Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

199. Kinh Si Tuệ Ðịa

05 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 23249)
199. Kinh Si Tuệ Ðịa

KINH TRUNG A-HÀM
Hán dịch: Phật Đà Da XáTrúc Phật Niệm
 Việt dịch và hiệu chú: Thích Tuệ Sỹ
Sài gòn 2002

199. KINH SI TUỆ ĐỊA

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Nay Ta sẽ nói cho các thầy nghe về pháp ngu sipháp trí tuệ. Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, hãy suy nghĩ kỹ.

Các Tỳ-kheo vâng lời lắng nghe.

Đức Phật dạy:

Thế nào là pháp ngu si? Người ngu si có ba: Sự tướng, tiêu thức ngu siấn tượng ngu si. Tức là người thành tựu sự ngu si thì nói là ngu si.

Những gì là ba? Người ngu si suy tư bằng tư niệm ác, nói bằng lời nói ác, và làm việc làm ác. Do đó, người ngu si được gọi là ngu si. Nếu người ngu si không suy nghĩ ý nghĩ ác, không nói lời nói ác, và không làm việc ác, như vậy thì làm sao người ngu si được nói là ngu si? Vì người ngu si suy nghĩ ý nghĩ ác, nói lời nói ác và làm việc làm ác, cho nên người ngu si được nói là ngu si.

Người ngu si kia ngay trong đời hiện tại, thân tâm phải cảm thọ ba điều sầu khổ. Thế nào là thân tâm người ngu si phải cảm thọ ba điều sầu khổ? Người ngu si có những hành vi nào, hoặc ngồi nơi tụ hội, hoặc nơi đường cái, đường hẻm, hoặc nơi chợ quán, hoặc đầu ngã tư đường, nói những việc thích hợp với người ngu si. Người ngu si mà làm việc sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối cho đến tà kiến, và thành tựu vô lượng pháp ác bất thiện khác, và đã thành tựu vô lượng pháp ác bất thiện khác rồi, khi người khác thấy được bằng nói sự ác của nó, kẻ ngu si kia nghe rồi tự nghĩ: ”Nếu ai thành tựu vô lượng pháp ác bất thiện, khi người ta thấy được bằng nói sự ác của nó. Ta cũng có vô lượng pháp ác bất thiện. Nếu có kẻ khác biết được, cũng nói điều ác của ta.” Đây là điều sầu khổ thứ nhất mà thân tâm của người ngu si lãnh thọ ngay trong đời hiện tại.

Lại nữa, người ngu si thấy người của vua bắt trói kẻ có tội, trị bằng các thứ hình phạt đau đớn như: chặt tay, chặt chân, chặt cả tay chân, xẻo tai, xẻo mũi, xẻo cả tai mũi, hoặc cắt từng miếng thịt, nhổ tóc bứt râu, hoặc nhổ cả râu tóc, hoặc nhốt trong cũi, trùm trong áo rồi đốt, hoặc lấy cát lấp, quấn cỏ rồi châm lửa, hoặc bỏ vào miệng heo sắt, hoặc bỏ vào bụng lừa sắt, hoặc bỏ vào miệng cọp sắt rồi đốt, hoặc bỏ trong chảo đồng, hoặc đặt trong chảo sắt rồi nấu, hoặc chặt ra từng khúc, hoặc lấy mũi nhọn đâm, hoặc dùng móc câu móc, hoặc đặt trên giường sắt, lấy dầu sôi nhểu xuống, hoặc ngồi trên cối sắt rồi dùng chày sắt giã, hoặc cho độc long mổ, hoặc lấy roi đánh, hoặc dùng gậy phang, hoặc lấy hèo đập, hoặc xỏ lưỡi bêu đầu, hoặc đem chém bêu đầu. Người ngu si kia thấy rồi tự suy nghĩ: “Nếu ai thành tựu vô lượng pháp ác bất thiện nếu biết được ta cũng có vô lượng pháp ác bất thiện, nếu vua biết được, ta cũng bị khảo trị như vậy.” Đây là điều sầu khổ thứ hai mà thân của kẻ ngu si lãnh thọ ngay trong đời hiện tại.

Lại nữa, người ngu si kia thân hành ác hạnh, khẩu, ý hành ác hạnh, khi nó bệnh tật mà chịu đau đớn, hoặc ngồi nằm trên giường, hoặc ngồi nằm trên ván, hoặc ngồi nằm trên đất, thân tâm cực kỳ đau khổ, nhẫn đến mạng sống gần dứt. Bấy giờ những thân ác hạnh, khẩu, ý ác hạnh của nó treo ngược từ trên cao, như lúc xế chiều mặt trời lặng xuống núi cao, dốc ngược trên mặt đất. Cũng vậy, những thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh của nó bây giờ đang treo ngược từ trên cao. Người kia tự nghĩ: ”Đó là những thân ác hạnh, khẩu, ý ác hạnh của ta đang đổ ngược từ trên cao. Ta xưa kia làm ác nhiều, không tạo phước, nếu có nơi nào cho những người làm ác, hung bạo, làm việc phi lý, không làm lành, không tạo phước, không tìm nơi quy mạng, nương tựa cho sự sợ hãi, ta đến chỗ ác đó.” Rồi do đó mà sanh hối hận, mà chết không nhẹ nhàng, mạng chung chẳng an lành. Đây là điều sầu khổ thứ ba mà thân tâm của người ngu si lãnh thọ ngay trong đời hiện tại.

Lại nữa, người ngu si kia, thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh. Và sau khi thân hành ác hạnh, khẩu, ý hành ác hạnh, do nhân duyên đó, thân hoại mạng chung chắc đến đường ác, sanh vào địa ngục. Đã sanh vào đó, nó lãnh thọ khổ báo, hoàn toàn không khả ái, không khả lạc, không khả ý, khả niệm, thì cái đó là địa ngục. Vì sao? Vì trong địa ngục kia hoàn toàn không khả ái, không khả lạc, không khả ý khả niệm vậy.

Bấy giờ có một vị Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên phải, chắp tay hướng về Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, sự khổ trong địa ngục như thế nào?”

Thế Tôn đáp:

“Này Tỳ-kheo, địa ngục không thể nói hết được. Nghĩa là nói về sự khổ trong địa ngục. Này Tỳ-kheo, vì địa ngục chỉ có sự khổ mà thôi.”

Tỳ-kheo lại hỏi:

“Đức Thế Tôn có thể dùng ví dụ để làm rõ nghĩa ấy chăng?”

Đức Thế Tôn đáp:

“Cũng có thể dùng ví dụ để làm rõ nghĩa về sự khổ ấy. Này Tỳ-kheo, ví như người của nhà vua bắt kẻ giặc đem về chỗ vua Sát-lợi Đảnh Sanh tâu: ‘Tâu Thiên vương, kẻ giặc này có tội xin Thiên vương trị nó.’ Vua Sát-lợi Đảnh Sanh bảo: ‘Các ngươi hãy đem nó đi trị tội. Buổi sáng dùng một trăm cây giáo nhọn mà đâm’. Người của vua lãnh lệnh bèn đem đi trị tội. Buổi sáng dùng một trăm cây giáo nhọn mà đâm. Nhưng người kia vẫn còn sống. Vua Sát-lợi Đảnh Sanh hỏi: ‘Người kia thế nào?’ Người của vua đáp: ‘Tâu Thiên vương, người kia còn sống.’ Vua Sát-lợi Đảnh Sanh lại bảo: ‘Buổi trưa các ngươi cũng dùng một trăm cây giáo nhọn mà đâm.’ Người của vua thừa lệnh, buổi giữa trưa dùng một trăm cây giáo nhọn mà đâm. Người kia vẫn còn sống. Vua Sát-lợi Đảnh Sanh lại hỏi: ‘Người kia thế nào?’. Người của vua đáp: ‘Tâu Thiên vương, kẻ kia còn sống’. Vua Sát-lợi Đảnh Sanh lại bảo: ‘Buổi chiều các ngươi cũng hãy dùng một trăm cây giáo nhọn mà đâm.’ Người của vua thừa lệnh, buổi chiều lại dùng một trăm cây đáo nhọn mà đâm. Kẻ kia vẫn còn sống, nhưng thân thể đã bị đâm thủng, rách nát hoàn toàn, không còn một chỗ nguyên vẹn, dầu nhỏ như lỗ đồng tiền. Vua Sát-lợi Đảnh Sanh lại hỏi: ‘Người kia thế nào?’ Người của vua đáp: ‘Tâu Thiên vương, người kia còn sống, nhưng thân thể bị đâm thủng, rách nát hoàn toàn không còn một chỗ nguyên vẹn, dù nhỏ như lỗ đồng tiền.’

“Này Tỳ-kheo, ý ông nghĩ sao? Nếu người kia một ngày bị ba trăm mũi giáo nhọn đâm, nó nhân đó, thân tâm có chịu ưu phiền, sầu khổ cực kỳ không?”

Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, bị một mũi giáo nhọn đâm còn chịu cực khổ, huống nữa một ngày chịu ba trăm mũi giáo nhọn đâm. Thân tâm người kia há không chịu sự cực kỳ sầu khổ, ưu não?”

Bấy giờ Thế Tôn tay cầm viên đá nhỏ như hạt đậu hỏi Tỳ-kheo:

“Ngươi thấy tay Ta cầm viên đá nhỏ như hạt đậu chăng?”

Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, con thấy.”

Thế Tôn lại hỏi:

“Này Tỳ-kheo, ý ông nghĩ sao? Viên đá Ta cầm nhỏ bằng hạt đậu này sánh với núi Tuyết sơn vương, cái nào lớn hơn?”

Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, viên đá cầm trong tay nhỏ bằng hạt đậu, đem sánh với Tuyết sơn vương, thì nhỏ thua gấp trăm, gấp ngàn lần, gấp trăm ngàn vạn lần, trọn chẳng sánh kịp, không thể toán, không thể tính, không thể thí dụ, không thể so được. Chỉ nói là Tuyết sơn vương rất lớn, cực lớn.”

Thế Tôn bảo:

“Này Tỳ-kheo, nếu viên đá Ta cầm trong tay nhỏ bằng hạt đậu, đem sánh với Tuyết sơn vương nhỏ thua gấp trăm lần, gấp ngàn lần, gấp trăm ngàn vạn lần, trọn không thể sánh kịp, không thể toán, không thể tính, không thể ví dụ, không thể so được. Chỉ nói là núi Tuyết sơn vương rất lớn. Cũng vậy, Tỳ-kheo, nếu người này một ngày bị ba trăm mũi giáo nhọn đâm, do nhân duyên đó, thân tâm nó chịu ưu não sầu khổ cực trọng, mà đem so với sự khổ trong địa ngục không bằng gấp trăm lần, gấp ngàn lần, gấp trăm ngàn vạn lần, trọn không thể sánh kịp, không thể toán, không thể tính, không thể thí dụ không thể so được, chỉ nói là trong địa ngục cực kỳ khổ sở mà thôi. Này Tỳ-kheo, thế nào là địa ngục khổ? Chúng sanh sanh trong địa ngục, đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, tay cầm búa sắt, trui lửa đỏ rực mà móc thân thể. Chỗ đó hình phạt tội nhân, hoặc xây tám góc, hoặc xây sáu góc, hoặc xây vuông vức, hoặc làm hình tròn, hoặc cao, hoặc thấp, hoặc tốt, hoặc xấu. Như vậy, kẻ tội nhân bị tra khảo thống khổ bức ngặt, trải qua nhiều năm cho đến trăm nghìn năm cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ thống khổ, nhưng không thể chết được trừ khi tội ác bất thiện đã hết. Như vậy gọi là khổ địa ngục.

“Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh trong địa ngục, đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, tay cầm búa sắt trui lửa đỏ rực mà đốt thân thể. Chỗ để hình phạt hoặc xây tám góc, hoặc xây sáu góc, hoặc vuông vức, hoặc hình tròn, hoặc cao, hoặc thấp, hoặc tốt, hoặc xấu. Như thế, tội nhân bị khảo trị thống khổ bức ngặt, trải qua nhiều năm cho đến trăm nghìn năm, cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ thống khổ, nhưng không thể chết được, trừ khi tội ác bất thiện đã dứt. Như vậy gọi là khổ địa ngục.

“Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh trong địa ngục, khi sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, rồi lấy cọc sắt đốt cháy đỏ rực, cưỡng ép ngồi lên, rồi lấy kềm sắt kẹp mở miệng tội nhân, lấy hòn sắt lửa cháy hừng hực, bỏ vào miệng kẻ tội, làm cháy môi cháy lưỡi, cháy răng, cháy cổ, cháy tim, cháy bao tử, rồi chạy xuống dưới thân mà ra. Như vậy tội nhân bị khảo trị thống khổ bức ngặt trải qua nhiều năm, cho đến trăm ngàn năm, cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ thống khổ nhưng không thể chết được, trừ phi tội ác bất thiện đã dứt. Như vậy gọi là khổ địa ngục.

“Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, rồi lấy cọc sắt trui cháy đỏ rực, cưỡng ép ngồi lên, bèn lấy kềm sắt, kẹp mở miệng tội nhân, rồi lấy nước đồng sôi rót vào miệng tội nhân làm cháy môi, cháy lưỡi, cháy cổ, cháy răng, cháy tim, cháy bao tử, rồi chảy xuống dưới thân ra ngoài. Như vậy tội nhân bị khảo trị thống khổ bức ngặt trải qua nhiều năm, cho đến trăm ngàn năm, cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ thống khổ, nhưng không thể chết được, trừ phi tội ác bất thiện đã dứt. Như vậy gọi là khổ địa ngục.

“Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, rồi với đất bằng sắt đốt lửa đỏ rực, khiến nằm ngửa lên, trói năm chi thể lại, lấy đinh sắt đóng xuống hai tay và hai chân, dùng một cái đinh riêng đóng ở bụng tội nhân. Như vậy tội nhân bị khảo trị đau đớn đến cùng cực, trải qua nhiều năm cho đến trăm ngàn năm như vậy, cảm thọ vô lượng khổ, cực kỳ đau khổ, nhưng tội nhân không thể chết được trừ phi tội ácnghiệp bất thiện của họ chấm dứt. Như vậy gọi là khổ địa ngục.

“Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh vào địa ngục khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, với mặt đất bằng sắt, đốt cháy đỏ rực, bắt tội nhân nằm sát đất, kéo lưỡi ra, dùng trăm đinh căng thẳng, không nhăn, không dùn. Cũng như vậy, chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, bị ngục tốt nắm lấy, với mặt đất bằng sắt đốt cháy đỏ rực, khiến tội nhân nằm xuống đất, từ miệng kéo lưỡi ra, dùng trăm đinh đóng, căng thẳng không nhăn không dùn. Như vậy, kẻ kia bị khảo trị đau khổ đến cùng cực, trải qua nhiều năm cho đến trăm nghìn năm như vậy, cảm thọ vô lượng khổ, những khổ cực trọng nhưng họ không thể chết được trừ phi tội ácbất thiện của họ tiêu diệt. Như thế gọi là khổ địa ngục.

“Này Tỳ-kheo, thế nào gọi là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, bị ngục tốt nắm lấy, lột da từ đầu đến chân, rồi lột ngược từ chân lên đầu, dùng xe sắt đốt lửa đỏ rực, buộc tội nhân vào, ở trên mặt đất bằng sắt, châm lửa cháy khắp, rồi bắt tội nhân kéo qua kéo lại trên đó. Như vậy kẻ kia bị tra khảo đau đớn đến cùng cực, trải qua nhiều năm cho đến trăm ngàn năm như vậy, cảm thọ vô lượng khổ, những khổ cực trọng, nhưng họ không thể chết được, trừ phi tội ácbất thiện tiêu hết. Như vậy gọi là khổ địa ngục.

“Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, với lửa đốt cháy hừng hực, rải khắp trên đất, lại bảo tội nhân lấy tay bốc lửa vải lên thân mình. Như vậy kẻ kia bị khảo trị đau đớn đến cùng cực, trải qua nhiều năm, cho đến trăm ngàn năm như vậy, cảm thọ vô lượng khổ, những thống khổ cực trọng, nhưng họ không thể chết được, trừ phi tội ác bất thiện tiêu hết. Như vậy gọi là khổ địa ngục.

“Này Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, bằng cái chảo lớn, đốt lửa cháy đỏ, xách ngược thân tội nhân, chân lên trời đầu xuống đất rồi quăng vào trong chảo. Tội nhân ở trong chảo sôi sùng sục, thân nổi lên chìm xuống, hoặc trôi dạt bốn bên, tự thân chảy ra bọt trở lại nấu lấy thân, cũng như các thứ đậu lớn, đậu nhỏ, đậu uẩn, đậu đắng, hạt cải, bỏ chung trong chảo đó đổ đầy nước, chụm lửa cháy dữ, các hạt đậu trong chảo hoặc nổi lên chìm xuống, hoặc trôi dạt bốn bên, đậu tự ra bọt rồi lại nấu lấy. Cũng vậy, chúng sanh sanh vào địa ngục, khi đã sanh vào đó rồi, ngục tốt nắm lấy, dùng chảo bằng sắt lớn, đốt lửa cháy đỏ, dựng ngược thân tội nhân, chân quay lên trên, đầu quay xuống đất rồi ném vào trong chảo có nước đang sôi sùng sục, thân nổi lên chìm xuống, hoặc trôi giạt bốn bên, từ thân sanh ra bọt trở lại nấu lấy thân. Kẻ kia như vậy bị khảo trị thống khổ đau đớn cùng tột, trải qua nhiều năm cho đến ngàn năm, cảm thọ vô lượng khổ, những khổ cực trọng. Nhưng tội nhân không thể chết được trừ phi tội ác bất thiện của họ tiêu trừ hết. Như vậy gọi là khổ địa ngục.

“Này các Tỳ-kheo, thế nào là khổ địa ngục? Trong địa ngục kia có ngục tên là Lục xúc. Nếu chúng sanh sanh vào trong đó, sau khi đã sanh vào, hoặc sắp được thấy bởi mắt không khả hỷ, không phải khả hỷ khả ý. Ý không nhuần lạc, không phải nhuần lạc, ý không thiện lạc, không phải thiện lạc. Hoặc tiếng được nghe bởi tai, được ngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, xúc chạm nơi thân và pháp được biết bởi ý, không khả hỷ, không khả ý, không phải khả hỷ khả ý, ý không nhuần lạc, không phải nhuần lạc, ý không thiện lạc, không phải thiện lạc. Như vậy gọi là khổ địa ngục.

“Này các Tỳ-kheo! Ta đã dùng vô lượng phương tiện nói cho các ngươi về địa ngục, về sự việc ở địa ngục, song sự khổ địa ngục không thể nói hết được. Chỉ nói là địa ngục duy trì chỉ có khổ mà thôi.

“Này các Tỳ-kheo! Có lúc người ngu si kia ra khỏi địa ngục, sanh làm súc sanh, thì súc sanh đó cũng rất khổ.

“Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh vào loài súc sanh, tức loài sống trong tăm tối, lớn lên trong tăm tối và chết đi trong tăm tối. Nó là loài gì? Là loài trùng sống trong đất. Người ngu si ấy vì lúc xưa tham đắm thực vị. Nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh. Sau khi hành động với thân ác hành, khẩu và ý ác hạnh rồi. Do nhân duyên đó, đến lúc thân hoại mạng chung, sanh vào loài súc sanh, tức là loài sống trong tối tăm, lớn lên trong tối tăm và chết đi trong tối tăm. Như vậy gọi là khổ súc sanh.

“Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh trong loài súc sanh, tức sống trong thân, lớn lên trong thân và chết trong thân. Nó là loài gì? Là loài vi trùng ghẻ chóc. Người ngu si ấy vì lúc xưa tham đắm thực vị, nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh. Nó sau khi hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh rồi, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung sanh vào loài súc sanh, tức nó sống trong thân, lớn lên trong thân, và rồi chết trong thân. Như vậy gọi là khổ súc sanh.

“Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh trong loài súc sanh mà sanh ra trong nước, lớn lên trong nước và chết đi trong nước. Nó là loài gì? Đó là loài cá kình, rùa, cá sấu, bà lưu ly đẻ trứng, già la. Người ngu si ấy vì lúc xưa tham đắm thực vị, nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh. Nó sau khi hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh rồi, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, sanh trong loài súc sanh tức sống trong nước lớn lên trong nước và rồi chết đi trong nước. Như vậy gọi là súc sanh khổ.

“Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh trong súc sanh, loài có răng để cắn, sống ăn cỏ, cây lá. Chúng là loài gì? Đó là voi, lạc đà, bò, nai, lừa, trâu và chó. Người ngu si ấy vì lúc xưa tham đắm thực vị, nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh. Đó sau khi đã hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh do nhân duyên đó, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào loài súc sanh loài có răng để cắn, sống ăn cỏ cây lá. Như vậy gọi là súc sanh khổ.

“Này các Tỳ-kheo, thế nào là súc sanh khổ? Nếu chúng sanh sanh vào trong súc sanh, là loài súc sanh khi nghe mùi đại tiểu tiện của người ta, liền chạy đến chỗ đó, ăn loại đồ ăn đó. Cũng như trai, gái nghe được mùi ẩm thực liền chạy đến và nói rằng: ‘Đây là đồ ăn, đây là đồ ăn.’ Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, nếu chúng sanh sanh trong súc sanh, tức là loài súc sanh khi nghe mùi người ta đại tiểu tiện ra, liền chạy đến nơi đó, ăn loại đồ ăn đó. Chúng là những loại gì? Đó là gà, heo, chó, chó sói, quạ, câu-lâu-la, câu-lăng-già. Người ngu si ấy, vì lúc xưa tham trước thực vị. Nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, sanh trong súc sanh, tức là loài ăn phân ô uế. Như vậy gọi là súc sanh khổ.

“Này các Tỳ-kheo, Ta đã dùng vô lượng phương tiện để nói cho các ngươi về súc sanh, nói sự việc của súc sanh. Song nỗi khổ của súc sanh không làm sao nói hết được. Chỉ nói là súc sanh duy chỉ có khổ mà thôi.

“Này các Tỳ-kheo, nếu như người ngu si kia ra khỏi đường súc sanh, trở lại sanh lên làm người là việc cực kỳ khó khăn. Vì sao? Vì kẻ kia trong loài súc sanh không làm nhân nghĩa, không theo phép tắc lễ nghi, không làm việc lành, súc sanh lại ăn nuốt lẫn nhau. Con mạnh ăn con yếu, con lớn nuốt con bé. Này Tỳ-kheo, như đây này tràn đầy những nước. Có một con rùa đui, sống lâu vô lượng trăm ngàn năm. Trên mặt nước kia có miếng ván nhỏ, chỉ có một lỗ duy nhất bị gió thổi trôi. Này các Tỳ-kheo, các ông nghĩ sao? Con rùa đui kia, đầu nó có thể chui vào cái lỗ duy nhất của miếng gỗ nhẹ nhỏ kia chăng?”

Các Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, có thể chui được, nhưng thật lâu, thật lâu và rất khó.

Thế Tôn bảo:

“Này các Tỳ-kheo, hoặc con rùa đui kia trải qua một trăm năm, rồi nó từ phía Đông đến, ngóc đầu lên một lần. Miếng ván nhỏ kia chỉ có một lỗ lại bị gió thổi từ phương Đông dời qua phương Nam. Hoặc lúc con rùa đui qua một trăm năm từ phương Nam đến, ngóc đầu lên một lần, thì miếng ván một lỗ kia, lại bị gió thổi từ phương Nam dời đến phương Tây. Hoặc có lúc con rùa đui đợi một trăm năm qua từ phương Tây đến, ngóc đầu lên một lần, thì miếng ván có một lỗ kia, lại bị gió từ phương Tây thổi dời đến phương Bắc. Hoặc lúc con rùa đui kia từ phương Bắc đến, ngóc đầu lên một lần nữa, thì miếng ván có một lỗ kia lại bị gió thổi từ phương Bắc dời tới các phương khác. Này các Tỳ-kheo, ý ông nghĩ sao? Con rùa đui kia có chui vào được lỗ ván ấy chăng?

Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, con rùa cũng có thể chui vào được lỗ ván ấy. Nhưng thật lâu, thật lâu và khó lắm.”

“Này Tỳ-kheo, cũng vậy, người ngu si kia, từ súc sanh ra mà trở lại làm người thì cũng khó lắm. Vì sao? Kẻ kia ở trong súc sanh, không làm việc nhân nghĩa, không theo phép tắc lễ nghi, không làm việc tốt lành, loài súc sanh đó lại ăn nuốt lẫn nhau, con mạnh ăn con yếu, con lớn nuốt con nhỏ.

“Này các Tỳ-kheo, nếu người ngu si kia có khi ra khỏi súc sanh, sanh lên làm người, hoặc sanh nhằm nhà thuộc giai cấp hạ tiện, xấu xí, bần cùng, ăn uống thiếu thốn, kiếm thức ăn rất khó. Họ là hạng người nào? Đó là nhà ngục tốt, nhà làm thợ, nhà thủ công, nhà làm đồ gốm, và các nhà hạ tiện khác, đại loại như vậy. Xấu xí, bần cùng, ăn uống thiếu thốn, kiếm ăn rất khó. Họ sanh nhằm những nhà như vậy. Khi sanh vào đó rồi, hoặc đui, hoặc què, hoặc khuỷu tay ngắn, hoặc gù, hoặc chỉ dùng tay trái, da xấu, mặt dê, xấu xí đoản mạng, bị người khác sai sử. Nó hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh. Nó sau khi hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh, do nhân duyên đó, sau khi thân hoại mạng chung trở lại chỗ ác sanh vào địa ngục. Cũng như hai người cùng đánh bạc, một trong hai người đó, canh bạc đầu nó mất tôi tớ, và mất cả vợ con. Sau đó lại đến thân mình bị treo ngược trong nhà khói. Người đó tự nghĩ: ‘Ta không ăn không uống, song canh bạc đầu ta mất tôi tớ, mất cả vợ con. Canh bạc cuối, thân ta bị treo ngược trong nhà khói.’ Này các Tỳ-kheo, canh bạc ấy thua rất ít, chỉ mất tôi tớ, mất vợ con, và sau đó thân bị treo ngược trong nhà khói. Này Tỳ-kheo, canh bạc này mới đáng kể ‘Đó là thân hành động ác, khẩu và ý hành động ác.’ Sau khi hành động với thân ác hạnh, khẩu và ý ác hạnh, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, trở lại chỗ ác, sanh trong địa ngục.

“Này các Tỳ-kheo, đối với việc làm này, thật không thể vui, thật không thể thích, chẳng phải chỗ nghĩ đến.

“Này các Tỳ-kheo, được nói như vậy, há không đầy đủ chăng?”

Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, thật sự như vậy, đã nói hết các pháp ngu si kia.

Đức Thế Tôn bảo:

“Thế nào là pháp trí tuệ? Là người trí tuệ có ba: sự tướng, tiêu thức và ấn tượng trí tuệ. Tức là người đã thành tựu trí tuệ nên nói là trí tuệ.

“Những gì là ba? Người trí tuệ suy nghĩ với ý nghĩ thiện, nói lời nói thiện và làm việc thiện. Vì là người trí tuệ, nên được nói là trí tuệ vậy.

“Nếu kẻ trí chẳng nghĩ điều thiện, không nói là thiện và không làm việc thiện, thì người trí làm sao biết được họ là trí? Vì người có trí tuệ, nghĩ thì nghĩ thiện, nói thì nói thiện và làm thì làm thiện nên người có trí nói là kẻ trí.

“Người có trí tuệ ngay trong đời hiện tại thân tâm cảm thọ được ba điều hỷ lạc. Thế nào là người trí tuệ ngay trong đời hiện tại thân tâm của họ cảm thọ ba điều hỷ lạc? Người trí tuệ có những hành vi nào, hoặc ngồi nơi tụ lạc, hoặc tại đường cái, đường hẻm, hoặc tại chợ quán, hoặc tại ngã tư đường, nói những việc thích hợp với người trí. Kẻ có trí thì từ bỏ sát sanh, từ bỏ việc lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói dối, cho đến từ bỏ tà kiến mà được chánh kiến, thành tựu vô lượng pháp thiện. Nếu đã thành tựu vô lượng pháp thiện, khi người khác thấy họ, bèn khen ngợi, người trí tuệ kia, nghe hoặc tự nghĩ: ‘Nếu ai thành tựu vô lượng pháp thiện, khi người khác thấy bèn khen ngợi, thì ta đây cũng có vô lượng pháp thiện. Nếu có kẻ nào thấy tất sẽ khen ngợi ta.’ Đây là điều hỷ lạc thứ nhất mà người trí ngay trong đời hiện tại, thân tâm cảm thọ được.

“Lại nữa, người trí tuệ kia thấy người của vua dùng các thứ hình phạt để trị giặc cướp như chặt tay, chặt chân, và chặt cả tay chân, xẻo tai, xẻo mũi, hoặc xẻo cả tai mũi, hoặc cắt từng miếng thịt, hoặc nhổ tóc, bứt râu, hoặc bứt cả râu tóc, hoặc bỏ vào cũi, trùm trong áo rồi đốt cháy, hoặc lấy cát lấp, quấn cỏ rồi châm lửa, hoặc bỏ vào trong bụng lừa sắt, hoặc ném vào trong miệng heo sắt, hoặc đôi vào miệng cọp sắt rồi đốt, hoặc bỏ vào chảo đồng, hoặc đôi vào chảo sắt rồi nấu, hoặc chặt ra từng khúc, hoặc dùng giáo nhọn đâm, hoặc lấy móc câu móc, hoặc đặt trên giường sắt rồi lấy dầu sôi nhểu, hoặc ngồi trên cối sắt dùng chày sắt giã, hoặc cho độc long mổ, hoặc dùng roi quất, hoặc dùng gậy đánh, hoặc lấy hèo đập, hoặc xỏ lưỡi bêu đầu, hoặc đâm chết bêu đầu. Người trí tuệ kia thấy rồi bèn nghĩ: ‘Nếu ai thành tựu vô lượng pháp ác bất thiện, vua biết được bắt và khảo trị như vậy. Ta không làm vô lượng pháp ác bất thiện, nếu vua biết ta thì ta hoàn toàn chẳng bị các loại khổ trị như vậy.’ Đây là điều hỷ lạc thứ hai mà người trí ngay trong đời hiện tại, thân tâm cảm thọ được.

“Lại nữa, người trí kia hành động với thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh. Người đó gặp lúc bệnh khổ, hoặc nằm ngồi trên giường, hoặc nằm ngồi trên ván, hoặc nằm ngồi dưới đất, hoặc thân đau nhức rất khổ sở cho đến khi mạng sống gần dứt; những hành động với thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh của người kia, bấy giờ các việc làm ấy treo ngược lên cao. Ví như xế chiều, mặt trời lặng xuống, bóng núi cao đổ ngược trên mặt đất. Cũng vậy, hành động với thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh của người kia treo ngược từ trên cao. Người ấy tự nghĩ: ‘Đây là những hành động với thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh, tuy treo ngược từ trên cao. Vì lúc xế trưa ta làm nhiều phước, không làm ác, nếu có nơi nào cho những người không làm ác, không hung bạo, không làm điều phi lý, chỉ làm phước, tạo nơi quy mạng, nương tựa cho sự sợ hãi, thì ta đến chỗ lành đó. Do vậy, không sanh tâm hối hận, do không hối hận, nên chết nhẹ nhàng, mạng chung an lành.’ Đây là điều hỷ lạc thứ ba mà người trí ngay trong đời hiện tại thân tâm cảm thọ được.

“Lại nữa, người trí kia hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh. Người ấy sau khi hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh rồi, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, tất đến thiện xứ, sanh lên cõi trời. Kẻ kia đã sanh lên đó rồi, cảm thọ quả báo lành, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn khả lạc, khả ý khả niệm. Nếu ai nghĩ rằng: ‘Nơi nào hoàn toàn khả ái, hoàn toàn khả lạc, khả ý khả niệm’ nơi đó được nói là thiện xứ. Vì sao? Vì chốn lành kia, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn khả lạc, khả ý khả niệm.”

Bấy giờ có một vị Tỳ-kheo, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên phải chắp tay hướng về Phật mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, thiện xứ là thế nào?”

Thế Tôn đáp:

“Này Tỳ-kheo, thiện xứ không thể nói hết được, nghĩa là nói về sự hoan lạc nơi thiện xứ, chỉ nói rằng thiện xứ chỉ có hoan lạc.”

Tỳ-kheo lại hỏi:

“Bạch Thế Tôn, xin Ngài có thể dùng ví dụ để dễ hiểu nghĩa ấy chăng?”

Thế Tôn đáp:

“Cũng có thể dùng ví dụ để làm rõ nghĩa ấy. Ví dụ Chuyển luân vương thành tựu bảy báu và bốn ý túc của loài người. Này Tỳ-kheo, ý ngươi nghĩ sao? Chuyển luân vương kia thành tựu đầy đủ bảy báubốn như ý túc của loài người thì nơi vua kia nhân đó thân tâmlãnh thọ hỷ lạc cùng cực chăng?”

Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, thành tựu được một như ý túc loài người còn lãnh thọ được hỷ lạc cùng cực, huống nữa là Chuyển luân vương thành tựu hết bảy báubốn như ý túc loài người, há chẳng phải là lãnh thọ hỷ lạc cùng cực đó sao?”

Bấy giờ Thế Tôn tay cầm viên đá nhỏ bằng hạt đậu hỏi Tỳ-kheo:

“Ngươi có thấy viên đá nhỏ bằng hạt đậu mà Ta cầm trong tay chăng?”

Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, có thấy.”

Thế Tôn lại hỏi:

“Này Tỳ-kheo, ý ông nghĩ sao? Viên đá nhỏ như hạt đậu mà ta cầm đây đem so với Tuyết sơn vương cái nào lớn hơn?”

Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, viên đá nhỏ như hạt đậu mà Thế Tôn cầm đó đem so với Tuyết sơn vương thật quá nhỏ, nhỏ gấp trăm gấp ngàn, gấp vạn lần không thể so sánh kịp, không thể tính toán, không thể so sánh được, chỉ nói là Tuyết sơn vương rất lớn, quá lớn thôi.”

Thế Tôn lại bảo:

“Này Tỳ-kheo, nếu viên đá nhỏ như hạt đậu mà Ta cầm đây đem so với Tuyết sơn vương, nó thật quá nhỏ, quá nhỏ, nhỏ gấp trăm gấp ngàn, gấp vạn lần, trọn không thể so sánh kịp, không thể tính toán, không thể ví dụ được, chỉ nói là Tuyết sơn vương rất lớn, quá lớn thôi. Cũng vậy, này Tỳ-kheo, nếu Chuyển luân vương đã thành tựu đầy đủ và bốn như ý túc, nơi vua kia thân tâm cảm thọ hỷ lạc cùng cực, nếu đem so sánh với hỷ lạccõi trời, nó thật quá nhỏ, nhỏ gấp trăm, gấp ngàn vạn lần, không thể so sánh, không thể tính toán, không thể ví dụ được. Nghĩa là hoan lạc nơi thiện xứ, chỉ hoàn toàn hoan lạc thôi.

“Này Tỳ-kheo, thế nào là sự hoan lạc nơi thiện xứ? Có thiện thiện xứ gọi là lục xúc, nếu chúng sanh sanh vào trong đó, khi đã sanh đến đó rồi, hoặc sắc được thấy bởi sắc, mắt, khả hỷ, khả ý, khả niệm, ý nhuần ái, ý thiện lạc, thì đó là thiện xứ. Thanh được nghe nơi tai, lưỡi được ngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, sự xúc chạm nơi thân, pháp được biết bởi ý; khả hỷ, khả lạc, khả ý, khả niệm, ý nhuần ái, thì đó là nhuần ái, ý thiện lạc, thì đó là thiện lạc. Như vậy gọi là sự hoan lạcthiện xứ.

“Này Tỳ-kheo, Ta đã dùng vô số phương tiện để nói về thiện xứ, nói sự việc ở nơi thiện xứ cho các thầy nghe. Song sự hoan lạc nơi thiện xứ kia không thể nào nói hết được. Chỉ nói là nơi thiện xứ hoàn toàn chỉ có hoan lạc mà thôi.

“Này các Tỳ-kheo, nếu người trí tuệ kia, có khi từ thiện xứ sanh xuống, hoặc sanh nhầm nhà rất giàu sang, tiền tài vô số, nuôi nhiều tôi tớ và súc mục, phong hộ thực ấp, thóc lúa đầy đủ và biết bao các thứ nhu dụng sinh tồn khác. Họ là hạng người nào? Là nhà đại trưởng giả Cư sĩ, nhà trưởng giả dòng Sát-lợi, nhà trưởng giả dòng Phạm chí và các nhà đại phú gia khác. Tiền của vố số, nuôi nhiều tôi tớ và súc mục, phong hộ thực ấp, thóc lúa đầy đủ, và biết bao các thứ nhu dụng sinh tồn khác. Sanh nhầm nhà như vậy, đoan chánh, khả ái, nhiều người kính thuận, danh vang cùng khắp, có oai đức lớn, nhiều người kính mến, nhiều người nhắc đến. Rồi người ấy lại hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh. Sau khi hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh rồi, do nhân duyên đó khi thân hoại mạng chung trở lại thiên xứ, sanh lên thiên giới. Ví như hai người đánh bạc, trong đó một người ăn và tiếp tục đánh, ăn được nhiều tiền tài. Người đó nghĩ rằng: ”Ta chẳng làm ruộng, nhưng ván đầu ta ăn và tiếp tục canh bạc như vậy, ta lấy được nhiều tiền tài.” Này Tỳ-kheo, canh bạc đó quá nhỏ mà được nhiều tiền của. Này Tỳ-kheo, canh bạc này mới đáng kể, đó là hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh. Sau khi hành thân diệu hạnh, hành khẩu và ý diệu hạnh, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung trở lại thiện xứ, sanh lên cõi trời. Này Tỳ-kheo, các việc thiện này là sự việc rất đáng vui, rất đáng thích, rất đáng được thích ý.

“Này Tỳ-kheo, các pháp của người trí tuệ được nói như vậy, há không đầy đủ chăng?”

Tỳ-kheo đáp:

“Bạch Thế Tôn, thật sự các pháp của người trí tuệ kia được nói như vậy là đầy đủ.”

Thế Tôn bảo:

“Đó là pháp của người ngu si và pháp của người trí tuệ. Các thầy phải biết pháp của người ngu si và pháp của người trí tuệ. Đã biết pháp của người ngu si và pháp của người trí tuệ rồi, thì phải xả bỏ pháp của người ngu si và chọn lấy pháp của người trí tuệ. Các thầy phải học như vậy.”

Đức Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 29892)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27179)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 21767)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22233)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23603)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20430)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20056)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21949)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24753)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18989)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 24763)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 30974)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23988)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27765)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26511)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 21316)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23226)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 38130)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18799)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18439)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19976)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19046)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23170)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 23879)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22802)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 22910)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 29574)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20641)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 18709)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15847)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18858)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19681)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20155)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19954)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18117)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 22940)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 34167)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 16423)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16918)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39246)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26073)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20098)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18852)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24062)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29142)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22903)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30963)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 21009)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26851)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20678)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26266)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23325)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19818)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 24676)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30047)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20222)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20404)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15145)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 15839)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 23899)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant