã thất bách tụng. Hán dịch tương đương, Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, hội VII, “Mạn-thù-thất-lị phần” (quyển 574 – 574), Huyền Trang, Taishō 8, No 220.7. Biệt dịch, Văn-thù-sư-lị sở thuyết Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh, 2 quyển, Mạn-đà-la-tiên, No 232; Văn-thù-sư-lị sở thuyết Bát-nhã ba-la-mật kinh, 1 quyển, Tăng-già-bà-la, No 233. TS

[72] Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, 600 quyển, Huyền Trang (No 220). TS

[73] Giáo nghĩa Bát nhã được viết riêng nơi Luận VI, dưới đề mục “Triết học và tôn giáo trong kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa.”

[74] Theo bài Tựa của Từ Ân cho Tâm kinh. Taishō, No. 256飜 對字音般若波羅蜜多心經 (并序 [燉煌出 S. 700] ).

[75] Cần giải thích. Ngày nay đa số học giả đồng ý rằng bản kinh Bát nhã sớm nhất gần như Bát thiên tụng (aṣṭasāhasrikā) trong tiếng Phạn và Đạo hành kinh (No 224) hay Tiểu phẩm Bát-nhã của Cưu-ma-la-thập (No 227) trong Hán văn. Từ bản coi như nguyên thủy này, văn học được phát triển thành Bách thiên tụng (Śatasāhasrikā, Đại Bát nhã của Huyền Trang (No 220) v.v… Trong lúc lối mở rộng đang diễn trong một mục đích khác, lối rút ngắn cũng diễn theo hướng khác nữa. Khó xác định niên sử cho các kinh điển Phật giáo, cũng như hầu hết các tác phẩm khác của Ấn độ. Nhưng, như tôi đã nói ở trước, câu chú Gate được thêm vào hình như cho biết Tâm kinh thuộc sau này mặc dù chúng ta không biết chắc lúc nào thần chú ấy cũng được gắn vào bộ Đại Bát nhã của Hán văn.

[76] Dhp. 85: Một số ít người sang đến bờ bên kia; số đông còn lại lang thang bờ bên này.

[77] 洞山良价 807-769 A.D. Truyền đăng lục 15 (T51n2076, tr. 321b20).

[78] Ibid., T51n2076, tr. 321c21. Rõ ràng bài thơ nói tới một người lội qua khe và cái bóng của mình. Tác giả dịch Anh ngữ rồi chua thêm chữ “chân lý,” mặc dù đã cẩn thận để trong ngoặc vuông. Ở đây cứ y theo tiếng Anh mà dịch. TS.

 

---o0o---

Tựa tái bản


Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận vềộđược xuất bản lần đầu do An tiêm, năm 1972. Sởĩản toàn bộ, vì người dịch thấy cần phải đọc lại bản dịch trước đó, đểửa chữa và bổững sai lầmthiếu sót nhất định phải có; mà công việc này chưa gặp được thuận duyên đểực hiện. Vì vậy, chúng tôi sẽửa chữa từng phần, từng thiên luận, và sẽản dần. Thi Hoa nghiêm và Bát-nhã. Toàn b d không tái b s túc nh th s tái b

Nhân dịp đọc lại và sửa chữa, chúng tôi cũng thêm vào khá nhiều văn bản, tưệu liên quan đến Tâm kinh Bát-nhã. Các văn bản tưệu này giúp các độc giảơởđểựưệm những ý nghĩa tiềm ẩn của Tâm kinh Bát-nhã mà các bản luận giải không thểếđểận thức được. Các tưệu được cung cấp trong đây cũng chỉởừng mức có tính cách gợi ý. Vì nền văn học Bát-nhã, riêng trong Hán tạng, gồm các bản dịch và chú giải, quảật vô cùng đồộ, mà trong điều kiện hiện tại của trình độứu Phật học Việt nam thì công trình phiên dịch khó có thểực hiện cho đầy đủương đối chính xác được. Do đó, người dịch mong độc giảếu cảm thấy có đôi chút hứng thú với các tưệu được cung cấp ởđây, thì cũng chỉứng thú trong chừng mực vừa phải với nhận thức văn tự, ngoài ra thì tựưếu, đểượt qua giới hạn ngôn ngữ, đạt được cho mình những điều ý tại ngôn ngoại. li li có thêm c s t mình t duy và chiêm nghi thay th nh li ch th s nghiên c th và t n li nên h mình t duy quán chi v

 Phật lịch 2547

Quảng Hương Già-lam

Tuệ S

cẩn chí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15795)
Luận Văn Tổng Quát Về Đại Thừa do HT. Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 11097)
Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp)...
(Xem: 53704)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
(Xem: 13013)
Bồ-tát Mã Minh tạo luận, Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch Hán. HT Thích Trí Quang dịch giải Việt
(Xem: 16555)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15431)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 19191)
"Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật".
(Xem: 19976)
Tại Na-lan-Đà có một phái tu khổ hạnh, vị đứng đầu là Ni-kiền Thân-Tử, ông có cả nghìn đệ-tử, và có người tôn xưng ông là bậc Thánh...
(Xem: 15584)
Được HT Thích Tuệ Sỹ dịch theo bản Sanskrit, do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành năm Quý Mùi.
(Xem: 15374)
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ô thế giantừ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
(Xem: 15168)
“Sau khi ta diệt độ, nên tôn trọng, kính quý Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) như tối tăm gặp ánh sáng, như nghèo khó được của báu."
(Xem: 20383)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 24010)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 15520)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 13068)
Tất cả nam nữthế gian giàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọ quả báo hiện tại.
(Xem: 20183)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 13309)
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
(Xem: 29042)
Chân Như Quan Của Phật Giáo (Ðặc biệt lấy Bát-Nhã làm trung tâm) Nguyên tác: Kimura Taiken; Việt Dịch: HT. Thích Quảng Độ
(Xem: 11732)
Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giới tại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thành bản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoát tự tại của chánh pháp Như Lai.
(Xem: 18332)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới...
(Xem: 16662)
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biến Phật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
(Xem: 13269)
Bồ tát Long Thọ trước tác Trung luận gồm 27 phẩm (chương) 446 bài kệ, mỗi bài 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ở Ấn Độ các bản luận giải thích như Vô Úy luận...
(Xem: 12830)
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
(Xem: 13280)
Một thời Đức Thế Tôn ở tại cung điện của chú tể Đại dương, cùng với chúng đại tỳ kheo tám ngàn vị và chúng đại bồ tát ba mươi hai ngàn vị.
(Xem: 13016)
Người giảng: Lão Hòa thượng Tịnh Không; Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ – Viên Đạt cư sĩ; Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12908)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 215, Hán dịch Pháp Cự; Việt dịch: Thích Bảo An
(Xem: 13038)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 706, Bộ Kinh Tập, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Thiên Ân
(Xem: 13583)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 số 1648 thuộc Luận Tập Bộ Toàn; Ưu Ba Đề Sa; Tăng Già Bà La; HT Thích Như Điển
(Xem: 11743)
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinh Tây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
(Xem: 14270)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Luận Tập, Kinh số 1666; Bồ-tát Mã Minh tạo luận; Hán dịch: Chân Đế; Việt dịch: Nguyên Hồng
(Xem: 17775)
Đây là một quyển kinh Phật Giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22648)
Kinh Pháp Hoa ai cũng biết là bộ Kinh Tối Thượng Thừa mà nó không phải Đại Thừa và cũng gọi là Phật Thừa... HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 13475)
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 14363)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Hoa Nghiêm, Kinh số 0301, Hán dịch: Thật Xoa Nan Ðà; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 105836)
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bi tam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
(Xem: 14629)
Trong đời mạt pháp, các đệ tử của ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít có ai quan niệm đến vấn đề Sanh Tử... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 19820)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0665, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 38457)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0642; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Định Huệ
(Xem: 15558)
阿 毘 達 磨 俱 舍 論 A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận I... dịch theo bản Sanskrit... Tuệ Sỹ
(Xem: 34724)
Tăng đoàn thực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợpthanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợpthanh tịnh.
(Xem: 16096)
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sư Thái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩa Đại thừa Tiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
(Xem: 11383)
Kim Sư Tử Chương là một tác phẩm rất ngắn của thầy Pháp Tạng nhưng bao hàm được giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 15701)
Luận Phật Thừa Tông Yếutùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bảncương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sư Thái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
(Xem: 14055)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0639, Hán dịch: Na Liên Ðề Da Xá, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12858)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0628, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích nữ Tịnh Nguyên
(Xem: 13739)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0626, Hán dịch: Chi Lâu Ca Sấm, Việt dịch: Phật tử Phước Thắng
(Xem: 12539)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0619, Hán dịch: Đàm Ma Mật Đa, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 19410)
Từ Bi Thủy Sám Pháp - Trước thuật: Ngộ Đạt Thiền Sư; Dịch Giả: Thích Huyền Dung
(Xem: 27060)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, số 2076, Nguyên tác Đạo Nguyên, Việt dịch: Lý Việt Dũng
(Xem: 13172)
Thiết Lập Tịnh Độ là quyển sách của HT Thích Nhất Hạnh giảng giải về Kinh A Di Đà với góc nhìn thiền học
(Xem: 13514)
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí-Tịnh, Anh dịch: Quảng Định / Quảng Hiếu hiệu đính, Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 21642)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0615, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 18008)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0614, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Thích Nguyên Xuân
(Xem: 21946)
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái Hư Pháp sư, thấy tóm tắt dễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơ hiện tại... Thái Hư
(Xem: 14241)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0600, Hán dịch: Thực Soa Nan Đà, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 16098)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0599, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 16175)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19154)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 24822)
Thiền Luận - Tác giả: Daisetz Teitaro Suzuki; Quyển Thượng, Dịch giả: Trúc Thiên; Quyển Trung và Hạ, Dịch giả: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant