Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 4: Tín giải

13 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 10285)
Phẩm 4: Tín giải



ÐẠO PHẬT NGÀY NAY 
MỘT DIỄN DỊCH MỚI VỀ BA BỘ KINH PHÁP HOA

Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997

 

Phẩm 4
TÍN GIẢI

 

Ý NGHĨA CỦA TÍN VÀ GIẢI:

Tín (shin), niềm tin là sự vận hành của tình cảm, và giải (ge), sự nhận thức là sự vận hành của lý trí của người ta. Dù người ta thường bảo rằng tôn giáo hay tín ngưỡng phải được tin thay vì suy luận, nhưng thật là nguy hiểm khi tin tưởng mù quáng vào một tôn giáo mà không có một hiểu biết nào về tôn giáo ấy. Nếu tôn giáo này là một giáo lý sai lầmvô giá trị thì sự tin tưởng mù quáng sẽ dẫn đến kết quả là tự hủy hoại chúng ta mà còn gây một ảnh hưởng vô cùng tai hại cho gia đìnhxã hội nói chung.

Dù cho một tôn giáo là một giáo lý tốt đi nữa, nhưng chừng nào chúng ta còn tin nó một cách mù quáng, thì niềm tin của chúng ta cũng có thể bị hoàn cảnh lay chuyển. Hãy thí dụ một người tin rằng anh ta sẽ lành bệnh hoặc hoàn cảnh của anh ta sẽ được cải thiện nếu anh chỉ cần tin vào một tôn giáo nào đó mà không cần hiểu giáo lý của nó. Anh được lành bệnh và tin rằng được lành bệnh như thế là nhờ tôn giáo của anh, nhưng khi bệnh tái phát thì anh bắt đầu nghi ngờ. Giả như sau đó con trai anh ta bị rớt kỳ thi vào Đại học thì anh ta từ bỏ niềm tin mà anh vốn gắn bó chặt chẽ bất kể ý kiến của người khác. Điều như thế thường xuyên xảy ra.

Loại niềm tin này không phải là một niềm tin vững chắc theo ý nghĩa thực sự của niềm tin mà chỉ là một niềm tin hẹp hòi. Một tôn giáo thực sự luôn luôn có thể được hiểu bằng lý trí; loại hiểu biết này được gọi là sự nhận thức (giải). Khi chúng ta nêu một giải thích rõ ràng về một tôn giáo thì riêng điều này cũng là một niềm tin chưa trọn vẹn. Dù cho về mặt tâm linh, chúng ta có tiến đến một mức độ nào đó nhờ một niềm tin không trọn vẹn như thế, chúng ta cũng không thể vượt qua mức độ ấy. Một tôn giáo thực sự thì hết sức sâu xa. Chẳng hạn, dù ta có thể nhờ lý trí mà hiểu rằng đức Phậtchân lý của vũ trụ, nhưng khi chúng ta cố gắng thâm nhập triệt để vào chân lý này, thì chúng ta nhận thấyvô cùng sâu xa và không thể nắm bắt nó bằng chỉ riêng lý trí.

Một nhà khoa học nổi tiếng đã nói: “Vũ trụ khoa học trong thời đại chúng ta quá bí ẩn đến nỗi chúng ta chưa bao giờ tìm thấytrong lịch sử tư tưởng”. Lời nói ấy có nghĩa rằng vũ trụ được xét một cách khoa học thì bí ẩn hơn nhiều so với sự bí ẩn mà người nguyên thủy cảm nhận qua sự hiện hữu của mặt trời, mặt trăng, núi lửa, giông bão và những hiện tượng thiên nhiên khác hoặc so với sự bí ẩncon người cảm nhận qua các thời đại khi đối mặt với tôn giáo. Kiến thức khoa học càng phát triển thì vũ trụ hình như càng trở nên bí ẩn. Truy tìm sự bí ẩn này đến cùng bằng lý thuyết và thực nghiệm là nhiệm vụ của khoa học và hẳn phải như thế. Mặt khác, qua tin tưởng vào tôn giáo, chúng ta có thể trực tiếp vào thế giới bí ẩn không chỉ bằng lý thuyết suông. Trạng thái tâm linh sinh ra do sự gặp gỡ lần đầu với sự bí ẩn được gọi là niềm tin. Khi một người cố gắng giải thích toàn bộ giáo lý của một tôn giáo bằng lý trí thì tôn giáo đó không có khả năng kích thích những người khác vì người ấy chỉ có sự hiểu biết về lý thuyết chứ không thể đưa lý thuyết vào thực hành. Một tôn giáo như vậy không tạo sức mạnh khiến người khác theo nó. Niềm tin thực sự thì có năng lựcsức mạnh. Một người tuy có thể thiếu học và ở trong hoàn cảnh thấp kém, anh ta cũng có thể cứu những người khác và giúp đỡ họ phát triển tôn giáo nếu anh ta chỉ có niềm tin. Nhưng nếu anh ta đã tin vào những gì sai lầm về cơ bản thì năng lực của anh ta sẽ gây một ảnh hưởng tai hại cho xã hội và những người chung quanh. Do đó niềm tin và sự nhận thức phải đi đôi với nhau. Một tôn giáo chỉ có thể được gọi là thực sự khi nó bao gồm niềm tin và sự nhận thức. Giáo lý của đức Phật có thể được hiểu bằng lý trí. Giáo lý ấy không đòi hỏi niềm tin mù quángphi lý trí. Chúng ta phải hiểu giáo lý của đức Phật bằng cách nghe giảng và đọc kinh. Một khi chúng ta tiến bộ trong nhận thức về giáo lý thì niềm tin tự nhiên sẽ phát sinh.

Khi một người có cái tâm nhạy bén, không tiến bộ trong nhận thức thì anh ta sẽ phát triển niềm tin ngay khi anh ta được bảo rằng “Đây là giáo lý thực sự”. Xét về mặt giáo lý của kinh Pháp Hoa thì điều này cũng tốt, vì anh ta sẽ tiến bộ dần dần trong nhận thức bằng cách nghe và đọc giáo lý của kinh.

Tóm lại, chúng ta có thể đi vào một tôn giáo bằng khía cạnh niềm tin hoặc khía cạnh nhận thức, nhưng nếu một tôn giáo không bao gồm cả hai khía cạnh ấy thì nó không có sức mạnh thực sự. Bằng sự nhận thức cơ bản này về các thành phần của một tôn giáo thực sự, chúng ta hãy xét đến chánh văn của phẩm 4.

Đức Thế Tôn đã thọ ký cho một Thanh văn Tỳ-kheo, ngài Xá-lợi-phất (Sariputra) rằng ngài Xá-lợi-phất sẽ thành Phật và Ngài đã giảng giảilý do trong Ẩn dụ về Ngôi Nhà Lửa. Bấy giờ các Thanh văn Tỳ-kheo trong hội chúng là những bậc Đại trí như các ngài Tu-bồ-đề (Subhùti), Đại Ca-chiên-diên (Mahà-kàtyàyana), Đại Ca-diếp (Mahà-kà'syapa), và Đại Mục-kiền-liên (Mahà- Maudgalyàyana) càng lúc càng hiểu giá trị của Pháp, và hoan hỷ cực độ. Chư vị liền cúi mình nhất tâm đảnh lễ, chắp tay bạch Phật: “Chúng con là những Tỳ-kheo đầu đàn trong hàng đệ tử của Thế Tôn và chúng con đã trở nên già nua. Chúng con tự thấy đã thoát khỏi những phiền trược, khổ đau của cuộc đời và tự thấy không còn phải nỗ lực để làm gì nữa, cho nên chúng con không vội vã cầu tìm Chánh Đẳng Giác”.

“Thế Tôn đã giảng Pháp trong một thời gian dài và trong lúc chúng con đang ngồi tại chỗ, thân thể chúng con trở nên mỏi mệt, chúng con lơ đểnh và cảm thấy không còn cần nghe Thế Tôn thuyết giảng nữa. Chúng con chỉ nghĩ đến Không, Vô tướngVô tác. Còn đối với Pháp mà chư Bồ-tát nêu trỏ cho người khác với lòng đại từ bi, tự tại thuyết giảng theo khả năng của người khác, khiến họ tỏ bày bản tính thực sự của họ, cứu độ đồng đều hết thảy và thanh tịnh cuộc đời, thì tâm chúng con lại không thích thú. Chúng con hết sức hối tiếc về sự hiểu biết không trọn vẹn của chúng con. Nay nghe đức Phật thọ ký cho Xá-lợi-phất cũng như cho chư Hiền hữu Thanh văn của chúng con rằng “Ông sẽ chứng đạt Vô thượng Cháng Đẳng Giác”, chúng con hết sức hoan hỷ. Chẳng ngờ rằng nay chúng con bỗng được nghe Pháp hy hữu này, chúng con vô cùng vui mừng vì đã thu đạt điều rất lớn lao, thiện lành, một viên ngọc vô giá như thế mà không phải cầu tìm. Bạch Thế Tôn ! Thế là chúng con đã hiểu giáo pháp mà nay Ngài giảng cho chúng con. Giờ đây chúng con xin được nói bằng một Ẩn dụ để làm rõ ý nghĩa này”. Thế rồi bốn vị đại Thanh văn kể câu chuyện sau đây.

ẨN DỤ VỀ NGƯỜI CON TRAI CÙNG KHỔ:

Một thanh niên rời bỏ người cha mà đi xa. Ông ta sống ở một xứ xa trong một thời gian dài và cuối cùng ông được năm mươi tuổi. Càng lớn tuổi, ông càng trở nên nghèo. Lang thang đây đó để tìm việc làm, cứ thế cho đến khi ông trở về quê hương. Người cha, vốn rất đau khổ vì đứa con trai đã bỏ nhà mà đi, đã tìm kiếm đứa con khắp xứ nhưng không gặp được. Bấy giờ người cha đã lập nghiệp ở một thành phố nọ. Ông trở nên rất giàu, hàng hóa và tài sản của ông không kể xiết. Ông có rất nhiều tôi tớ, người hầu kẻ hạ.

Trong khi đó, người con trai cùng khổ lang thang từ làng này qua làng khác và qua nhiều thành phố, xứ sở, cuối cùng đến thành phố mà người cha lập nghiệp. Ông đang đứng trước cổng nhà cha ông mà không biết đấy là nhà của ai.

Trong khi người cha vẫn luôn nghĩ đến đứa con, ông không bao giờ nói điều ấy với ai. Nghĩ đến sự mất mát của mình và nuôi lòng tiếc nuối, ông tự nhủ: “Ta đã già yếu lại có tài sản lớn mà không có con trai. Một ngày nào đó ta sẽ chết, tài sản ta sẽ bị phân tán và mất đi. Chỉ cần ta mang được con trai ta về mà giao tài sản cho nó thì ta sẽ sung sướng, hạnh phúc biết bao !” Bấy giờ, người con trai nghèo khổ đã làm công đây đó, bất ngờ dừng lại trước nhà cha mình, hy vọng sẽ được thuê làm việc. Đứng trước cổng, từ xa ông trông thấy một cụ già trang nghiêm đang ngồi trên sập và nhiều người có vẻ trang trọng đang vây quanh và cung kính cụ. Người con trai cùng khổ trông thấy người uy quyền kia thì đâm sợ hãi và nghĩ: “Ông ta hẳn là một vị vua hay một vị nào đó trong hàng vua chúa. Đây không phải là nơi để ta kiếm việc làm. Tốt hơn ta nên đi kiếm làng nào nghèo khổ, nơi ấy ta có thể đem sức cần cù ra mà làm thuê thì sẽ kiếm được thức ăn áo mặc dễ dàng hơn. Nếu ta ở đây lâu, ta có thể bị bắt và bị ép vào công việc”. Rồi ông vội vàng bỏ chạy.
Bấy giờ vị phú ông đã nhận ra đứa con trai của mình từ khi thoạt trông thấy, liền rất vui mừng mà nghĩ: “A ! Con trai ta bỗng nhiên trở về. Mong ước của ta được thỏa. Ta đã tìm thấy đứa con mà ta có thể giao lại tất cả tài sản của ta”. Ngạc nhiên khi thấy con mình thình lình bỏ chạy, người cha liền sai người hầu đuổi theo và mang ông ta về. Người con trai cùng khổ ngạc nhiênsợ hãi la lớn: “Tôi không có xúc phạm gì đến quý vị, sao lại bắt tôi ?”

Nhưng các sứ giả túm lấy ông và bắt ông ta quay lại. Người con nghĩ rằng dù ông vô tội, ông cũng sẽ bị giam giữ và điều này chắc chắn có nghĩa là ông sẽ phải chết. Nghĩ như thế, ông sợ hãi đến nỗi bủn rủnngã xuống đất. Người cha từ trong thấy thế liền ra lệnh cho các sứ giả: “Không cần phải làm như thế với hắn. Chớ dùng sức mạnh mà mang hắn về. Hãy rảy nước lạnh vào mặt hắn để làm cho hắn lai tỉnh và đừng nói gì với hắn nữa”. Người cha biết rằng cung cách của con mình là thấp hèn do đã sống lâu trong nghèo túng và rằng địa vị cao trọng của ông đã làm cho con ông sợ. Dù ông biết chắc rằng đây là con ông, ông vẫn không nói gì với ai mà quyết định sẽ từ từ lôi kéo con ông.
Sau khi rảy nước lạnh vào mặt người con và làm cho ông tỉnh lại, một sứ giả nói: “Nay ta cho anh được tự do; anh muốn đi đâu thì đi”. Người con trai cùng khổ mừng rỡ ra đi, liên tục cúi mình kính cẩn. Ông ta đến một làng nhỏ để kiếm thức ăn và quần áo như lệ thường. Thế rồi người cha muốn lôi kéo con mình, đã vạch ra một kế hoạch. Ông bí mật sai hai người đàn ông ăn mặc tồi tàn vào có vẻ xoàng xỉnh và dặn: “Các anh hãy đi đến nơi ấy mà nhẹ nhàng nói với người nghèo khổ kia rằng: "Đây có một chỗ cho anh làm việc; anh sẽ được trả tiền công gấp đôi". Nếu người ấy đồng ý thì mang anh ta về đây và giao việc cho anh ta. Nếu anh ta hỏi các anh muốn anh ta làm việc gì thì các người có thể nói với anh ta: "Chúng tôi thuê anh dọn một đống phân và hai chúng tôi sẽ cùng làm việc với anh"“.

Người con cùng khổ nghĩ rằng đây là công việc thích hợp với ông và tin theo hai sứ giả, nhận trước tiền công và cùng họ dọn đống phân. Người cha nhìn ông mà thương tình. Một hôm nhìn qua cửa sổ người cha thấy gương mặt của người con từ xa, dơ bẩntiều tụy, ở gần những đống phân và rác.
Thế rồi người cha không chịu nổi lòng thương xót người con, liền mặc quần áo tồi tàn rách rưới, dơ bẩn, lấy bùn đất vây lấm thân thể, cầm cái xẻng mà đến với những người lao công. Ông nói với họ: “Làm việc đi nào, chớ có lười biếng”. Rồi người cha bảo người con: “Ta nghe nói anh là một kẻ nghèo.
Anh không có gì để sinh sống, phải thế không ? Từ nay, anh có thể trông cậy vào ta. Này anh bạn, anh cứ ở lại đây mà làm việc, chớ đi đâu khác nữa.
Ta sẽ tăng lương cho anh. Thứ gì anh cần, cứ lấy mà dùng, đừng ngại - chén bát, đồ đạc, gạo cơm, bột, muối, giấm v.v... Ngoài ra còn có một lão bộc già yếu dành cho anh nếu anh cần. Cứ tự nhiên. Ta cũng như cha anh, đừng lo lắng gì nữa. Ta đã già, còn anh thì trẻ và khỏe mạnh. Bấy lâu nay làm việc, anh chẳng bao giờ dối trá, lười biếng, cộc cằn hay càu nhàu. Ta không hề thấy anh có lúc rỗi như các lao công khác. Từ nay trở đi, anh sẽ như là con ta vậy”.

Thế rồi vị trưởng giả đặt cho ông một tên mới và gọi ông là con. Người con cùng khổ dù được vui hưởng như thế, vẫn nghĩ rằng mình là kẻ làm thuê mướn thấp hèn. Vì vậy, trong hai mươi năm, ông vẫn tiếp tục được thuê dọn phân. Sau thời gian này, có sự tin cậy lẫn nhau giữa hai cha con, và người con muốn đến hay đi tùy ýtinh thần hèn kém của ông vẫn chưa thay đổi.

Sau đó, ông trưởng giả bị bệnh và biết mình sắp chết, ông giao phó cho người con quản lý tất cả tài sản của ông. Dù người con đã được người cha tin cậy, ông vẫn không loại bỏ được mặc cảm tự ty. Sau một thời gian ngắn, người con đã quen với việc quản lý nhà cửa và tất cả tài sản của cha mình, và lối suy nghĩ của ông được mở rộng dần, khiến ông nghĩ rằng có thể tự mình cai quản toàn bộ ngôi nhà của người cha. Giờ đây ông xem thái độ trước đây của mình là không tốt.

Người cha rất hài lòng khi thấy như thế. Thấy mình sắp chết, ông gọi người con đến đồng thời cũng tập hợp các thân thích, vua chúa, đại thần, Sa<160>t-đế-lỡ và dân chúng trong nước. Khi tất cả đều tụ hội, ông tuyên bố với mọi người: “Đây thực sự là con trai của tôi và tôi thực sự là cha của nó”.
Ông giải thích tại sao như thế và bảo họ: “Tất cả tài sản mà tôi sở hữu hoàn toàn thuộc về con trai tôi”.

Khi nghe như thế, người con trai rất vui mừng trước tin bất ngờ ấy và nghĩ rằng: “Phần ta, ta chẳng có ý định hay nỗ lực gì mà giờ đây tất cả tài sản này lại tự đến với ta”.

Đây là Ẩn dụ về Người con trai cùng khổ, là Ẩn dụ thứ hai trong bảy Ẩn dụ trong kinh Pháp Hoa. Ngay sau khi kể xong Ẩn dụ này, bốn vị Thanh văn liền bạch Thế Tôn: “Vị trưởng giả đại phú ấy là đức Phật và tất cả chúng con là các nam tử của Ngài”. Thế rồi các vị ca ngợi lòng từ bi và năng lực thiện xảo của đức Phật, đã đưa họ đến giáo pháp Đại thừa dù họ đã thỏa mãn với sự chứng ngộ Tiểu thừa.

Phẩm 4 được chấm dứt bằng các câu kệ do ngài Đại Ca-diếp đọc để kể lại câu chuyện.

Từ quan điểm của chúng ta, người con trai cùng khổ tượng trưng cho tất cả các chúng sanh. Nhưng ở đây, chúng ta hãy xem người con trai là bốn vị Thanh văn ấy và thử áp dụng Ẩn dụ trên vào trường hợp của các vị ấy.

Người con trai cùng khổ đầu tiên vẫn biết rằng vị trưởng giả giàu có (đức Phật) là người cha thực sự của mình, nhưng rời xa cha và lang thang qua nỗi khổ của con người, trỏ cho trạng thái thông thường của các chúng sanh trong đời. Trong giai đoạn này, bốn vị Thanh văn là người thường như chúng ta. Tuy nhiên, không có sự từ bỏ mối dây liên hệ cha và con. Dù người con không biết rằng mình có Phật tính và vẫn lang thang trong cuộc đời khổ đau của con người, người ấy tình cờ đến với đức Phật. Đứng ở cổng ngôi nhà của đức Phật, các chúng sanh không biết rằng Ngài là cha mình. Nhưng đức Phật thì nhận ra con của Ngài ngay. Đức Phật luôn luôn gần gũi với chúng ta; chân lý thì ở khắp mọi nơi, và đức Phật chờ chúng ta tìm thấy Ngài. Chúng ta chỉ việc hòa hợp tâm mình với Ngài. Đức Phật cố gắng đưa các chúng sanh đến chân lý, nhưng các chúng sanh lại quay lưng với Ngài do bởi họ có cảm giác thấp kém, cho rằng giáo lý của Ngài quá cao xa đối với họ và rằng những người như họ không thể đến với Ngài được.

Thế rồi đức Phật muốn lôi kéo các chúng sanh, vạch ra một kế hoạch. Ngài gởi các sứ giả (những người phục dịch trong ngôi nhà của đức Phật và được sự an tịnh tâm thức ở đấy, tức là, hàng Thanh vănDuyên giác) đều xuất hiện như người thường nhưng đã đạt tới trình độ tâm thức cao hơn các chúng sanh bình thường, và Ngài bảo chư vị ấy nâng cao trình độ tâm thức của con người sao cho chư vị có thể phối hợp được với những người như thế trong tư cách sứ giả. Bảo người con dọn đống phân có nghĩa là đức Phật dẫn dắt các chúng sanh thoát khỏi các ảo tưởng của họ bằng cách tu tập Tiểu thừa. Phần này của Ẩn dụ Người Con Trai Cùng Khổ áp dụng vào quá trình tu tập của bốn vị Đại Thanh văn hơn là vào trạng thái của các chúng sanh nói chung.

Sau khi dần dần khiến cho bốn vị Thanh văn quen với giáo lý của Ngài theo cách ấy, đức Phật muốn gọi họ là các con trai của Ngài và cố gắng cải tiến họ bằng giáo lý chân thực của Ngài. Trong khi ấy, bốn vị Thanh văn vẫn còn bị ấn tượng rằng giáo lý của đức Phật chẳng liên hệ gì với họ mà thuộc về một bình diện cao hơn, và họ đã vạch một đường phân cách giữa đức Phật và chính họ. Cho nên họ tiếp tục tu tập giáo lý Tiểu thừa một cách chuyên chú trong hai mươi năm.

Đây là điểm mà người thường nhận thấy khó theo cho được. Trong hai mươi năm, các ngài Tu-bồ-đề, Ca-chiên-diên, Ca-diếp và Mục-kiền-liên vẫn tiếp tục miệt mài dọn đống phân mà không hề mệt mỏi, sơ suất, sân hận hay tranh cãi với các đồng sự. Về điểm này, chư vị đã chứng tỏ đầy đủ danh xưng của mình là những đại đệ tử của đức Phật Thích-ca-mâu-ni. Theo cách ấy, cuối cùng chư vị đã đạt được tâm giải thoát và trở nên thuần thục với giáo lý của đức Phật.

Thế rồi đức Phật mở cửa kho tàng giáo lý của Ngài và bảo với chư vị ấy: “Các Ông có thể có mọi thứ trong kho tàng giáo lý của Ta”. Đây là cách nói của đức Phật, bảo rằng họ là những nam tử thực sự của Ngài, họ có thể lấy bất cứ thứ gì họ muốn. Nhưng chư vị ấy vẫn nghĩ rằng họ còn là những kẻ tôi tớ và không thể lìa bỏ cái tinh thần hèn kém của họ. Do đó, dù họ thành tựu bổn phận như giảng pháp thay đức Phật, toàn hảo và chân thành như là những sứ giả (đệ tử của đức Phật). Họ vẫn không thể lìa bỏ cái tâm thái của nhị thừa và rất hài lòng với tình trạng hiện tại của mình.

Đức Phật giảng Kinh Pháp Hoa trước khi Ngài nhập diệt, Ngài tuyên bố: “Mối liên hệ giữa đức Phật và hết thảy các chúng sanh là mối liên hệ cha và con. Tất cả đều có thể thành Phật”. Mới đầu các đệ tử ngạc nhiên về lời tuyên bố lớn lao này của đức Phật, và họ vô cùng hoan hỷnhận ra rằng bỗng nhiên tài sản đức Phật (sự chứng ngộ của đức Phật) rõ ràng thuộc về họ.

Ẩn dụ này minh họa quá trình tu tập lâu dài của bốn vị Thanh văn ấy và cũng thể hiện lòng từ bi và năng lực thiện xảo của đức Phật mà qua đó Ngài kiên định chăm sóc các đệ tửdần dần đưa họ đến trình độ cao hơn. Tuy vậy, cũng may là chúng ta có thể đối mặt với Kinh Pháp Hoa mà không cần trải qua quá trình lâu dài ấy. Do đó, chúng ta có thể lao thẳng vào đôi cánh tay của đức Phật. Nhưng những thái độ tâm thức khác nhau là cần thiết nếu chúng ta phải làm như thế. Phẩm kinh này cũng bàn đến những thái độ tâm thức ấy.

KIÊU MẠN VÀ KHIÊM TỐN

Thái độ tâm thức đầu tiên mà ta học ở phẩm kinh này là từ bỏ cái tinh thần tự ty. Tự nghĩ rằng mình vô dụng là từ chối Phật tính của chính mình, và do đó, là từ chối đức Phật. Như thế là một sự phỉ báng đức Phật.

Ta cần giải thoát tâm ta. Ta phải luôn luôn tự nhủ: “Ta cũng có thể thành Phật; ta đồng nhất với vũ trụ”. Ta phải nhắc đi nhắc lại mãi cho chính mình như thế. Khi ta tâm niệm điều này trong một thời gian nhất định mà không nghĩ gì khác hơn, ta có thể nhập vào trạng thái hoàn toàn định tâm. Trạng thái này khiến cho chúng ta tăng cường sự tự tin. Loại tự tin này hoàn toàn khác với sự kiêu mạn. Kiêu mạn nghĩa là nghĩ rằng mình đã thể chứng những điều mà thực ra mình chưa thể chứng, là phán đoán các sự vật theo sự nhận thức giới hạn của mình.

Mặt khác, khi chúng ta thể chứng điều gì, chúng ta thường không ý thức được ngay về sự thể chứng của chính chúng ta. Một người đã đạt được một trạng thái tâm thức rất cao mới có thể tự mình cảm nhận sự thể chứng của mình, nhưng hầu hết chúng ta đều không ý thức ngay liền sự thể chứng của chúng ta. Chúng ta chỉ dần dần biết đến nó nhờ các kết quả của nó. Chẳng hạn, một cách nào đó, chúng ta cảm thấy lòng thanh thản; chúng ta cảm thấy vui mừng; chúng ta đã có tấm lòng cởi mở; chúng ta không còn bực dọc hay sợ hãi những đổi thay tầm thường trong hoàn cảnh; chúng ta cảm thấy rằng mọi sự xảy ra như chúng ta mong muốn. Khi chúng ta có những cảm giác mơ hồ như vậy; dù không thực sự ý thức về chúng, chúng ta cũng đã đạt được cấp độ thứ nhất của chứng ngộ. Do đó khi nghĩ rằng: “Ta có thể thành Phật” hay “Ta đồng nhất với vũ trụ” thì đấy không phải là kiêu mạn, vì chúng ta đã thực sự kinh nghiệm điều này ở một mức độ nào đó.

Mặt khác, ta phải giữ thái độ khiêm tốn khi chúng ta nghe Phật pháp và khi chúng ta truyền bá Phật pháp cho người khác. Cả thái độ bên trong và bên ngoài của chúng ta đều phải luôn luôn khiêm tốn. Nhưng khi chúng ta nghĩ về chân lý thì chúng ta được phép tự hào bao nhiêu cũng được. Chúng ta có thể ấp ủ những ý tưởng có vẻ phô trương như “Ta là kẻ thừa kế vũ trụ vì ta là con đức Phật. Vũ trụ chính là của chúng ta, cho nên ta cũng có thể sở hữu vũ trụ”. Nghĩ như thế là một con đường tắt giúp chúng ta thẳng đến vòng tay của đức Phật, và khiến chúng ta làm như thế là mục đích duy nhất của sự xuất hiện của đức Phật trên thế gian này.

Thái độ tâm thức thứ hai mà ta học ở phẩm 4 là duy trì cả niềm tin lẫn sự nhận thức đối với kinh Pháp Hoa. Không có hai thứ ấy, chúng ta không thể vững chãi tiến vào vòng tay của đức Phật. Có thể chúng ta bị lệch khỏi đường đúng hoặc đi vào đường sai lạc hoặc đi vào ngõ cụt trong đời người. Nếu điều này xảy ra cho chúng ta thì chúng ta cần đọc lại kinh Pháp Hoa. Theo cách ấy, chúng ta có thể chắc chắn tìm ra được cách quay cuộc sống của chúng ta vào con đường đúng đắn, vì kinh Pháp Hoa gồm những giáo lý có thể áp dụng cho người ta trong mọi tình huống; chúng ta có thể trở nên sáng suốt bằng cách khởi đầu từ bất cứ phần nào của kinh. Đây là thể cách khiến chúng ta có thể thoát ra khỏi những ngõ cụt của đời người.

Điều quan trọng thứ ba mà ta học ở phẩm 4 là những ai đủ may mắn gặp được kinh Pháp Hoa và có thể hiểu được kinh, tin vào kinh thì có thể tiến thẳng đến vòng tay của đức Phật. Tuy nhiên, thế giới ngày nay đang ở trong đời ác với ngũ trược, đầy dẫy những “người con cùng khổ”. Chúng ta chỉ có thể được gọi là đã thực sự tu tập tinh thần kinh Pháp Hoa nếu như chúng ta cứu được những người con cùng khổ theo hết khả năng của chúng ta. Điều độc nhất chúng ta có thể làm để cứu họ và dẫn dắt họ là hiểu tinh thần phương tiện thiện xảo của đức Phật như được minh họa trong phẩm này. Đồng thời, chúng ta phải noi gương đức Phật khi sử dụng phương tiện thiện xảo; chúng ta đừng quên rằng theo gương tốt của người khác là con đường tắt để đạt mục đích.

Bài học thứ tư mà chúng ta học ở phẩm 4 là cách thức tuyệt diệu để tiến từ niềm tin đến nhận thức được nêu tỏ ở đây. Bốn vị Thanh văn, nghe và hiểu Ẩn dụ về Ngôi Nhà Lửa. Không những họ chỉ nghĩ rằng họ đã hiểu Ẩn dụ ấy mà còn chứng tỏ sự hiểu của họ trước đức Phật bằng một Ẩn dụ khác. Không chỉ thọ nhận giáo lý một cách thụ động mà còn chủ động thông báo rằng chúng ta có thể hội được là cách thức rất tốt để vừa làm sâu nhận thức vừa nâng cao niềm tin của chúng ta. Hơn nữa, điều ấy cũng giúp làm sâu nhận thức của người khác và nâng cao niềm tin của họ. Chúng ta không nên bỏ qua điều quan trọng là nói về những kinh nghiệm tôn giáo của chính chúng ta cho người khác biết, như đã được nêu tỏ trong phẩm này.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 49754)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 34632)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33453)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43931)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 57080)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47569)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39421)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38481)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 52947)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 36599)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32243)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 40479)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43496)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31457)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 46714)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 36211)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 28704)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 29244)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
(Xem: 31893)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28836)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33369)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29140)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60985)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39779)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 26682)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 29676)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37385)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40093)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 26844)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42662)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 37286)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28293)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28898)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 26399)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
(Xem: 27173)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 26188)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 34675)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27813)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 30477)
Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người.
(Xem: 33290)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28571)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30079)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25494)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 21849)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 51315)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26733)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28629)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 27712)
Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnhđạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất.
(Xem: 24361)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27464)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31937)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30187)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27705)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35453)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27447)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 30021)
Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết...
(Xem: 31776)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 23030)
Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya).
(Xem: 24183)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 23026)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant